TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN –<br />
THỦY LỢI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM<br />
Lê Thị Nguyện, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì thế một<br />
hiện tượng phổ biến cho việc điện khí hóa “đi trước một bước” là tình trạng phát triển rầm rộ<br />
các công trình thủy điện. Việt Nam đã được EIA (Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ) đánh giá<br />
là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về việc khai thác thủy điện.<br />
Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lưu<br />
lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối<br />
ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn. Tuy nhiên, do sự phát triển tràn lan các<br />
công trình thủy điện, thủy lợi đã gây ra nhiều tác động không mong muốn đến cả môi trường tự<br />
nhiên và môi trường kinh tế - xã hội.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Không ai phủ nhận những cái lợi từ việc đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện.<br />
Thủy điện có thể được coi là một nguồn năng lượng tái tạo như những nguồn năng<br />
lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng bức xạ Mặt trời... Thủy năng thải rất<br />
ít khí thải nhà kính so với phương thức sản xuất điện khác. Lượng khí nhà kính mà thủy<br />
điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuocbin khí chu kì hỗn hợp và nhỏ hơn<br />
25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Về mặt kinh tế, việc đầu tư thủy điện thật sự<br />
có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. Thủy điện có công suất càng lớn, địa hình<br />
tốt thì suất đầu tư thấp, với suất đầu tư bình quân 25 tỉ đồng/ MW thì chỉ từ 8 – 10 năm<br />
sẽ thu hồi vốn. Chính vì thế, trong những năm gần đây, phong trào đầu tư các dự án<br />
thủy điện đang trở nên rất sôi động.<br />
Trong khi đất nước đang thiếu điện trầm trọng, trách nhiệm của các tỉnh miền<br />
Trung và Tây Nguyên vốn có lợi thế về thủy điện nên phải góp phần bảo đảm năng<br />
lượng cho đất nước phát triển. Có lẽ vì thế mà các tỉnh miền Trung đã, đang và sẽ xây<br />
dựng gần 150 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc xây dựng tràn lan các nhà<br />
máy thủy điện đã để lại những hiểm họa khôn lường. Những cánh rừng bị phá hủy tan<br />
nát khiến lũ ngày càng hung hãn, hiện tượng “lũ chồng lũ” xuất hiện, môi trường sinh<br />
thái thay đổi làm biến mất nhiều loài động vật, thực vật, nguồn nước trên các sông bị<br />
suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, nhiều vùng đất<br />
sản xuất bị biến mất... Đặc biệt cuộc sống của người dân ở nhiều khu tái định cư thủy<br />
79<br />
<br />
điện hiện đang là những vấn đề bức xúc do quá trình thực hiện các chính sách tái định<br />
cư chưa được nghiêm túc, nhất là đối với dân tộc thiểu số, cuộc sống của họ càng khốn<br />
đốn hơn.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Khái quát hệ thống sông miền Trung và hiện trạng sử dụng nguồn nước<br />
Việt Nam có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực sông trên 10.000km2, nhưng<br />
riêng khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã chiếm hết 7 hệ thống sông, bao gồm hệ<br />
thống sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sê San, sông Srêpok, sông Ba<br />
và hệ thống sông Đồng Nai, các yếu tố thủy văn liên quan đến các hệ thống sông như<br />
sau:<br />
Bảng 1. Các hệ thống sông lớn ở miền Trung<br />
<br />
STT<br />
<br />
Hệ thống<br />
sông<br />
<br />
Diện tích lưu<br />
vực (km2)<br />
<br />
Tổng lượng dòng chảy<br />
(tỷ m3)<br />
<br />
Nhu cầu nước<br />
(tỷ m3)<br />
<br />
1<br />
<br />
Mả<br />
<br />
28.400/ 17.600<br />
<br />
18<br />
<br />
4,5<br />
<br />
7,807<br />
<br />
36,478<br />
<br />
2<br />
<br />
Cả<br />
<br />
27.200/ 17.730<br />
<br />
23,5<br />
<br />
4,7<br />
<br />
3,749<br />
<br />
4,294<br />
<br />
3<br />
<br />
Vu Gia<br />
Thu Bồn<br />
<br />
10.350<br />
<br />
19,9<br />
<br />
5,78<br />
<br />
2,473<br />
<br />
3,522<br />
<br />
4<br />
<br />
Sê San<br />
<br />
11.450<br />
<br />
12,9<br />
<br />
4,63<br />
<br />
1,327<br />
<br />
1,625<br />
<br />
5<br />
<br />
Srêpôk<br />
<br />
18.480<br />
<br />
15,04<br />
<br />
2,83<br />
<br />
1,37<br />
<br />
2,002<br />
<br />
6<br />
<br />
Ba<br />
<br />
13.900<br />
<br />
10,34<br />
<br />
2,39<br />
<br />
2,709<br />
<br />
3,182<br />
<br />
7<br />
<br />
Đồng Nai<br />
<br />
38.600<br />
<br />
33,64<br />
<br />
9,603<br />
<br />
8,061<br />
<br />
9,635<br />
<br />
–<br />
<br />
Nguồn [2].<br />
<br />
Nếu tính đến các hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 2.500km2 thì Việt Nam<br />
có 16 hệ thống sông và riêng khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã chiếm 12 hệ thống<br />
sông. Nghĩa là ngoài 7 hệ thống sông kể trên còn có hệ thống sông Gianh (Quảng Bình),<br />
sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Hương (Thừa Thiên Huế), sông Trà Khúc (Quảng<br />
Ngãi) và sông Kone (Bình Định). Nhìn chung, khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt<br />
Nam có mật độ hệ thống sông dày đặc và rất đa dạng. Hầu hết, sông đều ngắn, dốc và<br />
được phân bố đồng đều khắp các tỉnh. Đại đa số các sông được bắt nguồn từ sườn Đông<br />
dải Trường Sơn, ngoại trừ sông Cả bắt nguồn từ Lào, sông Mã bắt nguồn từ phía Nam<br />
Điện Biên nhưng sau đó chảy qua Lào rồi vào Việt Nam ở tỉnh Thanh Hóa, còn sông<br />
Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, địa phận tỉnh Lâm Đồng, sau đó chảy qua<br />
tỉnh Đắk Nông trước khi chảy qua các tỉnh Đông Nam Bộ.<br />
Hệ thống sông của miền Trung đã đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển<br />
80<br />
<br />
kinh tế của các tỉnh. Tuy nhiên do dòng chảy của các sông này thường tập trung nhanh,<br />
lưu lượng lớn nên thường gây ngập lụt ở vùng hạ lưu, nhất là vào mùa mưa lũ, làm thiệt<br />
hại đến đời sống của người dân vùng hạ lưu và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã<br />
hội của các tỉnh. Theo tài liệu điều tra của Bộ Tài nguyên – Môi trường, hiện trạng sử<br />
dụng tài nguyên nước ở các hệ thống sông miền Trung – Tây Nguyên được xác định<br />
như sau:<br />
<br />
Sử dụng nước theo ngành<br />
%<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
Bằng Giang-Kỳ Cung<br />
Hồng-Thái Bình<br />
Mã<br />
Cả<br />
Gianh<br />
Thạch Hãn<br />
Hương<br />
Vu Gia-Thu Bồn<br />
Trà Khúc<br />
Kone<br />
Ba<br />
Đồng Nai<br />
Nhóm sông ĐNB<br />
Sê San<br />
Srê Pok<br />
CĐBSCL<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
84<br />
83<br />
88<br />
81<br />
67<br />
71<br />
88<br />
82<br />
94<br />
93<br />
96<br />
72<br />
58<br />
<br />
11<br />
84<br />
87<br />
81<br />
<br />
Tưới<br />
Tưới<br />
<br />
Công nghiệp<br />
nghiệp<br />
<br />
Cấp<br />
Cấp nước<br />
nướcsinh<br />
sinhhoạt<br />
hoạt<br />
<br />
80<br />
<br />
90<br />
<br />
100<br />
<br />
5 3<br />
8<br />
9<br />
4 4<br />
22 8<br />
1 5<br />
14<br />
13<br />
9<br />
11<br />
9<br />
5<br />
14<br />
1 4<br />
7<br />
7<br />
3<br />
8<br />
11 4<br />
3 22<br />
12 2<br />
14<br />
8<br />
6<br />
5<br />
26<br />
6<br />
4 6<br />
2 5<br />
7<br />
11<br />
16<br />
<br />
Nuôi<br />
Nuôi trồng<br />
trồngthủy<br />
thủysản<br />
sản<br />
<br />
Hình 1. Cơ cấu sử dụng nguồn nước theo ngành<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
Bằng Giang – Kỳ…<br />
Red - Thai Binh<br />
Mã<br />
Cả<br />
Gianh<br />
Thạch Hãn<br />
Hương<br />
Thu Bồn & Vu Gia<br />
Tra Khuc<br />
Kone<br />
Ba<br />
Đồng Nai<br />
Nhóm sông ĐNB<br />
Sê San<br />
Srê Pok<br />
ĐBSCL<br />
<br />
Khu<br />
lýlý<br />
Khu vực<br />
vựcđô<br />
đô thị<br />
thịdo<br />
dotrung<br />
trungương<br />
ươnghoặc<br />
hoặctỉnh<br />
tỉnhquản<br />
quản<br />
<br />
Khu<br />
Khu vực<br />
vựchuyện<br />
huyệnlỵlỵ<br />
<br />
Hình 2. Tỉ lệ (%) dân đô thị được cấp nước sạch từ các hệ thống sông<br />
Nguồn [2].<br />
81<br />
<br />
30<br />
<br />
2.2. Khả năng khai thác thủy điện từ các hệ thống sông miền Trung<br />
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một hiện tượng phổ<br />
biến cho việc điện khí hóa “đi trước một bước” ở Việt Nam là sự phát triển tràn lan các<br />
nhà máy thủy điện. Việt Nam được EIA (Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ) đánh giá là<br />
nước đứng đầu Đông Nam Á về việc khai thác thủy điện. Thật vậy, đối với các nước<br />
phát triển, thủy điện chỉ chiếm vai trò thứ yếu, như ở Nhật Bản thủy điện chỉ chiếm 3%<br />
nguồn cung cấp năng lượng trong năm (20% năng lượng than đá, 13% năng lượng<br />
nguyên tử...). Đối với khu vực Đông Nam Á, Malaysia, Indonesia thủy điện cũng chỉ<br />
chiếm 2%, Trung Quốc mặc dù thủy điện xây dựng khá rầm rộ nhưng cũng chỉ chiếm<br />
6% so với tổng nguồn cung cấp năng lượng trong năm. Trong khi đối với Việt Nam,<br />
thủy điện chiếm đến 20% tổng nguồn cung cấp năng lượng trong năm.<br />
Với điều kiện tự nhiên của hệ thống sông ngòi ở miền Trung là bắt nguồn từ các<br />
núi cao nên sông có độ dốc lớn, có nhiều thác ghềnh và với khả năng hiện có của các<br />
tỉnh, nên trong thời gian qua UBND các tỉnh cùng với các Sở, Ban ngành đã tiến hành<br />
lập nhiều đề án, chiến lược trong việc xây dựng và khai thác thủy điện, thủy lợi. Đồng<br />
thời, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như vốn ngân sách, vốn của một số tập đoàn<br />
kinh tế... đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi, thủy điện khắp trên các sông. Có thể nói<br />
mật độ các dự án nhà máy thủy điện đã và đang được xây dựng dày đặc, cụ thể:<br />
- Quảng Nam có đến 62 dự án thủy điện được phê duyệt. Riêng hệ thống sông<br />
Vu Gia - Thu Bồn đã có 10 dự án hoạt động và 47 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được<br />
địa phương cho phép lập kế hoạch nghiên cứu và đầu tư.<br />
- Thừa Thiên Huế cũng có một loạt nhà máy thủy điện nằm trên các nhánh của<br />
sông Hương đang được thi công ồ ạt. Hệ thống sông Hương là hợp lưu của 3 nhánh<br />
sông lớn, sông Bồ, sông Tả Trạch và Hữu Trạch. Tổng diện tích lưu vực khoảng<br />
2.960km2.<br />
+ Sông Bồ: Có diện tích lưu vực 780km2, nhập lưu với sông Hương ở ngã ba<br />
Sình. Chiều dài dòng chính sông Bồ đến ngã ba Sình là 94km. Hiện nay trên thượng<br />
nguồn sông Bồ đang được Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền đầu tư xây dựng hồ<br />
thủy điện Hương Điền để tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia phục vụ<br />
miền Trung và miền Nam với công suất 81MW, điện lượng trung bình năm là<br />
197,7.106kwh. Công trình thủy điện Hương Điền còn đón thêm lưu lượng xã từ nhà máy<br />
thủy điện A Lưới và các thủy điện nhỏ khác trên sông Bồ để tăng thêm công suất.<br />
+ Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện A Lưới và Nam Đông,<br />
nhập lưu với sông Tả Trạch tại ngã ba Tuần, có diện tích tính đến của nhập lưu là<br />
729km2, chiều dài sông chính 51km. Hiện trên sông Hữu Trạch đã được đầu tư xây<br />
dựng công trình thủy điện Bình Điền với công suất 44MW.<br />
+ Sông Tả Trạch: Sông Tả Trạch được coi là dòng chính phía thượng nguồn của<br />
82<br />
<br />
sông Hương. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện Nam Đông và nhập lưu cùng sông<br />
Tả Trạch tại ngã ba Tuần. Diện tích lưu vực đến ngã ba Tuần là 821km2. Từ năm 2005 ở<br />
Dương Hòa đã khởi công xây dựng công trình hồ chứa nước Tả Trạch, đây được coi là<br />
công trình đập lớn nhất Việt Nam, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2011. Hồ<br />
chứa nước Tả Trạch ngoài nhiệm vụ cắt lũ cho hạ lưu, cung cấp nước tưới, cải tạo môi<br />
trường, công trình còn có nhiệm vụ phát điện với công suất 19,5MW.<br />
- Sông A Sáp: Sông bắt nguồn từ nước Lào và chảy vào địa phận tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế. Ngày 26/04/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chính<br />
thức phát lệnh chặn dòng sông A Sáp tại huyện A Lưới để xây dựng công trình Thủy<br />
điện A Lưới với công suất 170MW, công trình này do Công ty cổ phần Thủy điện miền<br />
Trung làm chủ đầu tư, điện lượng bình quân năm là 686,5.106kwh và nhiều công trình<br />
thủy điện nhỏ khác (dưới 10MW).<br />
- Đối với khu vực Tây Nguyên, riêng 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum đã<br />
có 11 nhà máy thủy điện lớn đang vận hành, với tổng công suất trên 5.000 MW, chiếm<br />
25% tổng công suất nguồn thủy điện của cả nước. Theo quy hoạch của 3 tỉnh này thì có<br />
đến 257 dự án xây dựng nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Trong đó Gia Lai có đến 113<br />
nhà máy với tổng công suất 549,78MW, Đắk Nông 70 nhà máy với tổng công suất<br />
241,07MW, Đắk Lắk 104 nhà máy... Trên sông Đắk Mi dài chưa đến 100km đã có 4 nhà<br />
máy thủy điện bậc thang, gồm Đắk Mi 1 (58MW, Kon Tum), Đắk Mi 2 (90MW), Đắk<br />
Mi 3 (45MW) và Đắk Mi 4 (210MW). Như vậy, “1 giọt nước” chảy từ nguồn ra biển<br />
phải qua 4 cửa tuốc bin.<br />
<br />
Hình 3. Các nhà máy thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng ở tỉnh Quảng Nam<br />
83<br />
<br />