Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
Xã hội - Giáo dục<br />
VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI<br />
LẦN THỨ XI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br />
Đỗ Minh Tứ *<br />
Đỗ Văn Vinh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Trong bài viết này, trên cơ sở nêu bật những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện an<br />
sinh xã hội trong những năm vừa qua, chúng tôi tập trung làm rõ những quan điểm mới của Đại<br />
hội XI về vấn đề an sinh xã hội. Qua đó, đề xuất những giải pháp mang tính định hướng và những<br />
nguyên tắc trong việc xây dựng và thực hiện an sinh xã hội ở nước ta trong thời gian tới.<br />
Từ khoá: An sinh xã hội, văn kiện Đại hội<br />
<br />
SOCIAL SECURITY ISSUES IN THE XI COUNGRESS<br />
DOCUMENTS OF THE COMMUNIST PARTY OF VIET NAM<br />
ABSTRACT<br />
In this paper, on the basis of highlighting the achievements and constraints in the<br />
<br />
implementation of social security in recent years, we focus on clarifying the new perspective of<br />
the XI Congress on the issue of social Assembly. Thereby, the proposed solution oriented and<br />
principles in the development and implementation of social security in our country in the future.<br />
Key words: social security, congress documents<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
An sinh xã hội (ASXH), theo tổ chức Lao<br />
động quốc tế (ILO), là khái niệm “Chỉ sự bảo vệ<br />
của xã hội đối với những thành viên của mình,<br />
bằng một loạt những biện pháp công cộng,<br />
chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do<br />
bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì<br />
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề<br />
nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể<br />
cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có<br />
con nhỏ.”1 Như vậy, ASXH không chỉ thể hiện<br />
quyền cơ bản của mỗi con người mà còn là công<br />
cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh<br />
không có sự loại trừ, đảm bảo sự đoàn kết, chia<br />
sẻ và tương trợ của cộng đồng đối với các rủi<br />
*<br />
<br />
ro trong đời sống, đồng thời thúc đẩy sự đồng<br />
thuận, bình đẳng, công bằng xã hội… Do đó,<br />
vấn đề ASXH luôn được Đảng ta quan tâm.<br />
1. Thành tựu và hạn chế trong việc thực<br />
hiện ASXH thời gian vừa qua<br />
Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội<br />
X, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh<br />
tế - xã hội 2001 – 2010 và 20 năm thực hiện<br />
Cương lĩnh trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH<br />
năm 1991, cùng với những thành tựu về kinh tế,<br />
chính sách ASXH cũng đạt được những kết quả<br />
tích cực như: Chính sách ASXH từng bước được<br />
mở rộng về phạm vi, đối tượng và mức hưởng;<br />
Hệ thống ASXH đã hỗ trợ đắc lực cho người<br />
nghèo, người yếu thế và nhiều đối tượng khác;<br />
<br />
Thạc sỹ, GV. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. NCS ĐH. Quốc gia. HCM<br />
<br />
** Học viên Cao học khóa 2010 – 2013, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM<br />
68<br />
<br />
Vấn đề an sinh ...<br />
<br />
Các chính sách hỗ trợ ngày càng nhận được sự<br />
ủng hộ, tham gia của cá nhân, cộng đồng dựa<br />
trên tinh thần đoàn kết, chia sẻ và tương trợ.<br />
Cụ thể, chúng ta đã tăng cường phát triển<br />
giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng<br />
khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xoá<br />
đói, giảm nghèo, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%;<br />
thực hiện chính sách với người và gia đình có<br />
công; giải quyết việc làm cho trên 8 triệu lao<br />
động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn<br />
dưới 4,5%; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ<br />
nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ<br />
nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức<br />
hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng<br />
lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào<br />
dân tộc thiểu số... Nhờ đó, chỉ số phát triển con<br />
người (HDI) không ngừng được tăng lên.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, hệ<br />
thống ASXH của chúng ta trong những năm qua<br />
vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục như:<br />
Hệ thống ASXH chưa có sự phát triển đồng<br />
bộ và tương xứng với thành tựu phát triển kinh<br />
tế, mức độ bao phủ thực tế còn thấp, khả năng<br />
tiếp cận của nhiều nhóm đối tượng đối với một<br />
số chính sách, chương trình còn hạn chế;<br />
Các chính sách còn nhiều bất cập, thiếu<br />
đồng bộ, thiếu sự liên kết, chưa huy động<br />
nguồn lực và chưa bảo đảm tính bền vững.<br />
Tình trạng thiếu việc làm còn cao... Đời<br />
sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền<br />
núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.<br />
Xoá đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình<br />
trạng tái nghèo cao. Chất lượng công tác bảo<br />
vệ, chăm sóc sức khoẻ còn thấp, hệ thống y tế<br />
và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được<br />
yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất<br />
là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu,<br />
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.<br />
Những thành tựu và hạn chế trong quá<br />
trình thực hiện chính sách ASXH trong những<br />
năm qua chính là cơ sở thực tiễn để Đại hội XI<br />
<br />
của Đảng đưa ra những chủ trương về ASXH<br />
trong thời gian tới.<br />
2. Mục tiêu, quan điểm của Đại hội XI về<br />
ASXH trong thời gian tới<br />
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong<br />
từng bước và từng chính sách phát triển là một<br />
chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà<br />
nước ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã<br />
hội chủ nghĩa. Để chủ trương này đi vào cuộc<br />
sống, hướng tới việc phát triển hài hoà đời sống<br />
vật chất và tinh thần, không ngừng nâng cao đời<br />
sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi<br />
lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh... ASXH đóng<br />
một vai trò quan trọng.<br />
Do đó, trong những năm tới Đảng ta đặt<br />
mục tiêu: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa<br />
dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả.”2, trước<br />
hết “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu<br />
nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật<br />
chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến<br />
rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,<br />
bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo;<br />
cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân<br />
dân.”3. Phấn đấu “Đến năm 2020, chỉ số phát<br />
triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao<br />
của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi...,<br />
thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; tỉ lệ hộ nghèo<br />
giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; phúc lợi xã hội,<br />
an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng<br />
được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp<br />
khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng<br />
cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư.”4<br />
Trên cơ sở những mục tiêu đã đặt ra,<br />
trong những năm tới, Đảng đưa ra nhiều chủ<br />
trương nhằm hoàn thiện hệ thống và chính<br />
sách ASXH, cụ thể:<br />
Đối với vấn đề bảo hiểm, trong những năm<br />
tới cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện và phát triển<br />
mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,<br />
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và<br />
bệnh nghề nghiệp. “Khuyến khích và tạo điều kiện<br />
69<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia<br />
các loại hình bảo hiểm”5 nhằm tăng tỉ lệ người lao<br />
động tham gia các hình thức bảo hiểm. “Đổi mới<br />
và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y<br />
tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình<br />
thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.”6 Đồng thời “đẩy<br />
mạnh xã hội hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội... Thanh<br />
tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật<br />
bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ<br />
chế độ quy định đối với mọi đối tượng.”7<br />
Về cứu trợ xã hội, hoạt động trợ giúp và<br />
cứu trợ xã hội phải “đa dạng, linh hoạt, có khả<br />
năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội,<br />
nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương vượt<br />
qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống...”8<br />
Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội,<br />
nhất là đối với các đối tượng khó khăn, đồng thời,<br />
chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang<br />
cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng<br />
đồng, đảm bảo cho các đối tượng bảo trợ xã hội<br />
có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng<br />
đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch<br />
vụ công thiết yếu và vươn lên trong cuộc sống.<br />
Đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo,<br />
Đảng ta chủ trương “Thực hiện có hiệu quả<br />
hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng<br />
thời kỳ”9, trong những năm tới cần “Tập trung<br />
triển khai có hiệu quả các chương trình xoá<br />
đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng<br />
đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực<br />
và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với<br />
phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển<br />
giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để<br />
xoá đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện<br />
và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn<br />
lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát<br />
nghèo.”10 Tuy nhiên, một trong những hạn chế<br />
trong việc thực hiện chính sách ASXH trong<br />
những năm vừa qua là việc xoá đói, giảm<br />
nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo<br />
còn cao. Do đó, để bảo đảm giảm nghèo bền<br />
<br />
vững, Đại hội XI đã đưa ra giải pháp “hỗ trợ<br />
học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng”,<br />
đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo,<br />
người lao động nông thôn và vùng đô thị hoá.<br />
Về chính sách đối với người có công, Đại<br />
hội chủ trương “Thực hiện tốt các chính sách<br />
ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống<br />
đối với người có công.”11 Để thực hiện được<br />
chủ trương đó, trong những năm tới, chúng ta<br />
phải tập trung “Huy động mọi nguồn lực xã<br />
hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa<br />
đời sống vật chất và tinh thần của những người<br />
và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các<br />
tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt<br />
là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng<br />
vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời<br />
kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện,<br />
khuyến khích người và gia đình có công tích<br />
cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời<br />
sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn<br />
mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn.”12<br />
Đối với hệ thống chăm sóc y tế<br />
Thứ nhất, chú ý nhiều hơn công tác y tế dự<br />
phòng và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển<br />
mạnh y tế dự phòng, nâng cao chất lượng và bảo<br />
đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không để xảy<br />
ra dịch bệnh lớn, đồng thời tiếp tục kiềm chế và<br />
giảm mạnh lây nhiễm HIV trong những năm tới<br />
và các năm tiếp theo.<br />
Thứ hai, tập trung phát triển mạnh hệ thống<br />
chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch<br />
vụ y tế; Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời<br />
đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các nhà đầu tư<br />
thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở<br />
y tế chuyên khoa có chất lượng cao để phát triển<br />
nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập;<br />
hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới<br />
y tế cơ sở, nâng cao năng lực của trạm y tế xã,<br />
hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện, nâng<br />
cấp bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương; xây<br />
dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình<br />
70<br />
<br />
Vấn đề an sinh ...<br />
<br />
độ cao và một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm<br />
cỡ khu vực tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh<br />
và một số vùng nhằm khắc phục tình trạng quá tải<br />
ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trung<br />
ương và tuyến tỉnh; đổi mới cơ chế hoạt động, nhất<br />
là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo<br />
hướng tự chủ, công khai, minh bạch; chuẩn hoá<br />
chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng<br />
bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.<br />
Thứ ba, tăng cường đào tạo và nâng cao chất<br />
lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm<br />
của đội ngũ cán bộ y tế, đấu tranh đẩy lùi tiêu<br />
cực trong hoạt động khám, chữa bệnh. Phấn đấu<br />
đến năm 2020 tất cả các xã, phường có bác sĩ.<br />
Thứ tư, làm tốt công tác chăm sóc sức<br />
khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm<br />
mạnh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần<br />
nâng cao chất lượng dân số.<br />
Thứ năm, thực hiện tốt chính sách khám,<br />
chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người<br />
nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc<br />
sức khoẻ người cao tuổi. Bảo đảm cho người có<br />
bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh thuận lợi.<br />
Thứ sáu, phát triển nhanh công nghiệp<br />
dược và thiết bị y tế. Phát triển mạnh y học dân<br />
tộc kết hợp với y học hiện đại. Quản lý chặt chẽ<br />
việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm.<br />
Về vấn đề chăm lo đời sống đối với các<br />
tầng lớp dân cư<br />
Thứ nhất, bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ<br />
em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em được phát<br />
triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chú trọng bảo<br />
vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ<br />
em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng<br />
có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy<br />
cơ xâm hại trẻ em. Nhân rộng các mô hình làm tốt<br />
việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng.<br />
Thứ hai, xây dựng và triển khai chiến lược<br />
quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ<br />
nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự<br />
bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao;<br />
<br />
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ<br />
và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ<br />
nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình<br />
độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ.<br />
Thứ ba, chú trọng cải thiện điều kiện sống,<br />
lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên,<br />
giáo dục và bảo vệ trẻ em<br />
Thứ tư, chăm lo đời sống những người cao<br />
tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và<br />
trẻ mồ côi...<br />
Những quan điểm, chủ trương trên đây<br />
về ASXH mà Đại hội XI của Đảng đã đưa ra<br />
chính là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định<br />
Chiến lược ASXH của đất nước từ nay cho<br />
đến năm 2020 và các năm tiếp theo.<br />
3. Định hướng xây dựng hệ thống ASXH<br />
ở nước ta từ nay đến năm 2020<br />
Hệ thống ASXH bao gồm các cơ chế, chính<br />
sách, giải pháp nhằm bảo vệ cho mọi thành viên<br />
trong xã hội không bị rơi vào tình trạng bần cùng<br />
hoá bởi tác động tiêu cực của các loại rủi ro. Hệ<br />
thống ASXH của Việt Nam trong Chiến lược<br />
ASXH giai đoạn từ nay đến năm 2020 hướng<br />
tới 6 mục tiêu lớn sau đây:<br />
Một là, tăng cường tính bình đẳng trong<br />
thị trường lao động thông qua hỗ trợ cho người<br />
nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương tham gia<br />
đào tạo, có việc làm, nâng cao điều kiện làm việc<br />
và cải thiện cuộc sống, mở rộng tỷ lệ tham gia<br />
bảo hiểm tự nguyện.<br />
Hai là, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội<br />
tiên tiến, mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia<br />
vào bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ bảo hiểm<br />
xã hội được bảo đảm an toàn và phát triển, mức<br />
hưởng được cải thiện.<br />
Ba là, tăng cường hiệu quả chăm sóc y tế<br />
công. Thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân<br />
từ năm 2014, cải thiện hoạt động chăm sóc y tế<br />
để mọi người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng dân<br />
tộc, miền núi dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ<br />
chăm sóc sức khỏe.<br />
71<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
Bốn là, phát triển hệ thống trợ giúp xã hội<br />
linh hoạt, ứng phó kịp thời với các biến cố, rủi<br />
ro. Mở rộng các nhóm đối tượng thụ hưởng<br />
đến toàn bộ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.<br />
Năm là, thực hiện giảm nghèo bền vững,<br />
ngăn chặn gia tăng bất bình đẳng. Kiểm soát bất<br />
bình đẳng giữa các nhóm dân cư, vùng về thu<br />
nhập và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản,<br />
hưởng lợi từ các chương trình đầu tư phát triển,<br />
giảm nghèo trong từng vùng, từng khu vực. Bảo<br />
vệ có hiệu quả các trẻ em và phụ nữ nghèo, dễ bị<br />
tổn thương, bị lạm dụng.<br />
Sáu là, nâng cao chất lượng và hiệu quả của<br />
các dịch vụ xã hội tại các vùng sâu, vùng xa,<br />
vùng đồng bào dân tộc. Tăng cường tiếp cận của<br />
người di dân đến dịch vụ xã hội tại các đô thị.<br />
Để thực hiện thành công các mục tiêu<br />
trên, chúng ta cần phải tuân thủ bốn nguyên<br />
tắc mang tính nền tảng khi triển khai chiến<br />
lược ASXH giai đoạn 2011 – 2020, đó là:<br />
Nguyên tắc quyền, nguyên tắc này đảm<br />
bảo cho mọi thành viên trong xã hội đều có<br />
quyền an sinh và tiếp cận hệ thống ASXH,<br />
hướng đến tiến bộ và công bằng xã hội trong<br />
phân phối, hưởng thụ các thành quả phát triển<br />
kinh tế, phúc lợi xã hội theo hướng phân bổ<br />
ngày càng bình đẳng hơn, ít sự loại trừ.<br />
Nguyên tắc chia sẻ, nguyên tắc này nhấn<br />
mạnh vai trò của sự tương trợ trong nội bộ và<br />
<br />
giữa các nhóm xã hội, đồng thời đòi hỏi sự<br />
gắn bó, đoàn kết, tương trợ, bù đắp giữa các<br />
cá nhân, các nhóm trong xã hội và Nhà nước.<br />
Nhờ đó, hệ thống ASXH hướng tới sự đảm<br />
bảo nhu cầu tối thiểu thông qua việc tổng hợp<br />
và tái phân phối nguồn lực.<br />
Nguyên tắc công bằng và bền vững, nguyên<br />
tắc này đòi hỏi, phải gắn trách nhiệm với quyền<br />
lợi, đóng góp với hưởng lợi một cách lâu dài,<br />
khuyến khích mọi người dân tham gia vào hệ<br />
thống ASXH, bảo đảm tính thoả đáng, thích<br />
đáng trong từng chính sách và chương trình.<br />
Nguyên tắc tăng cường trách nhiệm của các<br />
chủ thể, nguyên tắc này khuyến khích các thành<br />
phần trong xã hội tham gia xây dựng và thực hiện<br />
chính sách ASXH, thúc đẩy nỗ lực của bản thân<br />
người dân, gia đình, cộng đồng trong việc bảo<br />
đảm ASXH, giảm thiểu sự lệ thuộc vào Nhà nước<br />
theo hướng Nhà nước chỉ cung cấp những hỗ trợ<br />
bổ sung và không thay thế nỗ lực của cá nhân.<br />
KẾT LUẬN<br />
Tóm lại, những quan điểm của Đại hội XI<br />
về ASXH là toàn diện, đó chính là cơ sở quan<br />
trọng cho việc hoạch định các chính sách, hoàn<br />
thiện hệ thống ASXH, để hệ thống ASXH phát<br />
triển phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định<br />
hướng XHCN, có khả năng tiếp cận, bao phủ<br />
toàn bộ người nhằm thực hiện công bằng xã hội<br />
vì mục tiêu phát triển con người./.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. An sinh xã hội và Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020, cập nhật ngày 03/12/2010,<br />
<br />
http://hoilhpn.org.vn<br />
<br />
2. Lê Chí An (2010), “An sinh xã hội: Mạng lưới an toàn cho người dân”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở<br />
thành phố Hồ Chí Minh, số 2(17), tr.5-11.<br />
3. Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, cập nhật ngày 29/06/2009, http:// www.<br />
molisa.gov.vn.<br />
<br />
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
5. http://vi.wikipedia.org.<br />
CHÚ THÍCH<br />
1. http://vi.wikipedia.org<br />
2. Đảng Cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ<br />
XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 125.<br />
3. Sđd, tr. 189.<br />
4. Sđd, tr. 105.<br />
5. Sđd, tr. 125-126.<br />
<br />
6. Sđd, tr. 128-129.<br />
7. Sđd, tr. 229.<br />
8. Sđd, tr. 228.<br />
9. Sđd, tr. 124.<br />
10. Sđd, tr. 229.<br />
11. Sđd, tr. 126.<br />
22. Sđd, tr. 229.- 230.<br />
<br />
72<br />
<br />