Trịnh Thị Kim Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 77 - 82<br />
<br />
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN<br />
VÀ GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TÂN THỊNH,<br />
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Trịnh Thị Kim Thoa*<br />
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua công tác<br />
giáo dục pháp luật về bình đẳng giới (BĐG) trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho người phụ nữ<br />
dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết<br />
về pháp luật BĐG cho chị em. Tuy nhiên, công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ vẫn còn hạn<br />
chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đất nước [5]. Bài viết đề xuất một số giải pháp để<br />
nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh,<br />
huyện Định Hóa<br />
Từ khóa: Bình đẳng giới, giáo dục pháp luật, giáo dục bình đẳng giới, phụ nữ dân tộc thiểu số,<br />
hôn nhân và gia đình.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tân Thịnh là một xã nghèo nằm ở phía Đông<br />
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Với địa<br />
hình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ các cánh<br />
đồng hẹp, nên lực lượng lao động chủ yếu<br />
làm nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây<br />
chè, thu nhập hằng năm của người dân còn<br />
thấp. Trong tổng số 1350 lao động nữ của<br />
toàn xã, tỷ lệ lao động nữ là người DTTS<br />
chiếm 75,3%, trong đó dân tộc Tày, Nùng,<br />
Dao chiếm đại đa số. Trong các gia đình<br />
người DTTS sống tại xã Tân Thịnh, huyện<br />
Định Hóa tình trạng bất BĐG vẫn diễn ra, mà<br />
đối tượng chủ yếu là người phụ nữ.<br />
Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến thực<br />
trạng BĐG và công tác giáo dục BĐG cho<br />
phụ nữ DTTS trong lĩnh vực hôn nhân và gia<br />
đình tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa. Trên<br />
cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm tạo<br />
điều kiện cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh<br />
nâng cao ý thức pháp luật hơn nữa giúp họ<br />
hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong<br />
hôn nhân, gia đình<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã thu<br />
thập số liệu trên địa bàn xã Tân Thịnh với 275<br />
mẫu khảo sát trong thời gian 1 năm (1/2016<br />
đến 12/2016). Đối tượng là người phụ nữ<br />
DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa với<br />
*<br />
<br />
các chỉ tiêu về BĐG trong tiếp cận, kiểm soát<br />
nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia<br />
đình, BĐG trong việc chăm sóc sức khỏe sinh<br />
sản, kế hoạch hóa gia đình, BĐG về phân<br />
công lao động trong gia đình,…<br />
Các phương pháp chuyên gia, chuyên khảo,<br />
điều tra, phỏng vấn, phân tích định lượng,<br />
thống kê,…đã được sử dụng để thu thập, phân<br />
tích thông tin để đảm bảo tính chính xác của<br />
kết quả nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thực trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực<br />
hôn nhân và gia đình tại xã Tân Thịnh,<br />
huyện Định Hóa<br />
Nhận thức về BĐG của phụ nữ DTTS<br />
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức<br />
sống của người dân được ngày càng được cải<br />
thiện và trình độ dân trí ngày càng được nâng<br />
lên, vai trò của người phụ nữ DTTS ở địa bàn<br />
xã Tân Thịnh ngày càng được nâng cao, có<br />
nhiều phụ nữ lao động, sản xuất, kinh doanh,<br />
tham gia các hoạt động xã hội,... chứng tỏ phụ<br />
nữ DTTS ở địa phương ngày càng khẳng định<br />
được vị trí, vai trò của mình trong việc đấu<br />
tranh đòi quyền bình đẳng giới. Thế nhưng để<br />
thực hiện BĐG còn không ít khó khăn.<br />
Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ<br />
huyện Định Hóa tổ chức tại xã Tân Thịnh vào<br />
năm 2016 có 56/105 người (chiếm khoảng 56<br />
%) người được hỏi khẳng định tại địa phương<br />
<br />
Tel: 0915 798456, Email: ttkthoa@ictu.edu.vn<br />
<br />
77<br />
<br />
Trịnh Thị Kim Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đã có bình đẳng giữa nam và nữ [1]. Tuy<br />
nhiên, các dẫn chứng để chứng minh cho sự<br />
khẳng định này như phụ nữ đã làm tốt công<br />
việc gia đình, nuôi con ngoan, nam giới làm<br />
ra tiền nuôi gia đình, nam giới làm các công<br />
việc nặng, phụ nữ làm các công việc nhẹ...<br />
của những người trả lời cho thấy họ chưa có<br />
được quan điểm, nhận thức đúng về BĐG. Số<br />
còn lại (chiếm 44%) cho rằng ở địa phương<br />
vẫn còn có tư tưởng coi trọng nam hơn nữ,<br />
được biểu hiện tập trung ở việc: thích đẻ con<br />
trai hơn con gái, coi công việc nội trợ, chăm<br />
sóc con cái là công việc của phụ nữ, khi chia<br />
thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn,<br />
coi việc thực hiện các biện pháp tránh thai là<br />
của phụ nữ, đầu tư và quan tâm đến việc học<br />
tập của con trai nhiều hơn, yêu cầu con gái<br />
làm việc nhà nhiều hơn con trai,... Tâm lý<br />
mong có con trai để có chỗ dựa lúc tuổi già là<br />
một hiện tượng xã hội khá phổ biến không chỉ<br />
ở người dân tộc Kinh mà còn có ở những gia<br />
đình DTTS nơi đây, tâm lý đó bắt nguồn từ<br />
những vấn đề mang tính truyền thống.<br />
Thực trạng BĐG trong tiếp cận, kiểm soát nguồn<br />
lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình<br />
Theo quy định của Luật BĐG thì người vợ và<br />
người chồng bình đẳng với nhau trong quan<br />
hệ dân sự cũng như các quan hệ khác liên<br />
quan đến hôn nhân, gia đình [4]. Vợ, chồng<br />
có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu<br />
tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn<br />
thu nhập chung của vợ chồng và quyết định<br />
các nguồn lực trong gia đình. Tuy nhiên,<br />
trong thực tế tại địa phương, việc thực hiện<br />
nguyên tắc này còn gặp rất nhiều khó khăn,<br />
trở ngại. Điều này được thể hiện rõ nét ở việc<br />
đăng ký người đứng tên chủ hộ gia đình.<br />
Chỉ có 34,5 % nữ giới chiếm 1/3 so với nam<br />
giới đứng tên chủ hộ trong các gia đình<br />
<br />
188(12/3): 77 - 82<br />
<br />
DTTS. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc<br />
phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng, họ<br />
không có điều kiện tiếp xúc, va chạm nhiều<br />
với xã hội để tìm hiểu cái mới, học tập các<br />
kinh nghiệm thực tế để tiến bộ.<br />
Bảng 1. Tỷ lệ nam, nữ đứng tên chủ hộ gia đình ở<br />
xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa<br />
Số lượng (người)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
Chủ hộ<br />
Nam giới<br />
170<br />
65,5<br />
Nữ giới<br />
95<br />
34,5<br />
Tổng<br />
275<br />
100<br />
Nguồn: Công an xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa,<br />
năm 2016<br />
<br />
Khả năng tham gia của nam và nữ vào việc<br />
quyết định những vấn đề liên quan đến sản<br />
xuất và tái sản xuất như tài sản gia đình,<br />
đầu tư vào sản xuất, số con sinh và sự tham<br />
gia của họ vào công việc trong xã hội cũng<br />
không giống nhau. Điều này được thể hiện ở<br />
bảng 2.<br />
Các vấn đề liên quan đến sản xuất chủ yếu là<br />
người nam giới quyết định. Các vấn đề về<br />
định hướng sản xuất, kinh doanh, nuôi con gì,<br />
trồng cây gì đều thuộc quyền quyết định của<br />
nam giới chiếm từ 61,8% đến 85,5%. Những<br />
việc tầm quan trọng thấp hơn như thuê<br />
phương tiện lao động, kỹ thuật canh tác thì<br />
chỉ có khoảng 16,4% nữ giới được tự ra quyết<br />
định, phần còn lại phụ thuộc vào nam giới.<br />
Tuy nhiên, đến việc buôn bán sản phẩm, đem<br />
lại nguồn tài chính cho gia đình lại chủ yếu do<br />
nam giới thực hiện 79,3% để kiểm soát nguồn<br />
tài chính của gia đình.<br />
Bên cạnh việc quyết định những vấn đề về lao<br />
động sản xuất, kết quả khảo sát cũng cho thấy<br />
có sự chênh lệch lớn về vai trò của phụ nữ và<br />
nam giới trong việc quyết định các vấn đề liên<br />
quan đến việc lớn trong gia đình (bảng 3).<br />
<br />
Bảng 2. Quyết định những vấn đề liên quan đến sản xuất trong gia đình DTTS ở xã Tân Thịnh<br />
(ĐVT: %)<br />
Hoạt động lao động sản xuất<br />
Nam giới<br />
Nữ giới<br />
Cả hai giới<br />
Cơ cấu vật nuôi, cây trồng<br />
70,2<br />
26,2<br />
3,6<br />
Kỹ thuật canh tác<br />
68,4<br />
23,6<br />
8,0<br />
Định hướng sản xuất, kinh doanh<br />
85,5<br />
12,7<br />
1,8<br />
Mua vật tư nông nghiệp<br />
70,2<br />
22,5<br />
7,3<br />
Buôn bán sản phẩm<br />
79,3<br />
14,5<br />
6,2<br />
Thuê phương tiện, lao động<br />
61,8<br />
21,8<br />
16,4<br />
Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016)<br />
<br />
78<br />
<br />
Trịnh Thị Kim Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 77 - 82<br />
<br />
Bảng 3. Quyết định những vấn đề liên quan đến việc lớn trong gia đình DTTS ở xã Tân Thịnh<br />
(ĐVT: %)<br />
Hoạt động<br />
Nam giới<br />
Nữ giới<br />
Cả hai giới<br />
Mua sắm tài sản đắt tiền<br />
72,7<br />
18,2<br />
9,1<br />
Xây, sửa nhà cửa<br />
81,5<br />
14,9<br />
3,6<br />
Hoạt động cộng đồng<br />
69,1<br />
21,8<br />
5,5<br />
Số con<br />
78,2<br />
20,4<br />
1,5<br />
Sinh con trai<br />
79,3<br />
14,5<br />
6,2<br />
Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016)<br />
Bảng 4. Sử dụng các biện pháp tránh thai của người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh<br />
(ĐVT: Người)<br />
STT<br />
Nội dung<br />
Năm 2017<br />
1<br />
Sử dụng vòng tránh thai<br />
58<br />
2<br />
Sử dụng thuốc tiêm<br />
23<br />
3<br />
Sử dụng thuốc uống<br />
45<br />
4<br />
Sử dụng bao cao su<br />
40<br />
5<br />
Triệt sản<br />
0<br />
Tổng số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai<br />
166<br />
Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016)<br />
Bảng 5. Phân công lao động trong gia đình các DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa<br />
Hoạt động lao động<br />
Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm<br />
Chăm sóc cây trồng, mùa vụ<br />
Cày bừa, trồng rừng<br />
Buôn bán, trao đổi sản phẩm kinh tế<br />
Sửa chữa nhà cửa, đồ dùng gia đình<br />
Công việc nội trợ<br />
<br />
Nam giới (%)<br />
36,4<br />
22,2<br />
52,5<br />
82,6<br />
76,2<br />
26,3<br />
<br />
Nữ giới (%)<br />
63,6<br />
77,8<br />
47,5<br />
17,4<br />
23,8<br />
73,7<br />
<br />
Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016)<br />
<br />
Các việc lớn trong gia đình khi quyết định<br />
mua sắm các tài sản đắt tiền, xây dựng nhà<br />
cửa đều thuộc quyền chi phối chủ yếu của<br />
nam giới. Các hoạt động cộng đồng nam giới<br />
được quyền thường xuyên tham gia, còn phụ<br />
nữ DTTS chủ yếu ở nhà, chăm lo gia đình và<br />
con cái. Tỷ lệ phụ nữ được tham gia hoạt<br />
động cộng đồng chỉ chiếm 21,8%. Đối với<br />
việc con cái trong gia đình, người nam giới<br />
cũng là người quyết định sinh bao nhiêu con<br />
và phải bắt buộc có con trai hay không. Nhiều<br />
gia đình, người phụ nữ phải chấp nhận sinh<br />
nhiều con, cho đến khi có được con trai theo ý<br />
của người chồng dù họ có muốn hay không.<br />
Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và<br />
tinh thần của người phụ nữ.<br />
Bên cạnh đó, người phụ nữ DTTS tại xã Tân<br />
Thịnh, huyện Định Hóa hiếm khi được đứng<br />
tên chủ sở hữu đối với các tài sản có giá trị<br />
trong gia đình. Người đàn ông thường là<br />
người đứng tên sở hữu tài sản của hai vợ<br />
chồng. Việc tiếp cận các nguồn lực trong gia<br />
đình như tài sản, tiền bạc cũng rất khó khăn<br />
<br />
đối với người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh.<br />
Những vấn đề thể hiện ở trên minh chứng cho<br />
việc nhận thức về BĐG của người phụ nữ<br />
DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa còn<br />
rất thấp. Họ không biết quyền lợi của bản<br />
thân, do vậy không đấu tranh, không có động<br />
lực để nâng cao giá trị bản thân và tiếng nói<br />
của mình trong gia đình.<br />
Thực trạng BĐG trong việc chăm sóc sức<br />
khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình<br />
Quan niệm về vai trò của phụ nữ như người<br />
phụ thuộc vào chồng ảnh hưởng tới sức khỏe<br />
và hành vi sinh sản của phụ nữ DTTS. Phụ nữ<br />
DTTS vẫn là đối tượng chính của các biện<br />
pháp tránh thai, và là người chịu trách nhiệm<br />
chính trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản.<br />
Trong những năm qua việc sử dụng các biện<br />
pháp tránh thai của đồng bào DTTS tại xã<br />
Tân Thịnh, huyện Định Hóa gần đây có chiều<br />
hướng gia tăng, thể hiện việc tiếp cận những<br />
thông tin và dịch vụ tránh thai.<br />
79<br />
<br />
Trịnh Thị Kim Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Việc các chương trình bảo vệ sức khỏe sinh<br />
sản vẫn nhằm vào phụ nữ tạo thêm một gánh<br />
nặng cho người phụ nữ vốn đã rất bận bịu với<br />
các trách nhiệm khác trong gia đình. Phụ nữ<br />
là người có trách nhiệm chính trong chăm sóc<br />
sức khỏe cho các thành viên gia đình, nhưng<br />
bản thân phụ nữ ít được chăm sóc. Thời gian<br />
nghỉ thai sản của phụ nữ DTTS còn ngắn,<br />
không có điều kiện để phục hồi sức khỏe. Ở<br />
Định Hóa, vùng DTTS có 1/3 số phụ nữ<br />
không nghỉ trước khi sinh; trên 40% phụ nữ<br />
nghỉ sau khi sinh không quá 31 ngày [1].<br />
Thực trạng BĐG về phân công lao động<br />
trong gia đình<br />
Sự bất bình đẳng trong công việc gia đình có<br />
thể thấy rất rõ qua các công việc mà người<br />
phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Những<br />
việc được coi là “nhẹ” bao gồm việc chăn<br />
nuôi gia súc, cày cấy, chăm sóc mùa vụ sau<br />
khi xuống giống, nấu nướng, chăm sóc con<br />
cái,… được coi là công việc của người phụ<br />
nữ. Ngoài ra, người phụ nữ DTTS còn phải<br />
đảm đương toàn bộ trách nhiệm nội trợ sau<br />
ngày làm việc vất vả. Những hoạt động đóng<br />
góp vào phát triển kinh tế gia đình như buôn<br />
bán, trao đổi sản phẩm lại là người đàn ông<br />
nắm giữ.<br />
Thực trạng Công tác giáo dục BĐG tại xã<br />
Tân Thịnh, huyện Định Hóa<br />
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện<br />
Định Hóa và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân<br />
Thịnh đã nỗ lực trong việc tuyên truyền thông<br />
tin pháp luật về BĐG nói chung và trong lĩnh<br />
vực hôn nhân gia đình của người phụ nữ<br />
DTTS nói riêng. Công tác tuyên truyền nâng<br />
cao nhận thức BĐG cho phụ nữ DTTS đã<br />
được thực hiện thông qua nhiều hình thức [1]:<br />
Thứ nhất, thông qua các phương tiện thông<br />
tin đại chúng: trang thông tin điện tử của Tổ<br />
chức Hội, Sổ tay pháp luật, loa phóng thanh<br />
tại đơn vị, bản tin, pa nô, áp phích…. là công<br />
cụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật kịp thời<br />
và hiệu quả đến Hội viên.<br />
Thứ hai, tập huấn và thông qua báo cáo viên,<br />
tuyên truyền viên: tỉnh Thái Nguyên đã tổ<br />
chức 3 lớp tập huấn BĐG cho cán bộ chủ chốt<br />
các tổ chức hội cấp huyện, trong đó có Hội<br />
Liên hiệp Phụ nữ huyện Định Hóa. Nội dung<br />
các buổi tập huấn là các kiến thức chính sách<br />
80<br />
<br />
188(12/3): 77 - 82<br />
<br />
pháp luật về bình đẳng giới; công tác quản lý<br />
nhà nước và các cơ chế phối hợp liên ngành<br />
trong triển khai thực hiện bình đẳng giới, hoạt<br />
động vì sự tiến bộ của phụ nữ.<br />
Thứ ba, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Định<br />
Hóa và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã tổ chức 5<br />
buổi sinh hoạt chuyên đề, 3 hội thi, 6 câu lạc<br />
bộ (câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ<br />
pháp luật, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn<br />
xã hội,...) với 120 hội viên phụ nữ DTTS<br />
tham gia.<br />
Những năm gần đây, Thực hiện Nghị quyết<br />
06/NQ-BCH Hội LHPN Việt Nam khóa XI<br />
về “tăng cường công tác vận động phụ nữ<br />
DTTS trong tình hình hiện nay” [2], các cấp<br />
Hội đã tập trung truyền thông đến hội viên,<br />
phụ nữ về di cư tự do bất hợp pháp; tuyên<br />
truyền về luật Hôn nhân và Gia đình với vấn<br />
đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các<br />
luật pháp, chính sách liên quan đến đời sống<br />
phụ nữ DTTS, tôn giáo, trong đó có chính<br />
sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người<br />
DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số...<br />
Ngoài ra, Hội còn xây dựng mô hình câu lạc<br />
bộ không thách cưới, không tảo hôn, gia đình<br />
5 không, 3 sạch… ở các thôn, bản để tuyên<br />
truyền, vận động chị em từ bỏ những hủ tục<br />
lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, kết hôn<br />
đúng độ tuổi theo quy định của Luật Hôn<br />
nhân - Gia đình.<br />
Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp<br />
Những kết quả đạt được:<br />
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về<br />
BĐG cho phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh đã<br />
góp phần làm chuyển biến nhận thức, hành vi<br />
của cộng đồng dân cư về giới và BĐG. Người<br />
phụ nữ hiểu hơn về vị trí, vai trò của mình<br />
trên các lĩnh vực của đời sông xã hội như:<br />
trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong<br />
lựa chọn sinh con theo giới tính. Trong công<br />
cuộc đổi mới, công tác này góp phần không<br />
nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ<br />
theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò và giúp họ<br />
khẳng định được bản thân mình trong xã hội.<br />
Một số tồn tại, hạn chế:<br />
Thứ nhất, công tác tuyền truyền, tập huấn,<br />
hướng dẫn và thực hiện chính sách pháp luật,<br />
cũng như Luật BĐG cho phụ nữ tại các cấp<br />
Hội còn ít, hiệu quả chưa cao.<br />
<br />
Trịnh Thị Kim Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:<br />
- Trình độ học vấn thấp, người phụ nữ DTTS<br />
chủ yếu vẫn làm nông nghiệp;<br />
- Từ phía các gia đình: Trên thực tế tại xã Tân<br />
Thịnh hiện nay, vẫn nhiều gia đình còn có<br />
tình trạng định kiến giới của các bậc cha mẹ<br />
biểu hiện như: quan niệm cho rằng các con<br />
gái không cần có học vấn cao mà cần phải<br />
làm việc nội trợ giúp gia đình; do đó họ<br />
thường khuyến khích người con trai trong gia<br />
đình tích cực học tập thay vì khuyến khích<br />
con gái học cao hơn.<br />
- Hoạt động của các chi Hội Liên hiệp Phụ nữ<br />
chất lượng chưa cao do điều kiện địa bàn<br />
hiểm trở, khó khăn trong việc tiếp cận các gia<br />
đình nên quá trình trao đổi, thông tin hai<br />
chiều còn hạn chế.<br />
Giải pháp:<br />
Phát huy vai trò nỗ lực vươn lên của phụ nữ<br />
DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa.<br />
Thực tế hiện nay, người phụ nữ DTTS ở xã<br />
Tân Thịnh còn mang nặng tâm lý tự ti bởi<br />
chịu ảnh hưởng nặng nề của phong tục tập<br />
quán “trọng nam khinh nữ”. Để có thể xóa bỏ<br />
tâm lý tự ti bản thân mỗi người phụ nữ phải<br />
cố gắng học tập, nâng cao trình độ cho bản<br />
thân mình. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để<br />
tiến tới BĐG thực sự trong gia đình. Đồng<br />
thời cần huy động sự tham gia của toàn hệ<br />
thống chính trị vào công tác giáo dục pháp<br />
luật về BĐG cho phụ nữ DTTS như tổ chức<br />
các buổi hội thảo, chuyên đề, mời chuyên gia<br />
đến nói chuyện,... để giáo dục BĐG cho chị<br />
em phụ nữ.<br />
Thứ hai, việc phối hợp triển khai các hình<br />
thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật BĐG<br />
cho phụ nữ ở một số ngành chưa được quan<br />
tâm nhiều, chưa đa dạng, phong phú, mới chỉ<br />
dừng lại ở các Hội nghị triển khai, tập huấn.<br />
Hoạt động của các chi Hội Liên hiệp Phụ nữ<br />
chất lượng chưa cao do điều kiện địa bàn<br />
hiểm trở, khó khăn trong việc tiếp cận các gia<br />
đình nên quá trình trao đổi, thông tin hai<br />
chiều còn hạn chế.<br />
Sở dĩ có tình trạng trên nguyên nhân là do<br />
cán bộ lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành,<br />
đoàn thể chưa thực sự quan tâm đúng mức<br />
đến công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ<br />
nữ; ngại đi tập huấn, nâng cao nhận thức<br />
<br />
188(12/3): 77 - 82<br />
<br />
về BĐG; thiếu sâu sát, coi công tác tiến bộ<br />
phụ nữ không phải là trọng tâm công tác<br />
của chính quyền, của người đứng đầu, của<br />
lãnh đạo các cấp, các ngành, mà chỉ là của<br />
riêng nữ giới, dẫn đến hoạt động vì sự tiến<br />
bộ của phụ nữ chỉ mang tính hình thức. Do<br />
đó cần đổi mới nội dung, hình thức tuyên<br />
truyền, giáo dục pháp luật về BĐG trong<br />
hôn nhân gia đình.<br />
Về nội dung: Do trình độ dân trí thấp và vốn<br />
hiểu biết xã hội còn hạn chế, nên nội dung<br />
tuyên truyền cần dễ hiểu, ngắn gọn súc tích.<br />
Trước hết cần tuyên truyền, phổ biến các kiến<br />
thức cơ bản về giới, bình đẳng giới, vai trò<br />
giới; phổ biến nội dung Luật BĐG, Luật<br />
Phòng chống bạo lực gia đình, Luật<br />
HN&GĐ... đến từng người dân trên địa bàn<br />
toàn xã.<br />
Về đối tượng: Từ thực trạng về BĐG trong<br />
gia đình DTTS, cho thấy không chỉ giáo dục<br />
BĐG cho phụ nữ mà còn phải hướng tới đối<br />
tượng nam giới trong gia đình DTTS ở địa<br />
phương. Nam giới cũng cần được tuyên<br />
truyền, vận động để có cách nhìn nhận cởi<br />
mở, tích cực về BĐG, nhất là về sự cần thiết<br />
phải nâng cao vai trò giới, vai trò của phụ nữ,<br />
tiến tới xóa bỏ những định kiến và cách suy<br />
nghĩ khuôn mẫu cứng nhắc, lạc hậu về vai trò<br />
làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ. Ngoài ra<br />
cần chú ý tới nhóm những người có tuổi,<br />
người già vì chính họ là tác nhân quan trọng<br />
nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục<br />
về BĐG cho thế hệ trẻ<br />
Về hình thức tuyên truyền: Cần đa dạng, với<br />
tư duy cụ thể, đồng bào DTTS cần lượng<br />
thông tin phù hợp, người thật, cần có nhiều<br />
hình ảnh trực quan, sinh động dễ hiểu (song<br />
ngữ: tiếng phổ thông và tiếng dân tộc) qua<br />
các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc<br />
tuyên truyền trực tiếp trong các cuộc họp,<br />
sinh hoạt cộng đồng, các phiên chợ, lễ hội,<br />
sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, biểu đạt bằng pa<br />
nô, áp phích.<br />
Thứ ba, việc cập nhật các quy định pháp luật<br />
về BĐG để tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ<br />
DTTS ở địa phương vẫn còn chưa kịp thời.<br />
Hoạt động tư vấn về thực hiện bình đẳng giới,<br />
tư vấn giới thiệu việc làm chưa đáp ứng yêu<br />
cầu phát triển, phương pháp hoạt động chưa<br />
theo kịp sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay.<br />
81<br />
<br />