intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề chợ lao động ở Hà Nội - Nguyễn Văn Chính

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

83
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vấn đề chợ lao động ở Hà Nội" trình bày những thảo luận xung quanh vấn đề di chuyển lao động nông thôn, đô thị, những người lao động theo thời vụ ở Hà Nội,... Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề chợ lao động ở Hà Nội - Nguyễn Văn Chính

58 Xã hội học số 2(54), 1996<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Vấn đề “chợ lao động” Ở Hà Nội<br /> <br /> <br /> <br /> NGUYỄN VĂN CHÍNH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. Những thảo luận xung quanh vấn đề di chuyển lao động nông thôn - đô thị<br /> Ở các nền kinh tế đang phát triển thuộc châu Á, hiện tượng di chuyển lao động theo mùa từ khu vực nông<br /> thôn ra thành thị đã được biết đến từ lâu như là một “vấn đề kinh tế xã hội” đáng quan tâm. Nhiều công trình<br /> nghiên cứu về hiện tượng này ở các nước châu Á đặc biệt ở In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin và Ấn Độ đã mang lại sự<br /> chú ý đáng kể. Chẳng hạn, có thể nói đến các công trình nghiên cứu của Mẹ Nicoll (1968), G. Standing (1985),<br /> M. Nhím (1971), U. Pelly (1983), R.J. Pryor (1979), L. Trager (1984), A. Rodenburg (1994), v.v... Những công<br /> trình nghiên cứu này không chỉ khảo sát hiện tượng di chuyển lao động nông thôn-đô thị ở châu Á và thế giới,<br /> phân tích nó trong bối cảnh kinh tế-xã hội văn hóa của những xã hội riêng biệt và tác động của di chuyển lao<br /> động lên sự thay đổi của gia đình và đặc biệt, lên vai trò của phụ nữ mà cũng nêu lên những giả thuyết khoa học<br /> và phương pháp tiếp cận để phân tích hiện tượng này.<br /> Ở Việt Nam, di chuyển lao động nông thôn-đô thị được nói đến gần đây như là một hiện tượng mới, hậu quả<br /> của chính sách cải cách kinh tế và những biến đổi xã hội kể từ khi nền kinh tế thị trường được áp dụng. Tuy<br /> nhiên, ngoài một ngoài một với bài báo có tính phóng sự, chẳng hạn Hoàng Hữu Tiên (1992), Đinh Lương<br /> (1991), Mai Thanh Hải (1991),v.v... viết về các “chợ lao động”, hiện tượng di truyền lao động theo mùa nông<br /> thôn đô thị vẫn chưa được xã hội quan tâm.<br /> Bài viết này nên được xem như là những cố gắng bước đầu như tìm hiểu hiện tượng di cư lao động theo mùa<br /> giữa các tỉnh ngoại vi và Hà Nội, hy vọng có thể góp vào cuộc thảo luận về hiện tượng này ở châu Á một bức<br /> tranh mới.<br /> Như đã nói, hiện tượng di chuyển lao động theo mùa vụ ở châu Á đã được các nhà nghiên cứu xã hội quan<br /> tâm đến từ lâu. Tuy nhiên có một khuynh hướng phổ biến trong những nghiên cứu này là tập trung sự chú ý vào<br /> bản thân những người nông dân di cư ra đô thị với tư cách là những các nhân để kiếm việc làm. Cơ sở phân tích<br /> của các tác giả này, chẳng hạn, L. Trager (1984) và M.Kearney (1986) là các vấn đề giới tính, tuổi, hôn nhân và<br /> hoàn cảnh kinh tế của những người di cư. Cách tiếp cận này thường bỏ qua những yếu tố kinh tế-xã hội ở tầm vĩ<br /> mô tác động lên hiện tượng di cư lao động.<br /> Trường phái nghiên cứu xã hội học Mác-xít từ lâu cũng tìm cách phân tích hiện tượng này. Chẳng hạn,<br /> F.Anghen, trong tác phẩm Chống Duy-rinh, đã phân tích tiến trình phát triển của hiện tượng lao động làm thuê<br /> trong các xã hội tiền tư bản và tư bản. Theo Anghen, trong xã hội tiền tư bản, người ta đã thấy hiện tượng những<br /> người làm ruộng thường đi tìm việc làm công ngắn ngày vì những mảnh đất riêng bé nhỏ chỉ đủ để duy trì cuộc<br /> sống cùng khổ động làm thuê có sẵn từ trước. Như vậy, Anghen đã đặt nền móng cho một cách tiếp cận hiện<br /> tượng lao động làm thuê là dắt nó trong một tiến trình lịch sử-xã hội và xem xét nó trong mối liên hệ với các yếu<br /> tố có tính cấu trúc. Các nhà nghiên cứu Mác-xít đã phát triển luận điểm này để nghiên cứu hiên tượng di chuyển<br /> lao động nông thôn-đô thị. Chẳng<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Văn Chính 59<br /> <br /> <br /> hạn, A. G. Frank (1970) và S. Amin (1974) đã phân tích hiện tượng di chuyển lao động nông thôn-đô thị trong<br /> một cái nhìn tổng thể của quá trình lịch sử-xã hội. Những nghiên cứu của họ gợi ý rằng những người di cư lao<br /> động bị tác động bởi các yếu tố có tính cấu trúc của hệ thống kinh tế-xã hội. Do đó, họ tập trung phân tích các<br /> điều kiện kinh tế vĩ mô và các lực lượng chính trị-xã hội trong mối liên hệ đến dòng di chuyển lao động nông<br /> thôn-đô thị. Ở Việt Nam đã từ lâu chúng ta dường như ngại nói đến thuật ngữ “làm thuê” vì nó hàm ý đến sự<br /> bóc lột. Và thực sự trong suốt khoảng 30 năm xây dựng nền kinh tế tập trung, chúng ta đã cố gắng xóa bỏ lao<br /> động làm thuê và bóc lột. Trong thời kỳ này chỉ có một thị trường lao động chính thức do Nhà nước kiểm soát.<br /> Trong điều kiện như vậy, những dịch chuyển lao động chủ yếu được quyết định bởi Nhà nước, chẳng hạn<br /> chuyển dân nông thôn đi xây dựng các vùng kinh tế mới hay tuyển lao động từ nông thôn đi xây dựng các khu<br /> công nghiệp. Trên cơ bản không có dịch chuyển lao động tự do.<br /> Cùng với sự chuyền đổi của hệ thống kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường chúng ta cũng chứng kiến sự<br /> xuất hiện trở lại của thị trường lao động không chính thức (infurmal labour lnarket): Báo chí bắt đầu lên tiếng về<br /> các “chợ lao động”, “chợ người”, “lao động ngoại tỉnh” ở các khu vực đô thị và kinh tế phi nông nghiệp. Tuy<br /> nhiên, thị trường lao động này tức những người nông dân tự do ra đô thị kiếm việc làm chỉ mới xuất hiện khi<br /> nền kinh tế cả chúng ta đang thay đổi sang một cơ chế mới: cơ chế thị trường. Điều này dường như gợi lên một<br /> giả thuyết rằng sự chuyển đổi của hệ thống kinh tế-xã hội đã tác động đáng kể lên những quyết định di cư tìm<br /> việc của các cá nhân nông dân. Thực ra, kịp mà có thể phủ định các tập quán cá nhân của người di cư ra đô thị,<br /> cũng như khó mà trả lời được rằng tại sao ở Hà Nội có nhiều người chờ việc làm ở các “chợ lao động” đến từ<br /> Thanh Hóa mà không thấy những người đến từ miền núi, nơi chắc chắn còn nghèo khó hơn? Dẫu vậy, những<br /> quan sát và phỏng vấn của tôi với những người lao động di cư ở các “chợ” Hà Nội góp phần giúp tôi củng cố<br /> thêm ý nghĩ rằng hệ thống kinh tế-xã hội đóng một vai trò có ý nghĩa quyết định làm tăng dòng người lao động<br /> di cư nông thôn-đô thị. Tôi không lập lại rằng sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn-đô thị đã thu hút<br /> người ta đi ra thành phố, nhưng tôi cho rằng sự chuyển đổi từ hệ thống kinh tế tập thể (Hợp tác xã sang kinh tế<br /> hộ gia đình mà cùng với nó là sự phân phối lại ruộng đất cho các hộ và sự hạn hẹp của đất trồng lúa như là một<br /> nguồn sống chính của nông dân, sự thất nghiệp ở nông thôn và nhu cầu tiền mặt cho cuộc sống hàng ngày là<br /> những yếu tố quan trọng làm tăng thêm dòng người ta nông thôn ra đô thị tìm việc.<br /> Tài liệu sử dụng trong bài viết này được thu thập từ những quan sát hàng trăm người lao động chờ việc ở<br /> các “chợ người” thuộc khu vực Thành Công-Giảng Võ, Thái Hà-Láng Hạ và Ngã Tư Sở- Khương Đình (Hà<br /> Nội) và phỏng vấn sâu 46 người trong khoảng thời gian cuối năm 1994 đầu năm 1995 1 .<br /> Phương pháp chính trong bài viết này không phải là cố gắng chỉ là có bao nhiêu người thợ cửu vạn (hay lao<br /> động ngoại tỉnh-như các báo cáo chính thức của Hà Nội đặt tên) đến kiếm việc trong thành phố hoặc làm cho<br /> nghiên cứu phức tạp lên bằng cách đưa ra hàng loạt các số liệu thống kê-phân tích từ các bảng điều tra xã hội<br /> học. Thay vào đó, sự cố gắng tập trung vào phân tích định tính để tìm hiểu những gì đang diễn ra trong ý nghĩa<br /> và đằng sau những người cửu vạn. Phương pháp thu thập tài liệu trong quá trình nghiên cứu chủ yếu tuân thủ<br /> nguyên tắc điều tra nhanh (rapid assessment) nên những đánh giá nêu ra ở đây chỉ có thể coi những gợi ý ban<br /> đầu cho một nghiên cứu sâu hơn sau này.<br /> <br /> 1<br /> Có tài liệu cho rằng tỷ lệ nông dân đến Hà Nội kiếm việc đã tăng lên 200% trong năm 1993 so với năm 1992. Xem A.<br /> Fford. 1994. p.38.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 60 Vấn đề “chợ lao động” ở Hà Nội<br /> <br /> <br /> Chính vì vậy mà những gì trình bày sau đây có dáng dấp như một báo cáo điền dã dân tộc học.<br /> <br /> II. Những người lao động theo thời vụ ở Hà Nội<br /> <br /> Cho đến hiện nay, chúng ta chưa có một thuật ngữ khả dĩ có thể chỉ ra tương đối chính xác hiện tượng<br /> những người nông dân di chuyển từ vùng nông thôn ra thành phố tìm việc Thuật ngữ “lao động ngoại tỉnh” có<br /> thể không phải là một khái niệm có ích cho nghiên cứu nhưng nó đã được dùng nhiều trên báo chí và trong các<br /> văn bản nhà nước để chỉ những người lao động tự do từ các vùng nông thôn đến kiếm việc làm trong thành phố.<br /> <br /> Trong đời thường, người Hà Nội quen gọi những người thợ tìm việc ở các chợ người là “cửu vạn”. Tuy<br /> nhiên, “cửu vạn” vẫn thường dùng để chỉ những người làm nghề bốc vác. Nó không có ý nghĩa khu biệt người<br /> “trong” hay “ngoại” tỉnh. Đôi khi, người ta cũng gọi những người này bằng cái tên “thợ Thanh Hóa”. Thật ra,<br /> trong số họ không chỉ có người Thanh Hóa mà cũng có người từ các tỉnh khác nữa.<br /> <br /> Các tài liệu nước ngoài thường dùng thuật ngữ hai chuyển theo thời vui (seasonal migration) để chỉ hiện<br /> tượng những người làm ruộng ra thành phố kiếm ăn trong khoảng thời gian nhất định, đặc biệt vào lúc nông<br /> nhàn. Thuật ngữ này rất có ý nghĩa cho nghiên cứu khoa học về hiện tượng di chuyển lao động nông thôn - đô<br /> thị như một khái niệm (concept) nhưng thực ra, nó cũng không bao quát hết vì có những người ra thành phố<br /> kiếm ăn không nhất thiết theo thời vụ, nhất là trong điều kiện thất nghiệp ở khu vực nông thôn cao.<br /> <br /> Những thuật ngữ được dùng trong bài viết này, lao động ngoại tỉnh, cửu vạn hay lao động theo mùa vụ.v.v...<br /> chủ yếu để chỉ những người làm ruộng đến Hà Nội kiếm việc ở các “chợ lao động”. Những người di cư khác, vì<br /> những mục đích làm việc khác mà tới Hà Nội không nằm trong phạm vi của nghiên cứu này.<br /> <br /> 1. Một câu hỏi mà những ai quan tâm đến vấn đề “chợ lao động” Hà Nội thường hỏi là: Những người đang<br /> chờ việc ở các “chợ lao động”, họ là ai? Trong quá trình nghiên cứu thực địa của mình tôi đã cố gắng đưa ra các<br /> câu hỏi về quê quán, tuổi, trình độ văn hóa hôn nhân, nghề nghiệp và vị trí của họ trong gia đình và ngoài xã<br /> hội. Sau dây là những số liệu đã xử lý bước đầu về họ.<br /> <br /> Kết quả phỏng vấn 46 đối tượng được chọn ngẫu nhiên ở các chợ khác nhau cho thấy những người lao động<br /> này đến từ nhiều từ địa phương khác nhau.<br /> <br /> Bảng 1. Quê quán của các cửu vạn được hỏi<br /> <br /> Quê quán Số lượng (người) Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Thanh Hoá 21 45,6<br /> <br /> Hà Tây 8 17,3<br /> <br /> Thái Bình 15,2<br /> <br /> Nam Hà 6 13,0<br /> <br /> Hà Bắc 2 4,3<br /> <br /> Vĩnh Phú 2 4,3<br /> <br /> Ở hầu hết các “chợ” thuộc khu vực khảo sát không thấy có lao động nữ đứng chờ việc.<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Văn Chính 61<br /> <br /> <br /> Về mặt tuổi tác, trong số những người được hỏi có tới 82% ở độ tuổi từ 18 đến 40; 8% từ 41 đến 50 và 8%<br /> dưới 18 tuổi.<br /> 78% những người đi kiếm việc làm đã kết hôn và có từ 1 đến 4 con, trong đó 52% đã là chủ hộ gia đình. Kết<br /> quả điều tra cũng cho thấy 32% số lao động được hỏi đã từng phục vụ quân đội, trong đó 4% đã từng là sỹ quan<br /> quân đội, 4% là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình độ văn hóa và chuyên môn của họ cũng rất khác<br /> nhau.<br /> Bảng 2. Trình độ văn hoá và nghề nghiệp của cửu vạn<br /> <br /> Văn hoá % Nghề nghiệp %<br /> <br /> Mù chữ 5 Làm ruộng 49<br /> <br /> Cấp 1 42 Công nhân thôi việc 13<br /> <br /> Cấp 2 45 Thợ thủ công 4<br /> <br /> Cấp 3 8 Học sinh bỏ học 34<br /> <br /> <br /> Tất cả những người được hỏi đều đã làm việc ở các “chợ người” Hà Nội từ 6 tháng trở lên, nhưng trong số<br /> họ chưa ai làm việc như là một cửu vạn đến trên 3 năm.<br /> 2. Tôi đã nói đến từ “cửu vạn” thường được dân gian dùng để chỉ những người lao động chờ việc ở các “chợ<br /> người”. Bản thân từ này phần nào phản ánh rằng công việc của họ chủ yếu là khuân vác mặc dù thực ra, họ cũng<br /> làm rất nhiều việc khác nữa.<br /> Quan sát những công việc họ được thuê mướn, chúng ta có thể thấy 3 loại việc chính sau đây:<br /> a. Việc liên quan đến xây dựng như:<br /> San lấp mặt bằng, đào móng, đổ nền, đóng cọc móng, xẻ rãnh thoát nước, đào giếng.<br /> - Phá dỡ những công trình cũ nát, phụ giúp thợ xây dựng trong các việc đổ bê tông, đánh vữa. . .<br /> - Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng như gạch, đá, sỏi, cát, xi măng, sắt thép... đến nơi xây dựng, đặc biệt<br /> ở những nơi xe tải không thể vào được.<br /> - Sửa chữa nhỏ nhà ở và các công trình khác.<br /> b. Bốc dỡ hàng hóa lên xuống các xe tải hoặc đi theo các xe tải trong thời gian ngắn đến nơi nhận hàng,<br /> khuân vác hoặc gồng gánh hàng từ các bến bãi vào chợ, vào kho hay đến nơi tiêu thụ.<br /> c Làm các việc và trong nhà như: lau chùi, thu dọn nhà cửa, chẻ củi, làm vườn, gánh nước. Những ngày<br /> khan việc họ có thể đi rửa bát thuê, dọn dẹp cho các nhà hàng bình dân. Ngày làm việc của những thợ “cửu vạn”<br /> thường bắt đầu từ sáng sớm. Khoảng 6-7 giờ sáng họ đã ra “chợ” và kết thúc đôi khi vào lúc nửa đêm. Tuy<br /> nhiên, những loại công việc mà họ thường được thuê mướn không ổn định. Những công việc này có khi kéo dài<br /> vài ngày nhưng cũng có khi chỉ vài tiếng. Vì thế, cứ mỗi khi kết thúc một việc nào đó, họ lại phải ra “chợ” ngồi<br /> chờ việc khác. Nhiều cửu vạn cho biết đôi khi họ cũng chờ việc ban đêm vì có những công việc có thể làm vào<br /> ban đêm như vận chuyển hàng buôn lậu hay làm những việc không thể làm vào ban ngày (như đào trộm đường<br /> ống nước hay xây lấn đất công…). Những công việc này tương đối nguy hiểm nhưng bù lại, có thế được trả<br /> công cao. Hầu hết những người được hỏi cho biết họ thường có việc khoảng 20 ngày trong tháng. Vào mùa khô<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 62 Vấn đề “chợ lao động” ở Hà Nội<br /> <br /> <br /> - mùa xây dựng, khả năng có việc cao hơn.<br /> Rất khó có thể đo được cường độ lao động của cửu vạn. Nói chung, công việc của họ cần nhiều đến sức cơ<br /> bắp và rất nặng nhọc. Do cách trả công thường dựa trên khối lượng công việc nên mỗi khi được thuê, họ thường<br /> cố gắng hoàn thành thật nhanh để không bị lỡ việc tiếp theo. Tuy vậy, thời gian ngồi chờ ở “chợ” đôi khi cũng<br /> gần bằng thời gian làm việc trong ngày và do đó, cũng là lúc người cửu vạn được thư giãn lấy lại sức. Tâm lý<br /> kiếm tiền bằng mọi giá đã đẩy những người cửu vạn đến chỗ nhanh chóng bị vắt kiệt sức. Có lẽ tâm lý kiếm tiền<br /> bằng mọi cách, mọi thời gian và bất chấp nguy hiểm xuất phát từ chỗ cửu vạn chỉ ra thành phố kiếm tiền theo<br /> thời vụ. Họ không hy vọng sẽ mãi mãi làm cửu vạn, thành phố chỉ là nơi họ đến kiếm tiền phụ giúp gia đình để<br /> qua những ngày khó khăn.<br /> Hầu hết những người cửu vạn được phỏng vấn đều nói họ đến thành phố làm việc chưa quá 2 năm. Có rất ít<br /> người đã từng làm cửu vạn ở các “chợ người” đến 3 năm trong khi sự xuất hiện các “chợ” như thế đã được nói<br /> đến từ cuối những năm 80. Điều này phải chăng giả thiết rằng công việc nặng nhọc và cường độ lao động căng<br /> thẳng khiến cho các cửu vạn không thể kéo dài thời gian làm việc ở các “chợ người”(?).<br /> Kết quả phỏng vấn những người cửu vạn và kiểm tra lại từ các chủ thuê lao động cho thấy ngày công của họ<br /> khá cao. Vào mùa xây dựng (từ độ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau) ngày công trung bình của họ thường<br /> đạt 40.000 đồng/ngày 2 . Tuy nhiên, những chi phí sinh hoạt cho mỗi ngày thông thường tối thiểu cũng tới gần<br /> một nửa số tiên công đạt được bao gồm những khoản sau đây:<br /> - Ăn sáng: 2.500 đồng<br /> - Ăn trưa: 6.000 đồng<br /> - Ăn tối: 6.000 đồng<br /> - Thuốc hút, uống: 2.000 đồng<br /> - Tiền thuê chỗ ngủ: 1.500 đồng<br /> ` Cộng: 18.000 đồng<br /> Những ngày không có việc thì mức ăn thường bị cắt giảm còn một nửa mức của ngày có việc và nếu mấy<br /> ngày liền không có việc thì họ không thuê nhà ngủ qua đêm tìm một chỗ nào đó ở gầm cầu, quán chợ hay vỉa hè<br /> để tiết kiệm chi tiêu<br /> Nếu mức thu nhập thông thường 40.000 đ/ngày và trung bình một tháng 20 ngày có việc thì sau khi chi phí<br /> cho sinh hoạt hàng ngày, mỗi cửu vạn có thể để ra được 400.000 đ/tháng. Vào mùa mưa ít việc, mức thu nhập<br /> có khi tụt xuống chỉ còn một nửa, khoảng 200.000 đ một tháng. Dầu vậy, mức thu tiền mặt này là một khoản<br /> đáng kể phụ giúp cho nhu cầu của một hộ gia đình nông dân 3 .<br /> Cửu vạn thường tụ tập thành các nhóm gồm khoảng vài chục người để chờ việc ở các khu vực thường tập<br /> kết nguyên liệu xây dựng, các đầu mối giao thông, các công trường xây dựng nằm dọc các đường vành đai và<br /> ngoại vi thành phố, nơi đang “bùng nổ” xây dựng hoặc gần các chợ lớn bên đê sông Hồng.<br /> Những nơi họ tập họp thành nhóm để chờ việc như vậy thường được gọi là “chợ”. Rất<br /> <br /> <br /> 2<br /> Cách trả công cho cửu vạn rất ít khi dựa trên cơ sở “công nhật” mà là khoán việc. Do đó, có ngày họ đạt công rất cao,<br /> nhưng cũng có ngày rất thấp. Cách tính trung bình này dựa vào công 7 ngày có việc liên tục và chia bình quân.<br /> 3<br /> Mức thu nhập trung bình của một cửu vạn trong 4 tháng làm việc có thể so sánh với thu nhập cả năm của hộ gia đình nông<br /> dân gồm 5 người cấy 4 sào ruộng. Toàn bộ sản lượng trong một năm của 4 sào ruộng năng suất trung bình đạt 1 tấn lúa, trị<br /> giá 1,5 triệu đồng. Nhưng mức đầu tư và công sức thậm chí bỏ ra lớn hơn.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Văn Chính 63<br /> <br /> <br /> khó có thể nói có bao nhiêu chợ như vậy ở Hà Nội . Bởi chợ họp và tan rất nhanh và cũng thường di động từ đầu<br /> đường đến cuối đường. Mặc dù chỗ đứng chờ việc thường di động những cửu vạn thường ít thay đổi địa điểm<br /> thuê ngủ trọ qua đêm vì họ thường đi làm thành nhóm gồm những ngạch cùng quê hoặc có họ hàng để dễ làm<br /> việc cùng nhau, đặc biệt để bảo vệ lẫn nhau khi có sự cố và nắm được thông tin ở nhà do thường xuyên có người<br /> về quê thông báo lại. Những người nông dân thường không ra thành phố kiếm việc một mình. Chính vì quan hệ<br /> cùng quê hay quan hệ họ hàng mà người ta ít thấy những người cửu vạn tranh giành công việc của nhau. Mỗi<br /> khi có việc, họ thường rủ người thợ bạn cùng làm và ai đó không được mời nhập bọn lại vui lòng ngồi đợi.<br /> Những người thợ do cùng cảnh ngộ lao động, lại đều đến từ vùng nông thôn nên thường rất thông cảm với nhau.<br /> Tuy nhiên, ở một vài “chợ lao động” đã xuất hiện những “cai thợ”. Những người này thường tìm việc, chọn thợ<br /> và ăn một phần tiền công của họ, nhưng nói chung cả cửu vạn và người thuê thường thích quan hệ trực tiếp hơn<br /> là qua người trung gian.<br /> Những cửu vạn quê ở xa như Thanh Hóa, Nam Hà, Thái Bình thường về tham quê 2 tháng một lần, và trực<br /> tiếp mang tiền kiếm được về cho gia đình. Vào các dịp cao điểm trong mùa vụ nông nghiệp như gieo trồng, thu<br /> hoạch hay dịp giỗ tết, hội làng, hầu hết cửu vạn đều về quê giúp đỡ hay chia sẻ công việc với với gia đình, họ<br /> hàng. Những người không thể về được thì thường gửi tiền về cho gia đình qua người cùng làng cùng họ trong<br /> một nhóm làm việc với mình.<br /> Điều tôi đặc biệt lưu ý là cửu vạn sử dụng số tiền kiếm được như thế nào. Chỉ có 8% ý kiến người được hỏi<br /> nói rằng họ sử dụng số tiền ấy cho riêng mình và giúp đỡ gia đình phần nào. Số còn lại đều dành tiền mang về<br /> cho gia đình. Kết quả điều tra cũng cho thấy người ta chủ yếu mang tiền mặt và và rất ít khi mua sắm đồ dùng ở<br /> thành phố người ta chủ yếu mang tiền mặt về và rất ít khi mua sắm đồ dùng ờ thành phố đưa về nông thôn, trừ<br /> một ít quà hay quần áo cho trẻ con. Những người trả lời phỏng vấn cho rằng ở nông thôn đồng tiền có giá trị cao<br /> hơn vì nó chủ yếu được dùng để mua lương thực cho người và đầu tư vào chăn nuôi và mua phân bón, một phần<br /> rất nhỏ để mua phương tiện gia đình. Chỉ có 26% nói rằng họ dành một phần tận thu được cho việc học hành<br /> của con gái. Điều kiện lao động và sinh hoạt của những người cửu vạn trong thành phố có thể nói là tồi tệ Họ<br /> thường nằm ngủ trên những tấm ván gỗ kê tạm ở các quán trọ, đôi khi có chăn màn nhưng cũng có khi không đủ<br /> tiền thuê. Công cụ làm việc của họ thường rất đơn giản. Họ thường ra chợ tay không, có khi với một vài cái<br /> thúng, xẻng và một xe đạp thồ, có có giá trị hơn cả chính là sức lực của họ.<br /> Hơn 60% người được hỏi nói rằng họ không đi chơi phố trong khi một số người nói rằng họ không thể ra<br /> phố vì chủ nhà thường tiết kiệm điện trong các nhà trọ và muốn bảo đảm an toàn nên tắt điện và đóng cửa nhà<br /> rất sớm. Tuy nhiên, công an cũng phát hiện được những tụ điểm hút thuốc phiện hay đánh bạc trong thành phố<br /> có nhiều người lao động theo thời vụ tham gia. (Quang Cường: An ninh Thủ đô, 1.1995, trang 4).<br /> Ngoài tính chất nặng nhọc của công việc, mức độ nguy hiểm và tai nạn cũng thường xuyên đe dọa những<br /> người cửu vạn 4 . Nhiều cửu vạn phàn nàn rằng vì họ cần tiền nên đôi khi họ bất chấp nguy hiểm ngay cả khi biết<br /> là được thuê ở khu vực cấm. Trong lúc chờ việc hay trong lúc làm việc, họ thường gây ra ùn tác giao thông do<br /> đi tràn ra đường hay vận chuyển hàng hóa cồng kềnh trên phố.Nhiều người đã bi cảnh sát giao thông bất giữ hay<br /> <br /> <br /> 4<br /> Ở khu vực Khương Đình bên đường Nguyễn Trãi, trong năm 1994 đã có 3 cửu vạn người Thanh Hoá bị ngã xuống hố vôi<br /> trong lúc đang làm việc và chết.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 64 Vấn đề “chợ lao động” ở Hà Nội<br /> <br /> <br /> thu phương tiện làm việc. Số đông những người làm cửu vạn không hiểu biết gì về Luật Lao động dù cho trong<br /> số họ, cũng có người đã nghe nói đến Luật lao động. Họ không biết luật lao động có liên quan đến công việc của<br /> họ như thế nào, họ chỉ làm việc theo thói quen hoặc lôgic của người lao động quen sống theo lệ của làng xã.<br /> Chính vì thế, họ cũng hay bị chủ bắt bí hoặc chịu thiệt thòi trong các trường hợp rủi ro 5 . Những người cửu vạn<br /> thường ngần ngại khi nói về quan hệ chủ - thợ trong quá trình làm việc. Họ thường tránh trả lời trực tiếp vấn đề<br /> này mà chỉ nói rằng cái mà họ cần là tiền. Qua tâm sự, họ bộc lộ tâm lý tự ti, mặc cảm về thân phận thấp hèn khi<br /> tự so sánh mình với đời sống nơi thành phố. Nhưng đa số đều cho rằng họ là những người lao động chân chính,<br /> kiếm tiền bằng chính sức lực của mình. Mặc dù đánh giá cao nức sống của người đô thị và nhận ra vị thế yếu<br /> của mình giữa thành phố, những người cửu vạn đều mong kiếm tiền về cho gia đình họ chứ không muốn tìm<br /> cách ở lại thành phố. Thành phố không phải là nơi họ sẽ sống suốt đời.<br /> 3. Như đã chỉ ra ở phần trước, số đông cửu vạn đến Hà Nội từ tỉnh Thanh Hóa, đến mức người Hà Nội cũng<br /> dùng thuật ngữ “thợ Thanh Hóa” đó chỉ những người đứng chờ việc ở các chợ người, mặc dù trong số họ cũng<br /> có những người đến từ các tỉnh khác. Vì thế trong quá trình điều tra, chúng tôi cố gắng tìm xem lý do nào làm<br /> cho người Thanh Hoá lại có mặt đông như thế ở các chợ người Hà Nội nói riêng và cái gì đã thôi thúc những<br /> người làm ruộng đi ra thành phố làm việc như những cửu vạn nói chung. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn hầu như<br /> không chỉ ra được sự khác biệt nhiều trong những lý do mà họ nêu là chung cho cả những người nông dân ra Hà<br /> Nội từ các tỉnh khác nữa. Điều nhận thấy rõ nhất là những người cửu vạn luôn luôn mang trong đầu ý nghĩ ra<br /> thành phố để kiếm tiền phụ giúp thêm cho những thu hoạch ít ỏi từ đồng ruộng. Gia đình và cuộc sống của gia<br /> đình là mối bận tâm lớn nhất khiến họ ra đi. Kết quả tìm hiểu về những lý do di tìm việc ở và Nội từ những<br /> người được phỏng vấn chỉ rõ điều này:<br /> - 78% ý kiến cho rằng họ ra Hà Nội kiếm việc để phụ thu cho thu nhập của gia đình, vì thu nhập từ nông<br /> nghiệp không đủ sống (63%) vì không kiếm được việc nào khác ở quê nhà (37%).<br /> - 17% nói họ ra thành phố để kiếm tiền nuôi bản thân và thử cơ may cho cuộc sống tương lai.<br /> - Chỉ có 4% nói họ ra thành phố kiếm việc vì muốn có cuộc sống dễ chịu hơn ở thành phố.<br /> Tất cả cửu vạn được phỏng vấn đang làng việc ở Hà Nội đều nói gia đình họ vẫn đang cày cấy một vài mảnh<br /> ruộng theo chế độ khoán của Nhà nước. Tuy nhiên như họ luôn luôn chỉ ra trong hầu hết các cuộc tiếp xúc, họ<br /> không thể sinh sống chỉ với sản xuất nông nghiệp. Những cuộc tiếp xúc với họ cho thấy những người đang đứng<br /> chờ việc ở các chợ lao động đều ra đi từ những làng thuần nông 6 bản thân họ cũng là một lao động chính của hộ<br /> gia đình. Điều này có ý nghĩa rằng toàn bộ đất đai hiện đang được trồng cấy ở quê nhà do những người phụ nữ<br /> (chủ yếu là vợ của họ) và các thành viên khác chăm sóc. Do phải kiếm sống xa nhà, họ chỉ có thể về nhà vào dịp<br /> mùa vụ bận rộn nhất mà thôi. Một câu hỏi mà chúng tôi cố gắng theo đuổi trong quá trình nghiên cứu là: Vậy<br /> diện tích trồng cấy, sản lượng lúa<br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Năm 1992, Sở Lao Động – Thương binh Xã hội Hà Nội ra chỉ thị về lao động ngoại tỉnh, trong đó bắt buộc những người<br /> lao động thời vụ đến Hà Nội phải làm thủ tục khai báo và nhận Thẻ lao động. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn của tôi với<br /> người lao động chỉ ra rằng họ không hề biết gì về vấn đề này.<br /> 6<br /> Khái niệm thuần nông dùng ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, để chỉ những làng mà nghề trồng lúa có vị trí nổi bật, nghề<br /> phụ phát triển. Thực tế cho thấy ở làng nào cũng có một bộ phận dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp hay các gia đình<br /> làm thêm một nghề phi nông nghiệp.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Văn Chính 65<br /> <br /> <br /> và các nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp có thể đáp ứng đến đâu nhu cầu của gia đình họ và khả năng về lao<br /> động của họ để đảm bảo trồng cấy trên diện tích được chia như thế nào?<br /> Mặc dù có những số liệu chỉ ra rằng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Bắc Bộ là 1,2 đến 1,5<br /> sào (Tương Lai, 1994: 34, Kết quả phỏng vấn của chúng tôi với 46 người cửu vạn đến Hà Nội từ 6 tính khác<br /> nhau (xem bảng 1) cho thấy rằng bình quân diện tích đất ruộng được chia cho gia đình họ thấp hơn mức bình<br /> quân chung và diện tích này không khác nhau nhiều giữa các tỉnh. Tổng hợp ý kiến từ các trường hợp được hỏi,<br /> chúng tôi thấy nói chung mỗi lao động chính được chia từ 1 đến 1,2 sào trong khi những người đã quá tuổi lao<br /> động hoặc trẻ em dưới 18 tuổi được chia từ 8 đến 11 thước. Những đứa trẻ sinh ra do “vỡ kế hoạch” hóa gia<br /> đình không được chia ruộng (tức đứa con thứ ba trở đi). Từ tình hình chung này, người ta có thể tính được thu<br /> nhập bình quân từ ruộng đất của một hộ gia đình và nguồn thu ấy đáp ứng đến đâu nhu cầu của họ. Chẳng hạn,<br /> một hộ gia đình có qui mô trung bình là 5 nhân khẩu, gồm 2 lao động chính và 3 lao động phụ, số ruộng họ<br /> được chia sẽ là 4 sào (2,2 sào cho 2 lao động chính và 1,8 sào cho 3 lao động phụ. Năng suất lúa bình quân ở<br /> đồng bằng Bắc Bộ là 1,5 tạ/sào/vụ. Tổng sản lượng của 4 sào trong một năm sẽ là 1,2 tấn lúa. Tổng số các<br /> khoản đóng góp gồm thuế nông nghiệp, thủy lợi phí, công ích xã hội chiếm hết 23% tổng sản lượng thu được.<br /> Số thóc còn lại cho hộ gia đình là 924 kg. Như vậy thu nhập bình quân chung sẽ là 185kg thóc một năm hay<br /> 15kg thóc/nhân khẩu/tháng. Nếu ta qui đổi ra gạo theo tỷ lệ thông thường là 66%, mỗi người sẽ có mức lương<br /> thực là 10 kg gạo/tháng. Cách tính bình quân thu nhập từ nguồn điều tra miệng do các cửu vạn cung cấp này có<br /> thể so sánh với điều tra tại chỗ của Lương Văn Hy ở hai làng thuộc Vĩnh Phú và Hà Bắc 7 .<br /> Sự tính toán này cho thấy tổng thu nhập của các gia đình nông dân từ ruộng đất chỉ có thể đáp ứng được nhu<br /> cầu lương thực tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày. Những đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo như giống, phân bón,<br /> thuốc trừ sâu và toàn bộ những chi phí khác cho cuộc sống một gia đình như dịch vụ y tế, giáo dục, quần áo, nhà<br /> cửa và các hoạt động đột xuất như cưới xin, ma chay, thăm viếng v.v.. làm nẩy sinh một nhu cầu rất lớn về tiền<br /> mặt mà người nông dân không thể trông chờ vào hoạt động nông nghiệp. Chính đây là một yếu tố thúc đẩy<br /> mạnh mẽ nhất sự đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn ở Bắc Việt Nam trong đó khuynh hướng chung là<br /> chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp và lao động làm thuê. Điều đó đặc biệt thể hiện rõ khi ta xem xét<br /> khả năng đáp ứng lao động nông nghiệp của hộ gia đình. Kinh nghiệm sản xuất của người nông dân cho thấy<br /> một lao động chính và một lao động phụ hoàn toàn có thể có thể đảm bảo canh tác một diện tích lúa khoảng 5<br /> sào. Điều đó có nghĩa rằng nếu một hộ gia đình qui mô trung bình gồm 5 người với 2 lao động chính, chỉ được<br /> chia 4 sào ruộng thì sẽ có ít nhất 1 lao động chính không có việc làm. Sự dư thừa lao động trong khu vực nông<br /> thôn, hay nói cách khác thúc đẩy sự phân công lại lao động trong gia đình, trong đó ít nhất một lao động phải<br /> tìm công việc khác để hỗ trợ cho kinh tế gia đình 8 .<br /> <br /> <br /> 7<br /> Theo Lương Văn Hy, bình quân sản lượng lúa cho mỗi đầu người ở làng Sơn Dương (Vĩnh Phú) là 204,59kg<br /> thóc/người/năm và ở Hoài Thị (Hà Bắc) là 169,7kg thóc/người/năm. Xem: Hy Văn Lương. Economic Reform and the<br /> intensification of Rituals in Two North Vietnamese villages (1980-1990), p.265. Trong Borje Ijunggren (ed). 1994.<br /> 8<br /> Khảo sát về tình hình lực lượng lao động Việt Nam chỉ ra rằng với mức tăng bình quân mỗi năm trên một triệu lao động<br /> hiện nay, khả năng dư thừa lao động sẽ còn trở nên bức xúc hơn. (V.P.C. Dự báo Dân số, học sinh đến trường và lực lượng<br /> lao động Việt Nam. (1990-2005). 1994, trang 80.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 66 Vấn đề “chợ lao động” ở Hà Nội<br /> <br /> <br /> Vậy là, nhu cầu tiền mặt cho các chi phí của cuộc sống hàng ngày của hộ gia đình nông dân và hiện thực<br /> thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là những yếu tố thúc đẩy các hoạt động kinh tế theo hướng phi nông nghiệp<br /> trong các hộ gia đình nông dân. Các quan sát xã hội học thực nghiệm gần đây ở Bắc Việt Nam cũng chỉ ra rằng<br /> có hai khuynh hướng chính mà các hộ nông dân thường sử dụng để tăng thu nhập:<br /> + Khuynh hướng thứ nhất là tận dụng và nâng cao các hình thức sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ruộng<br /> khoán, tăng thêm vụ thứ ba (trồng rau), tận dụng từ vườn và phát triển chăn nuôi.<br /> + Khuynh hướng thứ hai là hướng số lao động thừa sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như thủ<br /> công hay buôn bán nhỏ và làm dịch vụ. Lao động làm thuê là một hình thức theo hướng đa dạng hóa kinh tế<br /> này.<br /> Lịch sử hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ đã chỉ ra rằng, kết hợp nông nghiệp với một vài hoạt động<br /> phi nông nghiệp là một hiện tượng phổ thông ở các gia đình nông dân. Song lao động làm thuê và di chuyến ra<br /> đô thị kiếm việc làm ở các chợ người được mô tả trong nghiên cứu này là một hiện tượng khá đặc biệt. Điều này<br /> có thể được lý giải trên cơ sở của sự thay đổi cơ bản của hệ thống kinh tế. Chính sách khoán sản phẩm đến hộ<br /> gia đình nông dân và luật ruộng đất cho phép người nông dân quyền sử dụng ruộng đất đến 20 năm đã tạo ra cho<br /> hộ gia đình nông dân tính năng động với sản xuất mới. Nếu như trước cải cách kinh tế, Hợp tác xã quản lý toàn<br /> bộ các hoạt động sản xuất và tư liệu sản xuất thì giờ đây, các hộ gia đình nông dân đã trở thành đơn vị sản xuất<br /> tự quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, phân công lao động trong phạm vi hộ gia đình của mình.<br /> Điều này giải thích những quan sát của chúng tôi ở những người di cư lao động theo mùa vụ ở Hà Nội khi<br /> chúng tôi chỉ thấy toàn lao động nam đứng chờ việc trong các chợ người. Những người này cho biết với tư cách<br /> là chủ hộ gia đình và là lao động chính, họ tự nhận lấy trách nhiệm phải kiếm ra tiền mặt trong khi phụ nữ thích<br /> hợp với công việc đồng áng, về nhà và nuôi dạy con cái, duy trì những hoạt động của gia đỉnh khi người chồng<br /> đi làm xa 9 .<br /> III. Mấy nhận xét.<br /> Nghiên cứu lịch sử truyền miệng về đời sống gia đình nông dân cho thấy từ lâu, những người nông dân sống<br /> trong các làng xã vẫn thường có quen đã làm xa Điều này được ghi nhận là phổ biến ở những làng mà nghề thủ<br /> công là một nguồn thợ cả, thợ bạn và thợ học việc trong các tốp thợ nề, thợ mộc, thợ rèn - đúc, thợ sơn, thợ<br /> nhuộm v.v… Chính sự hình thành các phố phường thủ công ở Hà Nội là từ các nhóm thợ thủ công nông dân<br /> như vậy.<br /> Các cuốn biên niên xử cũng ghi chép về hiện tượng những người nông dân đi làm thuê đã có từ lâu trong<br /> lịch sử Việt Nam. Hiện tượng nông dân đi làm thuê để phụ giúp thu nhập gia đình có lẽ phổ biến vào khoảng thế<br /> kỷ XV khi người ta thấy trong sử cũ và sổ hộ tịch nhà nước nói đến một hạng người gọi là cố hạng trong thang<br /> bậc 6 hạng dân của thế kỷ này. Cố hạng, như qui định trong Luật Hồng Đức nhà Lê là để chỉ những người nông<br /> dân nghèo phải đi làm thuê để kiếm sống. Họ cũng được chia ruộng đất công làng xã nhưng thường rời bỏ làng<br /> đi làm thuê hàng tháng hay hàng năm để duy trì cuộc sống, (Phan Huy Lê, 1959, 41). Việc luật nhà Lê có qui<br /> định về thứ hạng xã hội của người nông dân đi làm thuê nói lên tính phổ biến của hiện tượng này trong lịch sử<br /> Việt Nam.<br /> <br /> <br /> <br /> 9<br /> Đi làm xa có lẽ thích hợp với nam giới, do công việc nặng nhọc hơn, nhưng có lẽ cũng bởi thói quen lâu đời là trách<br /> nhiệm làm ra tiền thường do nam giới, còn việc nhà thì phụ nữ phải lo toan. Ở các chợ lao động nông thôn đã thấy nhiều<br /> phụ nữ cũng đứng chờ việc ở một khu riêng trong chợ.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Văn Chính 67<br /> <br /> <br /> Dẫu cho hiện tượng những người thợ thủ công - nông dân hay người lành ruộng thuần túy đi làm thuê, dù có<br /> thể khác nhau về nghề nghiệp và cách kiếm tiền, thì họ vẫn có điểm giống nhau ở chỗ đều là người nông dân đi<br /> làm xa. Đô thị là nơi họ thường hướng tới. Các tài liệu thời thực dân cũng thường mô tả hiện tượng những người<br /> nông dân ra đô thị kiếm việc thường bán sức lao động của mình ở các chợ người. Những tài liệu này thường mô<br /> tả họ như là hậu quả của chế độ cho vay nặng lãi, thuế má nặng nề và đặc biệt, là đặc điểm của chủ nghĩa thực<br /> dân.<br /> Những chi tiết lịch sử điểm lại ở trên cho thấy rằng hiện tượng những người nông dân rời làng đi ra thành<br /> phố kiếm việc làm thuê trong một thời hạn nhất định, hàng tháng, hàng vụ hay hàng năm, đã có lịch sử lâu dài ở<br /> Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, đã có rất ít tài liệu nghiên cứu hiện tượng này, ngoài một vài công trình<br /> nghiên cứu vấn đề nông dân phiêu tán gắn với các cuộc nổi dậy của phong trào nông dân thời phong kiến và<br /> thực dân ở Việt Nam.<br /> Những quan sát và đánh giá nhanh trình bày trong bài viết này, về những người nông dân đến tìm việc trong<br /> các “chợ người” thành phố ngày hôm nay cho thấy rằng họ vẫn coi nhà cửa, ruộng vườn và đời sống nông thôn<br /> của họ là cơ bản và lâu dài. Việc đi ra đô thị tìm việc làm theo thời vụ chỉ là để phụ thêm hòng duy trì cuộc sống<br /> của gia đình mình. Tuy nhiên, như đã chỉ ra trong nghiên cứu này, thật khó mà có thể tách rời hiện tượng di cư<br /> lao động theo thời vụ nông thôn - đô thị ra khỏi những thay đổi kinh tế - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt<br /> Nam kể từ sau cải cách kinh tế. Nếu như những phân tích hiện tượng di cư nông thôn - đô thị ở châu Á thường<br /> tập trung vào các yếu tố thúc đấy và yếu tố thu hút (Push and Pull factors) hoặc các quyết định mang tính cá<br /> nhân thì việc nhìn nhận hiện tượng này trong một quá trình lịch sử lại cho thấy di chuyển lao động không chỉ<br /> liên quan đến các tập quán hay quyết định cá nhân mà thường gắn với các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nhất<br /> định, trong đó hiện tượng di cư theo mùa nảy sinh. Theo tôi, những phân tích theo hướng này có thể tập trung<br /> vào ba khía cạnh chính:<br /> 1 Sự thay đổi chế độ kinh tế từ Hợp tác xã nông nghiệp sang hộ gia đình nông dân cá thể đã tạo ra một cơ sở<br /> quan trọng cho sự phân công lại lao động ở khu vực nông thôn, trước hết là phạm vi hộ gia đình nông dân. Dưới<br /> chế độ Hợp tác xã, hộ gia đình thực chất chỉ là một đơn vị tái sản xuất. Sự trả lại cho hộ gia đình với chức năng<br /> là một đơn vị sản xuất đã đưa lại hàng loạt những năng động kinh tế ở nông thôn, trong đó các chiến lược phát<br /> triển kinh tế của hộ không còn ràng buộc bởi cơ chế Hợp tác xã và các thành viên trong hộ có thể tự quyết định<br /> phương thức kiếm tiền như thể nào. Đặc điểm nối bật của giai đoạn quá độ này ở nông thôn Việt Nam gợi ra<br /> rằng, các nghiên cứu và di chuyển lao động nông thôn - đô thị có thế lấy hộ gia đình làm một đơn vị phân tích<br /> có nghĩa quan trọng bậc nhất.<br /> 2. Tình trạng dân số nông thôn tăng trưởng nhanh (2,4% hàng năm trong khi diện tích canh tác quá thấp ở<br /> đồng bằng Bắc Việt Nam đã tạo ra hiện tượng thất nghiệp trong khu vực nông thôi ngày càng tăng. Như các tài<br /> liệu thống kê đã chỉ ra, mỗi năm Việt Nam có thêm một triệu thanh niên bước vào tuổi lao động (V.P.C, 1994,<br /> đã dẫn) trong khi quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa đang làm cho diện tích trồng cấy bị thu hẹp hơn nữa<br /> [tốc độ thu hẹp đất nông nghiệp trung bình là 1,6% hàng nam (Đào Thế Tuấn: 1993)], càng làm tăng thêm sức<br /> ép kinh tế lên khu vực nông thôn. Sức ép này, như chúng ta thấy, thường tạo ra hiện tượng dịch chuyển lao động<br /> nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Những ai không có điều kiện về vốn liếng và kỹ thuật thì phải bán cái duy<br /> nhất mà họ có là sức lao động. Đây là nguồn cung cấp tiềm tàng nhân lực cho các chợ lao động ở khu<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 68 Vấn đề "chợ lao động” ở Hà Nội<br /> <br /> <br /> vực phi nông nghiệp mặc dù các chỉ số thống kê về lao động cũng cho thấy một khuynh hướng ngược lại là<br /> những lao động có kỹ thuật đang dịch chuyển từ đô thị về khu vực nông thôn (A.Ford, 1994; 38).<br /> 3. Cùng với quá trình biến đổi trong cơ cấu kinh tế cũng là những thay đổi trong phân tầng xã hội. Dưới nền<br /> kinh tế tập trung, chế độ bao cấp và Hợp tác xã đã đảm bảo cho mọi gia đình nông dân một mức sống không<br /> chênh lệch nhiều. Mặt trái của kinh tế thị trường là nó làm cho một bộ phận gia đình nông dân không đủ khả<br /> năng về vốn liếng, kỹ thuật và trình độ giáo dục bị tụt lại và rơi vào tình trạng nghèo khổ. Chính những người<br /> này đã tìm lối thoát của mình bằng cách bán sức lao động ở các “chợ lao động” đô thị, nơi nhu cầu về lao động,<br /> đặc biệt là lao động giản đơn trong xây dựng của quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh.<br /> Những giả thiết này chỉ là những gợi ý ban đầu cho các phân tích sâu hơn về hiện tượng dịch chuyển lao<br /> động nông thôn - đô thị ở Việt Nam. Nó cố gắng chỉ ra những tác động của xã hội ở tầm vĩ mô lên hiện tượng di<br /> cư theo mùa của những người nông dân ra các đô thị. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu hơn ở tầm hộ gia đình<br /> và các vấn đề liên quan khác như tác động của di cư lao động mùa vụ lên vai trò của phụ nữ và trẻ em, các yếu<br /> tố văn hóa truyền thống và tâm lý bám làng cố hữu của người nông dân thay đổi hay ảnh hưởng thế nào đến quá<br /> trình này v.v... vẫn còn chờ đợi phải được nghiên cứu tiếp.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> G.Mc Nicoll<br /> 1968 Internal migration in 1ndonesia: Descriptive notes. Indonesia No 5,29-92<br /> G.Standing<br /> 1985 Labor Circulation and the Labour Process, London: Croom Helm.<br /> M.Naim<br /> 1971 Merantau: Causes and Effects of Minangkabau Voluntary Migaration, Singapore: Institute of<br /> Southeast Asian Stodies. Occasional paper, No5.<br /> U.Pelly<br /> 1983 Urbar Migration and Adaptaition in Indonesia: A Case study of Minangkabau and Mandiling Batak<br /> migrants in Medan, North Sumatra. Ph.D. Thesis, University of lllinois.<br /> R.J.Pryor<br /> 1979 Migration and Developmet in Southeast Asia, Kuala Lumpur: Oxford University Press<br /> L.Trager<br /> 1984 Migration and remittance: Urban income and rural households m the Philippines.<br /> The Journal of Developing Areas, 18, pp.317-340<br /> Hoàng Hữu Tiến<br /> 1992 Một chợ lao động ven đô. Tạp chí Lao động và xã hội, số 8-1992 tế.7-8<br /> Đinh Lương<br /> 1991 Thuê mướn lao động - nỗi trăn trở làng quê. Tạp chí Lao động và xã hội, số 1.1991<br /> Mai Thanh Hải<br /> 1991 Lao động nông thôn trong khoán 10. Tạp chí Lao động và xã hội, số 3.1991<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Văn Chính 69<br /> <br /> <br /> A.G.Frank<br /> 1970 Capitalism and Underdevelopment in Latin - America: Historical Studies of Chile and Brazil. New<br /> York. Monthly Review Press<br /> S.Amin<br /> 1974 Mondern Migration in West Africa; New York: Oxford University Press<br /> Hy Van Luong<br /> 1994 Economic Reform and the Intensification of Rituals in Two North Vietnamese villages, 1980-1990, In:<br /> Borje Liunggren (ed). The chal1enge of Reform in lndochina. Cambridge, M.A: Havard lnstitute for<br /> International Development. Havard University, pp.259-291<br /> Tổng điều tra dân số Việt Nam<br /> 1994: Dự báo dân số, học sinh đến trường và lực lượng lao động Việt Nam, 1990-2005. Hà Nội<br /> Phan Huy Lê<br /> 1959: Lao động làm thuê trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVIII về trước. Tạp chí Nghiên cứu<br /> lịch sử, số 9 (11.1959), tr. 40-57<br /> Đảo Thế Tuấn<br /> 1993: Kinh tế hộ gia đình nông dân và sụ thay đổi xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, số 44, tr 5-17<br /> Tương Lai<br /> 1994: Những nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và chính sách xã hội. Hà Nội, 1994<br /> A.Fford<br /> 1994: Vietnam: Ecomomic Commentary and analysis: a bi-annual appraisal of the Vietnamese economy.<br /> Independent Research in contemporary Vietnam, No5 ADUKI Pty xuất bản. Canberra Australia<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2