intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945

Chia sẻ: Vixyliton Vixyliton | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

61
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các vấn đề đầu tư của thực dân Pháp tại tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945, bao gồm những nhân tố ảnh hưởng, vốn, lĩnh vực đầu tư và nhận xét những tác động của việc Pháp đầu tư tới tỉnh Sơn La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 134-144<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0019<br /> <br /> VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ CỦA THỰC DÂN PHÁP<br /> Ở TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 1895 ĐẾN NĂM 1945<br /> Tống Thanh Bình<br /> <br /> Khoa Sử - Địa, Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt. Bài báo viết về vấn đề đầu tư của thực dân Pháp tại tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến<br /> năm 1945, bao gồm những nhân tố ảnh hưởng, vốn, lĩnh vực đầu tư và nhận xét những tác<br /> động của việc Pháp đầu tư tới tỉnh Sơn La. Từ những số liệu trong các báo cáo kinh tế của<br /> Pháp ở các tài liệu lưu trữ, đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu khác, bằng phương pháp lịch<br /> sử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành, tác giả đi đến những nhận xét về vấn<br /> đề đầu tư của Pháp ở Sơn La như sau: Số vốn đầu tư không nhiều, tập trung vào hệ thống<br /> cơ sở hạ tầng là chủ yếu, trong khi việc khai thác mỏ và nguồn lợi từ nông nghiệp - vốn<br /> là hai đối tượng chính của cuộc khai thác lại không được chú ý. Đây là một trong những<br /> nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế, xã hội trì trệ ở tỉnh Sơn La nửa đầu thế kỉ XX.<br /> Từ khóa: Đầu tư, tỉnh Sơn La, thời Pháp thuộc, 1895 – 1945.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Sơn La - một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng,<br /> trung tâm của khu vực Tây Bắc, tiếp giáp hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của Lào và một<br /> số tỉnh thuộc Đông Bắc, Bắc Miền Trung, Tây Bắc Việt Nam. Vị trí địa lí cùng nguồn tài nguyên<br /> phong phú đã thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.<br /> Từ trước tới nay, việc nghiên cứu về tỉnh Sơn La tập trung chủ yếu trên khía cạnh dân tộc<br /> học, văn hóa hoặc lịch sử đảng, trong khi nghiên cứu về lịch sử kinh tế chưa thực sự được chú ý.<br /> Một số cuốn sách tiêu biểu về tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc chủ yếu viết về quá trình Pháp xâm<br /> lược và quá trình đấu tranh chống Pháp của nhân dân Tây Bắc, dung lượng viết về kinh tế Sơn La<br /> thời Pháp thuộc không nhiều, vấn đề đầu tư của thực dân Pháp gần như không được bàn đến. Điều<br /> đó khiến cho việc tìm hiểu về tình trạng kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời gian này gặp nhiều khó<br /> khăn.<br /> Trên bình diện cả nước, việc nghiên cứu về vấn đề đầu tư của Pháp và đầu tư từng lĩnh vực<br /> đã được các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm. Tác giả Tạ Thị Thúy đã đề cập đến vấn đề đầu tư<br /> của Pháp trên quy mô cả nước trong thời gian từ năm 1919 đến năm 1929. Tác giả Nguyễn Ngọc<br /> Cơ và Lê Thị Hương đề cập đến quá trình thăm dò, khai thác và chế biến quặng kim loại ở Cao<br /> Bằng thời Pháp thuộc. Tiếp đó, năm 2009, tác giả Hà Thị Thu Thủy nghiên cứu về hoạt động khai<br /> thác mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Thái Nguyên (1906 – 1945). Ở miền Nam, hệ thống giao thông<br /> Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/4/2017<br /> Liên hệ: Tống Thanh Bình, e-mail: tongbinhnwuni@gmail.com<br /> <br /> 134<br /> <br /> Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945<br /> <br /> ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860 – 1945) được nhóm tác giả: Ngô Minh Oanh, Bành Thị Hằng<br /> Tâm nghiên cứu. . . Những công trình trên đã phần nào phản ánh quy mô, mức độ và kết quả đầu<br /> tư của Pháp ở các tỉnh thành trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tìm hiểu về<br /> việc Pháp đầu tư ở Sơn La – một tỉnh miền núi có nhiều khác biệt so với các tỉnh thành khác: cách<br /> xa các trung tâm lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên phân tán, trữ lượng không nhiều,<br /> địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. . .<br /> Dựa trên những số liệu từ các tài liệu lưu trữ, đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu của địa<br /> phương, bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành,<br /> tác giả sẽ trình bày về mức độ đầu tư của Pháp trên từng lĩnh vực, từ đó lí giải những nhân tố tác<br /> động đến việc đầu tư của Pháp và đánh giá hệ quả của việc đầu tư tới kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn<br /> La thời Pháp thuộc.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Những nhân tố tác động đến việc đầu tư của Pháp ở Sơn La<br /> <br /> 2.1.1. Điều kiện tự nhiên<br /> Địa hình: Tỉnh lị Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km, nằm sâu trong nội địa, cách xa các<br /> trung tâm lớn nên việc đi lại khó khăn. Địa hình có độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt<br /> ngang mạnh ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất.<br /> Khí hậu: Sơn La thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng<br /> ẩm, mưa nhiều. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho cây trồng, mùa mưa với lượng nước lớn gây<br /> lũ lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất.<br /> Sông ngòi: Hệ thống sông suối ở Sơn La có mật độ khá dày, phân bố không đều, độ dốc<br /> lớn, nhiều thác ghềnh gồm Sông Đà, sông Mã cùng hàng chục suối lớn và hàng trăm suối nhỏ. Hệ<br /> thống sông suối có giá trị kinh tế cao trong khai thác thủy điện và nông nghiệp.<br /> Đất: Đặc điểm chung của đất Sơn La là tầng đất khá dầy, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lân<br /> trong đất cao. Dọc Quốc lộ 6 là 2 cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản, tương đối rộng và bằng phẳng,<br /> đất đai màu mỡ, là những điều kiện thuận lợi để hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn,<br /> quy mô tập trung.<br /> Nước: Nguồn nước gồm nước mặt, nước ngầm và nước nóng nước khoáng. Việc điều tiết<br /> nguồn nước rất quan trọng để phục vụ các hoạt động sản xuất.<br /> Rừng: Sơn La được ví là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, có vai trò quan trọng<br /> trong việc phòng chống xói mòn, rửa trôi, ngăn chặn lũ. Nguồn lợi từ rừng tương đối lớn với hệ<br /> động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhờ có luật tục bảo vệ rừng nên thời Pháp thuộc, dù không có<br /> phân bón cho cây trồng nhưng chất lượng đất rất tốt để canh tác.<br /> Tài nguyên khoáng sản: Sơn La có rất nhiều, trong đó có những loại khoáng sản quý như<br /> Niken, đồng, than, vàng, thủy ngân, Ma-nhê-zit đá vôi, sét cao lanh nhưng chủ yếu là mỏ nhỏ,<br /> phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi.<br /> Đặc điểm này chi phối lớn tới hoạt động khai thác mỏ của Sơn La thời Pháp thuộc.<br /> Thiên nhiên ưu đãi đã khiến con người ở đây khá an phận, họ không đầu tư nhiều cho sản<br /> xuất, sản phẩm làm ra chỉ đủ dùng, không trở thành hàng hóa để trao đổi.<br /> <br /> 135<br /> <br /> Tống Thanh Bình<br /> <br /> 2.1.2. Xã hội<br /> Sơn La thời Pháp thuộc có 12 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Thái, Mông, Mường, Dao, Lào,<br /> La Ha, Xinh Mun, Khơ Mú, Hoa, Tày, Kháng. Trong đó, dân tộc Thái chiếm đa số, dân tộc Kinh<br /> và Hoa chiếm tỉ lệ vô cùng ít ỏi. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ người Pháp lên sinh sống, làm<br /> việc ở Sơn La với số lượng ít, chiếm gần 0,02 % dân số [1; 43] và thường xuyên thuyên chuyển.<br /> Người Thái sống tập trung vùng thung lũng có nhiều ruộng nước, hầu hết các dân tộc khác<br /> như người Mông và các tộc người Xá (La Ha, Khơ mú, Xinh Mun, Kháng. . . ) bị đẩy lên vùng cao.<br /> Người Kinh và người Hoa chủ yếu sống ở khu vực trung tâm châu lị, tỉnh lị và các cảng sông để<br /> buôn bán, khai mỏ. Theo nhận xét của người Pháp, người Thái rất an phận, họ chỉ sản xuất ra đủ<br /> dùng chứ không quan tâm đến việc tăng năng suất lao động. Vì thế, nền kinh tế luôn trong tình<br /> trạng tự cấp tự túc trong khi sự giao lưu về kĩ thuật sản xuất giữa người Kinh với các dân tộc không<br /> nhiều nên sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất rất hạn chế.<br /> Với tỉ lệ dân cư chiếm số đông, cùng quá trình xác lập quyền lực của mình, người Thái có<br /> sức mạnh chi phối trong kết cấu xã hội tỉnh Sơn La. Họ vừa nắm quyền quản lí ruộng đất, vừa cai<br /> quản những người đồng tộc, khác tộc tạo nên chế độ phìa tạo rất đặc trưng trong xã hội Sơn La<br /> trước năm 1945.<br /> Chính trị<br /> Ngày 10 tháng 10 năm 1895 là mốc đánh dấu sự thành lập tỉnh Sơn La dưới sự quản lí của<br /> Pháp. Từ đây, tỉnh được điều hành bởi một Công sứ, một Phó Công sứ người Pháp, đội ngũ giúp<br /> việc và hệ thống chính quyền cũ của địa phương.<br /> Khác với các tỉnh đồng bằng, do số lượng ít, nhân viên Tòa Công sứ ở Sơn La phụ trách hầu<br /> hết các lĩnh vực mang tính kiêm nhiệm như: thu thuế, tài chính, tòa án, quân đội, sở công chính, sở<br /> thú y, giáo dục, y tế... Sự kiêm nhiệm đó khiến hoạt động của bộ máy chính quyền không hiệu quả,<br /> đó là chưa kể đến năng lực yếu kém của hệ thống chức dịch người địa phương - “Quan lại hương<br /> chức là những người lười nhác, kém thông minh và không có chí tiến thủ” [2] - ảnh hưởng đến các<br /> lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh.<br /> Kinh tế và cơ sở hạ tầng<br /> Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo, sản xuất theo lối manh mún, kĩ thuật canh tác<br /> lạc hậu, năng suất thấp. Thủ công nghiệp sản xuất chỉ phục vụ nhu cầu từng hộ gia đình, sản phẩm<br /> không trở thành hàng hóa. Công nghiệp gần như không có gì ngoài một số mỏ của người Hoa và<br /> người Việt với trữ lượng không đáng kể. Thương nghiệp không có điều kiện phát triển. Kinh tế<br /> Sơn La trước năm 1895 là nền kinh tế phong kiến lạc hậu, dựa vào thiên nhiên, tự cấp tự túc, hoạt<br /> động sản xuất mang tính độc lập từng gia đình.<br /> Trước năm 1895, đường xá đi lại vô cùng khó khăn do địa hình nhiều sông, suối, núi cao,<br /> vực sâu,. . . người dân đi lại chủ yếu bằng đường thủy qua hệ thống sông Đà, sông Mã, phương<br /> tiện di chuyển đường thủy chủ yếu bằng thuyền, bè. Đường bộ thường là những con đường mòn<br /> vừa bé lại chênh vênh theo sườn núi, rậm rạp, nhiều thú dữ. Việc di chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc<br /> dùng trâu, bò, ngựa làm phương tiện. Chính vì sự cách trở đó nên việc thông thương rất khó khăn,<br /> mất nhiều thời gian.<br /> Các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp<br /> Trên phạm vi cả nước, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) đã khiến<br /> cơ sở hạ tầng được đầu tư, các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. . . có<br /> nhiều chuyển biến. Cơ cấu kinh tế, xã hội thay đổi theo hướng hiện đại, xuất hiện mầm mống tư<br /> bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tới Sơn La rất<br /> 136<br /> <br /> Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945<br /> <br /> mờ nhạt. Về hướng đầu tư trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) có sự khác biệt rõ<br /> rệt so với lần thứ nhất: nông nghiệp là ngành được ưu tiên hàng đầu, tiếp đến là công nghiệp, mỏ,<br /> ngân hàng, thương nghiệp, giao thông. Số vốn đầu tư lớn, mức độ đầu tư quyết liệt hơn trước, dù<br /> vậy, cũng như cuộc khai thác lần thứ nhất, những chính sách khai thác lần thứ hai cũng không dẫn<br /> đến những chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La.<br /> Có thể thấy, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị của tỉnh Sơn La vừa có những<br /> thuận lợi vừa có những khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Trong 50 năm cai trị, thực<br /> dân Pháp đã đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên ở một chừng mực nhất định, vừa du nhập những<br /> yếu tố mới vào hoạt động sản xuất và đời sống xã hội vừa kìm hãm kinh tế, xã hội địa phương<br /> trong sự trì trệ, lạc hậu.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Quá trình đầu tư của thực dân Pháp ở Sơn La (1895 – 1945)<br /> <br /> 2.2.1. Vốn đầu tư<br /> Mục đích đầu tư của Pháp ở Sơn La<br /> Để đạt được mục đích khai thác nguồn tài nguyên, nhân lực, thị trường tiêu thụ. . . ở thuộc<br /> địa, hoạt động đầu tư phải diễn ra, song mức độ đầu tư ở mỗi vùng sẽ nhiều ít khác nhau, tùy thuộc<br /> tiềm năng vùng đất đó. Vì nhiều nguyên nhân, việc đầu tư của Pháp ở Sơn La khá mờ nhạt, tuy<br /> nhiên, hoạt động này vẫn diễn ra trong suốt 5 thập kỉ Pháp cai trị. Bất cứ nhà tư bản nào khi đầu tư<br /> luôn hướng đến lợi nhuận, ở Sơn La cũng không ngoại lệ song do những đặc điểm của địa phương<br /> nên mục đích đầu tư bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác.<br /> Một trong những lí do để Pháp đầu tư ở Sơn La là tầm quan trọng của vị trí địa lí và sự<br /> đa dạng thành phần dân cư. Đây là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam Pháp không thể bỏ<br /> qua, Pháp muốn nắm được vùng đất này để kiểm soát những tỉnh còn lại của vùng Tây Bắc. Chỉ<br /> với tuyến đường nối từ Hà Nội tới Sơn La, Điện Biên, Lai Châu sẽ giúp Pháp khống chế được một<br /> phần quan trọng của vùng thượng du Bắc Kỳ. Đây cũng là nơi Pháp thực hiện chính sách “Chia<br /> để trị” với ý đồ lập một “xứ Thái tự trị” như đã tiến hành với xứ Mường ở Hòa Bình để có sự hậu<br /> thuẫn cho việc thống trị của Pháp trên toàn vùng Tây Bắc. Vì thế, bản thân thực dân Pháp cũng<br /> thừa nhận, những tuyến đường Pháp mở ra ở Sơn La mang tính chất chiến lược nhiều hơn thương<br /> mại. Chính vì vậy, việc tạo cơ hội phát triển một số ngành kinh tế tại địa phương cũng không ngoài<br /> mục đích thu hút người dân bản địa vào những công việc cụ thể, tạo sự ổn định về chính trị, xã hội.<br /> Có thể nói, việc đầu tư của Pháp tại Sơn La thiên về mục đích chính trị nhiều hơn những tính toán<br /> lợi ích kinh tế.<br /> Vốn đầu tư<br /> Số tiền đầu tư cho tỉnh được lấy từ hai nguồn chính: ngân sách liên bang và ngân sách tỉnh<br /> – là nguồn ngân sách có nguồn gốc từ các loại thuế: thuế trực thu (thuộc ngân sách cấp xứ, cấp<br /> tỉnh), thuế gián thu (thuộc ngân sách liên bang) và vốn vay của các cá nhân dưới hình thức công<br /> trái [3; 17]. Ngoài ra, phải kể đến nguồn vốn từ các quỹ tín dụng nông nghiệp và vốn tư nhân của<br /> tư bản chính quốc và tư bản bản xứ. Trên thực tế, nguồn vốn từ quỹ tín dụng nông nghiệp không<br /> mấy hiệu quả ở Sơn La “tập trung vào tay một nhóm nhỏ người, trong khi đại đa số cư dân lại<br /> không được hưởng một lợi ích gì của quy chế tín dụng này” [4;166]. Sau này có các hình thức tín<br /> dụng như Hội nông tín tương tế bản xứ, Bình dân nông phố ngân hàng nhưng không phát huy tác<br /> dụng, vì thế, nguồn vốn tư nhân đầu tư vào Sơn La vô cùng ít ỏi. Theo tài liệu chúng tôi có được,<br /> ngân sách đầu tư cho tỉnh Sơn La chủ yếu lấy từ ngân sách Liên bang và ngân sách tỉnh.<br /> Nguồn vốn từ thuế thân: Năm 1903, lần đầu tiên, chính quyền bảo hộ ban hành biểu thuế áp<br /> 137<br /> <br /> Tống Thanh Bình<br /> <br /> dụng với dân tộc thiểu số ở vùng cao. “Ở tỉnh Vạn Bú (Sơn La), các hộ gia đình người Mèo, Mán,<br /> Dao, 2 đồng / 1 năm. Hộ gia đình người Xá 1 đồng / 1 năm và được miễn thuế ruộng đất. Còn lại<br /> các dân đinh thuộc dân tộc Thái phải đóng thuế thân như dân đinh người bản xứ ở vùng đồng bằng,<br /> tức là nội đinh đóng 2,5 đồng, ngoại đinh 0,3 đồng” [5; 32]. Biểu thuế này được áp dụng đến 1939,<br /> sau đó được thay thế bằng biểu thuế suất mới theo hướng tăng mức thuế cho mọi đối tượng. Trong<br /> đó, dân tộc Thái mức thuế hạng 13, 14 tương ứng việc đóng 2,5 đồng/1 năm và 1 đồng trên/1 năm,<br /> còn thuế hộ gia đình ở tỉnh Sơn La áp dụng đối với người Khạ (có thể là người Kháng – tác giả)<br /> và người Xá: Thuế hộ 1,5 đồng/1 năm, tiền chuộc lao dịch 5 ngày tương ứng đóng 0,5 đồng/1 năm<br /> [5;117-119]. Về thực chất, biểu thuế này là một sự bóc lột tinh vi của thực dân Pháp, những người<br /> có số ruộng đất không đáng kể trước đây không phải nộp thuế thì nay bị đánh đồng vào hạng 2,5<br /> đồng hoặc 1 đồng.<br /> Nguồn vốn từ thuế nhân lực: Chế độ đi sưu từ chỗ vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của<br /> người dân nay đã bị thay thế bằng thuế nhân lực, với giá 1,5 đồng cho 10 ngày/ 1 dân đinh. Trên<br /> thực tế, người dân vừa phải nộp tiền mà vẫn phải đi sưu dịch khi Nhà nước cần. Họ trở nên điêu<br /> đứng và bị bần cùng hóa.<br /> Nguồn vốn từ thuế ruộng đất: Từ năm 1926, một biểu thuế suất mới áp dụng chung cho<br /> người bản xứ, Á kiều và những người đồng hóa với mức định suất tăng hơn so với trước. Theo đó,<br /> ruộng trồng lúa chia làm 3 hạng, đối với đất trồng các loại cây khác chia thành 5 hạng. Bên cạnh<br /> đó còn có thuế phụ thu cho loại ruộng đất chính ngạch của người bản xứ, Á kiều và người đồng<br /> hóa. Biểu thuế trên áp dụng cho cả tỉnh Sơn La và được duy trì đến năm 1945.<br /> Bảng 1. Thuế trực thu của tỉnh Sơn La trong các năm<br /> <br /> Năm<br /> Ghi chú<br /> Thuế trực thu (Đồng)<br /> 1902<br /> 43.241,21<br /> 1922<br /> 52.000<br /> 1923<br /> 77.000<br /> 83.675,17<br /> 1927<br /> 1928<br /> 84.328<br /> Dự kiến<br /> Nguồn: Hồ sơ số RST 55027, RST 36550 – 21, RST 78527 – 01, TTLTQG I, Hà Nội [6-8]<br /> <br /> Do ngân sách thu được không nhiều, cộng với việc tính toán lợi nhuận không cao nên các<br /> khoản chi cho các lĩnh vực của tỉnh cũng hạn chế.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Nội dung đầu tư<br /> <br /> 2.3.1. Cơ sở hạ tầng<br /> Giao thông<br /> Đường bộ: 3 tuyến đường chính được Pháp mở ở Sơn La trong quá trình cai trị gồm:<br /> Tuyến đường 41 từ Suối Rút (Hòa Bình) lên Sơn La dài 251 km (tính đến năm 1935), sau<br /> này chính là tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 6 nối Sơn La với Hà Nội.<br /> Tuyến đường Tạ Khoa – biên giới Lào (Sầm Nưa): dài 77,6 km, qua địa phận châu Phù,<br /> châu Mộc và đến biên giới Lào, sau này là đường Quốc lộ 43.<br /> Tuyến Sơn La – Tạ Bú: dài 29,5 km nối Sơn La với cảng Tạ Bú, sau này là đường tỉnh lộ<br /> 106 nối Sơn La với Mường La.<br /> Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường nhánh nối trung tâm các châu với mường, xã, bản nhưng<br /> chủ yếu là đường nhỏ, gồ ghề, rất khó đi.<br /> 138<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2