intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề đổi mới các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

41
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm qua với cơ chế nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã đưa đến những biến đổi to lớn về kinh tế và xã hội, sản xuất và đời sống trong nông nghiệp, nông thôn. Cùng với những thay đổi đó, vai trò chủ yếu của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp cũng có những đổi thay theo hướng đa dạng và hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề đổi mới các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Bình Định

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÁC HỢP TÁC XàNÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH<br />                                                                                                     Tr ịnh Văn Sơn<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> 1.  Đặt vấn đề<br /> Trong những năm qua với cơ  chế  nền kinh tế  thị  trường có sự  điều tiết của <br /> Nhà nước đã đưa đến những biến đổi to lớn về  kinh tế  và xã hội, sản xuất và đời  <br /> sống trong nông nghiệp, nông thôn. Cùng với những thay đổi đó, vai trò chủ yếu của  <br /> các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp cũng có những đổi thay theo hướng đa dạng và <br /> hiệu quả.  Chức năng chủ yếu của các HTX nông nghiệp hiện nay là thực hiện hoạt  <br /> động dịch vụ trong nông nghiệp, đáp  ứng các nhu cầu về  sản xuất và tiêu thụ  nông <br /> sản phẩm hàng hoá cho các hộ  gia đình nông dân, đồng thời góp phần thúc đẩy quá  <br /> trình phân công lại lao động xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông  <br /> nghiệp, nông thôn.<br /> Trong giai đoạn 2000 đến 2003, hầu hết các HTX ở tỉnh Bình Định đã có những <br /> chuyển đổi cơ bản về cả phương diện số lượng lẫn chất lượng, phần lớn các HTX <br /> đã kinh doanh tương đối có hiệu quả, mở rộng qui mô sản xuất và làm nền tảng cho  <br /> sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt <br /> được, loại hình HTX dịch vụ  nông nghiệp vẫn còn bộc lộ  những tồn tại và nhiều  <br /> vấn đề cần được nghiên cứu, quan tâm và giải quyết. <br /> Vì vậy, đánh giá thực trạng và những vấn đề  về  đổi mới của các HTX nông  <br /> nghiệp một cách nghiêm túc sẽ có một ý nghĩa rất lớn trên cả giác độ quản lý và điều <br /> hành. Đây cũng là cơ  sở  quan trọng để  nhìn nhận một cách nghiêm túc và rút ra  <br /> những bài học, những kinh nghiệm qủ  báu trong việc chỉ  đạo và đề  xuất các giải <br /> pháp thiết thực cho quá trình đổi mới và xây dựng kinh tế  hợp tác; đáp  ứng những  <br /> yêu cầu mới trước đòi hỏi thực tế  và nâng cao không ngừng năng lực và hiệu quả <br /> kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay.<br /> 2.  Thực trạng  HTX nông nghiệp ở tỉnh Bình Định:<br /> Sau những năm thực hiện đổi mới, chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang <br /> loại hình HTX nông nghiệp kiểu mới (loại hình HTX kinh doanh và dịch vụ  nông <br /> nghiệp), Bình Định là tỉnh có tỷ lệ chuyển đổi khá cao so với một số tỉnh khác. Tính  <br /> đến năm 2003, trên toàn tỉnh có 218 HTX nông nghiệp, thì đã có trên 180 HTX (chiếm  <br /> trên 82 %) đã chuyển đổi theo hướng kinh doanh dịch vụ, số  còn lại đã và đang <br /> chuyển đổi. Tuy mức độ hoạt động và hiệu quả có khác nhau, nhưng nhìn chung tất <br /> 5<br /> cả đều có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và đổi mới phương thức sản xuất kinh <br /> doanh, từng bước đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, tháo gỡ dần những khó <br /> khăn và các ràng buộc bất hợp lý.<br /> Đứng trước những đòi hỏi của sự thay đổi, các HTX đã đề  cao dần vai trò và  <br /> quyền làm chủ  của các hộ  gia đình xã viên, thực hiện kiểm kê tài sản, vốn quỹ  và  <br /> kiện toàn lại Ban quản lý một cách gọn nhẹ theo hướng tinh xảo, nâng cao trình độ <br /> và chất lượng hoạt động. Theo tinh thần đổi mới, đã có hơn 178  HTX thực hiện tốt <br /> từ  một đến nhiều khâu dịch vụ  theo yêu cầu và khả  năng cho các hộ  gia đình nông <br /> dân, chỉ  đạo và thực hiện chuyển đổi cơ  cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản <br /> xuất hàng hóa.<br /> Kết quả đó cho thấy, mặc dầu những thay đổi của các HTX chưa thật mạnh và <br /> hiệu quả, nhưng kết quả  kinh doanh của HTX qua các hoạt động kinh doanh cũng  <br /> như việc thực hiện các khâu dịch vụ phục vụ cho hộ nông dân đã thể hiện một sự cố <br /> gắng rất lớn trong quá trình chuyển đổi, đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao <br /> đời sống và từng bước xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. <br /> Bảng1: Tình hình dịch vụ của các HTX cho hộ gia đình ở Bình Định<br />                                       ĐVT: % theo tổng số HTX<br /> Các khâu dịch vụ của  Mức độ đáp <br /> HTX Năm 2000 Năm 2003 So sánh ứng nhu cầu <br /> cho hộ gia đình (%)<br /> 1. Thuỷ lợi<br /> 97,6 98,2 + 0,6 95<br /> 2. Khuyến nông<br /> 92,9 95,6 +2,7 85<br /> 3. Giống cây trồng<br /> 63,3 75,2 +11,9 41<br /> 4. Vật tư nông nghiệp<br /> 63,6 77,7 +14,1 69<br /> 5. Làm đất<br /> 42,4 50,1 +7,7 88<br /> 6.   Điện   dân   dụng   và   sản <br /> 54,5 65,5 +11,0 89<br /> xuất<br /> 48,5 57,3 +8,8 55<br /> 7. Tín dụng nội bộ<br /> 24,2 38,1 +14,1 42<br /> 8. Tiêu thụ sản phẩm<br /> 6,6 15,3 +8,7 38<br /> 9. Chế biến nông lâm sản<br /> 22,2 30,0 +7,8 40<br /> 10. Dịch vụ khác<br /> (Nguồn: số liệu điều tra 218 HTX)<br /> Nhìn chung các HTX dịch vụ nông nghiệp hiện nay đã phần nào thực hiện tốt  <br /> các khâu dịch vụ  phục vụ  trực tiếp cho các nông hộ, giúp cho họ   ổn định và phát  <br /> triển. Trong số các loại hình dịch vụ, trước hết phải nói rằng dịch vụ thủy lợi, bảo  <br /> vệ thực vật và cung ứng vật tư nông nghiệp...  là những dịch vụ được các hộ gia đình <br /> xã viên quan tâm. Song sự đáp ứng loại hình dịch vụ này của các HTX vẫn chưa thể <br /> thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi thực tế, mới chỉ đáp ứng theo từng loại tương ứng là 95%,  <br /> 6<br /> 85% và 69%. Những tồn tại này có thể  khẳng định, nguyên nhân chủ  yếu là do các <br /> HTX mới chuyển đổi nên còn quá nhiều rụt rè và bỡ ngỡ trước sự khắc khe và đầy <br /> biến động của nền kinh tế thị trường, do trình độ  tổ  chức và khả  năng quản lý của <br /> đội ngũ cán bộ lãnh đạo, do thiếu năng động trong việc tìm kiếm nguồn hàng hoặc  <br /> do ảnh hưởng của giá cả vật tư cung ứng.<br /> Những thay đổi của các tổ  chức kinh tế  tập thể,  đặc biệt là các HTX kinh <br /> doanh, dịch vụ nông nghiệp đã và đang thể hiện vai trò của mình trong quá trình phát  <br /> triển kinh tế  xã hội. Kết quả  đó đã tạo ra một nội lực quan trọng làm thay đổi bộ <br /> mặt kinh tế  nông thôn và đời sống nông hộ. Cùng với sự  thay đổi đó là hệ  thông <br /> chính trị   ở  nông thôn cũng chuyển đổi dần về  nội dung và phương thức hoạt động  <br /> theo hướng gắn trách nhiệm với hoạt động kinh tế và xã hội.<br /> Tuy nhiên, những thay đổi của các HTX vẫn chỉ mới là bước đầu và đáng được  <br /> khích lệ. Nhưng, bên cạnh đó chúng ta cũng phải dám nhìn thẳng vào sự  thật rằng  <br /> công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của hầu hết các HTX hiện nay vẫn còn  <br /> nhiều khiếm khuyết.<br /> Trước hết, về  trình độ  tổ  chức sản xuất trong phần lớn các HTX còn ở  mức <br /> thấp, cơ cấu kinh tế và cơ  cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi vẫn chưa thật hợp lý  <br /> và chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản xuất nông nghiệp vẫn còn độc canh cây <br /> lúa, ngành nghề nông thôn phát triển chậm chạp. Một số HTX chưa thoát ra khỏi sự <br /> trì trệ, lúng túng trong quá trình chuyển đổi, còn mang nặng tư duy của cơ chế cũ. Vì  <br /> vậy, tính năng động, nhạy bén và hiệu quả kinh doanh dịch vụ còn quá thấp.  Nguyên  <br /> nhân chủ  yếu của tình trạng trên có thể  các HTX chưa tìm ra con đường đổi mới  <br /> trong những ràng buộc về những điều kiện kinh tế của địa phương, hoặc cũng có thể <br /> do phương hướng và nội dung hoạt động sản xuất ­ kinh doanh thiếu tính khoa học <br /> và cụ thể. <br /> Mặt khác, một nguyên nhân khá quan trọng hiện nay là tình hình tài chính của  <br /> một số HTX còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu lành mạnh, công tác quản lý tài chính  <br /> chưa theo đúng chế  độ, còn vi phạm các nguyên tắc tài chính, nợ  khê đọng trong xã  <br /> viên còn rất lớn.<br />  Qui mô về  vốn sản xuất kinh doanh của các HTX sau khi chuyển đổi không <br /> lớn, bình quân 900 triệu đồng/1HTX, trong đó vốn cố định và đầu tư dài hạn chiếm  <br /> khoảng 60%, song lượng vốn này chủ yếu nằm dưới dạng là tài sản cố định, những <br /> tài sản này hầu hết đã cũ, hư hỏng nhiều. Thực trạng đó đòi hỏi phải có một nguồn <br /> vốn khá lớn để  đầu tư  mới trang thiết bị  phục vụ cho quá trình kinh doanh dịch vụ <br /> của các HTX hiện nay. Số vốn lưu động chiếm khoảng 40%, nhưng chủ yếu lại bị <br /> các hộ gia đình xã viên chiếm dụng. Vì thế, các HTX đã tỏ  ra thiếu vốn trầm trọng  <br /> và sẽ   ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong kinh doanh dịch vụ; dẫn đến kém năng <br /> động và nhạy bén trước sự đòi hỏi của cơ chế thị trường.<br /> <br /> 7<br /> Xét về  trình độ  quản lý của đội ngũ các nhà quản lý HTX là tương đối thấp: <br /> Các chủ  nhiệm HTX có trình độ  sơ cấp chiếm trên 45%, trung cấp 35% và đại học, <br /> cao đẳng khoảng 20%. Số  cán bộ  là trưởng ban kiểm soát chưa qua đào tạo chuyên <br /> môn chiếm trên 52%. Điều đó đòi hỏi phải cần có một đội ngũ cán bộ  quản lý có  <br /> trình độ  nghiệp vụ, chuyên môn cao, am hiểu thực tế, nhạy bén, năng động và có <br /> trách nhiệm.  <br />  Với sự chuyển đổi của mình, đa số  các HTX, mặc dầu chưa đáp  ứng đủ  yêu <br /> cầu, nhưng hiệu quả  hoạt động của các HTX kiểu mới này đã mang lại lợi nhuận <br /> nhất   định,   lợi   nhuận   bình   quân   của   mỗi   HTX   đạt   khoảng   từ   25   đến   30   triệu  <br /> đồng/năm, tỷ suất sinh lời trên vốn sản xuất bình quân là 3%.  Có thể nói trong điều  <br /> kiện hiện nay, chuyển đổi loại hình HTX kiểu cũ sang kiểu mới đánh dấu một sự <br /> thay đổi khá phù hợp với quá trình phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta nói chung và <br /> Bình Định nói riêng. Như vậy, thay đổi cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức, nội dung và  <br /> chức năng hoạt động đó là một yêu cầu khách quan đối với sự  nghiệp đổi mới các <br /> HTX nông nghiệp để  đáp  ứng những đòi hỏi của thực tế  và yêu cầu của quá trình  <br /> thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Bình Định.<br /> 3.  Những vấn đề đổi mới của HTX<br /> ­ Đổi mới tổ chức bộ máy và ban quản lý HTX:<br /> Thực hiện chỉ thị 146CP (02­10­2001) của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của  <br /> UBND tỉnh Bình Định về  chấn chỉnh và đổi mới HTX., các HTX đã tiến hành đổi <br /> mới mà trước hết từ  khâu tổ  chức bộ  máy và Ban quản trị  HTX với tinh thần phải  <br /> gọn gàng, năng động, tránh kồng kềnh kém hiệu quả. Vì vậy, việc qui hoạch và đào  <br /> tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  để  nâng cao trình độ  đã đang được các cấp, ban,  <br /> ngành quan tâm và thực hiện.<br /> ­ Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động: <br /> Với loại hình HTX kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp, các HTX đã dần khẳng  <br /> định vai trò và vị thế của mình trong việc dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình từng  <br /> bước phát triển. Vì thế, hình thức và nội dung hoạt động của các HTX ngày càng đa <br /> dạng và thiết thực hơn; một số hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân đã mang lại tính  <br /> hiệu quả tương đối như thuỷ lợi, khuyến nông, điện dân dụng... Nhiều HTX đã đầu  <br /> tư  mua sắm tài sản cố  định, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ  thuật, kiên cố  hóa kênh  <br /> mương, nhà xưởng; mở rộng liên doanh liên kết để  tăng khả  năng và năng lực hoạt <br /> động của mình. <br /> Các HTX An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ và Hòa Nhơn... đã đổi mới thực <br /> sự  nội dung và hình thức hoạt động gắn kết với thị  trường để  thực hiện dịch vụ <br /> cung ứng đầu vào và thực hiện bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các nông hộ. Đồng thời  <br /> góp phần thúc đẩy các hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng  <br /> <br /> <br /> 8<br /> sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế  VAC, kinh tế  trang trại và kinh tế <br /> ngành nghề ở nông thôn.<br /> ­ Đổi mới công tác quản lý tài chính: <br /> Đã có trên 97% HTX kiểm kê tài sản, vốn quỹ  thu hồi công nợ  và thực hiện <br /> chế độ  kế toán hiện hành. Số  công nợ tính đến cuối năm 2002, bình quân mỗi HTX  <br /> còn khoảng gần 400 triệu, trong đó phải thu ở các nông hộ khoảng 270 triệu, nợ phải  <br /> trả bình quân 1 HTX là  khoảng 190 triệu. Gắn liền với công tác thu hồi công nợ, các  <br /> HTX đã thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn để nâng cao số vốn hoạt động.<br /> <br /> ­ Kết quả đánh giá các HTX ở Bình Định: <br /> Theo số liệu thống kê, điều tra các HTX ở  Bình Định thì kết quả  đánh giá của  <br /> 218 HTX thể hiện như sau:<br /> Bảng 2: Kết quả phân loại các HTX nông nghiệp ở Bình Định<br /> <br /> Loại HTX Năm 2002 Năm 2003<br /> Tổng số HTX 218 100,0 218 100,0<br /> 1. HTX khá 75 34,4 78 35,7<br /> 2. HTX trung bình 99 45,4 102 46,8<br /> 3. HTX yếu kém 44 20,2 38 17,5<br /> (Nguồn: dựa vào số liệu điều tra 218 HTX)<br /> 4.  Những giải pháp chủ yếu thực hiện đổi mới HTX:<br /> ­ Cần tổng kết và đúc rút kinh nghiệm từ  thực tiễn chuyển đổi của các HTX  <br /> theo loại hình kiểu mới, để có những cơ sở đề  xuất các chủ  trương, chính sách phù <br /> hợp trong chỉ đạo và thực hiện.<br /> ­ Cần có chính sách mở để tạo điều kiện cho các HTX  mở rộng các mối quan  <br /> hệ  liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ  chức xã hội... thực  <br /> hiện các hợp đồng cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm. <br /> ­ Trung tâm khuyến nông, Công ty Vật tư Nông nghiệp, Chi cục Thú y và Bảo <br /> vệ  thực vật, Công ty Thủy nông, Công ty Giống cây trồng... của Tỉnh cần quan tâm <br /> giúp các HTX trong việc chuyển giao kỹ  thuật mới đến các hộ  nông dân, cung cấp  <br /> các dịch vụ kịp thời.<br /> ­ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  trong HTX, có chế   độ  thù lao thích <br /> đáng với sự đóng góp của họ.<br /> ­ Tạo điều kiện cho các HTX tạo lập vốn dưới nhiều hình thức như vay vốn từ <br /> ngân hàng, huy động vốn từ các tổ chức xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước; đầu <br /> tư  có trọng điểm tài sản cố  định, các trang thiết bị  phục vụ tốt cho kinh doanh dịch  <br /> vụ và mở rộng các loại hình dịch vụ mới của các HTX, đồng thời xử lý công nợ tồn  <br /> đọng tạo sự lành mạnh về hoạt động tài chính.<br /> 5.  Kết luận:<br /> 9<br /> Chuyển đổi các HTX sản xuất nông nghiệp sang loại hình HTX kinh doanh  <br /> dịch vụ  nông nghiệp là một bước chuyển đổi hợp lý. Hoạt động của HTX loại này  <br /> đã và đang mang lại những  ảnh hưởng tích cực, góp phần không nhỏ  cho quá trình  <br /> phát triển kinh tế, xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, loại hình HTX  <br /> kiểu mới  ở  Bình Định đang dần dần  ổn định và bước đầu  phát triển. Nhiều HTX  <br /> trong Tỉnh đã mở  rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ  phục vụ  cho sản xuất  <br /> nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ.<br /> Tuy nhiên, các HTX  kiểu mới hiện nay vẫn chưa đủ  mạnh về vốn, cơ  sở vật  <br /> chất kỹ  thuật lẫn trình độ  tổ  chức quản lý và khả  năng ứng xử  linh hoạt trong nền  <br /> kinh tế  thị  trường vẫn còn rất nhiều hạn chế. Do vậy, đối với Nhà nước phải có  <br /> chính sách  ở  tầm vĩ mô về  cả  đường lối và cơ  sở  vật chất để  hỗ  trợ  cho các loại  <br /> hình HTX kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp. Tỉnh và các ban, ngành trong tỉnh phải  <br /> có những chính sách để quản lý chặt chẽ, tạo mọi cơ hội tốt về đầu tư, về  đào tạo <br /> và về công tác tổ chức quản lý nhằm nâng cao khả năng kinh doanh ­ dịch vụ có hiệu  <br /> quả của các HTX kinh doanh dịch vụ .<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Chỉ thị 68/CP của Chính phủ<br /> 2. Các tài liệu điều tra và hoạt động của các HTX ­ Tỉnh Bình Định<br /> 3. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chỉ thị 68/CT/TW của Ban Bí thư ­ Sở <br /> nông nghiệp Bình Định đầu năm 2002.<br /> 4. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và phương hướng  <br /> năm 2003 của Sở Nông nghiệp Bình Định.<br /> 5. Niên giám thông kê tỉnh Bình Định (2002, 2003)<br /> 6. Luật HTX (1993), Hiến pháp (1992)<br />                                                                                             <br /> <br /> RENOVATION OF FARMING COOPERATIVES IN BINH DINH PROVINCE<br />  Trinh Van Son<br /> College of Economics, Hue University<br /> <br /> SUMMARY<br /> <br /> The present form of agricultural co­operatives in Binh Dinh Province a conversion from  <br /> the   traditional   one.   The   major   function   of   the   present   cooperatives   is   doing   business   and  <br /> providing services for farming households.<br /> The activities conducted by these new cooperatives have brought about a great positive  <br /> influence upon the agricultural development and growth of the country.<br /> 10<br /> Till the present time, this new form of co­operatives in Binh Dinh Province has become  <br /> stable and is on its first stage of development. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 11<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2