intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KTĐG) sinh viên tại khoa Ngữ văn - trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc cần thiết phải đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên để kịp thời bắt nhịp với xu thế chung. Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực, thống nhất cách thức KTĐG ở các học phần chuyên ngành, vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KTĐG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KTĐG) sinh viên tại khoa Ngữ văn - trường Đại học Tây Bắc

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 1 - 7<br /> <br /> VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (KTĐG) SINH VIÊN<br /> TẠI KHOA NGỮ VĂN - TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC<br /> Phạm Thị Phƣơng Huyền<br /> Trường Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt: Đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học hiện nay.<br /> Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc cần thiết phải đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên để kịp thời<br /> bắt nhịp với xu thế chung. Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG<br /> năng lực; Thống nhất cách thức KTĐG ở các học phần chuyên ngành; Vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt<br /> động KTĐG.<br /> Từ khóa: Đánh giá, kiểm tra, Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục phổ<br /> thông hiện nay. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW đã<br /> nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm<br /> bảo trung thực khách quan… Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình dạy học với<br /> đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh<br /> giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội” [1].<br /> Từ yêu cầu đổi mới KTĐG của giáo dục phổ thông đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên<br /> cũng phải đổi mới KTĐG giá cho phù hợp với thực tiễn. Đây cũng là vấn đề dành được sự<br /> quan tâm của tất cả giảng viên trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc hiện nay.<br /> 2. Nội dung<br /> 2.1. Kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực người học<br /> KTĐG là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Đó là động lực thúc đẩy<br /> sự đổi mới của quá trình dạy học. Tác giả Đinh Trọng Cường đã chỉ rõ những điểm khác biệt<br /> giữa KTĐG kiến thức, kĩ năng và KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực người học [3], đó là:<br /> Tiêu chí so sánh<br /> 1. Mục đích chủ yếu<br /> <br /> Đánh giá năng lực<br /> <br /> Đánh giá kiến thức, kỹ năng<br /> <br /> - Đánh giá khả năng người học vận dụng các - Xác định việc đạt kiến thức, kỹ<br /> kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn năng theo mục tiêu của chương<br /> đề thực tiễn của cuộc sống.<br /> trình giáo dục.<br /> - Vì sự tiến bộ của người học so với chính - Đánh giá, xếp hạng giữa những<br /> mình.<br /> người học với nhau.<br /> <br /> 2. Ngữ cảnh đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc Gắn với nội dung học tập (những<br /> sống của người học.<br /> kiến thức, kỹ năng, thái độ) được<br /> học trong nhà trường.<br /> <br /> <br /> Ngày nhận bài: 7/9/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017<br /> Liên lạc: Phạm Thị Phương Huyền, e - mail: huyenptp@gmail.com<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tiêu chí so sánh<br /> 3. Nội dung đánh giá<br /> <br /> Đánh giá năng lực<br /> <br /> Đánh giá kiến thức, kỹ năng<br /> <br /> - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều<br /> môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những<br /> trải nghiệm của bản thân người học trong<br /> cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực<br /> thực hiện).<br /> <br /> - Những kiến thức, kỹ năng, thái<br /> độ ở một môn học.<br /> - Quy chuẩn theo việc người học<br /> có đạt được hay không một nội<br /> dung đã được học.<br /> <br /> - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển<br /> năng lực của người học.<br /> 4. Công cụ đánh giá<br /> <br /> Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong<br /> thực.<br /> tình huống hàn lâm hoặc tình<br /> huống thực.<br /> <br /> 5. Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy Thường diễn ra ở những thời<br /> học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.<br /> điểm nhất định trong quá trình<br /> dạy học, đặc biệt là trước và sau<br /> khi dạy.<br /> 6. Kết quả đánh giá<br /> <br /> - Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó - Năng lực người học phụ thuộc<br /> của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.<br /> vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ<br /> - Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng hay bài tập đã hoàn thành.<br /> phức tạp được coi là có năng lực cao hơn.<br /> - Càng đạt được nhiều đơn vị<br /> kiến thức, kỹ năng thì càng được<br /> coi là có năng lực cao hơn.<br /> <br /> 2.2. Vấn đề KTĐG sinh viên ở Khoa Ngữ văn hiện nay<br /> Việc KTĐG sinh viên tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc từ trước đến nay<br /> luôn đảm bảo đúng quy định về KTĐG theo học chế đào tạo tín chỉ (TC) do Bộ giáo dục và<br /> Đào tạo quy định tại Quy định số 43/2007/QĐ - BGD&ĐT. Tuy nhiên, việc áp dụng các hình<br /> thức đánh giá lại phụ thuộc vào điều kiện của từng giảng viên, vào tính chất của học phần và<br /> mục tiêu đặt ra đối với mỗi môn học.<br /> a. Đánh giá quá trình<br /> Đánh giá quá trình là đánh giá năng lực của sinh viên (SV) trong suốt quá trình học tập<br /> các học phần, bao gồm tất cả các hoạt động quan sát của giảng viên (GV), các bài kiểm tra,<br /> thực hành…<br /> Hiện nay, việc đánh giá này hoàn toàn do GV tự thực hiện. Điểm đánh giá quá trình là<br /> điểm trung bình chung của các tiêu chí (a,b,c,d,e) chiếm trọng số 30% hoặc 40%, trong đó:<br /> (a) Tính chuyên cần của SV;<br /> (b) Thái độ ý thức tham gia thảo luận trên lớp của SV;<br /> (c) Điểm kiểm tra thường xuyên;<br /> (d) Điểm kiểm tra giừa kì;<br /> (e) Điểm thực hành (nếu có).<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cụ thể, trong tổng số 26 học phần (HP) chuyên ngành bắt buộc, có 25 HP có tỉ trọng<br /> điểm 30%, và 01 HP có tỉ trọng điểm 40%. Có HP chỉ gồm 03 loại điểm là: Chuyên cần, kiểm<br /> tra giữa kì và thực hành nhưng có những học phần gồm cả 05 loại điểm: Chuyên cần, ý thức<br /> tham gia thảo luận, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì, thực hành. Vì vậy, các HP nên<br /> thống nhất về tỉ trọng điểm và loại điểm thành phần để tạo sự đồng bộ trong toàn Khoa.<br /> b. Đánh giá kết thúc học phần<br /> Đánh giá kết thúc HP là đánh giá để nhận định năng lực của mỗi SV sau khi đã thực<br /> hiện xong nhiệm vụ học tập ở trên lớp. SV phải thực hiện một bài kiểm tra dưới hình thức viết<br /> hoặc vấn đáp. Việc đánh giá này được thực hiện với sự tổ chức và giám sát của các phòng<br /> chức năng trong Trường. Với hình thức viết (đây là hình thức phổ biến), GV ra một đề thi có<br /> thể là tự luận hoặc trắc nghiệm, thời gian làm bài từ 90 đến 150 phút tuỳ theo số lượng tín chỉ.<br /> Việc chấm điểm bài thi được thực hiện bởi các GV cùng chuyên môn trong Khoa. Với hình<br /> thức vấn đáp, GV trực tiếp giảng dạy phối hợp với một GV cùng chuyên môn tổ chức cho SV<br /> bốc thăm câu hỏi và trực tiếp đánh giá bằng điểm số sau khi SV hoàn thành câu trả lời. Thực<br /> tiễn đánh giá thi kết thúc học phần cho thấy:<br /> Nội dung câu hỏi kiểm tra chưa phong phú, chưa hướng đến đánh giá năng lực SV.<br /> Phần lớn câu hỏi yêu cầu SV tái hiện lại kiến thức lí thuyết, chỉ có một số ít câu hỏi ở dạng<br /> vận dụng. Một số GV đã có ý thức đặt câu hỏi hướng đến phát triển sự sáng tạo của SV.<br /> Nhưng nhìn chung các câu hỏi chủ yếu vẫn là để đánh giá xem khả năng lĩnh hội kiến thức<br /> của SV như thế nào mà chưa có câu hỏi đánh giá xem SV đã làm được những gì từ những<br /> điều đã được học. Chính vì thế, có những SV đạt điểm cao là do học tủ, học lệch, học thuộc<br /> lòng mà không hiểu bản chất của vấn đề. Với phương thức KTĐG như vậy dẫn đến tình trạng<br /> có nhiều SV chỉ tập trung học khi kì thi sắp đến, còn lại không chuyên tâm vào việc học tập<br /> trong suốt thời gian dài của năm học.<br /> 2.3. Đề xuất một số giải pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên<br /> Xuất phát từ yêu cầu của xu thế đổi mới giáo dục hiện nay và thực tiễn vấn đề KTĐG<br /> kết quả học tập của SV tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc, chúng tôi đề xuất một<br /> số giải pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của SV như sau:<br /> 2.3.1. Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực<br /> Vấn đề KTĐG kết quả học tập của SV hiện nay vẫn chủ yếu là đánh giá kiến thức với<br /> mục đích chính là nhằm xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng của SV theo mục tiêu của<br /> chương trình giáo dục. SV đạt được nhiều kiến thức, kĩ năng thì được đánh giá là có năng lực<br /> tốt hơn.<br /> Trong khi đó, theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không<br /> lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm mà chú trọng khả năng vận<br /> dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng cụ thể. Để chứng minh SV có năng<br /> lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho SV được giải quyết vấn đề trong tình huống<br /> 3<br /> <br /> mang tính thực tiễn. Khi đó SV vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở<br /> nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm<br /> bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành<br /> một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ<br /> năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của SV. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn<br /> toàn dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là<br /> tổng hòa kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành<br /> từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.<br /> Để chuyển dần việc KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực SV, Khoa Ngữ văn Trường<br /> ĐHTB cần hướng đến một số nhiệm vụ sau:<br /> - Coi trọng KTĐG cả quá trình<br /> Để đánh giá chính xác năng lực của SV phải coi trọng việc KTĐG quá trình, từ khi SV<br /> bắt đầu một HP cho đến khi kết thúc HP đó. Có thể thực hiện như sau:<br /> + Tổ chức KTĐG chất lượng đầu vào của SV khi bắt đầu học phần<br /> Việc KTĐG chất lượng đầu vào của SV khi bắt đầu một học phần là rất cần thiết bởi lẽ<br /> điều này không chỉ giúp GV nắm được năng lực thực tế ở giai đoạn khởi điểm của SV để tìm<br /> kiếm phương pháp dạy học phù hợp mà còn giúp chính SV thấy được năng lực của mình để<br /> điều tiết quá trình học tập của bản thân.<br /> Để đánh giá chất lượng đầu vào của SV, các tổ chuyên môn phải chủ động xây dựng kế<br /> hoạch ngay từ đầu năm học và tổ chức KTĐG chất lượng đầu vào của SV ở các học phần do<br /> tổ chuyên môn quản lí một cách khoa học. Các hình thức thi cần vận dụng sao cho phù hợp,<br /> thiết thực và hiệu quả. Kết quả đánh giá phải khách quan bởi đây chính là căn cứ để nắm bắt<br /> sự tiến bộ của SV trong suốt quá trình học tập.<br /> + Điều chỉnh trọng số điểm thành phần trong đánh giá quá trình<br /> Bám sát yêu cầu của quá trình KTĐG theo năng lực nhằm phát huy hơn nữa vai trò của<br /> GV trong việc KTĐG kết quả học tập của SV, đồng thời tạo điều kiện cho SV chủ động thể<br /> hiện năng lực của bản thân trong quá trình học tập, việc KTĐG quá trình nên được điều chỉnh<br /> lại cho thống nhất ở tất cả các HP. Theo chúng tôi trọng số điểm KTĐG quá trình phải chiếm<br /> tỉ trọng từ 40% tổng điểm của cả học phần, trong đó điểm thực hành phải chiếm tỉ trọng 20%.<br /> Có thể phân bổ như sau:<br /> Kí hiệu điểm<br /> <br /> Nội dung điểm đánh giá<br /> <br /> Tỉ trọng điểm (40% hoặc 50%)<br /> <br /> a<br /> <br /> Chuyên cần<br /> <br /> 5%<br /> <br /> b<br /> <br /> Thái độ ý thức tham gia thảo luận trên lớp<br /> <br /> 5%<br /> <br /> c<br /> <br /> Điểm kiểm tra thường xuyên<br /> <br /> 5%<br /> <br /> d<br /> <br /> Điểm kiểm tra giữa kì<br /> <br /> 5%<br /> <br /> e<br /> <br /> Điểm thực hành<br /> <br /> 20%<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Vận dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá<br /> Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì<br /> phản ánh khách quan tốt hơn. Vì vậy, cần khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức<br /> đánh giá: Đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm,<br /> bằng hồ sơ SV, bằng trình bày miệng, thảo luận thông qua hoạt động tương tác giữa GV và<br /> SV, giữa SV với SV…<br /> Câu hỏi KTĐG cần chọn lọc, tập trung vào loại câu hỏi vận dụng nhằm đánh giá năng<br /> lực của SV trong việc vận dụng lí thuyết vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn để giúp SV trau<br /> dồi kĩ năng nghề nghiệp.<br /> Khoa Ngữ văn cần xây dựng quy định về việc ra đề thi, trong đó bắt buộc mỗi đề thi<br /> phải có ít nhất 40% điểm số đánh giá năng lực của SV trong việc vận dụng kiến thức đã học<br /> vào giải quyết một nhiệm vụ cụ thể của thực tiễn.<br /> Ví dụ: Trong HP Tác phẩm văn học và loại thể, sau khi học xong chương Nhân vật văn<br /> học, GV có thể thiết kế các câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của SV như sau:<br /> Nội dung câu hỏi<br /> <br /> Loại câu hỏi<br /> <br /> Trọng số điểm<br /> <br /> Căn cứ vào kết cấu, nhân vật văn học được chia làm mấy loại?<br /> <br /> Nhận biết<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> Nhà văn Nam Cao đã sử dụng các phương thức, phương tiện và<br /> biện pháp nghệ thuật nào để xây dựng nhân vật Chí Phèo?<br /> <br /> Thông hiểu<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> Bằng việc sử dụng lí thuyết về phân loại nhân vật văn học, hãy<br /> phân loại các nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.<br /> <br /> Vận dụng thấp<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> Bằng việc sử dụng một số chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, việc làm,<br /> ngôn ngữ… Hãy sáng tạo một nhân vật văn học.<br /> <br /> Vận dụng cao<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 2.3.2. Vận dụng công nghệ thông tin trong KTĐG<br /> Đối với GV khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Bắc, việc vận dụng CNTT trong dạy<br /> học và trong đánh giá kết quả học tập của SV mới chỉ được thực hiện ở một số GV trẻ. Đặc<br /> biệt, một số ít GV do dạy nhiều lớp hoặc kiêm nghiệm các công tác khác, nên việc KTĐG<br /> sinh viên chưa thực hiện đúng theo lịch trình giảng dạy, có khi yêu cầu SV phải thực hiện<br /> nhiều bài kiểm tra trong một thời điểm, thường là thời điểm sắp kết thúc học phần. Khi đó GV<br /> chỉ kịp chấm bài và công bố điểm cho SV mà không còn thời gian nhận xét về chất lượng bài<br /> làm của SV để SV nắm bắt những ưu điểm và hạn chế của bản thân. Do đó, GV cần phải thay<br /> đổi cách thức KTĐG như hiện nay bằng việc sử dụng phần mềm vi tính kết nối với mạng<br /> internet để đảm bảo tính chính xác và tính hiệu quả cho quá trình đánh giá kết quả học tập của<br /> SV. Cụ thể:<br /> - Mỗi GV thiết lập một địa chỉ email (gọi là tài khoản của học phần) tương ứng với học<br /> phần mình giảng dạy và yêu cầu SV thường xuyên truy cập vào tài khoản để theo dõi nội<br /> dung học tập, kế hoạch học tập, kế hoạch KTĐG, những phản hồi của GV cũng như ý kiến đề<br /> xuất của SV…<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2