TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014<br />
<br />
<br />
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG<br />
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” MÔN VẬT LÝ II<br />
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT<br />
<br />
NGUYỄN DUY CƯỜNG(*)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong bài báo, chúng tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp giảng dạy chủ<br />
động để dạy học chương “Cảm ứng điện từ” của môn Vật lý đại cương 2 tại Trường Đại<br />
học Công nghiệp Vinh. Với phương pháp này, hầu như sinh viên hoàn toàn chủ động, tự<br />
lực tìm kiếm và tiếp nhận kiến thức. Lớp học được chia làm các nhóm sinh viên, mỗi nhóm<br />
đảm nhận một khối lượng kiến thức trong chương. Giảng viên hướng dẫn và yêu cầu các<br />
nhóm tự chế tạo, lắp ráp, vận hành thí nghiệm liên quan đến kiến thức cần xây dựng.<br />
Những thí nghiệm và kiến thức đó được sinh viên sử dụng phần mềm Powerpoint viết và<br />
trình bày báo cáo quá trình chế tạo, vận hành thí nghiệm để làm rõ kiến thức cho cả lớp.<br />
Sau báo cáo của mỗi nhóm, sinh viên cùng giảng viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, chuẩn<br />
hóa kiến thức, cùng nhau xây dựng và tiếp nhận kiến thức theo sát mục tiêu của chương.<br />
Kết quả dạy học cho thấy: Về kiến thức, sinh viên chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc<br />
hơn, vận dụng lý thuyết làm bài tập tốt hơn. Về kỹ năng, sinh viên hình thành được năng<br />
lực giải quyết vấn đề, năng lực hành động thực tiễn,… Điều đó cho thấy phương pháp<br />
giảng dạy chủ động này góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học, Cao<br />
đẳng hiện nay.<br />
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy chủ động; cảm ứng điện từ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In this article, issue of applying several dynamic methods in teaching the chapter<br />
“electromagnectic induction”, a physics II unit at Industrial University of Vinh is<br />
presented. The issue discused is active learning performed by students in which students<br />
dynamically carry out most of their knowledge searching and understanding with the<br />
tutoring form the teachers. This method includes students in their group manufacturing,<br />
assembling, doing experiments and writing the report on Powerpoint as well as presenting<br />
their work themselves and hence gaining knowledge from other groups. After reports of<br />
each team, students and faculty comments, reviews, supplements and standardized<br />
knowledge, work together to build knowledge and reception follow the objectives of the<br />
program. Results showed that teaching: knowledge, knowledge of students occupied a<br />
deeper way, applying theory homework better. Skills, students formed problem solving<br />
capacity, capability practices,... This shows that teaching methods actively contribute<br />
innovative teaching methods in universities and colleges today.<br />
Key words: dynamic teaching methods; electromagnetic induction.<br />
<br />
(*)<br />
ThS, Trường Đại học Công nghiệp Vinh<br />
<br />
124<br />
NGUYỄN DUY CƯỜNG<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (Conceive - Design - Implement - Operate)<br />
Hiện nay, hầu hết phương pháp giảng dạy 2010 của Trung tâm Nghiên cứu cải tiến<br />
môn vật lý đại cương ở các trường Đại học, phương pháp dạy và học đại học Trường<br />
Cao đẳng còn mang tính thụ động, phổ biến Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học<br />
nhất vẫn là sử dụng bảng viết phấn, hoặc Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chúng<br />
sử dụng máy tính trình chiếu các slide đầy tôi trình bày về phương pháp dạy học chủ<br />
chữ để sinh viên ghi chép lại. Những động như sau:<br />
phương pháp đó không còn hiệu quả, quá 2.1. Khái niệm về phương pháp<br />
phụ thuộc vào các bài thuyết trình của giảng dạy chủ động<br />
giảng viên và ít sử dụng các kỹ năng học<br />
tập tích cực, ít có sự tương tác giữa sinh<br />
viên và giảng viên trong và ngoài lớp học. 10% đọc<br />
Sinh viên học một cách thụ động chủ yếu<br />
nghe diễn thuyết của thầy, trò ghi chép, 20% nghe<br />
nhớ lại những thông tin đã học, học thuộc 30% nhìn<br />
lòng và tái hiện lại khi làm bài thi hay sử<br />
dụng trong công việc. Học thụ động nên 50% nghe và nhìn<br />
những cử nhân sau khi ra trường sẽ ít tham<br />
70% trao đổi với người khác<br />
gia nghiên cứu khoa học và không sáng tạo<br />
trong công việc. 80% sử dụng trong thực tế<br />
Mặt khác vật lý đại cương II là môn học<br />
90% dạy lại cho người khác<br />
có rất nhiều ứng dụng trong khoa học kỹ<br />
thuật, thực tiễn và đời sống. Trong khi, một Hình 1: Tháp học tập thể hiện tỉ lệ phần<br />
số yêu cầu đào tạo đối với sinh viên các trăm ghi nhớ kiến thức tương ứng với các<br />
ngành công nghệ sau khi học xong môn vật hoạt động học tập của sinh viên<br />
lý đại cương II về mặt kiến thức và kỹ năng<br />
đó là: sinh viên phải hiểu rõ các khái niệm, Phương pháp giảng dạy chủ động là<br />
quy luật, hiện tượng vật lý, tìm hiểu cấu tạo, phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng<br />
nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo<br />
thuật để làm cơ sở cho việc học chuyên của người học. “Chủ động” trong phương<br />
ngành sau này và khi ra trường. Do vậy, nếu pháp giảng dạy chủ động được dùng với<br />
giảng viên giảng dạy thụ động sẽ không đáp nghĩa là hoạt động tích cực, trái nghĩa với<br />
ứng được những yêu cầu đó. bị động, thụ động. Phương pháp giảng dạy<br />
Để khắc phục những hạn chế trên, chủ động hướng tới việc hoạt động hóa,<br />
chúng tôi nghiên cứu các phương pháp chủ động hóa hoạt động nhận thức của<br />
giảng dạy chủ động vận dụng vào tổ chức người học, nghĩa là tập trung vào phát huy<br />
dạy học chương “Cảm ứng điện từ” của tính chủ động của người học chứ không<br />
môn vật lý đại cương II, được thực hiện tại phải là tập trung vào phát huy tính chủ<br />
trường Đại học Công nghiệp Vinh. động của người dạy.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ Một nghiên cứu của Biggs năm 2003<br />
ĐỘNG cho thấy rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa các<br />
Qua những kết luận tại hội thảo CDIO hoạt động của người học với hiệu quả học<br />
<br />
125<br />
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG…<br />
<br />
<br />
tập. Tỉ lệ tiếp thu kiến thức của người học c. Phối hợp giữa học tập cá nhân với<br />
tăng lên cao khi được vận dụng đa giác học tập hợp tác<br />
quan vào hoạt động học tập (hình 1), được Lớp học là môi trường giao tiếp giảng<br />
sử dụng trong thực tế và đặc biệt nếu được viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên, tạo<br />
dạy lại (hoặc truyền đạt lại) cho người nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân<br />
khác. Giảng dạy chủ động chính là tổ chức trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Thông<br />
các hoạt động học tập đa dạng và phong qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý<br />
phú giúp làm tăng khả năng ghi nhớ và tái kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định<br />
hiện kiến thức. hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình<br />
2.2. Một số đặc điểm của phương pháp lên một trình độ mới. Điều này phù hợp với<br />
giảng dạy chủ động môi trường thực tế sau này khi sinh viên tốt<br />
a. Người học là trung tâm nghiệp và đi làm, buộc mọi người phải học<br />
Trong phương pháp dạy học chủ động, tập suốt đời, phối hợp giữa học tập cá nhân<br />
người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, và học tập hợp tác.<br />
đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - d. Vai trò của giảng viên trong giảng<br />
được cuốn hút vào các hoạt động học tập dạy chủ động: người hướng dẫn, tổ chức<br />
do giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua hoạt động<br />
đó tự lực khám phá những điều mình chưa Với phương pháp chủ động, người thầy<br />
rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những không chỉ là người truyền đạt thông tin mà<br />
tri thức đã được giảng viên sắp xếp trước. còn là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động<br />
Sinh viên được đặt vào những tình huống của người học. Một cách cụ thể hơn, người<br />
của đời sống thực tế, người học trực tiếp thầy còn đóng vai trò thiết kế, tổ chức,<br />
quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo<br />
quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của nhóm nhỏ để sinh viên tự lực chiếm lĩnh<br />
mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng nội dung học tập, chủ động đạt các mục<br />
mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu<br />
kiến thức, kỹ năng đó. cầu của chương trình. Trên lớp, sinh viên<br />
b. Chú trọng rèn luyện phương pháp hoạt động là chính, giảng viên chỉ là người<br />
tự học hướng dẫn.<br />
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi e. Kết hợp đánh giá của giảng viên với<br />
nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học tự đánh giá của sinh viên<br />
và công nghệ phát triển như vũ bão, thì Trước đây giảng viên giữ độc quyền<br />
việc sinh viên tự học sau khi ra trường là đánh giá sinh viên, nhưng trong phương<br />
rất quan trọng. Khi đó, người thầy không pháp chủ động thì giảng viên cần phải<br />
còn là người cung cấp trực tiếp cho bạn hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng<br />
kiến thức nữa. Phương pháp giảng dạy chủ đánh giá kiến thức để tự điều chỉnh cách<br />
động sẽ rèn luyện cho người học có được học. Vì vậy, giảng viên cần tạo điều kiện,<br />
phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự tổ chức hoạt động để sinh viên được đánh<br />
học từ đó sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi giá về kiến thức khi các nhóm trình bày,<br />
dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, quá trình hoạt động của các nhóm. Qua đó,<br />
kết quả học tập sẽ được nhân lên trong đời sinh viên khắc sâu kiến thức hơn, mạnh<br />
sống của họ. dạn hơn, chủ động hơn trong học tập.<br />
<br />
126<br />
NGUYỄN DUY CƯỜNG<br />
<br />
<br />
2.3. Giới thiệu một số phương pháp tần số 2937 (C=C), 1690 (C=O), 1487<br />
giảng dạy chủ động (C=C). Phổ khối lượng va chạm electron<br />
Có rất nhiều phương pháp giảng dạy (EI-MS) cho pic ion phân tử ở m/z 302 [M]+<br />
chủ động, trong bài viết này chúng tôi chỉ tương ứng với công thức phân tử C20H30O2.<br />
giới thiệu tóm tắt một số phương pháp dạy Phổ 1H-NMR của hợp chất 2 cho thấy<br />
học sử dụng phổ biến tại các trường đại tín hiệu của hai proton trên liên lết C=C tại<br />
học tiên tiến. Chúng tôi tạm phân biệt chia 4,80 (1H, br s, H-17b) và 4,73 (1H, br s,<br />
các phương pháp dạy học chủ động thành 2 H-17a), tín hiệu của proton H-13 trên<br />
nhóm tùy thuộc vào mức độ gắn kết với nhóm metin tại 2,63 (1H, br s, H-13), và tại<br />
thực tế ít và nhiều: Nhóm phương pháp 1,24 (3H, s, H-18), 0,95 (3H, s, H-20) là<br />
sinh viên học chủ động và nhóm phương của proton ở hai nhóm metyl vị trí H-18 và<br />
pháp giúp sinh viên học tập qua trải H-20. Phổ cộng hưởng từ 13C-NMR cho<br />
nghiệm. Sau đây là bảng tóm tắt các thấy tín hiệu của 20 cacbon, trong đó có tín<br />
phương pháp giảng dạy: hiệu của cacboxylic ở 184,7 ppm, tín<br />
Hợp chất 2 là tinh thể lập phương hiệu của liên kết đôi của C-16 và C-17 lần<br />
không màu, điểm nóng chảy 162-163oC. lượt tại 155,8 và 103,0 ppm. Giá trị cụ<br />
Phổ UV cho hấp thụ cực đại ở 212 nm. Phổ thể được ghi ở bảng 2.<br />
IR (cm-1) cho thấy các pic hấp thụ mạnh ở<br />
<br />
Tên<br />
STT phương Mô tả vắn tắt Lợi ích của người học<br />
pháp<br />
Giúp sinh viên học tập chủ động<br />
- GV nêu vấn đề cần giải quyết, quy định thời<br />
- Tư duy sáng tạo<br />
1. Động não gian và cách làm việc.<br />
- Giải pháp và đề xuất<br />
- SV làm việc cá nhân, liệt kê nhanh các ý tưởng.<br />
- GV nêu vấn đề cần thảo luận, qui định thời gian - Cấu trúc giao tiếp<br />
Chia sẻ theo và cách chia sẻ<br />
2.<br />
cặp - SV làm việc theo cặp, lắng nghe và trình bày ý<br />
kiến, bảo vệ và phản bác. - Tư duy suy xét, phản biện<br />
<br />
- GV tổ chức lớp học theo nhóm và chuẩn bị các - Kỹ năng làm việc theo nhóm<br />
Tổ chức nhóm học tập.<br />
3. học tập theo - Kỹ năng giao tiếp<br />
nhóm - Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ học tập và cùng<br />
hợp tác thực hiện.<br />
- GV xây dựng “vấn đề” có liên quan đến nội - Xác định và hình thành vấn đề.<br />
Dạy học dung dạy học. - Đề xuất các giải đáp.<br />
4. dựa trên<br />
vấn đề - SV được giao giải đáp “vấn đề” trên cơ sở cá - Trao đổi, phán xét, cân bằng<br />
nhân hoặc nhóm. trong hướng giải quyết.<br />
- GV chuẩn bị “kịch bản” có nội dung liên quan<br />
- Tư duy suy xét, phản biện<br />
Phương đến môn học.<br />
5. pháp đóng - Một số sinh viên được phân vai để thực hiện - Nhận biết về kiến thức, kỹ<br />
vai năng và thái độ cá nhân của bản<br />
“kịch bản”. Số sinh viên còn lại đóng vai trò<br />
thân.<br />
khán giả và người đánh giá.<br />
<br />
127<br />
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG…<br />
<br />
<br />
Giúp sinh viên học qua trải nghiệm<br />
- Lập giả thiết<br />
Dạy học - GV chuẩn bị nội dung các đồ án môn học. - Kỹ năng thiết kế - triển khai<br />
6. thông qua - SV được giao thực hiện đồ án trên cơ sở cá<br />
làm đồ án nhân hoặc nhóm - Kỹ năng giao tiếp bằng viết<br />
- Kỹ năng thuyết trình<br />
- GV xây dựng tình huống có liên quan đến nội<br />
- Đề ra giải pháp<br />
Nghiên cứu dung dạy học<br />
7.<br />
tình huống - SV được giao giải đáp các tình huống trên cơ - Ước lượng và phân tích định<br />
tính.<br />
sở cá nhân hoặc nhóm.<br />
- GV xây dựng mô hình mô phỏng (phần cứng,<br />
phần mềm), giải thích các qui tắc, tình huống, - Kỹ năng mô hình hóa<br />
8. Mô phỏng giám sát mô hình khi nó vận hành. - Kỹ năng thử nghiệm khảo sát<br />
- SV thực hiện các mô phỏng và phản ánh lại trải - Giao tiếp đồ họa<br />
nghiệm qua những bài báo cáo hoặc các bài tập.<br />
- Vai trò và trách nhiệm đối với<br />
- GV liên hệ cộng đồng và nối kết các vấn đề xã hội<br />
Học tập cộng đồng với các lý thuyết môn học<br />
- Nhận biết được bối cảnh các tổ<br />
9. phục vụ<br />
chức xã hội<br />
cộng đồng - SV tự nguyện tham gia, giải quyết vấn đề của<br />
động đồng, áp dụng các kiến thức được học. - Ham tìm hiểu và học tập suốt<br />
đời<br />
<br />
3. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG tượng tự cảm”.<br />
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” THEO - Nhóm 4: Tìm hiểu và trình bày “Một số<br />
HƯỚNG GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG ứng dụng của hiện tượng cảm<br />
Để đạt được mục tiêu về kiến thức và kỹ ứng điện từ”.<br />
năng khi giảng dạy chương “Cảm ứng điện Phương pháp mô phỏng giúp sinh viên<br />
từ” tại trường Đại học Công nghiệp Vinh, trải nghiệm. Giáo viên yêu cầu sinh viên<br />
chúng tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều phương chuẩn bị trước các thiết bị thí nghiệm liên<br />
pháp giảng dạy chủ động khác nhau. quan đến nhiệm vụ mà nhóm mình đảm<br />
Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm nhiệm. Đối với việc chuẩn bị này giảng<br />
Giảng viên chia lớp thành các nhóm viên phải nêu định hướng trước cho sinh<br />
sinh viên, giao cho mỗi nhóm một nhiệm viên biết các tên thí nghiệm liên quan đến<br />
vụ nhất định, hướng dẫn tiến trình thực nội dung nghiên cứu, tên thiết bị, cách tìm<br />
hiện và yêu cầu thời gian hoàn thành. Với hay chế tạo thiết bị. Có thể giảng viên dành<br />
chương “Cảm ứng điện từ” chúng tôi chia thời gian tương tác thêm ngoài giờ hướng<br />
làm 4 nhóm tương ứng với các nội dung dẫn cho sinh viên cho đến khi sinh viên<br />
sau đây: hoàn thành thí nghiệm. Thông qua quá<br />
- Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày khái trình sinh viên chuẩn bị và làm thí nghiệm<br />
niệm về “Hiện tượng cảm ứng họ sẽ nảy sinh vấn đề, tự đạt ra các câu hỏi<br />
điện từ”. “tại sao?”, “vì sao?”.<br />
- Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày “Dòng Sau khi làm xong thí nghiệm các nhóm<br />
điện Phucô”. sinh viên viết báo cáo để chuẩn bị trình bày<br />
- Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về “Hiện bằng phần mềm Powerpoint. Vì là sinh<br />
<br />
128<br />
NGUYỄN DUY CƯỜNG<br />
<br />
<br />
viên năm thứ nhất nên giáo viên cần hỗ trợ, cần làm rõ: Mục đích nghiên cứu của<br />
hướng dẫn sinh viên tìm đọc những kiến nhóm, các thiết bị thí nghiệm và cách chế<br />
thức liên quan của nhóm trong sách giáo tạo hoặc lấy từ đâu, lắp ráp, tiến hành và nêu<br />
khoa để trình bày về mặt lý thuyết và hỗ hiện tượng của thí nghiệm, giải thích hiện<br />
trợ về cách sử dụng phần mềm trình diễn tượng, xử lý kết quả thí nghiệm, từ kết quả thí<br />
Powerpoint. nghiệm khái quát hóa nên kiến thức vật lý liên<br />
Phương pháp đóng vai, cho các nhóm quan. Tất cả các nội dung được trình bày trên<br />
sinh viên trình bày nội dung đã chuẩn bị. phần mềm trình diễn Powerpoint.<br />
Các nhóm sinh viên cử người báo cáo đóng 3.1.3. Trình bày báo cáo trước tập thể lớp<br />
vai là người truyền đạt thông tin. Số sinh - Các nhóm cử một sinh viên đại diện<br />
viên còn lại đóng vai là khán giả và đánh giá hoặc một số sinh viên (nếu cần thiết để hỗ<br />
phần báo cáo của các nhóm khác. Giáo viên trợ trong khi tiến hành thí nghiệm) để báo<br />
là người hỗ trợ, điều chỉnh những nội dung cáo trước lớp. Để báo cáo thành công và có<br />
kiến thức mà sinh viên có sai lệch, bổ sung hiệu quả, giáo viên yêu cầu các nhóm phải<br />
những kiến thức còn thiếu trong báo cáo. tập duyệt trước khi báo cáo trước lớp.<br />
3.1. Trình tự tổ chức dạy học chương - Các nhóm còn lại theo dõi báo cáo để<br />
“Cảm ứng điện từ” hiểu nội dung, đánh giá báo cáo, đồng thời<br />
3.1.1. Tổ chức các nhóm sinh viên đặt câu hỏi, trao đổi và thảo luận.<br />
chuẩn bị thiết bị thí nghiệm liên quan đến 3.1.4. Sinh viên và giảng viên chuẩn hóa<br />
nhiệm vụ mà nhóm đảm nhiệm kiến thức<br />
Trên cơ sở những kiến thức đã có, Kiến thức mà các nhóm sinh viên báo<br />
giảng viên hướng dẫn các nhóm sinh viên cáo có thể vẫn chưa được phát biểu thật<br />
chuẩn bị thiết bị liên quan đến nhiệm vụ chính xác vì vậy sinh viên và giảng viên<br />
mà nhóm đảm nhiệm. Nội dung hướng dẫn cần chuẩn hóa kiến thức. Các nhóm sinh<br />
cần nêu được: tên thí nghiệm là gì, mục viên đặt ra những câu hỏi để nhóm báo cáo<br />
đích của thí nghiệm, tên các thiết bị thí trả lời. Nếu nhóm báo cáo không trả lời<br />
nghiệm và mua hoặc tận dụng, chế tạo như được, hoặc trả lời chưa chính xác, giảng<br />
thế nào. Nhiệm vụ này rất quan trọng, có viên cần ghi chép lại. Sau khi các nhóm<br />
thể xem là quan trọng nhất và khó nhất, bởi báo cáo và chất vấn xong, giảng viên cần<br />
vì việc làm thí nghiệm bước đầu không dễ chuẩn hóa kiến thức sao cho đúng với mục<br />
thành công, do đó giáo viên cần hỗ trợ để tiêu của bài.<br />
sinh viên chắc chắn phải hoàn thành thì 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC<br />
mới có thể làm các bước tiếp theo. 4.1. Về chuẩn bị thiết bị, lắp ráp<br />
3.1.2. Hướng dẫn và yêu cầu sinh viên thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm ở<br />
hoàn thành bài báo cáo từng nhóm<br />
- Các nhóm độc lập lắp ráp thí nghiệm 4.1.1. Thí nghiệm cho khái niệm “Hiện<br />
và tiến hành thí nghiệm ở nhà, hoặc ở các tượng cảm ứng điện từ”(nhóm 1)<br />
phòng học dành cho sinh viên tự học cho - Thiết bị thí nghiệm<br />
đến khi thành công. Hai bản từ (1) gồm nhiều nam châm<br />
- Sau khi lắp rắp và tiến hành xong, các gốm được ghép sát nhau. Chúng được gắn<br />
nhóm trình bày nội dung cần báo cáo theo thẳng đứng trên một giá nhựa nằm ngang<br />
sự chỉ dẫn của giáo viên. Nội dung báo cáo và quay dễ dàng do giá nhựa được lắp trên<br />
<br />
129<br />
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG…<br />
<br />
<br />
- Với các thiết bị thí nghiệm trên<br />
nhóm 1 có thể làm được các thí nghiệm<br />
sau:<br />
Thí nghiệm về sự xuất hiện dòng điện<br />
cảm ứng trên khung dây khi độ lớn cảm<br />
ứng từ B tại tiết diện khung dây thay đổi.<br />
Thí nghiệm về sự xuất hiện dòng điện<br />
cảm ứng trên khung dây khi diện tích S<br />
của tiết diện khung dây thay đổi.<br />
Thí nghiệm về sự xuất hiện dòng điện<br />
cảm ứng trên khung dây khi góc α giữa<br />
<br />
véc tơ pháp tuyến n của tiết diện khung<br />
<br />
dây và cảm ứng từ B thay đổi.<br />
4.1.2. Thí nghiệm về “Dòng điện Fu -<br />
Hình 2. TBTN hiện tượng cảm ứng điện từ cô”(nhóm 2)<br />
- Thiết bị thí nghiệm<br />
ổ bi. Các nam châm gốm (2) dùng để gắn Thanh nhôm dài 300 mm, có gắn tấm<br />
lên hai bản từ. Một khung dây dẫn kín (3) nhôm mỏng, liền khối (1) và thanh nhôm<br />
được quấn từ các sợi dây đồng có đường dài 300 mm, có gắn tấm nhôm mỏng, được<br />
kính 0,07 mm, có phủ sơn cách điện. Trên xẻ nhiều rãnh (2). Hai tấm nhôm này có<br />
khung dây có hai cặp đầu dây lấy ra 200 cùng kích thước là 70 mm 50 mm 2<br />
vòng và 400 vòng. Khung dây được làm mm. Trục lồng hai ổ bi (3) để lắp các thanh<br />
biến dạng nhờ một thanh thép inox mảnh nhôm và trục được gắn trên giá thí nghiệm<br />
(4), xê dịch dễ dàng, được gắn ở phía dưới (4). Hai bản từ gồm nhiều nam châm gốm<br />
khung. Hai đèn LED (5) được dùng để phát được ghép sát nhau gắn trên giá đỡ có ổ bi<br />
hiện có dòng điện cảm ứng trong khung ở thiết bị thí nghiệm về hiện tượng cảm<br />
dây hay không (nếu đèn lóe sáng chứng tỏ ứng điện từ. Ống dây đồng 2000 vòng,<br />
có dòng điện). Nguồn điện một chiều 12 V hình trụ đường kính trong 40 mm, cao 60<br />
có sẵn ở các trường Đại học, Cao đẳng. mm (5), có các đầu ra được nối vào phích<br />
cắm điện. Lõi thép chữ U (6) có tiết diện<br />
ngang 10 mm 10 mm, cao 60 mm, được<br />
ghép từ nhiều lá thép cách điện với nhau.<br />
Khối thép chữ I đặc (7) và khối thép chữ I<br />
được ghép từ nhiều lá thép cách điện với<br />
nhau (8). Các khối thép đều có kích thước<br />
là 10 mm 10 mm 40 mm; nhiệt kế (9),<br />
nguồn điện một chiều 12 V hiện có ở<br />
trường Đại học, Cao đẳng.<br />
- Với các thiết bị thí nghiệm các em có<br />
thể tiến hành được các thí nghiệm sau:<br />
Thí nghiệm về dao động của tấm nhôm<br />
<br />
<br />
130<br />
NGUYỄN DUY CƯỜNG<br />
<br />
<br />
liền khối trong không khí và trong từ trường. của bếp từ. Ống dây đồng 2000 vòng, hình<br />
Thí nghiệm về dao động của tấm nhôm trụ đường kính trong 40 mm, cao 60 mm<br />
liền khối và tấm nhôm xẻ rãnh trong không (4), có các đầu ra được nối vào phích cắm<br />
khí và trong từ trường. điện. Lõi thép chữ U có tiết diện ngang 10<br />
Thí nghiệm về sự nóng lên của khối mm 10 mm, cao 60 mm, được ghép từ<br />
thép đặc và khối thép được ghép từ nhiều nhiều lá thép cách điện với nhau, khối thép<br />
lá thép cách điện với nhau khi đặt trong từ chữ I đặc. Môtơ một chiều (5), giá đỡ bằng<br />
trường biến đổi theo thời gian. gỗ (6), khối nhôm (7) được đặt trên giá và<br />
4.1.3. Thí nghiệm về “Hiện tượng có thể quay quanh trục của nó, nam châm<br />
tự cảm” (nhóm 3) hình chữ U được chế từ nam châm gốm<br />
- Thiết bị thí nghiệm (8), dây curoa truyền động (9). Ngoài ra, để<br />
Khung dây dẫn (1) có lõi sắt có 1000 tiến hành các thí nghiệm với thiết bị thí<br />
vòng dây. Biến trở 30 (2) được lắp trên nghiệm, nhiệt kế, nguồn điện một chiều 12<br />
đế có giắc cắm. Hai đèn dây tóc 1,5V-3W V hiện có ở trường Đại học, Cao đẳng.<br />
(3) được lắp trên đế có giắc cắm. Cầu dao - Các thiết bị thí nghiệm cho phép tiến<br />
đóng ngắt điện (6), cầu nối điện (4) và hành được các thí nghiệm sau:<br />
bảng mạch in (5) có các cặp lỗ để cắm các Thí nghiệm mô hình chức năng của bếp<br />
linh kiện điện. Để tiến hành các thí nghiệm điện từ.<br />
với thiết bị thí nghiệm, còn cần sử dụng Thí nghiệm minh họa nguyên tắc cấu<br />
nguồn điện một chiều 12V có ở các trường tạo và hoạt động của phanh điện từ.<br />
Đại học, Cao đẳng. 1 2 5 9 786<br />
3 4<br />
- Các thiết bị thí nghiệm cho phép tiến<br />
hành các thí nghiệm sau:<br />
Thí nghiệm về hiện tượng tự cảm khi<br />
đóng mạch.<br />
Thí nghiệm về hiện tượng tự cảm khi<br />
ngắt mạch.<br />
Hình 5. TBTN về ứng dụng của hiện<br />
tượng cảm ứng điện từ<br />
<br />
4.2. Về kiến thức và kỹ năng<br />
Phương pháp giảng dạy trên cho thấy<br />
sinh viên hầu như chủ động trong các hoạt<br />
động học từ việc thiết kế, chế tạo các thiết<br />
Hình 4. TBTN về hiện tượng tự cảm bị thí nghiệm, trình bày báo cáo, đến nhận<br />
xét đánh giá, chuẩn hóa thu nhận kiến thức.<br />
4.1.4. Các thiết bị thí nghiệm về “Một Sinh viên chủ động trong hoạt động chuẩn<br />
số ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện bị các thiết bị thí nghiệm. Sự chủ động<br />
từ”(nhóm 4) được thể hiện qua việc các em phải tự lập<br />
- Thiết bị thí nghiệm kế hoạch thực hiện, tìm kiếm thiết bị, lắp<br />
Nhiệt kế (1) dùng để nhận biết sự nóng ráp, chạy thử cho đến khi thí nghiệm thành<br />
lên của nước trong ca (3). Giá đỡ (2) dùng công dưới sự định hướng ban đầu của<br />
để lắp đặt thí nghiệm mô hình chức năng giảng viên. Mặt khác, các em chủ động<br />
<br />
131<br />
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG…<br />
<br />
<br />
trong hoạt động trình bày báo cáo trước thực hành, giải thích nguyên tắc hoạt động<br />
lớp, hoạt động này chính là “dạy lại cho của các thiết bị kỹ thuật và kỹ năng thuyết<br />
người khác”, rồi đánh giá và chuẩn hóa trình trước đám đông.<br />
kiến thức. Để làm tốt những hoạt động này, Phương pháp giảng dạy chủ động nâng<br />
các em phải tự chuẩn bị ở nhà cả phần kiến cao tính chủ động của người học nhưng<br />
thức, kỹ năng soạn thảo trình chiếu lẫn kỹ không có nghĩa xem nhẹ vai trò của người<br />
năng thuyết trình thật kỹ, vì thế mà kiến thầy mà ngược lại đòi hỏi giảng viên dành<br />
thức thu nhận được khắc sâu hơn. Ngoài ra, nhiều thời gian để tương tác ngoài giờ,<br />
giảng viên đã thiết kế cho sinh viên nhiều giúp đỡ sinh viên trong các hoạt động.<br />
hoạt động nên sẽ hình thành cho sinh viên Người thầy phải thể hiện vai trò là một<br />
nhiều kỹ năng. Từ hoạt động chia nhóm, người tổ chức, định hướng, dẫn dắt sinh<br />
giao đề tài giúp sẽ hình thành kỹ năng đặt viên để đạt được mục tiêu dạy học. Nhưng<br />
vấn đề, cách giải quyết một vấn đề, kỹ năng bù lại sự vất vả đó, sinh viên không những<br />
làm việc nhóm, yêu cầu chuẩn bị thí chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc mà<br />
nghiệm cho đến hoạt động đóng vai trình còn hình thành cho họ được năng lực tự<br />
bày báo cáo cách giúp các em làm quen với học và học tập suốt đời.<br />
một số thiết bị kỹ thuật, hình thành kỹ năng<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Đặng Minh Chưởng (2010), “Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy<br />
học chương “Cảm ứng điện từ” ở lớp 11 trung học phổ thông nâng cao theo hướng<br />
phát triển hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh”, luận án tiến sĩ.<br />
2. Lương Duyên Bình (2003), “Vật lý đại cương tập 2”, NXBGD.<br />
3. Nguyễn Hữu Thọ (2009), “Vật lý đại cương, tập 2”, lưu hành nội bộ, trường Đại<br />
học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.<br />
4. Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy “Hội thảo CDIO<br />
2010” Trung tâm Nghiên cứu cải tiến phương pháp Dạy và Học đại học Trường<br />
ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Tp.HCM.<br />
<br />
<br />
* Nhận bài ngày: 3/4/2014. Biên tập xong: 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
132<br />