HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 98-105<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0155<br />
<br />
VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY VIẾT VĂN BẢN THÔNG TIN<br />
CỦA SÁCH GIÁO KHOA LITERATURE (MCDOUGAL LITTELL - HOA KÌ)<br />
VÀO DẠY VIẾT VĂN THUYẾT MINH CHO HỌC SINH LỚP 8 (VIỆT NAM)<br />
1<br />
<br />
Trịnh Thị Lan, 2 Nguyễn Thu Thủy<br />
<br />
1 Khoa<br />
<br />
2 Trường<br />
<br />
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Từ trước đến nay, những nghiên cứu tại Việt Nam về việc rèn luyện kĩ năng viết<br />
văn bản thông tin cho học sinh còn chưa nhiều hoặc chưa được trình bày một cách có hệ<br />
thống và đầy đủ. Trong bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu sách giáo khoa Literature (Văn<br />
học) của McDougal Littell (Hoa Kì), phần dạy viết cho học sinh lớp 6, chúng tôi nghiên<br />
cứu cách vận dụng hai kĩ thuật viết báo cáo nghiên cứu là sử dụng sơ đồ và thiết kế thẻ<br />
thông tin vào dạy viết văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 ở nhà trường Việt Nam.<br />
Từ khóa: Văn bản thông tin, văn thuyết minh, kĩ thuật viết, dạy viết, Ngữ văn.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Văn bản thông tin (VBTT) (Informational text) là khái niệm được sử dụng trong tương quan<br />
với khái niệm văn bản văn chương (Literary text). VBTT “là những văn bản mà mục đích chủ<br />
yếu của nó là cung cấp thông tin.” [1; 106]. VBTT “rất quan trọng trong xã hội và có giá trị về<br />
mặt nội dung thông tin, như một kho tri thức và những giá trị của nó như một phần của cuộc<br />
sống hàng ngày.” [1; 106] Tại Hoa Kì, theo Khung Đọc năm 2009 trong Tiến trình đánh giá Giáo<br />
dục Quốc gia năm 2009 (Reading framework for the 2009 National Assessment of Educational<br />
Progress), số lượng VBTT cân bằng với số lượng văn bản văn học ở những cấp học thấp, và ngày<br />
càng tăng ở những lớp cao hơn. Bên cạnh đó, với bài viết Văn bản thông tin và trẻ em: Khi nào,<br />
tại sao, cái gì, ở đâu và như thế nào, trên cơ sở mục đích và các đặc điểm riêng, nhà nghiên cứu<br />
Nell K.Duke (Hoa Kì) chia VBTT gồm các loại sau: văn bản giải thích (Expository Text), văn<br />
bản thuyết phục (Persuasive Text), văn bản quy trình (Procedural Text) và tường thuật phi hư cấu<br />
(Nonfiction Narrative) [2]. Ở Singapore, Đề cương chương trình Ngôn ngữ Anh 2010 (English<br />
Language Syllabus 2010 - Primary (Foundation) & Secondary (Normal [Technical]) khẳng định<br />
VBTT là loại văn bản đa dạng mà học sinh (HS) chắc chắn sẽ tiếp xúc nhiều trong quá trình học tập<br />
[4]. Tại Úc, theo Khung chương trình Tiếng Anh (The Australian Curriculum – English), VBTT là<br />
một trong ba loại văn bản chủ yếu HS được tìm hiểu, bên cạnh văn bản hư cấu (Imaginative texts)<br />
và văn bản thuyết phục (Persuasive texts) [1]. Qua các tài liệu, có thể nhận thấy, ở nhiều nước trên<br />
thế giới, VBTT được sử dụng phổ biến và có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản của chương<br />
trình dạy học.<br />
Ngày nhận bài: 7/5/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017<br />
Liên hệ: Trịnh Thị Lan, e-mail: lantrinh@hnue.edu.vn<br />
<br />
98<br />
<br />
Vận dụng một số kĩ thuật dạy viết văn bản thông tin của sách giáo khoa Literature...<br />
<br />
Ở Việt Nam, trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2000 tồn tại khái<br />
niệm “văn bản thuyết minh”. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được sử dụng phổ biến trong<br />
mọi lĩnh vực đời sống “nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân. . .<br />
của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải<br />
thích.” [11; 117] Có thể nói, mặc dù khái niệm văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn<br />
Việt Nam và khái niệm VBTT trong chương trình giáo dục của Hoa Kì, Singapore và Úc không<br />
đồng nhất nhưng vẫn có điểm giao thoa ở chức năng biểu đạt và cung cấp thông tin, ở nội dung là<br />
những vấn đề hiện thực, không sử dụng những yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Trong phạm vi bài viết<br />
này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn thuyết minh (VTM) như là một dạng của VBTT.<br />
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, để viết một bài VTM, người viết phải đồng<br />
thời giải quyết nhiều vấn đề. Trước tiên, VTM đòi hỏi lượng thông tin lớn, người viết VTM cần<br />
có tri thức đầy đủ về đối tượng thuyết minh. Đó cần phải là những tri thức khách quan, xác thực<br />
và hữu ích, được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. Người viết cần thu thập và sắp<br />
xếp, xử lí tất cả những thông tin đó theo một lô gic phù hợp. Nghĩa là những thông tin được đưa ra<br />
trong bài VTM phải vừa đầy đủ, vừa chất lượng. Nhưng không chỉ ở vấn đề thông tin, người viết<br />
còn phải làm chủ một kĩ năng viết mang tính tổng hợp [9].<br />
Mặt khác, theo tinh thần dạy học lấy người học là trung tâm, hướng tới người học chủ động,<br />
tích cực, sáng tạo, trong các hoạt động học tập, HS cần được trực tiếp hoạt động để tự tìm kiếm<br />
kiến thức và kĩ năng cần thiết. Người học cần biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng của<br />
mình vào thực tiễn cuộc sống, phân tích thông tin, lên những ý tưởng mới, giao tiếp, hợp tác, giải<br />
quyết vấn đề và tự đưa ra kết luận. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học VTM, vẫn còn nhiều HS chưa<br />
biết cách học, chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức, xử lí và vận dụng kiến thức vào hoạt động<br />
viết. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những tài liệu và cách thức hướng dẫn HS sử dụng các kĩ thuật<br />
viết để nâng cao hiệu quả học tập VTM nói riêng và VBTT nói chung.<br />
Sách giáo khoa (SGK) Văn học của McDougal Littell (Hoa Kì) khi dạy học sinh lớp 6 viết<br />
báo cáo nghiên cứu (research report) - một dạng VBTT - đã trình bày một số những kĩ thuật viết<br />
nhằm giúp HS sắp xếp và xử lí được các thông tin từ những nguồn tài liệu khác nhau. Chúng tôi<br />
nhận thấy những kĩ thuật này có thể áp dụng hiệu quả vào dạy học giúp người học VTM tạo lập<br />
văn bản đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Chúng tôi tập trung giới thiệu hai kĩ thuật dạy viết VBTT là kĩ thuật sử dụng sơ đồ và kĩ<br />
thuật thiết kế thẻ thông tin cùng cách thức vận dụng vào dạy học sinh lớp 8 ở Việt Nam viết VTM.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Vận dụng kĩ thuật Sử dụng sơ đồ<br />
<br />
Từ điển Oxford Learner’s Dictionary định nghĩa “sơ đồ” (graph) như sau: một bản vẽ được<br />
lên kế hoạch, bao gồm một hay nhiều đường thẳng, thể hiện cách hai hoặc nhiều tập hợp con số<br />
có liên quan với nhau” [6, 676]. Vì vậy, có thể hiểu sơ đồ là hình thức ghi chép thông tin kiến thức<br />
nhằm hệ thống hóa một chủ đề hoặc một mạch kiến thức, . . . bằng cách kết hợp đồng thời hình<br />
ảnh, màu sắc, đường nét, hình khối. . .<br />
Sử dụng sơ đồ là một biện pháp giúp người học tóm tắt, khái quát và sắp xếp những thông<br />
tin mà bản thân đã phát hiện được trong quá trình tìm tài liệu, đặc biệt là với những đối tượng<br />
thuyết minh phức tạp, bao gồm nhiều phương diện, khía cạnh. Người viết có thể sử dụng sơ đồ<br />
trước hoặc trong khi tạo lập văn bản. Khi bản thân tự xây dựng được sơ đồ, người viết sử dụng<br />
ngôn ngữ, kí hiệu riêng, phù hợp với mục đích sử dụng sơ đồ trong quá trình tạo lập văn bản. Ưu<br />
99<br />
<br />
Trịnh Thị Lan, Nguyễn Thu Thủy<br />
<br />
điểm của việc thiết kế sơ đồ chính là phát huy tối đa năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học<br />
sinh khi người học có thể tự xây dựng sơ đồ để thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của<br />
bản thân [13]. Việc vận dụng sơ đồ trong dạy học tạo lập văn bản thuyết minh sẽ hình thành cho<br />
học sinh tư duy mạch lạc, ý thức tìm tòi, khám phá vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề<br />
một cách khoa học, có hệ thống.<br />
Tuy nhiên, thiết kế sơ đồ cũng là một thử thách đối với người học. Bởi lẽ, việc xây dựng sơ<br />
đồ còn phụ thuộc vào những đặc điểm của sơ đồ, nội dung tri thức cần được tái hiện trong sơ đồ<br />
và tri thức nền cùng khả năng tiếp nhận của người đọc.<br />
SGK Văn học lớp 6 của McDougal Littell đã hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ khi thực<br />
hành viết một báo cáo nghiên cứu “Bạn có thể tóm gọn hoặc thể hiện thông tin bằng cách tạo ra<br />
một đồ thị và đưa nó vào trong báo cáo của bạn. Ví dụ, bạn có thể đưa vào một biểu đồ được ghi<br />
nhãn, một biểu đồ nguyên nhân – kết quả, một đồ thị, hay một tiến trình. Chắc chắn cần bao gồm<br />
một đường nguồn thể hiện nơi bạn tìm được những thông tin trong đồ thị của bạn.” [3; 961]. Dưới<br />
đây là ví dụ về sơ đồ được sử dụng trong bài nghiên cứu “Loài mèo ở Ai Cập cổ đại” (“Cats in<br />
Ancient Egypt”).<br />
<br />
Nguồn: “Ai Cập”; Trumble 39-40; Bisno [3;956]<br />
<br />
Sử dụng sơ đồ là một biện pháp hiệu quả khi người viết muốn trình bày một cách làm hay<br />
quy trình, như vậy, có thể cung cấp thông tin và hướng dẫn người đọc một cách khoa học và dễ<br />
hiểu. Với dạng bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ở SGK Ngữ văn 8 (tập 1), việc sử<br />
dụng sơ đồ để miêu tả một tiến trình là hoàn toàn phù hợp. Ví dụ: Giáo viên có thể hướng dẫn HS<br />
tự xây dựng sơ đồ theo bảng trò chơi (board game) phục vụ cho việc viết bài thuyết minh về cách<br />
làm món bún thang:<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Vận dụng kĩ thuật Thiết kế thẻ thông tin<br />
<br />
Thiết kế thẻ thông tin được vận dụng trước khi tạo lập văn bản, bao gồm hai bước: Làm thẻ<br />
thông tin về nguồn tư liệu và làm thẻ ghi chú về các thông tin thu thập được.<br />
<br />
2.2.1. Làm thẻ nguồn tư liệu<br />
Việc làm thẻ nguồn tư liệu là một trong những biện pháp giúp học sinh có thể quản lí được<br />
những thông tin đã thu nhận trong quá trình tìm hiểu. Thẻ nguồn tư liệu giúp người học nhận biết<br />
nguồn của các trích dẫn và ý kiến muốn sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, với những<br />
đối tượng thuyết minh phức tạp, thẻ nguồn tư liệu hỗ trợ người học lưu giữ nguồn của các thông<br />
tin để tránh nhầm lẫn và thất lạc. Trong quá trình tạo lập văn bản, người viết có thể tìm lại tài liệu<br />
một cách dễ dàng và khoa học.<br />
SGK Văn học của McDougal Littell (Hoa Kì) đã hướng dẫn HS làm thẻ nguồn tư liệu như<br />
sau:<br />
“Viết những thông tin dưới đây vào mỗi tấm thẻ. Sau đó đánh số từng tấm thẻ vào góc trên<br />
100<br />
<br />
Vận dụng một số kĩ thuật dạy viết văn bản thông tin của sách giáo khoa Literature...<br />
<br />
Nguồn: http://vaobepnauan.com/cach-nau-bun-thang-ngon-tai-nha-theo-cong-thuc-gia-truyen/<br />
<br />
bên phải.<br />
Bộ sách giáo khoa trên mạng<br />
- Tác giả (nếu được cung cấp) và nhan đề của bài báo<br />
- Ngày mà thông tin được xuất bản (nếu được cung cấp)<br />
- Tên nhà xuất bản<br />
- Ngày bạn tiếp cận với bài báo<br />
- Địa chỉ đầy đủ trang mạng, còn được gọi là URL<br />
Bản in hoặc bộ sách giáo khoa CD-ROM<br />
- Tác giả (nếu được cung cấp) và nhan đề của bài báo<br />
- Tên và năm của bộ sách giáo khoa - Nếu một CD-ROM, khái niệm “CD-ROM,” cộng với<br />
nhà xuất bản và nơi xuất bản<br />
Trang mạng<br />
- Tác giả (nếu được cung cấp) và nhan đề của trang hay bài báo<br />
- Ngày trang mạng (nếu được cung cấp)<br />
- Tên của tổ chức đã tài trợ hoặc tạo ra trang mạng (nếu được cung cấp)<br />
- Ngày bạn tiếp cận với bài báo<br />
- Địa chỉ đầy đủ trang mạng<br />
101<br />
<br />
Trịnh Thị Lan, Nguyễn Thu Thủy<br />
<br />
- Nếu trang mạng từ một xuất bản phẩm in, liệt kê nhà xuất bản, nơi xuất bản và năm xuất<br />
bản<br />
Sách<br />
- Tác giả hoặc biên tập<br />
- Nhan đề<br />
- Nhà xuất bản, nơi xuất bản và năm xuất bản<br />
- Số điện thoại của thư viện” [3;960]<br />
HS lớp 8 có thể áp dụng để thiết kế các thẻ nguồn tư liệu khi tiếp xúc với nhiều nguồn tài<br />
liệu khác nhau về món bún thang:<br />
<br />
Mẫu thẻ nguồn tư liệu dành cho bài báo mạng<br />
<br />
Mẫu thẻ nguồn tư liệu dành cho sách<br />
Thẻ nguồn tư liệu được thiết kế với nhiều thông tin cụ thể, từ đó, học sinh sẽ dễ dàng tìm<br />
kiếm các tài liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Thẻ nguồn tư liệu đòi hỏi ở người<br />
học sự cẩn thận để ghi lại chi tiết những thông tin về tài liệu đã tìm kiếm được, như vậy, HS cũng<br />
đã tự mình xây dựng một cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình tạo dựng văn bản.<br />
102<br />
<br />