Vận dụng quan điểm của đảng trong hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của đảng bộ thành phố Hải Phòng thời kỳ đổi mới
lượt xem 2
download
Bài viết vận dụng quan điểm của Đảng, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã từng bước đổi mới nhận thức trong hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Nhờ đó, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã từng bước được hình thành, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của thành phố và xu thế chung của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng quan điểm của đảng trong hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của đảng bộ thành phố Hải Phòng thời kỳ đổi mới
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 373 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐÂNG TRONG HOÄCH ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN CỦA ĐÂNG BỘ THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TS. Nguyễn Phương Hải Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Lãnh đạo phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân là một trong những nội dung quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới. Vận dụng quan điểm của Đảng, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã từng bước đổi mới nhận thức trong hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Nhờ đó, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã từng bước được hình thành, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của thành phố và xu thế chung của đất nước. Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hải Phòng, kinh tế tư nhân. APPLYING THE PARTY'S VIEWS IN THE PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT POLICY PLANNING OF HAI PHONG CITY PARTY COMMITTEE DURING THE RENOVATION PERIOD Abstract: Leadership in economic development, including private economy, is one of the important contents of the Communist Party of Vietnam during the renovation period. Applying the Party's views,Hai Phong City Party Committee has gradually renewed awareness in planning policies for private economic development.Hence,The policy of private economic development of Hai Phong City Party Committee has been gradually formed,supplement and perfect in accordance with the specific circumstances of the city and the national trend. Keyword: Communist Vietnam,Hai Phong City Party Committee, personal economic. ĐẶT VÇN ĐỀ Hải phòng là thành phố cảng, có vị trí chiến lược, trung tâm dịch vụ, thủy sản của vùng duyên hải Bắc bộ, một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của Việt Nam, thực hiện vai trò là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc sở hữu hơn 125 km chiều dài bờ biển – một môi trường để phát triển hiệu quả kinh tế tư nhân. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Hải Phòng cũng như nhiều thành phố khác của Việt Nam đã và đang tích cực tận dụng, phát huy mọi lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và phát triển kinh tế tư nhân chính là một trong những định hướng lớn của thành phố. Từ năm 1986 đến nay, vận dụng
- 374 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân một cách sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể của thành phố, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã có nhiều đổi mới trong hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, tạo tiền đề về lý luận cũng như thực tiễn cho khu vực kinh tế này phát triển. NỘI DUNG 1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới Khái niệm “Kinh tế tư nhân” được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Với cách hiểu trên, kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Ở Việt Nam trong thời kỳ trước đổi mới, Đảng ta đã nhận thức được vai trò của kinh tế tư nhân, Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) viết: “tiểu thương, tiểu thủ cần được giúp đỡ để phát triển thương nghiệp và thủ công nghiệp. Những nhà tư sản dân tộc cần được khuyến khích, giúp đỡ, hướng dẫn kinh doanh để góp sức vào phát triển kinh tế quốc dân” [9,475]. Tuy nhiên, trong thực tế kinh tế tư nhân vẫn chưa được thừa nhận. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986), kinh tế tư nhân mới chính thức được Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ” [10,57], “Nhà nước cho phép những nhà tư sản nhỏ sử dụng vốn, kiến thức, kỹ thuật và quản lý của họ để tổ chức sản xuất, kinh doanh…hoạt động của kinh tế tư bản tư nhân được hướng dẫn theo quĩ đạo của chủ nghĩa xã hội bằng nhiều hình thức” [10,62]. Từ những thừa nhận chính thức đầu tiên tại Đại hội VI và trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về kinh tế tư nhân, Đại hội VII của Đảng (6/1991) nêu rõ: “kinh tế tư nhân được phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước” [10,275], “kinh tế cá thể, tiểu chủ được khuyến khích phát triển trong các ngành nghề ở cả thành thị và nông thôn, không bị hạn chế việc mở rộng kinh doanh, có thể tồn tại độc lập. Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về qui mô và địa bàn hoạt động, trong những ngành nghề mà luật pháp không cấm” [10,345-346]. Quan điểm của Đảng tại Đại hội VII tiếp tục được bổ sung và phát triển tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020 là: “tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện được mục tiêu trên, Đại hội đã khẳng định vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế và đưa ra những định hướng phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân: “tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài” [10,477], “giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học, công nghệ, về thị trường tiêu thụ” [10,481], “khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 375 hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật” [10,481]. Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đại hội nhấn mạnh: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng, lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, “kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về qui mô trong những ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm” [10,646], “tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển” [10,646]. Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trong khi khẳng định kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, lần đầu tiên Đảng ta nêu ra và có qui định cụ thể về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân. “Qui định đảng viên được làm kinh tế tư nhân” đã được Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) thảo luận và thông qua. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng tạo động lực cho kinh tế tư nhân ở Việt Nam tiếp tục phát triển trên cơ sở phát huy được trí tuệ và sức mạnh của đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, Đại hội XI (2011) của Đảng nêu quan điểm phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân, để kinh tế tư nhân trở thành một động lực của nền kinh tế. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng chủ trương: “hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và kinh tế tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế tư nhân” [13,107]. Phát triển quan điểm của Đại hội XII (2016) trong điều kiện mới, tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII), Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát: “phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững” [14,3]; để thực hiện được mục tiêu trên, Trung ương Đảng đã nêu 6 quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng đã góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là cơ sở, căn cứ định hướng cho Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong quá trình hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân nhằm phát huy có hiệu quả tiểm năng, lợi thế của thành phố Cảng trong thời kỳ đổi mới. 2. Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng bộ thành phố Hải Phòng Trước đổi mới, mặc dù là một thành phố cảng có đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển nhưng với vai trò là một phận của nền kinh tế Việt Nam nên Hải Phòng cũng như nhiều thành phố khác chịu ảnh hưởng và chi phối sâu sắc của lối tư duy khép kín, hướng
- 376 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP nội, một cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp dẫn đến hậu quả là Hải Phòng đã trở thành điểm nóng về kinh tế, xã hội của cả nước. Sự tụt hậu, khủng hoảng, suy thoái của những ngành kinh tế chủ lực đã kéo theo những tiêu cực về văn hóa, xã hội. Kinh tế tư nhân đã có những tiền đề về lý luận cũng như thực tiễn nhưng chưa được thừa nhận, quan tâm đầu tư phát triển. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, khẳng định quyết tâm đổi mới theo tinh thần cách mạng và khoa học khắc phục quan niệm, nhận thức giản đơn về kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung chủ yếu là chuyển từ một nền kinh tế khép kín, tự cấp, tự túc; từ một nền kinh tế có hai hình thức sở hữu tương ứng với thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đặc biệt là những đổi mới về tư duy kinh tế đã mở đường cho kinh tế tư nhân ở Hải Phòng phát triển, khai thông về mặt nhận thức tạo nền tảng lý luận cũng như thực tiễn tất yếu cho bước phát triển quan trọng trong quá trình hoạch định chủ trương về kinh tế tư nhân của Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Ngay khi những rào cản về mặt đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế được tháo gỡ, phát huy những lợi thế, tiềm năng cần thiết về mặt tự nhiên, xã hội để kinh tế tư nhân phát triển, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện chủ trương phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của thành phố. Nghị quyết số 02 của Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng (17/3/1987) ra đời đã xác định: “phát huy tiềm năng của các cơ sở sản xuất và các thành phần kinh tế tham gia sản xuất” [1,179]. Nghị quyết phân tích thực trạng kinh tế thành phố, nêu rõ tầm quan trọng của các thành phần kinh tế, trong đó có các ngành kinh tế tư nhân. Nhằm hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phầntheo tinh thần Nghị quyết số 02 của Thành ủy, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định số 247/QĐ-UB về Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, từ đó đưa ra các giải pháp tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển – đây được coi là mốc đánh dấu quan trọng đặt nền móng vững chắc cho quá trình đổi mới tư duy lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân của Đảng bộ thành phố Hải Phòng mà trước hết là Đảng bộ thành phố đã bước đầu nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Hải Phòng, tạo tiền đề chủ quan cần thiết cho những bước tiến quan trọng trong quá trình hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng bộ Hải Phòng trong những năm tiếp theo. Với mục tiêu: “phấn đấu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng có công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học – công nghệ phát triển, trung tâm thương mại và dịch vụ vùng” [1,233], Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X của Đảng bộ thành phố (1991)nêu quyết tâm: “Hải Phòng kiên quyết và nhất quán thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chủ trương trên của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 377 tiếp tục được kế thừa và phát triển tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (1996): “thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường thuận lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh và có hiệu quả” [4,43]. Đối với khu vực kinh tế tư nhân Đại hội chỉ rõ: “kinh tế cá thể, tiểu chủ hoạt động phần lớn dưới hình thức hộ gia đình đang là bộ phận đông đảo và có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng, lâu dài. Vì vậy cần được giúp đỡ, hỗ trợ về tín dụng, công nghệ, giúp họ làm ăn hiệu quả”, “kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong những ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm; bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh tế tư nhân, xóa bỏ những định kiến và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tê tư nhân phát triển”[4,43]. Có thể khẳng định: Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI là một bước phát triển quan trọng mang tính chất đột phá trong chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng bộ thành phố Hải Phòng thời kỳ đổi mới.Thực hiện những tư tưởng mới trong quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân tại Đại hội VI (1986) và các Nghị quyết Trung ương (khóa VI), Đại hội đã đưa ra những định hướng lớn, cụ thể cho từng bộ phận của kinh tế tư nhân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý, ngân sách cũng như tâm lý xã hội để các bộ phận của khu vực kinh tế tư nhân phát triển tự do, lành mạnh, các doanh nghiệp tư nhân được tạo điều kiện tham gia sản xuất kinh doanh rộng rãi trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, không hạn chế về qui mô. Định hướng này không chỉ giúp Hải Phòng phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các thành phần kinh tế mà còn phù hợp với xu thể phát triển của lực lượng sản xuất trên địa bàn thành phố, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hải Phòng đồng thời cũng nhất quán với quan điểm của Đảng về sự cần thiết tồn tại của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Bước sang thế kỷ XXI, đứng trước yêu cầu phát triển của một thành phố lớn ở vùng kinh tế động lực Bắc Bộ, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh trong nước và quốc tế đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ thành phố Hải Phòng phải tiếp tục đổi mới, phát huy hơn nữa sức mạnh toàn dân, khai thác mọi tiềm năng của tất cả các thành phần kinh tế, động viên cao độ mọi nguồn lực phát triển Hải Phòng nhanh, bền vững, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII (2001) đã xác định tư tưởng chỉ đạo: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế…phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân phát triển”[5,20]. Bổ sung và tiếp tục phát triển tư tưởng chỉ đạo của Đại hội XII Đảng bộ thành phố, nhằm phát huy tối đa lợi thế của thành phố cảng biển, văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII chỉ rõ: “các thành phần kinh tế được hỗ trợ và tạo thuận lợi để phát triển đúng hướng”. Đối với kinh tế tư nhân, theo quan điểm của Đảng bộ thành phố: “kinh tế tư nhân được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp, qui mô đầu tư, cơ cấu ngành nghề, đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng GDP, nộp ngân sách, giải quyết việc làm” [6,17], “kinh tế tư nhân được tạo các điều kiện thuận lợi, có chính sách hỗ trợ để phát triển mạnh và hiệu quả hơn, chú trọng phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, làng nghề” [6,51].
- 378 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Về phương hướng phát triển cuả khu vực kinh tế tư nhân, Nghị quyết XIII (2005) đại hội Đảng bộ thành phố chỉ rõ: “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cần tiếp tục nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, có hiệu quả và chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước” [6,161]. Với những mục tiêu, phương hướng phát tiển vừa toàn diện, vừa cụ thể, kinh tế tư nhân của Hải Phòng đang bước từng bước trên con đường mới. Con đường đó, một mặt tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân của thành phố phát triển một cách đồng bộ nhưng mặt khác sẽ chú trọng hình thành các trọng tâm, trọng điểm, là cơ sở để thành phố có những điều chỉnh cơ cấu kinh tế trước hết là cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư một cách hợp lý, tạo sự chuyển biến mang tính bước ngoặt, phát huy được những thế mạnh từng bộ phận của khu vực kinh tế tư nhân cũng như tiềm năng, lợi thế đặc trưng của một thành phố cảng biển. Những chủ trương trên cũng cho thấy đến Đại hội XIII (2005), Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã có sự nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn phải phát triển kinh tế tư nhân và đặt ra yêu cầu tất yếu phải tạo điều kiện thuận lợicho khu vực kinh tế này nhằm giải phóng mọi nguồn lực cho sự phát triển toàn diện của thành phố. Năm 2010, thành phố họp Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng tại Đại hội X vào hoàn cảnh cụ thể của thành phố, đặc biệt là chủ trương cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân đã góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm một bước nhận thức về kinh tế tư nhân. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hải Phòng lần thứ IV góp phần tạo điều kiện, tạo động lực quan trọng giúpnâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm cho cán bộ, đảng viên thành phố trong phát triển kinh tế tư nhân. Đại hội XV Đảng bộ thành phố chỉ rõ: “tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp tư nhân.. nhằm tạo sự phát triển đột phá cho thành phố” [8,3]. Đại hội đặt ra yêu cầu phải tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân có thương hiệu, tham gia vào chuỗi quản trị, chuỗi dịch vụ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.. Ngày 21/9/2017, thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Trung ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở nhận định thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 44-CTr/TU nhấn mạnh mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân của thành phố: “tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa kinh tế, xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững” [16;2]. “thành phố chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động” [16,2].
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 379 Về tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố, Chương trình chủ đề ra: “tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế…tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 21%...” [16,2] Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể: 1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. 3. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. 4. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. 5. Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò của Ủy ban, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân. “Chương trình hành động số 44-Ctr/TU” của Thành ủy Hải Phòng có ý nghĩa như một văn kiện chuyên sâu của Đảng bộ thành phố về kinh tế tư nhân, Chương trình đã đề ra những vấn đề trọng yếu quyết định xu hướng vận động cũng như nội dung, cách thức, bước đi của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố. Trong xu thế phát triển chung của đất nước, kinh tế tư nhân của Hải Phòng sẽ có những tiền đề mới để mở rộng, nâng cao hiệu quả, đảm bảo được tính đồng bộ và phát huy cao nhất vai trò của bộ phận kinh tế này đối với sự đi lên của thành phố. “Chương trình hành động số 44-Ctr/TU” của Thành ủy Hải Phòng chính là một bước tiến mới trong quá trình Đảng bộ thanh phố Hải Phòng đổi mới nhận thức, vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của thành phố để từng bước phát triển, hoàn thiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, tạo động lực thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Hải Phòng. Một cách khái quát, Chương trình hành động đã kế thừa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về kinh tế tư nhân trong thời gian trước; đồng thời có sự bổ sung những nhận thức mới từ thực tiễn, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan trong xu hướng phát triển của khu vực kinh tế quan trọng này. Ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết có sự chỉ đạo cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng”, “chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, đặc biệt là trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế”. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị, ngày 8/7/2019, Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 76-Ctr/TU. Một nội dung quan
- 380 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP trọng được Thành ủy Hải Phòng nêu trong Chương trình hành động là: phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó chú trọng phát triển khu vực kinh tê tư nhân: “phát triển đa dạng, toàn diện các thành phần kinh tế trong đó chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điểu kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt trong ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế.”, “nâng cao chất lượng kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” [17,27;27]. Chương trình hành động số 76-Ctr/TU của Thành ủy tiếp tục là tiền đề, cơ sở tạo sức bật cho kinh tế tư nhân. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ là định hướng trọng tâm trong xu thế phát triển của Hải Phòng trong tương lai với tầm nhìn chiến lược đến năm 2045. Có thể nói, trước đổi mới, do chịu ảnh hưởng của lối tư duy cũ trong lãnh đạo kinh tế cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp trong quản lý kinh tế thành phố Hải Phòng đã bước đầunhận thức được vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế, xã hội thành phố nhưng tư duy về kinh tế tư nhân còn chưa rõ ràng, đầy đủ. Chính vì vậy, khu vực kinh tế tư nhân của Hải Phòng không được quan tâm đầu tư phát triển. Bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của Hải Phòng, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã có những bước đột phá trong đổi mới tư duy hoạch định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân mà bước tiến đầu tiên là ngày càng nhận thức đúng vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đến đời sống kinh tế, xã hội thành phố. Điều này được minh chứng ở những thành tựu mà kinh tế tư nhân Hải Phòng đã đạt được trong những năm gần đây những cú bứt phá của thu hút đầu tư trong nước; các dự án khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư như: hàng trăm nghìn tỷ đồng của Vingroup cho các dự án khu vui chơi, giải trí ở đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco tại huyện Vĩnh Bảo, khu nhà cao cấp ở quận Hồng Bàng, Bệnh viện Vinmec tại Lê Chân, tổ hợp sản xuất oto Vinfast Cát Hải..v..v.. Đây là những tiền đề khởi đầu cho một thời kỳ bứt phá mạnh mẽ của kinh tê tư nhân Hải Phòng trong tương lai cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế, xã hội thành phố, góp phần đưa Hải Phòng ngày càng tiến gần đến mục tiêu mà Bộ Chính trị đã giao cho thành phố tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 là: “xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và cả nước…”. KẾT LUẬN Triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sau hơn 30 năm, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói chung vàkinh tế tư nhân nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân Hải Phòng chưa thực sự tương xứng với tiểm năng, lợi thế, chưa phát huy tốt đa vai trò, sức mạnh của một khu vực kinh tế chủ chốt trong GDP của thành phố. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ thành phố Hải Phòng phải tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 381 Đảng, chủ động, tích cực tìm tòi, sáng tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, tranh thủ được những nhân tố thuận lợi của bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước, khắc phục khó khăn, thách thức hoạch định được những chủ trương phát triển kinh tế tư nhân đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thành phố cũng như xu thế chung của đất nước, khu vực và thế giới.Với những chủ trương đúng cùng với sự quan tâm đầu tư một cách đồng bộ, toàn diện, Hải Phòng sẽ xây dựng được một môi trường lý tưởng cho kinh tế tư nhân phát triển trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2002), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng (1975 – 2000), tập 3, Nxb Hải Phòng. 2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (1986), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 3. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (1991), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 4. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (1996), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 5. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 6. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 7. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 8. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứXV, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII). 15. Đan Đức Hiệp (2010), Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới và phát triển (1986 – 2010), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 16. Thành ủy Hải Phòng (2017), Chương trình hành động số 44-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tê tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. 17. Thành ủy Hải Phòng (2019), Chương trình hành động số 76-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TWcủa Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam: Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay
21 p | 647 | 167
-
Bài giảng Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo - ĐH Phạm Văn Đồng
81 p | 247 | 38
-
Hành Chính Văn Phòng Nhà Nước phần 2
11 p | 118 | 26
-
Pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam - Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Phần 1
156 p | 181 | 25
-
Tìm hiểu về pháp luật của chủ nhiệm hợp tác xã: Phần 1
148 p | 147 | 13
-
Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo: Phần 2
49 p | 33 | 12
-
Quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng chuyển đổi số trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
8 p | 52 | 12
-
Những điều cần biết về quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo: Phần 1
51 p | 49 | 11
-
Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế, giai đoạn 2011-2021
4 p | 61 | 7
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
8 p | 41 | 4
-
Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về “kinh tế tư nhân”
10 p | 34 | 4
-
Một số quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế, giai đoạn 1996-2006
5 p | 29 | 4
-
Đánh giá và đề xuất bổ sung, hoàn thiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề di dân của các dân tộc thiểu số
8 p | 81 | 4
-
Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo: Phần 1
83 p | 11 | 4
-
Quan điểm của đảng về kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới và sự phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
10 p | 26 | 3
-
Quan điểm của Tòa án Nhân quyền châu Âu về quyền được sống trong môi trường trong lành một số kinh nghiệm cho Việt Nam
10 p | 65 | 3
-
Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
8 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn