intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

văn hóa và con người: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

53
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cuốn sách là một phần trong những cố gắng nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của chính nó. Ông không có tham vọng to tát mang tính triết học mà chỉ mong những nghiên cứu của mình như là kết quả của những suy tưởng khởi nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn mình, khi cuộc sống đã đi qua nó. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 1 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: văn hóa và con người: phần 1

Văn hóa & Con người<br /> Nguyễn Trần Bạt<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> <br /> Mục lục<br /> Lời tác giả<br /> Lời Mở<br /> VĂN HOÁ HỌC LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM<br /> PHẦN A : ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN HOÁ<br /> I. Khái Niệm Và Bản Chất Của Văn Hóa<br /> 1. Khái niệm văn hóa<br /> 2.Văn hóa và văn minh<br /> 3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần<br /> 4. Về tính giai cấp và tính lịch sử<br /> II. Cấu Trúc Của Văn Hóa<br /> 1.Tri thức - Tư tưởng<br /> 2.Tín ngưỡng<br /> 3.Các giá trị đạo đức<br /> 4.Truyền thống<br /> 5.Pháp luật<br /> 6.Thẩm mỹ<br /> 7.Lối sống<br /> III. Mối Liên Hệ Biện Chứng Giữa Văn Hoá và Lịch Sử<br /> 1.Văn hoá và quá khứ<br /> 2.Văn hoá và hiện tại<br /> 3.Văn hoá và tương lai<br /> IV. Quan Hệ Biện Chứng Giữa Văn Hoá và Kinh Tế<br /> 1.Quyết định luận kinh tế<br /> 2.Văn hoá và tăng trưởng<br /> V. Bản Sắc Văn Hoá và Toàn Cầu Hoá<br /> 1.Toàn cầu hoá như một xu thế văn hoá<br /> 2.Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức<br /> 3.Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc<br /> PHẦN B. VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ<br /> I. Chính trị và Cấu trúc đời sống Chính trị<br /> 1.Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn<br /> 2.Nhân dân như là một phạm trù của văn hoá chính trị<br /> II. Những nguyên tắc của sự Lãnh đạo<br /> <br /> 1.Cá nhân và lịch sử: mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người<br /> lãnh đạo<br /> 2.Ba cấp độ của sự lãnh đạo<br /> III. Toàn cầu hóa và những xu thế lớn của thế giới hiện đại<br /> 1.Toàn cầu hoá và xã hội tri thức<br /> 2.Toàn cầu hoá và vấn đề quyền lợi dân tộc<br /> 3. Sự lớn mạnh của các lực lượng đa quốc gia<br /> 4.Sự thay đổi bản chất ngoại giao nhà nước và vấn đề hai chính sách đối<br /> ngoại<br /> IV. Văn hóa chính trị và dân chủ<br /> 1.Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây<br /> 2.Dân chủ, nhân quyền và sự mở rộng khái niệm dân chủ<br /> VI. Những tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu<br /> 1.Những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế-chính trị thế giới<br /> 2.Vai trò và khả năng hợp tác trong đời sống hiện đại<br /> 3.Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu<br /> KẾT LUẬN. TIẾN TỚI MỘT NỀN TRIẾT HỌC VỀ HỢP TÁC<br /> <br /> Lời tác giả<br /> Tôi không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành<br /> như vậy. Nhưng tôi là người đam mê quan sát cuộc sống. Chính sự đam mê<br /> này và chính sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải<br /> về nó. Tôi cho rằng, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà kinh doanh hay nhà chính<br /> trị chỉ là những trạng thái khác nhau, quán xuyến những giai đoạn khác nhau<br /> của đời một con người. Những giai đoạn như vậy thống nhất trong cái quy<br /> luật mà tôi gọi là lẽ phải của đời sống tâm hồn. Khoa học nếu tách ra khỏi lẽ<br /> phải hay ra khỏi đời sống hàng ngày của con người sẽ không còn giá trị và<br /> mục đích tồn tại nữa.<br /> Cuốn sách "Văn hoá và con người" là một phần trong những cố gắng<br /> nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của<br /> chính nó. Suy tưởng là phương pháp mà tôi sử dụng để xây dựng nên cuốn<br /> sách này. Ở đây tôi chỉ dùng lại cách mà từ xa xưa nhân loại đã làm để giải<br /> thích thế giới. Tôi không có tham vọng gì to tát mang tính triết học. Xin chỉ<br /> coi những nghiên cứu của tôi như là kết quả của những suy tưởng khởi<br /> nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn tôi khi cuộc sống đi qua nó.<br /> Có thể nhiều quan điểm trình bày trong cuốn sách không nằm trong suy nghĩ<br /> hằng ngày của số đông, nhưng như tôi đã nói ở trên, khoa học hướng tới<br /> trước tiên là lẽ phải và sự thật.<br /> Tôi xin cảm ơn các cộng sự của tôi tại Viện Nghiên cứu Phát triển<br /> Investconsult: Ngô Tự Lập, Phạm Văn Sinh, Nguyễn Hải Yên, Đỗ Thu<br /> Thuỷ, Lê Thu Trang, Trương Thu Hương, các đồng nghiệp: Nguyễn Trần<br /> Khanh, Đặng Hồng Quang, Nguyễn Tiến Lập tại Investconsult Group đã<br /> giành thời gian và công sức giúp tôi hoàn thành cuốn sách này.<br /> Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam và<br /> cá nhân nhà văn Tạ Duy Anh đã tạo điều kiện để cuốn sách của tôi đến được<br /> tay bạn đọc.<br /> <br /> <br /> Lời Mở<br /> Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã có rất nhiều quyển sách nghiên<br /> cứu về văn hoá, trong đó có không ít quyển có tiếng vang, một số trải qua<br /> thử thách và chứng tỏ được giá trị của mình. Tuy nhiên, theo tôi, còm nhiều<br /> cuốn mắc phải những khuyết điểm đáng tiếc.<br /> Khuyết điểm phổ biến nhất nằm ngay ở mục đích nghiên cứu. Một số học<br /> giả, hay các nhà nghiên cứu văn hoá như người ta thường gọi, có xu hướng<br /> lấy bản thân việc nghiên cứu, hoặc đáng chê trách hơn nữa là lấy mục đích<br /> trở thành nhà nghiên cứu, làm cứu cánh, trong khi đáng lẽ họ phải coi việc<br /> nghiên cứu đặc tính của một dân tộc hay của các dân tộc là một trong những<br /> biện pháp để chỉ ra những yếu tố cần được khích lệ và những yếu tố cần phải<br /> hạn chế trong quá trình phát triển. Nói cách khác, những nhà nghiên cứu văn<br /> hoá này cố gắng thông qua tác phẩm để thể hiện mình, thể hiện sự hiểu biết<br /> văn hoá của mình, hơn là cố gắng vươn tới những mục tiêu phát triển, điều<br /> xứng đáng được coi là cái đích cao cả nhất của các giá trị văn hoá.<br /> Những nhà nghiên cứu loại này, chính họ cũng không tự tin lắm vào việc<br /> phổ biến các giá trị văn hoá như một yếu tố mang tính động lực. Có thể nói<br /> không quá lời rằng họ là những nhà nghiên cứu ích kỷ và tác phẩm của họ là<br /> những tác phẩm ích kỷ.<br /> Nhược điểm quan trọng thứ hai là tính phụ hoạ chính trị. Tôi xin bắt đầu<br /> bằng một tình trạng đáng đau lòng là đến tận hôm nay người Việt vẫn đang<br /> bị lép vế về nhiều mặt trên thế giới. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thật<br /> đó, nhưng theo tôi, tự ty cũng như tự hào quá đáng đều không thể chấp nhận<br /> được.<br /> Một mặt, đúng là cho đến nay, người Việt Nam thường lép vế trong đời<br /> thường, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng họ tỏ ra đặc biệt dũng cảm và<br /> thông minh trong thời chiến. Nói đến văn hoá Việt Nam là phải nói đến văn<br /> hoá của chiến tranh, nói đến cái pha chiến tranh của nó. Trong lĩnh vực này,<br /> quả thực chúng ta có nhiều thứ để tự hào. Những sáng tạo thời chiến, những<br /> cọc Bạch Đằng chẳng hạn, nói lên rất nhiều điều. Mặt khác, nói đến thời<br /> bình thì phải nói đến sự kiến thiết đất nước. Về mặt này người Việt Nam ít<br /> có cái để nói. Thế nhưng rất nhiều công trình được viết ra vì những mục đích<br /> chính trị cụ thể nào đó, với một thái độ thực chất là phản khoa học, phản văn<br /> hoá, lại cố gắng khẳng định điều ngược lại. Đối với những nhà nghiên cứu<br /> phụ hoạ chính trị như thế, cần phải khẳng định rằng chính trị là vấn đề tạm<br /> thời, mặc dù khoa học chính trị thì vĩnh cửu. Tốc độ phát triển của xã hội<br /> ngày càng nhanh thì tính tạm thời của các yếu tố chính trị càng rõ ràng, và<br /> nếu như các công trình nghiên cứu văn hoá được viết ra để phụ hoạ chính trị<br /> thì bản thân nó đã không có giá trị. Vì thế nghiên cứu văn hoá và tình phụ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2