VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 11. THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ BASHO
lượt xem 64
download
Cuộc đời nhà thơ Basho tên thực là Matsuo Munefusa sinh trong một gia đình võ sĩ samurai ở thị trấn Ueno xứ Iga ngày 15-11-1644. Mới lên 9 tuổi Basho đã phải xa nhà đến lâu dài Chúa đại danh xứ Iga làm tiểu đồng cho con trai chúa là Yoshitada lớn hơn Basho hai tuổi. Hai thiếu niên trở thành đôi bạn thân cùng nhau học tập và làm thơ. Đôi bạn chuyên tâm vào chuyện làm văn chương hơn là võ thuật , cũng bởi hồi ấy là thời bình an (1600-1868). ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 11. THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ BASHO
- CHƯ ƠNG XI THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ B AS HO 1. Cuộc đời nhà thơ Basho tên thực là Matsuo Munefusa sinh trong một gia đình võ sĩ samurai ở thị trấn Ueno xứ Iga ngày 15-11-1644. Mới lên 9 tuổi Basho đã phải xa nhà đến lâu dài Chúa đại danh xứ Iga làm tiểu đồng cho con trai chúa là Yoshitada lớn hơn Basho hai tuổi. Hai thiếu niên trở thành đôi bạn thân cùng nhau học tập và làm thơ. Đôi bạn chuyên tâm vào chuyện làm văn chương hơn là võ thuật , cũng bởi hồi ấy là thời bình an (1600-1868). Đôi bạn làm thơ dưới sự hướng dẫn của Kigin . Một số bài thơ của đôi bạn bắt đầu xuất hiện trong vài hợp tuyển thơ ca hồi ấy. Nhưng tình bạn văn chương ấy kết thúc sơm vì Yoshitada chết lúc 24 tuổi . Basho thực hiện chuyến hành hương đầu tiên lên núi Koya để đặt một nạm tóc của bạn Yositada vào chùa. Trong rừng vắng giữa đền chùa và mộ địa, Basho bắt đầu cảm nghiệm về nỗi vô thường và niềm cô tịch - những cảm thức rồi sẽ thấm sâu vào mỗi dòng chữ sau này. Sau đó, Basho rời bỏ lâu đài xứ Iga nơi đầy kỉ niệm dù không được phép của Chúa đại danh. Ông cũng muốn xa rời người goá phụ trẻ đẹp của bạn mà ông đã thầm lặng yêu thương, bởi ông biết đó chỉ là mối tình vô vọng. Năm năm kế tiếp ông sống ở Kyoto , tiếp tục học cổ văn Nhật, ngoài ra còn đọc cổ văn Trung Quốc và thư pháp, khi thì sống trong nhà ông thầy, khi thì ở đền chùa. Năm 1672 về thăm quê vài tháng, Basho không trở lại kinh đô Kyoto mà đi về phía đô thị Edo (ngày nay là thủ đô Tokyo) . Edo là thành phố
- lớn nhất nước Nhật hồi đó , văn hoá đang phát triển khiến ta nhớ đến thời Phc Hưng Tây Âu. Thị dân và nông dân đều khát khao kiến thức văn hoá mới mà giới quí tộc không còn làm chủ được nữa. Học vấn được phát triển cả Nho học Trung Hoa và quốc học Nhật. Phật giáo nhường một bước cho Nho giáo, mặt khác văn hoá huyền thoại dân tộc cũng được duy trì. Văn chương thời này được gọi là ” văn chương phù thế”. Nghĩa là nó chỉ sống với những hiện tượng cuộc đời trần tục, chấp nhận nó mà không bận tâm với những gì trừu tượng xa xôi. Sắc dục và tiền bạc là hai đề tài phổ biến trong tiểu thuyết và sân khấu . Trong cái xã hội cuồng nhiệt với tiền tài tình dục ấy, Basho như là kẻ lạc loài. Nhưng chính nhờ đó ông trở nên thiên tài duy nhất cuả thời đại. Ông xa lánh của cải vật chất để đi theo con đường tâm linh cô tịch. Ông từ chối một chức quan của triều đình với những lợi lộc mà theo đuổi thơ ca không bao giờ hối tiếc. Trong cái xã hội phù thế nhốn nháo ấy, nhà thơ đứng cao hơn nó. Ông nổi tiếng và được mọi nơi trọng vọng . Lúc này ở kinh đô đã có tới hai trường phái thơ haiku, và Basho đã được văn giới kinh đô nồng nhiệt đón nhận. Nhiều năm sau, với nhiều thời gian tích luỹ , rèn luyện thử thách Basdho đã trở thành biểu tượng điển hình nhất của thơ haiku. Một thương gia giàu có ngưỡng mộ ông đã xây cho ông một ngôi nhà bên dòng sông, bên nhà có một cây chuối do học trò trồng cho thầy. Ông rất yêu cây chuối và lấy tên nó (ba tiêu = basho) làm bút danh. Ngôi nhà ở được ông đặt là “Ba tiêu am“ (Basho an). Ông thích bài thơ “Ba tiêu” của Bạch Cư Dị “Cách song tri dạ vũ, ba tiêu tiên hữu thanh “ (Đêm ở trong nhà biết ngoài trời rơi mưa, ấy là do cây chuối lên tiếng trước). Từ năm 28 tuổi, Basho học thiền đạo. Đến năm 37 tuổi trở đi phong cách thơ thiền Basho hình thành rõ nét với 5 bài thơ nổi tiếng về con quạ . Trên cành khô, cánh quạ đậu chiều thu Bài thơ đơn sơ cực độ mà sâu thẳm vô cùng. Một chiều mùa thu xám tối, âm u, con quạ dừng trên cành khô héo úa, nó đang chuyển động cùng vũ trụ. Hoàng hôn cô tịch, con quạ cô đơn, chiều thu cô liêu chiếm hết không gian lặng lẽ nhưng vẫn chuyển động. Nhà thơ hoà nhập với chúng, bay theo thời gian, thời gian lướt qua cánh quạ im lìm, cành cây khô và buổi chiều thu ấy. Là một hoạ sĩ, sau này ông còn vẽ một bức tranh thuỷ mặc
- miêu tả bài thơ này. Với bài thơ Con quạ, Basho đã chính thức tạo dựng thể thơ haiku bất hủ và ông chính thức lên đường. Biết bao giấy mực đã bình phẩm bài thơ “con quạ” trên đất nước Phù Tang . Ba Tiêu Am và những bước đường phiêu lãng Ba Tiêu Am ở được hai năm thì bị cháy cùng một nạn hoả hoạn lớn ở thành Edo . Bạn bè và đệ tử lại xây cho ông một căn nhà mới ở thành Fukagawa . Một năm sau ông
- khởi hành chuyến đi mới. Cuộc ra đi lần này để lại tập Nhật ký gió mưa đồng nội (Nozarasgi kiko). Từ đây nhà thơ trút bỏ hết ràng buộc trần tục. Tập bút kí này còn pha trộn văn xuôi và haiku. Hai năm sau cuộc hành trình, Basho tạo ra chấn động văn học nước Nhật với bước nhảy của con ếch : Ao cũ con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao Biết bao lời bình luận bài thơ kì bí này. Theo ý kiến Basho thì “thơ ca chỉ sinh ra từ sự hoà điệu khi ta và sự vật trở thành Một, khi ta đã lặn sâu vào lòng sự vật để nhìn thấy điều gì đó tựa như tia sáng mờ ảo ẩn giấu ở đó . . .” “... Ao cũ không nằm ở đâu cả nhưng đồng thời nằm trong Basho và trong chúng ta Nó cũ nghìn xưa đồng thời có mặt ngay bây giờ vì nó là vô thuỷ vô chung. Một con ếch đánh thức vũ trụ với bước nhảy của mình. Ếch ta nhỏ nhoi đang nhảy vào cuộc sống, ta cũng là chiếc ao cũ và là tiếng vang của chính ta và tiếng vang của vũ trụ. Ao cũ hay cành khô, con quạ hay con ếch, nếu bạn đọc cảm nghiệm được nỗi cô tịch và cái u huyền của chiều thu , nghe được tiếng vang của nước ao cũ thì nó sẽ tràn đầy trong hồn ta một cảm xúc mới “. Những chuyến đi tiếp tục, một tập kỷ hành khác lại ra đời. Hai mưoi năm trở lại gặp những cây anh đào gần Kyoto. Giữa mùa xuân bùi ngùi đứng ngắm cây mà nhớ người bạn thơ yểu mệnh xưa : Rồi sau đó :
- Nhiều điều xiết bao gợi hồn ta nhớ những cánh hoa đào . Áo bông tôi cởi quẩy lên vai trần mùa thay, áo đổi Con đường sâu thẳm Du hành lên phương Bắc bao gian khổ bất trắc, Basho cùng đệ tử Sora thường xuyên đi bộ, suốt gần ba năm trời. Lần này để lại kiệt tác văn xuôi pha trộn thơ ca , tạm dịch là “Con đường sâu thẳm”. Nơi đây nhà thơ đã kết tinh trong mình cả độ cao và chiều sâu của của tâm hồn dân tộc, cả ánh sáng và bóng tối của nó . . . Ông lấy cái hiện tại làm vĩnh cử (The eternal Now) trong khi nền văn hoá khác chỉ lấy quá khứ hoặc tương lai làm vĩnh cửu Chung quán bên đường Các du nữ ngủ Hoa và trăng thu Bài thơ trên rất thơ mộng, nhưng bài sau đây cũng chẳng kém phần lãng mạn : Chấy bọ rầy rà
- Nơi tôi nằm ngủ Ngựa đứng đái không xa Thơ Basho có hoa, trăng nhưng cũng có chấy rận và nước đái ngựa, có thiền sư và có gái điếm, tất cả đều có ý nghĩa cuộc sống. Chẳng gì vô nghĩa trong thơ của thiền sư Basho. Thăm ngôi mộ của một học trò thơ chết trẻ, ông viết :
- Hãy rung lên, nấm mồ giọng ta than khóc là gió mùa thu. Huyễn trú am
- Basho đi Kyoto về quê thăm nhà và cùng bạn thơ du quan hồ Tỳ Bà (Biwa) . Trên đường, ông tạm trú mấy thảo am như Huyễn trú am (Genju an), Vô danh am (Mumei an) và Lạc thị xá (Rakushi sha). Bài tuỳ bút nổi tiếng Huyễn trú am chi ký thổ lộ niềm hạnh phúc ở cái am đời hư hoặc : ”. . . Và tôi lê chân dọc theo bờ biển hoang dại của phương Bắc nơi mỗi bước chân băng qua cồn cát đều khó cực . Tôi lang thang ven bờ hồ tìm nơi trú ngụ . Một nhánh lau sậy mà chiếc tổ chim cộc trắng sẽ tấp vào trên dòng nước chảy . Đây là nơi huyễn trú của tôi , bên cạnh núi Kokubu . Gần đây có một đền thờ cổ xưa nơi tôi cảm thấy mình được gột sách cát bụi trần gian. Chủ nhân của nó đã bỏ đi từ tám năm trước, am còn lại phía sau , giữa ngã tư đời hư huyễn . . . Trong niềm vui , tôi gọi bồ câu rừng : Chim kankodori nỗi buồn sâu thẳm đọng vào tôi đi Làm sao tôi không hạnh phúc cho được ! Quang cảnh nơi này có thể sánh ngang những thắng cảnh tuyệt vời nhất ở xứ Trung Hoa ” . Những năm tiếp theo Basho sống hoàn toàn cô tịch theo đúng ý nguyện « Niềm cô tịch sẽ là bạn tôi, và sự nghèo nàn sẽ là của cải của tôi. Trong tuổi năm mươi đấy là điều tôi tự nguyện » Mùa xuân năm 1694 Basho gọi đem bút mực để soạn bài thơ từ giã thế gian : Đau yếu giữa hành trình chỉ còn giấc mộng phiêu lãng trên những cánh đồng hoang Thi hào Basho mất ngày 12-10-1694 trong khi giấc mông của ông còn lang thang phiêu bạt trên những cánh đồng hoang, trên những ngã tư đời hư ảo, trên những con đường sâu thẳm và vô danh, trên những ao hồ vĩnh cửu . Nhà thơ được chôn cất trong một ngôi đền gần Vô danh am, nhìn xuống hồ Tỳ bà nơi ông hằng thích thú. Chừng ba trăm học
- trò tiễn đưa thầy. Trong số học trò có chừng 10 người trở thành những nhà thơ haiku nổi danh, được gọi chung « Basho thập triết » gồm : Etsujin, Hokushi, Joso, Kikaku, Kyorai, Kioroku, Ransetsu, Shiko, Sanpu và Yaha. Vài năm sau khi Basho mất, các học trò tập hợp tác phẩm của thầy thành bảy bộ sách « Ba Tiêu thất bộ tập » gồm Ngày đông, Ngày xuân, Hoang dã, Bầu rượu, Áo rơm cho khỉ, Túi đựng than, Tiếp nối áo rơm cho khỉ . Nhiều ngôi đền Thần đạo (tôn giáo nguyên gốc Nhật bản) đã phong thần cho nhà thơ Basho mặc dù ông là thiền sư Phật giáo, một số ngôi đến lấy thơ ông để đặt tên . Một cuộc đời tương đối ngắn trên dưới 50 tuổi, như Shakespeare 54, Nguyễn Du 55, Basho đã tiêu biểu cho thơ ca của dân tộc Nhật, kết tinh dòng văn hoá Đông phương thâm trầm từ Ấn Độ đến Trung Hoa trở về Nhật bản, rồi toả ra khắp phương Đông. Những kỉ niệm để lại Khắp đất nước Nhật bản, nơi nào Basho đi qua cũng mọc lên những tấm bia kỉ niệm, có hơn ba trăm tấm bia như thế. Có nhiều gò đất được bảo tồn vì người ta cho rằng những gò ấy chứa các vật dụng đi đường của Basho. Trên bia kỉ niệm đầu khắc bài thơ haiku của Basho. Chẳng hạn, trên một hòn đá tảng trên đồi Kemarizuka dưới bóng cây dẻ cổ thụ ghi bài: Ngón tay nhỏ nhoi hạt dẻ còn trong vỏ xin mùa thu đừng rời Ở Okitsu, một tấm bia dựng bên đường lộ: Gió mùa thu thổi niềm cô tịch bay đi khắp đời.
- Khi thị trấn Okitsu gặp nhiều tai hoạ, dân chúng định khiêng ném tấm bia thờ Basho xuống biển. Vị hoà thượng gần đó nhận tấm bia thơ về vườn chùa Seikenji đặt bên hồ nước. Khi thị trấn trở lại thịnh vượng, dân chúng hối hận đã thất lễ với nhà thơ nên đi rước bia đá về chỗ cũ. Thời gian sau thị trấn lại gặp tai hoạ khác, tấm bia lại quay về vườn chùa bên hồ nước. Bây giờ nó vẫn còn đó, cô tịch, soi bóng bình yên, không phù phiếm thực dụng như lòng người. . . Biết bao giai thoại dân gian thêu dệt mãi cuộc đời của nhà thơ. Chuyện kể một đêm trăng rằm, Basho ghé một cái làng nơi đám dân chúng tụ tập ngoài trời uống rượu sakê, thưởng trăng và rủ nhau làm thơ haiku. Họ mời ông khách lang thang nhập cuộc. Đến lượt khách, họ giục đọc thơ, ông cất tiếng: Vầng trăng non dại ... Một người dân ngắt lời bảo “trăng rằm chứ không phải trăng non…”, Basho bình tĩnh đọc đủ cả bài : Vầng trăng non dại theo tôi từ độ ấy ai có ngờ đêm nay ! Ai nấy kinh ngạc lặng đi, có người cất tiếng hỏi “Xin lỗi, ông là ai ?” Một người khác kêu lên “Có phải ông là tiên sinh Basho ?”... Họ chỉ ưa làm câu thơ khuôn sáo về vầng trăng bất động, vầng trăng giả nên thơ cũng giả. Vầng trăng của Basho cùng bước du hành, linh động, có hồn người, hồn vũ trụ, đồng cảm với thi nhân, nó có cả một số phận thăng trầm. Trăng sáng không chỉ nhờ ánh sáng thiên nhiên, còn sáng lên nhờ tâm hồn thi nhân nữa. 1. Cảm xúc thẩm mĩ Cảm xúc thẩm mỹ thứ nhất khá quen thuộc trong thi ca Nhật là sabi. Có thể diễn giải ra là cô liêu, tịch lặng, cổ xưa, đơn sơ ... Cảm xúc này bắt gặp thiền tông một cách chan hoà, thấm sâu vào tâm hồn Nhật Bản làm nên sinh mệnh nền văn hoá này. Lại có hai phạm trù phụ thuộc cảm hứng này là “vô tận” và “tự nhiên”.
- “ Biển tối dần tiếng kêu chim nhạn trắng màu trong đêm ” Nhà thơ nhìn thấy màu trắng của âm thanh-tiếng chim kêu trong đêm. Đây chẳng phải là “phép tu từ, chuyển nghiã, chuyển cảm giác” như người ta thường bình phẩm những thơ ca khác một cách sáo mòn, công thức. Đó là cảm thức của nhà thơ thiền Basho . Cảm xúc thẩm mỹ thứ hai là wabi, nghĩa là cái đẹp cao nhất nằm trong vẻ đơn sơ và thanh tịnh. Nó cũng được phát triển trong trà đạo (chado). Chén trà tao nhã là hoá thân của đất sét đơn sơ. Chất nước thanh khiết trong bình hoà với những chiếc lá đơn sơ. Bồ Tát hay Phật cũng là sự chuyển hoá từ một thứ đất sét đơn sơ nào đó, rồi trở thành chúng sinh. Tinh thần Trà đạo ngấm vào thơ ca. Thơ haiku không lộng lẫy khoa trương, rực rỡ , đạo của nó là trái tim bình thường . Mái lều im một con chim gõ kiến gõ ngoài trụ hiên Người nóng vội sẽ hỏi: rồi sao nữa ? Chỉ có con chim gõ kiến đang gõ bên ngoài cái lều im ắng của một thiền sư hay ẩn sĩ. Tự tiếng gõ ấy đã đủ đâu cần thêm gì nữa! Cũng như con quạ, con ếch, con chim gõ kiến gõ vào cái cô tịch nhịp điệu bình thường của cuộc sống. Cảm xúc thẩm mỹ thứ ba là aware. Cảm thức này đã có từ thế kỉ 11 với tiểu thuyết Genji của nữ văn sĩ Murasaki, sử dụng hơn một ngàn lần trong bộ sách đó. Bi ai là cảm giác xao xuyến trước vẻ đẹp não lòng của sự vật, nó như một âm vang, những gì đã qua, sắp qua tác động vào ta như một âm vang, bi cảm thâm trầm :
- Trăng rụng rồi bốn góc bàn quen thuộc còn lại mà thôi Bài thơ nói về cái chết của một người bạn. “Trăng” tượng trưng cho cái chết. “Bốn góc bàn” nơi người ấy thường ngồi bên. Đó chẳng phải là bi kịch, bởi sự sống và cái chết cũng đơn giản như vầng trăng và cái bàn ấy thôi. Cảm xúc thẩm mỹ thứ tư là karumi (khinh) : cảm giác nhìn sự vật với tâm thế nhẹ nhàng, thanh thản (ảnh hưởng của tính thiền). 2. Một số đặc điểm nghệ thuật Đặc điểm đầu tiên của haiku là : cô đọng, ý ở ngoài lời Thơ ca Á Đông nhìn chung cô đọng, như tứ tuyệt (Trung Hoa), tanka (Nhật), sijo (Triều Tiên), ca dao Việt Nam…Đấy là “những bàn tay nắm chặt” nên có sức mạnh lớn lao không ngờ. Nhà thơ Chile Pablo Neruda nhận xét: trong thơ haiku “lời lẽ đôi khi thu nhỏ lại ” Nhà phê bình Pháp Rolland Barthes có ý kiến “Sự ngắn gọn của haiku không phải là vấn đề hình thức, haiku không phải là một tư tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn mà là sự tình vắn tắt đã tìm được hình thức vừa vặn của nó”. Dân tộc Nhật đã tìm ra haiku–con đường thơ ca mảnh mai 17 âm tiết (5/7/5) đã đưa
- họ đi rất xa trên những con đường sâu thẳm. Haiku không phải loại thơ dùng sự ít lời để nói lên nhiều điều. Haiku thích sự đơn sơ, nhỏ nhắn nhưng không bị lèn chật cứng. Nó trống trải và im lặng. Có khi nó chỉ ra sự vật mà không giải thích hay miêu tả . Thơ haiku ngây thơ một cách hiền minh, và hiền minh một cách ngây thơ. Trong tranh thuỷ mặc Trung Hoa và Nhật có phong cách vẽ “tranh một góc”. Khoảng trống chiếm hầu hết bức tranh, vì hoạ sĩ không muốn “ đầy”. Đấy là cái chân không sinh động. “Cái chân không” ấy có trong trà đạo, vườn đá, vườn cảnh, thuật cắm hoa ... và cả trong haiku. Chẳng hạn trong vườn cảnh sơn thuỷ, không cần sum sê chi tiết, không cần dòng nước, chỉ dùng cát để diễn đạt cả nước và sự bao la. Basho chỉ với một chiếc lá mà diễn tả cả cuộc sống của cây cỏ, mùa màng và vũ trụ thiên nhiên : Lá thuỷ tiên dưới làn tuyết rơi nhè nhẹ trĩu mình . Thi hào Tagore nhận xét: “Nhà thơ haiku chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh qua một bên” . Basho tạo ra truyền thống của thơ haiku, bao giờ cũng gắn bài thơ với mùa và thiên nhiên, nhiều khi đặt tên cho bài thơ bằng mùa . 97
- 3. Ba nguyên lí thơ haiku Nguyên lí “mùa”: mỗi bài thơ cần thiết có từ “mùa” (quí ngữ) hoặc gợi ý về mùa (như mưa phùn, hoa đào, trăng, tuyết ...).Con người và vạn vật đều sống trong thời tiết thường xuyên vận hành. Trước hết trong cuộc sống ta cảm thấy đất trời cụ thể. Nghĩa đen của câu tục ngữ “chạy trời không khỏi nắng”. Nguyên lí “tương quan”: mỗi sự vật luôn luôn liên quan với một sự vật khác (con bướm và cơn gió, con chuột với con chim sẻ, con người và con cua, con hạc với dòng sông, mỗi sinh thể với mùa vụ, bầu trời, tiểu vũ trụ với đại vũ trụ), chúng nương tựa vào nhau cùng sống. Nguyên lí “bình đẳng”: mọi sự vật trong vũ trụ tồn tại độc lập, đáng quí như nhau. Điều này xuất phát từ triết lí Phật giáo: mọi chúng sinh bình đẳng. Tóm lại, thi pháp thơ haiku biểu hiện mỹ học Thiền (Zen : phiên âm Nhật ngữ, chán : phiên âm Hán ngữ) đồng thời thu hút tinh hoa mỹ học dân tộc Nhật. Người Nhật ưa sống thanh nhã, yêu cái đẹp giản dị, trọng danh dự, tâm hồn mở rộng đến thiên nhiên. Dường như mỗi người nông dân Nhật đều có thể là một nhà mỹ học, một nghệ sĩ biết cảm thụ cái đẹp từ thiên nhiên. Người Nhật sẵn sàng đi thật xa để ngắm một cảnh vật đẹp nhỏ bé nào đó. Một quả núi, một hòn đá lớn, một con suối, một thác nước ... được người ta sùng bái thì đều gắn vào hình tượng trong các ngôi đền thờ Khổng Tử, Phật Thích ca. Nghệ thuật Nhật nảy sinh từ lòng tôn thờ vẻ đẹp toát ra từ tổng thể hoà điệu của thế giới xung quanh ấy. Và Basho là một điển hình của tinh thần Nhật Bản.
- Basho có tất cả 5 tập nhật ký: 1. Nazarashi kiko (Nhật kí gió mưa đồng nội) 2. Kashima kiko (Kashima nhật kí) 3. Sarashina kiko (Sarasshina nhật kí) 4. Oku no hosomichi (Nẻo đường sâu thẳm lên Oku) 5. Genjuan no kiko (Huyễn trú am chi kí) Bài luyện tập : Phân tích các bài sau (Tuyển tập Nhật Chiêu)
- Mùa xuân : số 1.2.5.8.9.11.12,15.17.24 Mùa hạ : số 1,4,6,7,8,9,14,15,19,24, 28 Mùa thu : số 10,16,17,22, 24,26,29 Mùa đông : số 4,5,13,21 Trong đại im Tiếng dế ăn vào Thớ đá ... (Lê Đạt)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 4. SỬ THI ẤN ĐỘ
16 p | 411 | 102
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 14. VĂN HỌC DÂN GIAN LÀO
12 p | 703 | 94
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941)
73 p | 334 | 86
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 2. PHÂN KÌ VĂN HỌC ẤN ĐỘ
5 p | 402 | 73
-
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8- NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
15 p | 607 | 70
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 10. NỮ SĨ MURASAKI và TIỂU THUYẾT GENJI
16 p | 211 | 67
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 13. KAWABATA YASUNARI
15 p | 234 | 66
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 7. KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ
11 p | 366 | 62
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 9. VĂN HỌC NHẬT
6 p | 200 | 62
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 6. KỊCH THƠ SAKUNTALLAH
13 p | 194 | 48
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 12. GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
7 p | 175 | 43
-
Bài 15: Thuyết minh về một thể loại văn học - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 619 | 27
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An (Phần Văn học)
2 p | 455 | 15
-
Bộ 7 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 có đáp án
29 p | 94 | 6
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 192 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)
3 p | 6 | 3
-
Giáo án dạy bồi dưỡng Ngữ văn 12
316 p | 52 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn