intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 12. GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

176
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1869 vua Meigi (Minh Trị) lên ngôi, khởi xướng công cuộc “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây”. Từ đó nước Nhật mở ra trang sử mới. Người ta ví nước Nhật như một vận động viên trẻ trung hăm hở chạy đua với lòng mong muốn chiến thắng không lúc nào ngơi . Chỉ trong vòng ba mươi năm tính đến khi cây bút Kawabata ra đời (1899) nước Nhật đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Những bước nhảy vọt kinh tế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 12. GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

  1. CHƯ ƠNG XII GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Năm 1869 vua Meigi (Minh Trị) lên ngôi, khởi xướng công cuộc “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây”. Từ đó nước Nhật mở ra trang sử mới. Người ta ví nước Nhật như một vận động viên trẻ trung hăm hở chạy đua với lòng mong muốn chiến thắng không lúc nào ngơi . Chỉ trong vòng ba mươi năm tính đến khi cây bút Kawabata ra đời (1899) nước Nhật đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Những bước nhảy vọt kinh tế khiến cả thế giới phải kinh ngạc, nhiều dân tộc ở châu Á phải khâm phục . Rabindranath Tagore thi hào Ấn Độ khi đến thăm Nhật Bản vào năm 1916 đã viết : “Châu Á thức dậy khỏi giấc ngủ hàng thế kỉ, Nhật bản nhờ những mối quan hệ và va chạm với phương Tây đã chiếm một vị trí danh dự trên thế giới. Bằng cách đó, người Nhật đã chứng tỏ rằng họ sống bằng hơi thở thời đại chứ không bằng những thần thoại huyền hoặc của quá khứ” . Sự đổi mới kinh tế tác động mạnh mẽ đến nền văn học nghệ thuật của nước này . Bộ mặt xã hội Nhật đã thay da đổi thịt , văn học nghệ thuật cũng đổi thay màu sắc . Nếu thời trung đại văn học Nhật chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho và Phật của Trung Quốc thì thời mở cửa lại tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tự do dân chủ phương Tây : Anh , Pháp , Mỹ. Đặc biệt tư tưởng dân quyền của Jean Jacques Rousseau (1712-1778) nhà tư tưởng Pháp và những nhà lí luận hiến pháp của Đức đã ảnh hưởng đến trí thức văn nghệ sĩ Nhật bản. Những tư tưởng ấy như luồng gió mới thổi vào văn học nghệ thuật những cảm hứng của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên khiến văn nghệ Nhật phát triển mạnh . Người đặt viên gạch đầu tiên cho chủ nghĩa hiện thực Nhật là Tsubouchi Shoyo (1869- 1935).
  2. Trong tác phẩm Bản chất của tiểu thuyết (Shosetsu Shinjui) xuất bản năm 1885, Tsubouchi Shoyo đã đề xướng viết văn phải tôn trọng khách quan, phản ánh đời sống hiện thực, phải áp dụng phương pháp viết mới mà ông tiếp thu được trong văn học châu Âu. Tác phẩm mới đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực Nhật kết hợp văn viết và văn nói là Mây trôi (Ukigumo)xuất bản năm 1887 của Futabotci Shimei (1864-1909). Sách miêu tả đời sống bình thường và những ước mơ cao đẹp của nam nữ thanh niên Nhật đương thời. Từ đó nhiều người noi theo, sáng tác những tác phẩm mới khác hẳn tiểu thuyết bác học quí tộc trước đó. Nhiều tổ chức văn học theo khuynh hướng này hình thành, trong đó Nghiên cứu xã (Ken Yusha) là tổ chức tiêu biểu. Tiếp đến các trường phái khác lần lựơt ra đời ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào sáng tác văn học. Trong tác phẩm của họ xuất hiện những đề tài về số phận con người bi kịch cá nhân miêu tả những tâm trạng bi quan, thất vọng . . . Đại biểu của trường phái này phải kể Kitamura Tokoku (1868-1894), nữ văn sĩ Higuchi Ichio (1872-1896), Kunikida Doppo (1871-1908), Tayama Katai (1871-1930), Mori Ogai (1862- 1922)và Natsume Soseki (1867-1916) . Kunikida là nhà văn nổi bật trong số nhà văn theo phong trào đổi mới kể trên . Ông bắt đầu nhận thức được tính hai mặt của cuộc duy tân. Cải cách kinh tế làm cho nước Nhật giàu có lên nhanh chóng nhưng đơì sống công nghiệp cũng huỷ hoại không ít đến bản sắc văn hoá truyền thống Nhật bản, đặc biệt mặt tâm hồn. Nhà văn cảm thấy đau buồn, cô đơn, ông viết trong hồi kí như sau: ”xã hội đầu độc và huỷ hoại tâm hồn tôi. Phải chăng cái sức mạnh ma quỉ của xã hội đang biến con người thành vật hi sinh cho danh vọng và sự 99
  3. nhục nhã. Cho sự làm giàu và những cuộc vỡ nợ ? . . . Con người chỉ nhìn thấy những gì bề ngoài. Còn cái đẹp, chân lí bên trong và Tạo hoá không hề rung động anh ta . . .” Tâm trạng của K.Doppo phản ánh thực trạng của sự xung đột giữa văn minh phương Tây với truyền thống Nhật bản đang xảy ra ở đất nước tiên phong duy tân này . Xung đột đó dai dẳng, trở thành chủ đề chính của nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật Nhật Bản. Nổi bật nhất là Kawabata nhà văn giải Nobel mà chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ ở phần sau. Năm 1912, Minh Trị thiên hoàng qua đời, vua Taisho lên ngôi (1912-1926). Lúc này Kawabata còn ở tuổi thiếu niên . Một tuổi trẻ u buồn, cha mẹ ông mất khi ông mới bốn tuổi. Ông phải sống với ông bà nội và chị gái. Khi họ qua đời, Kawabata còn trơ trọi một mình . Mười lăm tuổi Kawabata bắt đầu tự kiếm sống và nếm mùi cay đắng cuộc đời . Lớn lên Kawabata chứng kiến hai thảm hoạ lớn của nước Nhật : Đại chiến thế giới lần thứ Nhất (1914-1918). Do tham vọng bành trướng mà Nhật mang quân sang Trung Hoa, vùng Thái bình dương và đến tận Siberi phía bắc .Nhiều lớp thanh niên Nhật phải xa quê hương lao vào những trận mạc xa lạ. Riêng ở Siberi, Nhật đã mất 23 000 quân. Sau chiến tranh, đời sống vô cùng khó khăn thì năm 1923, một trận động đất khủng khiếp xảy ra ở vùng Kanto (khoảng giữa Tokyo và Yokohama), 10 vạn người chết, 50 vạn người bị thương, trên 70 vạn ngôi nhà bị tàn phá. Những cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cơm áo của nhân dân Nhật nổ ra liên miên. Văn học Nhật cũng chuyển theo khuynh hướng dân tộc - đại chúng, nhiều văn phái mới ra đời. Trước hết, phái Shira Kaba (Bạch hoa) gồm nhiều nhà văn trẻ. Phái này chủ trương tôn trọng cá tính và lập trường nhân đạo chủ nghĩa để nói lên nỗi bất hạnh của người trí thức hiện đại. Họ tạo ra lối viết “tiểu thuyết tự truyện” gọi là “tiểu thuyết về tôi” (Watakushi Shosetsu). Shiga Naoyo là nhà văn thành công về tiểu thuyết “tự truyện”. Tác phẩm Waka ( hoà giải) của ông là tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra còn có Yozo (Tình bạn) của Musanozoki Sancatsu, Aru onna (Có một người đàn bà) của Arisshima Takeo. v. v. . . Một văn phái khác lấy tên là Shinshicho tân tự trào) lại chủ trương phản ánh mâu thuẫn của xã hội, dùng lí trí phân tích mổ xẻ thế giới nội tâm phức tạp bí ẩn của người
  4. đương thời. Nhà văn Akutagawa (1892-1927) là ngôi sao sáng trên văn đàn. Ông có công xây dựng nền văn học hiện đại Nhật bản đứa nó hoà nhập vào dòng thác văn học thế giới . Tác phẩm Cổng Rasyomon (1915) của ông gây tiếng vang lớn, thể hiện tài năng kết hợ truyền thống dân tộc với hơi thở hiện đại thật điêu luyện. Tên ông Akutagawa ngày nay được đặt cho giải thưởng văn học lớn ở Nhật . Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Nhật, một dòng văn học vô sản cũng ra đời. Năm 1928, Liên hiệp nghệ thuật vô sản thành lập, năm 1929 Hội nhà văn vô sản hình thành. Một trong những nhà văn sáng lập là nữ văn sĩ Miamoto Yuriko (1899- 1951). Cơ quan ngôn luận của Hội này là Tanema Kuhito (Người gieo hạt giống) . Nhà văn và tiêu biểu có Hayama Yoshiki với tác phẩm Umini Kunihitobito (Những người sống trên biển ), Kobayashi viết cuốn Kani Kosen (Tàu đánh cua) . Phái văn học đại chúng (Faishu Bungaku) chủ trương phục vụ đại chúng nhân dân . Hai cây bút đáng chú ý là Nakagato với tác phẩm Daibosa Tosutoge. Tác phẩm này được coi là dài nhất thế giới (dài gấp ba lần tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của L.Tolstoi). Người thứ hai là Yoshi Kawa Eizi(1892-1962) tác giả cuốn tiểu thuyết lịch sử Miyamoto Musashi . Những sự kiện văn học trên đây ít nhiều ảnh hưởng đến Kawabata khi ông đang theo học trường đại học Tổng hợp Tokyo (1920). 10 0
  5. Thiên hoàng Nhật Tasho chết cuối năm 1926. Thái tử Hirohito lên ngôi đổi niên hiệu là Showa. Lúc này văn hào Kawabata 27 tuổi thực sự bước vào làng văn. Ông chứng kiến một nước Nhật quân phiệt đang trên đà bành trướng uy thế . Tinh thần Kokutai (quốc thể) của phe Bảo hoàng được phát động với huyền thoại nước Nhật là ưu việt hơn tất cả các nước khác . Nước Nhật hăm hở bước vào chiến tranh thế giới thứ Hai với ngọn cờ “ Chủ nghĩa Đại Đông Á” với mộng bá chủ châu Á. Văn học Nhật bản lắng chìm trong khói lửa, nên rất ít có tác phẩm đáng giá về nghệ thuật mà chỉ có những tác phẩm tuyên truyền cuồng tín, đề cao “sứ mệnh” của nước Nhật phát xít. Sự phân hoá trong hàng ngũ nhà văn Nhật ngày càng rõ nét. Đầu tháng 8 năm 1945, hai quả bom nguyên tử của đế quốc Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki, biến hai thành phố sầm uất này thành đống tro tàn chôn vùi gần 30 vạn người và bao thảm hoạ khác cho đất nước Nhật Bản. Nền công nghiệp hiện đại được xây dựng non một thế kỷ qua lâm vào cảnh suy tàn. Nước Nhật bị đế quốc Mỹ chiếm đóng và trở thành một nước bị phụ thuộc nhiều mặt. Sau 5 năm khôi phục, nước Nhật lại trỗi dậy theo truyền thống Minh Trị. Từ 1950 trở đi, nước Nhật bước vào công cuộc hiện đại hoá nền công nghiệp với hơi thở mới của thời đại. Nền văn học Nhật bản theo đà đó bước vào thời kì đương đại. Nhiều khuynh hướng văn học bắt đầu nảy nở và trở nên phức tạp. Có người thích văn học nước ngoài , muốn Âu hoá văn học Nhật, phủ nhận truyền thống. Có người muốn duy trì bảo vệ bản sắc Nhật, có người lại muốn dung hoà truyền thống và thế giới hiện đại. Giữa các khuynh hướng đó, nổi lên Dajai Osamu (1909-1948) hiện thân cho thế hệ thanh niên tham gia đại chiến thế giới II. Họ hoang mang, thất vọng trước sự tan vỡ của các lý tưởng truyền thống, đạo đức xã hội bị băng hoại, con người bị xã hội công nghiệp tha hoá. Bản thân Dajai Osamu lâm vào tình trạng hoang mang đến nỗi ba lần tự sát , lần thứ 4 ông đã cùng người yêu ôm nhau nhảy xuống sông mà chết. Tiểu thuyết Mặt trời lặn (1947) viết về một chàng trai của một gia đình quí tộc bị sa sút sau chiến tranh. Anh đi lính trở về, sa vào nghiện ngập ma tuý, cùng người chị gái sống cuộc đời trác táng và nổi loạn, cuối cùng tự sát.
  6. Trong số các nhà văn trẻ nổi lên sau chiến tranh, không phải tất cả đều khuynh tả, cực đoan. Có người cũng tìm cho mình một lý tưởng sống hợp thời. Misima Yakio (1925- 1970) là một nhà văn trung thành với hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, tư tưởng tôn quân , không thích đời sống hiện đại và cũng là người hiểu biết sâu rộng văn hoá phương Đông và phương Tây . Sáng tác của ông thường phản ánh xung đột giữa văn minh phương Tây với các giá trị truyền thống Nhật bản. Tác phẩm nổi tiếng Lầu vàng (1956) là tiểu thuyết viết về một đạo sĩ trẻ hoang mang không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa cuộc đời và nghệ thuật. Trong cơn hoảng loạn, anh ta đốt ngôi đền nổi tiếng về nghệ thuật tạo hình ở Tokyo . Một số nhà văn chịu ảnh hưởng chủ nghĩa hiện đại Tây Âu như Inovse Yasusi (sinh 1907) thành danh sau đại chiến thế giới II. Tác phẩm của ông giàu chất thơ, chuyên miêu tả sự cô đơn của con người, hành động không có mục đích, thể hiện chủ nghĩa hư vô của con người hiên đại. Tác phẩm Chọi bò (1949) được giải thưởng Akutagawa, Súng văn (1949), Bướm đen (1955) .v.v. . . Akeboko (sinh 1924) viết tiểu thuyết tâm lí kiểu hiện sinh chủ nghĩa với bút pháp hiện thực kết hợp hư ảo, miêu tả số phận con người qua những biểu tượng. Cuốn Người phụ nữ cồn cát (1962) đựơc giải thưởng Akutagawa và dựng thành phim truyện. Nhà văn Oe Kenjaburo (sinh1935) chịu ảnh hưởng khá rõ chủ nghĩa hiện sinh Jean Paul Sartre (Pháp) và Heyr Miller (Mỹ). Ông viết theo lối biểu tượng, miêu tả thế giới 10 1
  7. mộng mị, tình dục và cuộc sống tha hoá của con người Nhật hiện đại. Tác phẩm tiêu biểu của ông : Hãy bảo chúng tôi cách tồn tại với sự điên rồ cuả mình (1969), Ngày mai anh hãy cố lau nước mắt của tôi (1971), Làm thế nào giết một cái cây (1984) . Năm 1994 Oe Kenjiaburo nhận được giải Nobel văn chương . Sau thế chiến II, văn học vô sản lại có điều kiện phát triển mới. Nhiều nhà văn tích cực phản ánh đời sống cùng cực và tinh thần đấu tranh đòi quyền lợi của tầng lớp nhân dân lao động như Nakagami Kengi (sinh 1946) xuất thân đẳng cấp cùng đinh (Bura Kunin) với tác phẩm Biển những cây chết, ông đã được tặng giải thưởng Akutagawa . Văn học Nhật bản từng có dòng văn học nữ tính từ thời trung đại (thế kỉ XI, thời Heian / Bình an) cho đến thế kỉ XIII thì lắng xuống mãi đến thế kỉ XIX dưới thời đại Minh Trị mới trỗi dậy. Nhiều nhà văn nữ đóng góp đáng kể cho nền văn học hiện đại và đương đại Nhật. Sono Avako sinh 1935 nổi tiếng từ năm 22 tuổi với tác phẩm Người khách từ phương xa (1954). Trong đó Sono miêu tả nhân vật thiếu nữ 19 tuổi tỏ thái độ khinh thường những tên lính Mỹ ngang tàng . . . Văn học Nhật Bản từ thời Minh Trị thiên hoàng cho đến lúc văn hào Kawabata qua đời được ví như một dòng sông lớn. Con sông có nhiều dòng chảy, Kawabata tắm mình trong đó và ông biết chọn cho mình một dòng chảy trong lành nhất để gội tâm hồn của “một lữ khách u buồn đi tìm cái đẹp đã mất” (nhận xét của nhà văn Mishima Yukio ) .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2