intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 6. KỊCH THƠ SAKUNTALLAH

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

194
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơ lược nghệ thuật kịch cổ điển Ấn Độ Kịch cổ điển Ấn Độ còn gọi là kịch cung đình. Kịch yêu cầu phải thể hiện cho được triết lý tôn giáo Bà la môn , phải tôn trọng sự phân biệt đẳng cấp ( Varna) . Biên gtới của đẳng cấp là không thể xâm phạm . Karma ( nghiệp báo) là luật thần thánh , ban thưởng kẻ có công và những tâm hồn biết chịu đựng khổ đau, trừng phạt kẻ tội lỗi ở trần gian . Karma là quyền lực vạn năng của định mệnh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 6. KỊCH THƠ SAKUNTALLAH

  1. CHƯ ƠNG VI KỊCH THƠ SAKUNTALLAH 1 Sơ lược nghệ thuật kịch cổ điển Ấn Độ Kịch cổ điển Ấn Độ còn gọi là kịch cung đình. Kịch yêu cầu phải thể hiện cho được triết lý tôn giáo Bà la môn , phải tôn trọng sự phân biệt đẳng cấp ( Varna) . Biên gtới của đẳng cấp là không thể xâm phạm . Karma ( nghiệp báo) là luật thần thánh , ban thưởng kẻ có công và những tâm hồn biết chịu đựng khổ đau, trừng phạt kẻ tội lỗi ở trần gian . Karma là quyền lực vạn năng của định mệnh. Kịch còn phải thể hiện cho được quan niệm Maya ( ảo tưởng) . Maya bao trùm thế giới ngoại cảnh và nội tâm . Cuộc đời trước mắt là bể khổ nhưng cũng là huyền ảo. Cần phải vựơt qua ảo tưỏng để hoà hợp với thần linh mới tìm được Chân- Thiện -Mỹ . Nghệ thuật phải giáo dục con gnười những tư tưởng và quan niệm kể trên. Kịch phaỉ thể hiện sự yêu ghét rõ ràng Về mặt hình thức, tuồng, kịch Ấn Độ chưa phân ranh giới rõ ràng giữa các thể loại, nhưng đã có mầm mống bi kịch và hài kịch. Cách bố cục chưa thật chặt chẽ lắm, có phần giáo đầu tiếp theo có nhiều hồi, thông thường có 7 hồi, có hồi chia hai cảnh. Ý niệm về màn lớp chưa rõ ràng. Giáo đầu giống bi kịch Hy Lạp có đối thoại giữa diễn viên để giới thiệu tác giả. Trong kịch không chú ý tính thống nhất về thời gian và địa điểm như luật tam duy nhất của Aritxtôt. Nhân vật chính phải là con người lý tưởng, kiểu quân vương, anh hùng võ sĩ và thần thánh có đủ ba tiêu chuẩn: tình yêu, anh hùng và cao thượng. Ngôn ngữ của nhân vật được qui định rõ ràng, nhân vật đàn ông phải dùng tiếng nói bác học Xăngcơrit, đàn bà dù quý tộc cũng vậy phải dùng tiếng Pracơrit, là
  2. khẩu ngữ thông thường của nhân dân. Khi nhân vật đối thoại với nhau thì dùng văn xuôi, độc thoại dùng văn vần. Ca múa đóng vai trò phụ hoạ trong kịch. Dùng vai hề để gây cười làm cho không khí của sân khấu thêm vui. Hội hoạ cũng được sử dụng để trang trí sân khấu. Y phục của nhân vật lại loè loẹt và cầu kỳ. Nhân vật, thường dùng động tác, cử chỉ, dáng điệu để minh hoạ ý của mình, điều này khiến cho người xem phải dùng sức tưởng tượng để hiểu hoàn cảnh hoạt động của nhân vật. Kịch thường đem diễn ở trong cung đình hay ở trong sân nhà của kẻ giàu sang, chưa chú trọng xây dựng rạp hát. Đó là những quy phạm sân khấu triều đình. Bên cạnh đó, hình thức kịch dân gian ra đời từ lâu cũng được phát triển. Đặc biệt hình thức kịch Natraka bắt nguồn từ những điệu múa ca ngợi thần Siva, loại Datara bắt nguồn từ lối kể chuyện đối đáp về đời sống thần Kritxna, hoặc loại tuồng theo hình thức sân khấu tự nhiên gọi là Lila diễn tả kỳ tích anh hùng Rama trong Ramayana. Trong cuốn “Bàn về nghệ thuật sân khấu” (Natyashâstra) do Bharata soạn trước Kalidasa chừng một thế kỷ đã nói đến nghệ nhân đấu tranh với thần thánh, đòi phải đem người phụ nữ vào cung đình, đem sinh hoạt và tiếng nói của tầng lớp dưới đáy xã hội lên sân khấu. Kịch cổ Ấn Độ kết hợp quy phạm sân khấu triều đình và sân khấu dân gian rất nhuần nhuyễn. 2. Cuộc đời của nhà thơ Kalidasa Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu đầy đủ và chính xác về thân thế Kalida – nhà thơ vĩ đại của nền văn học cổ điển Ấn Độ . Theo ước đoán của các nhà nghiên
  3. cứu Ấn Độ và Châu Âu, Kalidasa sống vào triều đại Goupta (320-530) đầu thế kỉ V , đây là triều đại phong kiến lẫy lừng nhất của lịch sử Ấn Độ . Ông được nhà vua phong là “một trong chín viên ngọc quý” của cung điện vua Vilramaditya (380-413)“. Truyền thuyết về ông khá nhiều ở Ấn Độ Theo truyền thuyết, Kalidasa mồ côi cha mẹ từ sớm , được một người chăn bò nuôi nấng, lớn lên tính tình đần độn nhưng khoẻ mạnh, mặt mày sáng sủa khôi ngô , chàng được một công chúa xinh đẹp đem lòng yêu mến . công chúa xin vua cha cho cưới chàng Kalidasa . Vua cha ưng thuận, nàng lại cầu xin nữ thần Kali - thần trí tuệ , truyền trí thông minh cho chàng , từ đó chàng được gọi là “ Kalidasa “ nghĩa là” nô lệ của thần Kali “. Kalidasa tiếp xúc với cuộc sống sôi nổi của “ thời đại hoàng kim” - thời đại nền kinh tế và văn hoá Ấn Độ phát triển rực rỡ trong thời kì phong kiến đang thịnh đạt . Tiếp thu cảm hứng dồi dào từ các bộ kinh Veđa , thần tích Purama , các sử thi Ramayana và Mahabharata và kho tàng văn hcọ dân gian khác của Ấn Độ mà Kalidasa đã sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật Ấn Độ . Ông để lại nhiều tác phẩm hnư : 03 vở kịch , Urvasi, Mallahvika và Sakuntallah , hai tập trường ca và một số thơ trữ tìnhtrong đó nổi bật là bài thơ Megaduta ( Sứ mây). Đặc biệt vở kịch thơ Sakunt allah nổi tiếng khắp thế giới . Mười lăm thế kỉ đã trôi qua, Kalidasa vẫn chiếm địa vị độc tôn “ chúa Thơ” của nền văn học Ấn Độ . Nhà thơ đã vận dụng và phát triển cao độ tính hình ảnh và uyển chuyển của thơ ca Sanskrit và văn chương dân gian Ấn Độ đến cao độ để ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình yêu thiên nhiên và đất nước Ấn Độ . Với thành tựu rực rỡ về nghệ thuật và tầm cao tư tưởng , Kalidasa xứng đáng là bông hoa tươi đẹp của nghệ thuật nhân loại , niềm tự hào lớn lao sâu sắc của nhân dân Ấn Độ và nhân dân châu Á. 3. Vở kịch Sakuntallah
  4. 3.1 Cốt truyện Vở kịch bắt nguồn từ mảng truyện kể dân gian trong bộ sử thi Mahabharata, được nhà thơ cải biên chi tiết cho phù hợp với qui phạm sân khấu cung đình , đồng thời phát triển chủ đề tình yêu . Nhân vật thứ nhất là Dusanta , vị vua trẻ tuấn tú một ngày kia vào rừng sâu săn bắn , tình cờ lạc vào vườn tu của đạo sĩ Kanwa . Đạo sĩ đi vắng , vua trẻ chỉ gặp nàng SakuntAllah nữ tu trẻ con nuôi của đạo sĩ . Trước sắc đẹp rực rỡ của nữ tu , nhà vua say mê không thể bỏ đi . Sakuntallah e thẹn nhưng ngọn lửa tình đầu đã bừng cháy . Họ tỏ tình với nhau . Nàng dùng mng1 tay đề thơ trên lá sen để thổ lộ tâm tình . Hai người ưng thuận kết hôn theo tục lệ Gandarva ( phong tục một số vùng núi phía bắc – trai gái tự ý kết hôn, sau mới thông báo với gia đình) . Trước khi từ biệt về kinh đô theo tin nhắn của hoàng hậu và triều đình, Dusanta cùng nàng thề thốt chung thuỷ, vua tặng nàng chiếc nhẫn khắc tên Dusanta làm tin , hẹn sẽ cho sứ giả đến đón nàng vào cung điện làm hoàng hậu . Tháng ngày trôi qua , nàng chờ đợi tin vua nhưng vẫn biệt tăm , nàng nhớ nhung sầu muộn, biếng ăn biếng ngủ , xao lãng công việc chăm sóc vừon tu. Một hôm có vị đại đạo sĩ tên Durava đi hành hương ngang qua vườn ghé vào xin nghỉ trọ . Vì đang ngẩn ngơ buồn rầu, Sakuntallah vô tình không chào hỏi đón tiếp vị đại thánh Durava . Durava là một đạo sĩ khó tính đến độ khắc nghiệt đã nổi cơn giận dữ kết tội aønng vô lễ . Đạo
  5. sĩ đọc thần chú nguyền rủa người yêu của nàng sẽ bị mất trí nhớ, quên hẳn Sakuntallah . Hai ngưòi bạn nữ tu của Sakuntallah đến van xin đạo sĩ rút lại lời nguyền mà giảm tội cho nàng . Đạo sĩ bằng lòng sửa lại lời nguyễn rủa :nếu người yêu của nàng nhìn thấy lại chiếc nhẫn kỉ niệm thì trí nhớ sẽ được phục hồi. Hai bạn gái cho Sakuntallah biết điều đó thì nàng càng thêm sầu muộn , lúc này nàng biết mình đã có thai . Ở triều đình, quả nhiên vua trẻ Dusanta đã quên lãng người yêu nơi rừng núi. Đạo sĩ Kanwa trở về vừon tu, thiên thần báo cho ông bhiết rằng nàng Sakuntallah đã được đấng tối cao Brahma cho kết duyên với vua Dusanta và sẽ sinh hoàng tử vinh quang sau này. Theo tục lệ tôn giáo, con gái đã kết hôn thì không được ở lại nhà mình mà phải đến ở nhà chồng, đạo sĩ Kanwa buộc lòng phải phái sư nữ Gotami và hai môn đệ trẻ dẫn nàng Sakuntallah về triều đình tìm chồng . Buổi chia tay giữa nữ tu Sakuntallah với cỏ cây muông thú, ngưòi thân trong rừng tu là một trường đoạn trữ tình cảm động lưu luyến lạ lùng. Sakuntalah cùng đoàn đã đến triều đình, xin vào gặp nhà vua . Mặc dù nàng đã trình bày hết mọi chuyện nhưng nhà vua trẻ Dusanta không nhận ra nàng. Hai bạn gái nhắc nàng rút chiếc nhẫn kỉ vật trao cho vua. Nhưng khi nàng tìm chiếc nhẫn thì mới hay đã bị rơi khi qua sông Hằng. Nhà vua nổi giận, càng nghi ngờ, nàng đành cố kể lại những lời riêng tư họ nói với nhau lúc tự tình trong rừng với bao xấu hổ, nhưng vẫn vô hiệu . Nhà vua còn xỉ mắng nàng là kẻ gian trá. Thanh danh bị xúc phạm nặng nề, nàng đã không kìm nén được nữa. Nàng đứng lên dõng dạc giữa triều thần kết tội tên vua bội bạc tráo trở. Các nữ tu khuyên ngăn, bảo nàng đã lấy chống thì sống chết theo chồng như tục lệ tôn giáo, vẫn phải ở lại hoàng cung. Họ bỏ nàng ở lại một mình, quay lại rừng tu . Trong cảnh đơn
  6. độc tuyệt vọng, Sakuntallah kêu khóc thảm thiết , nàng cầu thiên thần cho nàng lên chốn vĩnh hằng . Một đám mây mù hạ xuống đón nàng đi . Ít lâu sau có người dân chài đem một con cá lớn bán ở kinh thành, khi mổ cá bán , ông thấy chiếc nhẫn, cũng rao bán luôn. Lính triều đình nhìn thấy nhẫn có khắc tên vua liền bắt ông chài vào triều . Nhà vua thấy hnnẫ thì phục hồi trí nhớ . nhớ ngay Sakuntallah . Lòng hối hận và thương nhớ càng dày vò nhà vua trẻ ., cho người đi tìm kiếm khắp các rừng nhưng vô hiệu. Buồn rầu, vua cố vẽ một bức tranhvề nàng Sakuntallah để xem ngắm cho khuây . . . Bảy năm sau, Dusanta theo lệnh Đấng tối cao đem quân đi đánh bọn ma quỷ thắng lợi , được Đấng tối cao cho hai vợ chồng đoàn tụ chốn thiên đường . Nàng và đứa con trai theo vua về vương quốc. Con trai đặt tên là Bharata sau lên nối ngôi cha cai trị đất nước . 3.2. Kalidasa đã kế thừa và phát huy truyền thống kịch cổ điển qua vở kịch “Sakuntallah” nổi tiếng của mình. Kalidasa vốn là tín đồ và chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý Ba-la-môn, và nhà soạn kịch cung đình này ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng quan điểm nghệ thuật của giai cấp thống trị quý tộc, ông cũng không thể xa rời được quy phạm khe khắt của thơ ca và sân khấu triều đình. Tuy thế tinh thần nhân đạo, nghệ thuật kịch dân gian của Ấn Độ đã có ảnh hưởng rất lớn đến thiên tài của Kalidasa. Kalidasa đã tuân thủ quy phạm và hình thức trên đây để thể hiện một hình tượng Dusanta mang đầy đủ lý tưởng của thời đại. Chính trong lúc tuân thủ những quy phạm đó mà ngòi bút hiện thực
  7. tài tình của Kalidasa đã len lỏi vào làm rạn nứt những quy phạm cứng nhắc, thậm chí biến yếu tố thần linh làm phương tiện để biểu hiện cuộc sống sôi động của xã hội. 3.3. Tập trung ca ngợi tình yêu chân thực và trong sáng Tình yêu phần nhiều trở thành đề tài chủ yếu trong các vở kịch cổ Ấn Độ mà Sakuntallah là tiêu biểu. Sakuntallah tuy sống cuộc đời khổ hạnh ở trong rừng, ngày ngày lễ bái, tụng niệm, ăn hoa quả, mặc áo vỏ cây, uống nước suối theo đúng lễ giáo nhưng lại không hề vướng mùi khổ hạnh. Tình yêu của nàng đã phá tan thành quả tu luyện khắc khổ của nàng. Gặp Dusanta, một ông vua sùng đạo, nhưng lại là chàng trai khôi ngô tuấn tú, bỗng trong lòng mình rực lên ngọn lửa tình, ngọn lửa đó đã đốt cháy cái hàng rào đẳng cấp, địa vị đang ngăn cách nàng với vị vua, nàng quên hẳn những lời tâm niệm của nàng trước vị thần khổ hạnh, giờ đây nàng chỉ biết trái tim của nàng đã thuộc về Dusanta. Nàng chỉ biết rằng trong khu rừng già yên tĩnh này chỉ có nàng và một chàng trai trẻ Dusanta đang yêu nhau. Dusanta cũng yêu Sakuntallah một cách tự nhiên và chân thành. Mặc dù trong đầu óc của Dusanta đang bị bóng ma tôn giáo và đẳng cấp ám ảnh, miệng luôn luôn thanh minh với anh hề là không yêu, nhưng trái tim thì lại quá rạo rực, quá khao khát với tình yêu như “Kim chỉ nam sáng suốt đưa đường vào chân lý” và sẵn sàng “Hoan nghênh cái chết miễn là chính người yêu của mình sẽ tuân lệnh thần ái tình làm người đao phủ”. Tình yêu hồn nhiên, sáng chói đó, được thiên nhiên ấp ủ, được lòng người che chở, đã sưởi ấm cái không khí lạnh lẽo âm u trong cái vườn tu này.
  8. Đẳng cấp, nghiệp báo, ảo tưởng, những đòi hỏi đó trong qui tắc của nội dung kịch đã bị Kalidasa hạ xuống hàng thứ yếu trong vở kịch để làm nổi bật lên sự chiến thắng của tình yêu, một hiện thực rất sinh động. Xung quanh Sakuntallah là một cảnh tượng ma quỉ rùng rợn, tác oai tác quái, xác rắn quấn quanh vòng ngực, chim muông và kiến làm tổ trên tóc, những tu sĩ Ba-la-môn, nhưng tất cả không làm giảm vẻ đẹp của Sakuntallah và khung cảnh của tình yêu, nàng vẫn nở nụ cười tươi trẻ trong cuộc sống khổ hạnh: “Bên những ẩn sĩ u uất đó Nàng như nụ tươi thắm giữa lá vàng khô” Kalidasa đã đưa cái chất trữ tình đó vào kịch để làm nổi bật ý nghĩa đối lập giữa tình yêu và tôn giáo. 3.4. Tố cáo uy quyền của chế độ và lễ giáo phong kiến. Kalidasa đã dựng lên một cuộc đấu lý rất sinh động giữa Dusanta với Sakuntallah ở màn V. Nhà vua bị phê phán là người giả dối, đổi trắng thay đen, nuốt mất lời hứa. Đó là những lời tố cáo làm lay động địa vị và uy quyền của nhà vua giữa chốn cung đình uy nghiêm tưởng như không bao giờ có thể xảy ra những cơn sóng gió đó được. Sakuntallah đã dũng cảm vạch trần giọng lưỡi của các thầy tu bênh vực nhà vua, bênh vực uy quyền của lễ giáo Ba-la-môn: “Con người võ sĩ suy bụng ta ra bụng người. Thật không có gì nham hiểm cho bằng, cứ đứng trơ trơ như con ong núp trong áo đạo đức và tôn giáo để đánh lừa thiên hạ như cái miệng hầm sâu há hốc che đậy bằng những chùm hoa tươi chúm chím”.
  9. Nhà vua cự tuyệt tình yêu vì địa vị của mình, hai tu sĩ trẻ và Gôtami cùng đi với nàng sau khi giúp nàng đấu tranh với nhà vua không được, họ chán chường và bất lực quay trở về chốn rừng già, bắt buộc nàng phải ở lại với chồng, vì nàng đã có chồng, không có quyền bỏ về nhà cha mẹ được, lễ giáo đã quy định như vậy: “Nếu đúng như nhà vua đã kết tội Thì thân phụ không thể nào cho chị về nhà Vì bằng lương tâm chị Có thể chứng giám cho tâm hồn chị trong trắng Thì dù chồng có bắt làm nô lệ Cũng vui cười mà chịu đựng chị ơi? Đã là người của nhà chồng phải thế”. Đó là sợi dây oan nghiệt của luật lệ hôn nhân phong kiến đã ràng buộc SakuntAllah, cái đạo “tòng phu” của chế độ phụ quyền ấy nàng nghe đến phải run sợ, nàng không dám chạy theo đoàn thân nhân của mình. Nàng đứng đơn độc khóc than thảm thiết giữa chốn cung đình. Số phận nàng đã quyết định, nàng phải rời bỏ cái trần thế độc ác đã giày xéo lên hạnh phúc của nàng, nàng kêu gọi thiên thần hãy cứu nàng, trả nàng trở về nơi mẹ nàng đã sinh ra nàng. Thiên thần xúc động trước tiếng khóc nức nở và mở rộng lòng đón nàng. Đời nàng đến đó là hết, nhưng tâm hồn nàng thì sống mãi. Sự thực làm gì có chuyện Dusanta lên xứ sở thiên thần dẹp loạn sau 7 năm quay về tái ngộ với vợ con. Đó là quan niệm nghiệp báo (Karma) của tôn giáo Ba-la-môn buộc Kalidasa phải tuân thủ.
  10. Tuy phục tùng cái hậu ấy nhưng Kalidasa đã chen cái hiện thực vào. Trong truyện dân gian không có chuyện Đurava đọc thần chú bắt vua phải quên Sakuntallah mà nhà vua quên thực sự. Kalidasa thêm chi tiết này vào để tránh kết án nhà vua và tăng thêm kịch tính tạo ra sự hấp dẫn của kịch. Chiếc nhẫn bị đánh rơi cũng vì số mệnh, may thay một người chài lưới cùng đinh bắt được, đem trả lại cho vua, trí nhớ vua được phục hồi, tình yêu đã trở lại với Dusanta, hạnh phúc của Sakuntallah được khôi phục. Rõ ràng ở đây nhân định thắng thiên, mặc dầu định mệnh là quyền lực vạn năng không sao cưỡng nổi những khát vọng và ước mơ của con người đã chiến thắng. Kalidasa đã đưa hình ảnh người cùng đinh lên sân khấu để đề cao tâm hồn cao đẹp của họ. Đó là hình ảnh đối lập với thói khinh miệt, hám tiền, hám của, xu nịnh của bọn quần thần trong cung đình, nó có ý nghĩa phê phán và tăng thêm giá trị hiện thực thể hiện tinh thần nhân đạo và tư tưởng tiến bộ của Kalidasa. 3.5 Kín đáo châm biếm vua chúa và quần thần một cách sâu sắc Chịu ảnh hưởng tính lạc quan, yêu đời, cách giễu cợt hóm hỉnh trong các truyện dân gian Ấn Độ, Kalidasa đã xây dựng vai hề, nữ tỳ, hai người bạn gái, người chài lưới, v.v. và qua tính cách và hành động của họ để châm biếm vua, các quần thần một cách sâu sắc và kín đáo. Lời lẽ Dusanta đẹp thật, nhưng nhiều khi mất hết chân thực và nghiêm chỉnh bên cạnh những câu pha trò đùa cợt của anh hề. Ở hồi II, V, VI, anh hề đã gây ra những chuyện xích mích, chuyện ghen tuông giữa cung thần mỹ nữ khiến chúng ta nghĩ đến vua là con người chỉ biết hưởng lạc nhiều hơn là chân thành yêu một sơn nữ. Trong hồi VI, nhà vua khóc than kể lể tỏ ra thương thân trách phận mình
  11. nhiều hơn là yêu thương vợ. Khóc là vì vua nghĩ đến mình không có con trai để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên dòng họ Puru. Vua cũng là con người trần, cũng biết yêu thương nhưng do địa vị và hoàn cảnh mà cũng dễ thay lòng đổi dạ, thiếu đức hy sinh và cao thượng trong tình yêu như các nam nữ thanh niên thuộc tầng lớp xã hội khác. Nếu không để ý thì khó mà thấy được những ẩn ý sâu này của Kalidasa. 3.6 Vận dụng những truyền thống nghệ thuật của văn học cổ điển Ấn Độ Qua tác phẩm Sakuntallah, người ta cho rằng Kalidasa là bậc thầy về mỹ từ pháp, là người am hiểu khá sâu sắc tiếng nói giản dị, cụ thể, trong sáng và véo von của quần chúng nhân dân. Ông thường chú trọng khai thác và làm nổi bật những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Trong tác phẩm ta đã bắt gặp dòng sông Malini lững lờ trôi chảy trong những ngày xuân ấm áp, cảnh bình minh tươi mát, sườn đồi xanh tươi dưới dãy núi Hymallahya hùng vĩ, những con công, con tu hú, ong bướm, hươu nai, hoa sen, hoa huệ, hoa nhài luôn luôn chan hoà và điểm tô cho câu chuyện thêm trữ tình. Kalidasa còn có sở trường đặc biệt là dùng ẩn dụ, tỉ dụ, nhân cách hoá không kém gì văn chương hiện đại. Sử dụng thần thoại, phương ngôn, thành ngữ một cách sinh động. Kế thừa và vận dụng chất trữ tình trong trường ca Ramayana và Mahabharata rất sâu sắc và tinh tế. 3.7 Sakuntallah với nền văn học Ấn Độ và thế giới “Mong sao cho đấng Saravati Là nguồn ngôn ngữ là nữ thần nghệ thuật
  12. Được mọi người tài đức mãi mãi kính yêu”. Kalidasa theo quy phạm của kịch cổ điển đã kết thúc vở kịch của mình bằng lời thơ như vậy. Mười lăm thế kỷ qua, Kalidasa vẫn chiếm được địa vị “chúa thơ” trong văn học Ấn. Thật vậy, khó tìm lại được một vài nhà viết kịch thơ nào đầy tài năng như Kalidasa. Sau Kalidasa có vua Harsha đã soạn ba vở hí khúc được diễn đi diễn lại trong mấy thế kỷ. Trăm năm sau một người Ba-la-môn ở vùng Bêra tên là Bhavabhuti soạn ba vở kịch về đề tài tình yêu được xem có giá trị như kịch của Kalidasa, nhưng thực sự hình thức văn chương kịch của hai ông trên cũng không vượt nổi Kalidasa. Sakuntallah từ khi ra đời đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nền văn học nghệ thuật Ấn. Nhiều văn nghệ sĩ đã dựa vào nội dung để xây dựng nhiều hình thức nghệ thuật khác để biểu diễn như kịch nói, điện ảnh, ca vũ kịch, ngay các ngành hội họa, ngôn ngữ học cũng tìm thấy những vấn đề để nghiên cứu và sáng tác. Kịch Sakuntallah đến với thế giới cũng rất sớm và có ảnh hưởng sâu rộng. Năm 1739 ở châu Âu, bản dịch bằng tiếng Anh của Uyliam Giôn (William John) ra đời, đã gây nên một luồng gió phấn khởi trong văn học, khiến đại văn hào Đức Gớt (Goethe) viết: “ Nếu muốn có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và quả mùa thu Một tiếng làm đắm say, nuôi dưỡng và thoả mãn được tâm hồn
  13. ếu muốn có một tiếng bao gồm cả trời đất Thì tôi gọi Sakuntallah ! Tiếng đó nói lên tất cả! ” Có người cho rằng Gớt đã mượn ý của Kalidasa mà tạo cho kịch Phaoxtơ (Faust) một đoạn mở đầu. Sakuntallah đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được soạn thành nhạc kịch, ca vũ kịch diễn nhiều nơi. Caramzin, nhà văn Nga đã dịch Sakuntallah năm 1792 với lời giới thiệu:” Đối với tôi, Kalidasa cũng vĩ đại như Homerơ”. Ở Việt Nam, năm 1957 nhân dịp thế giới kỷ niệm Kalidasa, kịch Sakuntallah cũng được dịch và giới thiệu vài đoạn. Năm 1962 được dịch toàn bộ tác phẩm. Năm 1982 lần đầu tiên Đoàn Chèo trung ương dựng vở kịch Sakuntallah do nhà thơ Lưu Quang Vũ biên soạn .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2