intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), chúng tôi xác lập được 2 hoán dụ cơ bản: Phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi và Phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho sợ hãi. Mặc dù có những dấu hiệu của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa với Trung Quốc ở kiểu tư duy đậm chất Á Đông, nhưng sự tri nhận của Nguyễn Du về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều vẫn thể hiện được nét riêng, nét sáng tạo của ông trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ của dân tộc để ý niệm hóa những điều mang tính phổ quát và đã được nhân loại tri nhận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Nguyễn Thu Quỳnh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 125(11): 3 - 6<br /> <br /> VỀ HOÁN DỤ Ý NIỆM “SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU)<br /> Nguyễn Thu Quỳnh*<br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), chúng tôi xác lập được<br /> 2 hoán dụ cơ bản: Phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi và Phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho<br /> sợ hãi. Mặc dù có những dấu hiệu của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa với Trung Quốc ở kiểu tư duy<br /> đậm chất Á Đông, nhưng sự tri nhận của Nguyễn Du về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều vẫn<br /> thể hiện được nét riêng, nét sáng tạo của ông trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ của dân tộc để ý<br /> niệm hóa những điều mang tính phổ quát và đã được nhân loại tri nhận.<br /> Từ khóa: hoán dụ, ý niệm, sợ hãi, Truyện Kiều, Nguyễn Du<br /> <br /> DẪN LUẬN*<br /> Với vai trò là “cơ sở của tư duy”, là “chìa<br /> khóa để mở ra sự hiểu biết”, hoán dụ ý niệm<br /> (conceptual metonymy) được xem là một<br /> trong những công cụ quan trọng để con người<br /> khám phá chính bản thân, đặc biệt trong lĩnh<br /> vực tình cảm - một lĩnh vực vốn được xem là<br /> trừu tượng, khó nắm bắt, khó kiểm soát của<br /> con người. Tìm hiểu hoán dụ ý niệm “sợ hãi”<br /> (fear), chúng tôi mong muốn góp phần làm<br /> sáng tỏ thêm quá trình tri nhận của con người<br /> ở phương diện trạng thái tâm lí tình cảm, cụ<br /> thể là trạng thái sợ hãi - một trạng thái tâm lí<br /> tình cảm có tính tiêu cực, xuất hiện từ việc<br /> nhận thức được về các mối đe dọa.<br /> Truyện Kiều là quyển bách khoa của tâm<br /> trạng. Vì vậy, Phan Ngọc đã gọi tác phẩm này<br /> là “một cuốn tiểu thuyết tâm lí” và coi<br /> Nguyễn Du là “tác giả của vạn tâm hồn”.<br /> Với mong muốn thông qua ngôn ngữ Truyện<br /> Kiều để khám phá thế giới tâm lí tình cảm của<br /> con người nói chung và các nhân vật trong tác<br /> phẩm này nói riêng, ở bài viết này, chúng tôi<br /> sẽ tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi”<br /> theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận.<br /> Chúng tôi cũng hi vọng thông qua bài viết<br /> này để tìm hiểu những biểu tượng tinh thần<br /> của ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều, từ đó<br /> thấy được những phổ quát của nhân loại và<br /> những nét đặc thù văn hóa - dân tộc của Việt<br /> Nam ở việc ý niệm hóa trạng thái tâm lí tình<br /> cảm “sợ hãi”.<br /> *<br /> <br /> VÀI NÉT VỀ HOÁN DỤ Ý NIỆM VÀ Ý<br /> NIỆM “SỢ HÃI”<br /> Hoán dụ ý niệm<br /> Kovecses định nghĩa: “Hoán dụ là một quá<br /> trình tri nhận trong đó một thực thể ý niệm<br /> (phương tiện) cung cấp sự tiếp cận tinh thần<br /> đến một thực thể ý niệm khác (đích) trong<br /> cùng một miền hoặc cùng một mô hình tri<br /> nhận lí tưởng” [3, tr.145]. Như vậy, so với ẩn<br /> dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm về bản chất cũng<br /> được coi là cái có tính ý niệm, đều liên quan<br /> đến lược đồ ánh xạ và đều là phương tiện để<br /> mở rộng tiềm lực của một ngôn ngữ. Điểm<br /> khác nhau chủ yếu giữa hoán dụ ý niệm với<br /> ẩn dụ ý niệm là: ẩn dụ chứa đựng một sự ánh<br /> xạ qua các mô hình tri nhận khác nhau còn<br /> hoán dụ lại ánh xạ trong cùng một mô hình.<br /> Điều đó có nghĩa là một phạm trù trong một<br /> mô hình được lấy làm chỗ dựa cho phạm trù<br /> khác trong cùng một mô hình. Vì vậy, chức<br /> năng chủ yếu của biểu thức hoán dụ ý niệm<br /> như Nguyễn Thiện Giáp phân tích chính là:<br /> “kích hoạt một phạm trù tri nhận bằng cách<br /> quy chiếu vào phạm trù khác trong cùng một<br /> mô hình và bằng cách đó, nêu bật phạm trù<br /> thứ nhất hoặc tiểu mô hình mà nó thuộc vào”<br /> [2, tr.249].<br /> Ý niệm “sợ hãi”<br /> Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa:<br /> “Sợ là ở trong trạng thái không yên lòng vì<br /> cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây nguy hiểm<br /> hoặc gây hại cho mình, mà tự thấy không thể<br /> chống lại hoặc tránh khỏi” [5, tr.870].<br /> <br /> Tel: 0975459119, Email: thuquynhvb@yahoo.com<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nguyễn Thu Quỳnh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Ch. Darwin - nhà tự nhiên học người Anh đã<br /> miêu tả cảm xúc “sợ hãi” như sau: Người sợ<br /> hãi giây phút đầu tiên đứng lặng như trời<br /> trồng, nín thở hoặc quỵ xuống đất một cách<br /> bản năng. Tim đập nhanh, máu dồn về các bộ<br /> phận của cơ thể, da tái nhợt, mồ hôi toát ra, bề<br /> mặt của da trở nên lạnh, lông trên mặt dựng<br /> đứng, các cơ bắt đầu run, hơi thở dồn dập,<br /> miệng khô, giọng khàn… (Lược dẫn theo<br /> Trần Văn Cơ [1, tr.333 - 334].<br /> Trên cơ sở những phản ứng của cơ thể khi sợ<br /> hãi, Lakoff đã đề xuất kịch bản (scenarios)<br /> cho “sợ hãi” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp<br /> [2, tr.252]) như sau:<br /> - Nguyên nhân: Tình huống nguy hiểm, gồm<br /> sự chết chóc, đau đớn về vật chất và tinh thần.<br /> Bản thân nhận thấy nguy hiểm.<br /> - Cảm xúc: Nỗi sợ tồn tại. Kinh nghiệm bản<br /> thân về hậu quả sinh lí và hành vi<br /> - Cố gắng kiểm soát: Bản thân cố gắng không<br /> phô bày nỗi sợ và/ hoặc không bỏ chạy.<br /> - Mất kiểm soát: Nỗi sợ tăng lên vượt giới hạn.<br /> Bản thân mất đi sự kiểm soát trước nỗi sợ.<br /> - Hành động: Bản thân bỏ chạy khỏi nỗi sợ.<br /> Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về<br /> hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều<br /> (Nguyễn Du) (bản do Đào Duy Anh khảo<br /> đính và chú giải, Nxb Giáo dục, H., 2009) để<br /> thấy được cách nhìn nhận của tác giả về một<br /> trong những phạm trù tâm lí tình cảm cơ bản<br /> nhất của con người.<br /> KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOÁN DỤ Ý NIỆM<br /> “SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU<br /> Kết quả khảo sát cụ thể về các hoán dụ ý<br /> niệm “sợ hãi” xuất hiện trong Truyện Kiều<br /> được thể hiện trong bảng sau:<br /> Bảng kết quả khảo sát hoán dụ ý niệm “sợ hãi”<br /> trong Truyện Kiều<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> Hoán dụ<br /> Phản xạ biểu lộ tình<br /> cảm thay cho sợ hãi<br /> Phản xạ sinh lí của cơ<br /> thể thay cho sợ hãi<br /> <br /> Lượt<br /> xuất<br /> hiện<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> (%)<br /> <br /> 8<br /> <br /> 61,5<br /> <br /> 5<br /> <br /> 38,5<br /> <br /> 125(11): 3 - 6<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả khảo sát cho chúng ta mô<br /> hình hoán dụ tri nhận của Nguyễn Du về ý<br /> niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều cũng xuất<br /> phát từ những mô hình tri nhận chung của<br /> nhân loại. Các ánh xạ hoán dụ về ý niệm “sợ<br /> hãi” được tìm thấy trong Truyện Kiều có liên<br /> quan đến các phản xạ biểu lộ tình cảm và các<br /> phản xạ sinh lí.<br /> Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu các<br /> hoán dụ tri nhận về ý niệm “sợ hãi” đã xuất<br /> hiện trong Truyện Kiều.<br /> MÔ HÌNH TRI NHẬN CỦA CÁC HOÁN DỤ<br /> Ý NIỆM “SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU<br /> Phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi<br /> Hoán dụ phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ<br /> hãi xuất phát từ cơ sở nghiệm thân khi sợ hãi<br /> con người thường có những biểu hiện bộc lộ<br /> tình cảm như mắt mở tròn xoe, mắt trợn tròn,<br /> nhìn lấm lét, miệng há hốc, miệng im thin<br /> thít, hết hồn hết vía, hồn bay phách lạc…<br /> Trong Truyện Kiều, khi nói đến các phản xạ<br /> biểu lộ tình cảm “sợ hãi”, Nguyễn Du đã<br /> dùng các biểu đạt gắn với phần hồn và phần<br /> phách của con người. Hoán dụ này được xuất<br /> hiện thông qua các biểu thức ngôn từ như:<br /> phách lạc hồn bay, phách lạc hồn xiêu, hồn<br /> lạc phách xiêu, hồn kinh phách rời, thất<br /> kinh, tán hoán… Cách tri nhận này mang<br /> tính đặc trưng của dân tộc Việt tương đối sâu<br /> sắc. Người Việt cho rằng con người có phần<br /> hồn và phần phách. Khi thân thể đã chết,<br /> phách vẫn còn và từ từ tan biến còn hồn vẫn<br /> còn nguyên. Do quan niệm như vậy nên khi<br /> gặp tình huống nguy hiểm, người Việt<br /> thường mã hóa sự sợ hãi thông qua các ý<br /> niệm hồn và phách. Trong Truyện Kiều,<br /> Nguyễn Du đã thể hiện cách tri nhận này khi<br /> nói tới nỗi sợ hãi của Kiều lúc gặp lũ ác<br /> nhân nhà họ Hoạn đến bắt cóc nàng về Vô<br /> Tích, nỗi sợ hãi của Thúc Ông và gia nhân<br /> khi nghĩ rằng Kiều đã bị chôn vùi trong đống<br /> lửa ở cửa hàng Lâm Tri… Đặc biệt, nỗi sợ<br /> hãi của Thúc Sinh khi nhận ra Thúy Kiều<br /> đang ở nhà Hoạn Thư trong phận tôi đòi đã<br /> được Nguyễn Du miêu tả:<br /> <br /> Nguyễn Thu Quỳnh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 1823. Sinh đà phách lạc hồn xiêu,<br /> “Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây?”<br /> Vốn bản chất sợ vợ nên việc nhận ra Thúy<br /> Kiều và phải chứng kiến trận đòn ghen “ba<br /> máu sáu cơn” của vợ mình là tiểu thư con gái<br /> viên quan Bộ Lại đã khiến Thúc Sinh phách<br /> lạc hồn xiêu. Nguyễn Du đã thông qua hoán dụ<br /> phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi để ý<br /> niệm hóa nỗi sợ hãi. Nỗi sợ ghê gớm này còn<br /> được thể hiện thông qua biểu thức ngôn từ:<br /> 2363. Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,<br /> Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.<br /> trong tình huống Hoạn Thư phải ra trước tòa<br /> án ở Lâm Tri và phải đối mặt với phu nhân<br /> của Đại vương họ Từ - người mà nàng đã<br /> từng trút giận bằng một trận đòn “ngứa ghẻ<br /> hờn ghen”.<br /> Như vậy, trong mô hình hoán dụ ý niệm phản<br /> xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi, Nguyễn<br /> Du đã sử dụng các hình ảnh “hồn” và<br /> “phách” quen thuộc trong tư duy của người<br /> Việt nói riêng và người phương Đông nói<br /> chung để ý niệm hóa sự sợ hãi.<br /> Phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho sợ hãi<br /> Hoán dụ phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho<br /> sợ hãi cũng xuất phát từ cơ sở nghiệm thân là<br /> khi sợ hãi con người thường có những biểu<br /> hiện sinh lí như xanh mặt, tái mặt, dựng tóc<br /> gáy, run rẩy, rùng mình, thót tim, ù tai, sởn<br /> gai nổi da gà, toát mồ hôi, khóc lóc, sa sẩm<br /> mặt mày, mặt cắt không còn hột máu… Trong<br /> Truyện Kiều, để ý niệm hóa nỗi sợ hãi,<br /> Nguyễn Du cũng thường xuyên tri nhận theo<br /> mô hình hoán dụ ý niệm này.<br /> Để nói về nỗi sợ hãi của Tú Bà, Nguyễn Du<br /> dùng phản xạ sinh lí “run rẩy” thay cho<br /> “sợ hãi”:<br /> 989. Nàng thì bằn bặt giấc tiên,<br /> Mụ thì cầm cập mặt nhìn hồn bay.<br /> Trong trường hợp này, Tú Bà đã sợ hãi thực<br /> sự trước việc Thúy Kiều định quyên sinh. Nỗi<br /> sợ hãi ấy của Tú Bà là hoàn toàn có cơ sở vì<br /> tất cả vốn liếng của mụ giờ đã nằm cả trong<br /> tay Kiều.<br /> Bản thân Kiều cũng được Nguyễn Du miêu tả<br /> về nỗi sợ hãi đến mức “sởn gai” khi nàng<br /> <br /> 125(11): 3 - 6<br /> <br /> biết việc Hoạn Thư đã đứng hồi lâu nghe<br /> Thúc Sinh và mình tâm sự:<br /> 2005. Ấy mới gan, ấy mới tài,<br /> Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời.<br /> Và đặc biệt, khi nói đến nhân vật Thúc Sinh,<br /> để làm nổi bật tính cách sợ vợ của anh chàng<br /> này, Nguyễn Du đã dùng phản xạ sinh lí<br /> “cứng lưỡi” đến nỗi không nói ra lời và<br /> “khóc lóc” để ý niệm hóa nỗi sợ hãi.<br /> 1827. Sợ quen dám hở ra lời,<br /> Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa.<br /> Có thể thấy, thông qua các phản xạ sinh lí này<br /> của Thúc Sinh, chúng ta đủ biết quan hệ vợ<br /> chồng của Thúc Sinh thực chất là quan hệ<br /> đẳng cấp. Đối với Hoạn Thư, không thể có<br /> chuyện xuất giá tòng phu và cái ngôi hàng ở<br /> Lâm Tri cũng không chứa nổi một người như<br /> Hoạn Thư.<br /> Bản chất của Thúc Sinh là nhút nhát, nhu<br /> nhược, điển hình của anh chàng sợ vợ thì<br /> trước cảnh ba quân gươm lớn, giáo dài, “nỗi<br /> sợ hãi” của anh chàng này mới được bộc lộ<br /> một cách thật thảm hại.<br /> 2325. Cho gươm mời đến Thúc lang,<br /> Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.<br /> Và ngoại hình thiểu não của Thúc Sinh lúc<br /> bấy giờ cũng được Nguyễn Du khắc họa:<br /> 2337. Thúc Sinh trông mặt bấy giờ,<br /> Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm.<br /> Như vậy, khi nói đến nhân vật Thúc Sinh,<br /> Nguyễn Du đã dùng rất nhiều các phản xạ<br /> sinh lí của nhân vật như mặt như chàm đổ,<br /> mình dường dẽ run, mồ hôi ướt đầm để ý<br /> niệm hóa nỗi sợ hãi. Nhân vật Thúc Sinh<br /> trong Truyện Kiều không chỉ sợ vợ, sợ cái uy<br /> quyền của gia đình họ Hoạn mà còn run sợ<br /> trước quân tướng của Từ Hải. Điều này cũng<br /> chứng tỏ Thúc Sinh không bao giờ nghĩ Kiều<br /> là kẻ chịu ơn mình và việc mình phải đến<br /> phiên tòa ở Lâm Tri không phải để Thúy Kiều<br /> tạ ơn mà để mình đền tội.<br /> Như vậy, trong mô hình hoán dụ ý niệm phản<br /> xạ sinh lí của cơ thể thay cho sợ hãi, Nguyễn<br /> Du đã sử dụng rất nhiều các phản xạ sinh lí của<br /> con người khi sợ hãi như: xanh mặt, run rẩy,<br /> toát mồ hôi, sởn da gà để ý niệm hóa về sự sợ<br /> hãi của các nhân vật trong tác phẩm của mình.<br /> 5<br /> <br /> Nguyễn Thu Quỳnh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Trong Truyện Kiều, chúng tôi xác định được<br /> hai hoán dụ về ý niệm “sợ hãi”: phản xạ biểu<br /> lộ tình cảm thay cho sợ hãi và phản xạ sinh lí<br /> của cơ thể thay cho sợ hãi. Các hoán dụ ý<br /> niệm này thông qua cách tri nhận của Nguyễn<br /> Du về cơ bản mang tính phổ quát của nhân<br /> loại và có cơ sở nghiệm thân tương đối sâu<br /> sắc. Tuy nhiên, trong quá trình ý niệm hóa<br /> tình cảm “sợ hãi” này, Nguyễn Du lại đặc<br /> biệt chú ý đến mối liên hệ với phần hồn và<br /> phách của con người và các phản xạ sinh lí<br /> của con người như: mặt như chàm đổ, mình<br /> dường dẽ run, mồ hôi ướt đầm...<br /> Thông qua hai hoán dụ ý niệm này, chúng tôi<br /> nhận thấy sự tri nhận của Nguyễn Du về ý<br /> niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều có nhiều nét<br /> gắn với đặc trưng tư duy - văn hóa của người<br /> Việt. Điều này chứng tỏ ở Nguyễn Du là sự<br /> hội tụ của một minh triết phương Đông và của<br /> trí tuệ dân gian dân tộc Việt. Đặc biệt, cách<br /> Nguyễn Du ý niệm hóa sự sợ hãi thông qua<br /> <br /> 125(11): 3 - 6<br /> <br /> các phản xạ sinh lí của cơ thể có rất nhiều sự<br /> gặp gỡ trong cách nói của người bình dân<br /> Việt Nam qua các câu thành ngữ như: mặt<br /> xanh nanh vàng, mặt xanh như chàm đổ, sợ<br /> run như dẽ, run như cầy sấy, sợ toát mồ hôi,<br /> sợ sởn gai ốc, sợ sởn da gà…<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Trần Văn Cơ (2011), Ngôn ngữ học tri nhận Từ điển (Tường giải & Đối chiếu), Nxb Phương<br /> Đông, TP HCM.<br /> 2. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận<br /> và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo<br /> dục, H.<br /> 3. Kovecses Z. (2002), Metaphor: A practical<br /> introduction, Oxford University Press: USA.<br /> 4. Ly Lan, Lý Toàn Thắng (2011), “Chiếu xạ<br /> trong các ẩn dụ ý niệm về tình cảm”, T/c Từ điển<br /> học & Bách khoa thư, số 6 (14), tr.89 - 99.<br /> 5. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng<br /> Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, H.<br /> 6. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận.<br /> Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt,<br /> Nxb KHXH, H.<br /> <br /> SUMMARY<br /> CONCEPTUAL METONYMYS “FEAR” IN TRUYEN KIEU OF NGUYEN DU<br /> Nguyen Thu Quynh*<br /> College of Education –TNU<br /> <br /> As a result of our research, there are two types of metonymys concerning fear: emotional<br /> reflection instead of fear and physical reflection instead of fear. Though influenced by Chinese<br /> culture, the linguistic cognition of fear in Nguyen Du’s work is unique. The author took full<br /> advantage of the richness of Vietnamese vocabulary to conceptualize objects popularized and<br /> cognized by others in a different way.<br /> Key words: metonymy, conceptual, fear, Truyen Kieu, Nguyen Du<br /> <br /> Ngày nhận bài:27/8/2014; ngày phản biện:15/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014<br /> Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhung – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> *<br /> <br /> 6<br /> <br /> Tel: 0975459119, Email: thuquynhvb@yahoo.com<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2