Về mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng <br />
nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm<br />
Nguyễn Thuý Hằng<br />
(Trường tiểu học Đông Thái Đức Thọ – Hà Tĩnh)<br />
<br />
Từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm là mảng kiến <br />
thức quan trọng của phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Tuy nhiên, đa số học sinh <br />
vẫn chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng nên các em còn lúng túng khi gặp các <br />
bài tập dạng này. Bài viết này chúng tôi không có tham vọng đưa ra một cái nhìn <br />
tổng thể về mối quan hệ đa chiều này mà chỉ mong muốn giúp các em thấy được <br />
các kiến thức được học không tách bạch nhau mà nằm trong một tổng thể, ở đó <br />
chúng có các mối quan hệ đan xen nhau. <br />
<br />
1. Từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm. <br />
1.1 Từ nhiều nghĩa (hay từ đa nghĩa): <br />
a. Khái niệm: <br />
Từ nhiều nghĩa (hay từ đa nghĩa) là từ dùng một hình thức âm thanh biểu thị <br />
nhiều ý nghĩa khác nhau, giữa các nghĩa đó có mối quan hệ với nhau.<br />
Theo SGK Tiếng Việt 5 thì: Từ nhều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một <br />
hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối <br />
liên hệ với nhau.<br />
b.Cơ cấu nghĩa của từ nhiều nghĩa: dựa vào quy luật ẩn dụ và quy luật hoán <br />
dụ.<br />
Quy luật 1: ẩn dụ<br />
Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật và hiện tượng <br />
mà từ chuyển tên gọi.<br />
Nghĩa phát triển dựa vào sự giống nhau của hình thức, vị trí giữa các sự vật, hiện <br />
tượng.<br />
Ví dụ: Mũi (1): Mũi người<br />
Mũi (2): Mũi dao<br />
Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về chức năng của sự vật, hiện <br />
tượng.<br />
Ví dụ: Nối (1): Nối dây<br />
Nối (2): Nối lại quan hệ<br />
Nghĩa của sự vật phát triển dựa trên sự giống nhau về kết quả<br />
Ví dụ: Đau (1): Ngã đau<br />
Đau (2): Đau lòng<br />
Quy luật 2: Hoán dụ<br />
Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực giữa các sự vật, <br />
hiện tượng. Thường có ba dạng:<br />
Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận sang chỉ toàn cơ thể.<br />
Ví dụ: Miệng (1): Miệng người<br />
Miệng (2): Miệng ăn<br />
Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ cái chứa, cái bao với cái được <br />
chứa, được bao bên trong.<br />
Ví dụ: Nhà (1): Nhà ở <br />
Nhà (2): Người đứng đầu gia đình (chủ nhà, gia đình)<br />
Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ nguyên liệu, chất liệu với sản <br />
phẩm được làm ra từ nguyên liệu.<br />
Ví dụ: Bạc, đồng (1): Kim loại<br />
Bạc, đồng (2): Tiền<br />
1.2. Từ đồng nghĩa: <br />
a. Khái niệm:<br />
Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về ngữ âm, giống nhau về nghĩa, chúng <br />
cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của khái niệm.<br />
Theo SGK Tiếng Việt 5 thì: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống <br />
nhau hoặc gần giống nhau.<br />
b. Bản chất của từ đồng nghĩa: là những từ đồng nhất với nhau có tính mức <br />
độ.<br />
Không thể có hai sự vật trùng khít lên nhau hoàn toàn cả trong tự nhiên và trong <br />
xã hội nên trong ngôn ngữ không có hai từ hoàn toàn trùng khít nhau.<br />
SGK Tiếng Việt 5 chia từ đồng nghĩa thành hai loại: Từ đồng nghĩa hoàn toàn <br />
và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.<br />
Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau lời nói. Ví dụ: Hổ, cọp, hùm…<br />
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Ví dụ: Ăn, xơi, chén…. Khi dùng những từ <br />
này ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.<br />
Thực chất những từ đồng nghĩa hoàn toàn là đồng nghĩa lời nói có tính chất <br />
lâm thời chứ không phải đồng nghĩa ngôn ngữ. Những từ đông nghĩa không hoàn <br />
toàn mới thực sự làm cho ngôn ngữ chính xác và tinh tế hơn. Vì vậy, trong dạy <br />
học, người giáo viên cần giúp học sinh dựa vào sắc thái nghĩa hoặc sắc thái biểu <br />
cảm của từ để sử dụng từ đồng nghĩa một cách tinh tế. <br />
1.3. Từ trái nghĩa: là từ đối lập nhau về nghĩa trong một khái niệm<br />
Theo SGK Tiếng Việt 5, từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược mhau. <br />
Ví dụ: Nóng/ lạnh; to/ nhỏ; thiện cảm/ ác cảm…<br />
Danh từ không trái nghĩa nhau, chẳng hạn không nói tìm từ trái nghĩa với từ <br />
ông, ông ngoại… Tuy nhiên, nếu danh từ đựoc dùng để biểu trưng cho một tính <br />
chất nào đó thì có thể trái nghĩa nhau.<br />
Ví dụ: Lên voi xuống chó.<br />
Voi: Biểu thị cho địa vị cao sang.<br />
Chó: Biểu thị cho địa vị thấp hèn.<br />
Các từ chỉ vị trí trong không gian, thời gian có thể trái nghĩa nhau nếu chúng <br />
được dùng để hàm chỉ một đặc điểm, tính chất nào đó. <br />
Ví dụ: Kẻ Bắc người Nam.<br />
Bắc / Nam: Chỉ sự xa cách.<br />
1.4. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng không có quan hệ về <br />
nghĩa.<br />
Ví dụ: Ba (3) và ba (bố)<br />
Thực tế thì trong lời nói cũng như trong dạy học chúng ta sử dụng hiện tượng <br />
đồng âm chứ không phải từ đồng âm đơn thuần. Hiện tượng đồng âm xảy ra ở <br />
nhiều cấp độ mà từ đồng âm chỉ là một cấp độ (cấp độ: từ và từ).<br />
2. Mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng <br />
âm<br />
2.1 Từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa:<br />
Các từ đồng nghĩa với nhau nếu là từ nhiều nghĩa thì không phải đồng nghĩa <br />
toàn bộ nội dung ý nghĩa mà chỉ đồng nghĩa với nhau ở một nét nghĩa nào đó. Nếu <br />
thực chất so sánh từ đồng nghĩa là so sánh các nghĩa của từ chứ không phải từ với <br />
nhau.<br />
Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa.<br />
Nghĩa 1 ~ B<br />
Từ A Nghĩa 2 ~ C<br />
Nghĩa 3 ~ D<br />
................<br />
Ví dụ:<br />
Hấp thụ thức ăn vào cơ thể, đồng nghĩa với: xơi, chén, nhậu...<br />
Từ: ăn Cái được nhận về, đồng nghĩa với hưởng, nhận...<br />
Phù hợp với cái gì đó, đồng nghĩa với: hợp...<br />
2.2 Từ nhiều nghĩa và từ trái nghĩa:<br />
Cũng như từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa với nhau nếu là từ nhiều nghĩa thì <br />
không phải trái nghĩa hoàn toàn mà chỉ trái nghĩa ở một số nét nghĩa nào đó của từ.<br />
Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ trái nghĩa.<br />
Nghĩa 1 >< Xoá, bỏ, loại bỏ, loại trừ, xoá <br />
bỏ, huỷ, diệt, huỷ bỏ....<br />
<br />
Đồng nghĩa Đồng nghĩa<br />
<br />
3.4 Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm:<br />
Giống nhau: Từ nhiều nghĩa cũng như từ đồng âm đều sử dụng vỏ âm thanh giống <br />
nhau. <br />
Khác nhau: Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ với nhau còn nghĩa <br />
các từ đồng âm không liên quan gì đến nhau.<br />
3.5 Từ đồng nghĩa và từ đồng âm: <br />
Mối quan hệ giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm chủ yếu xảy ra giữa từ hán <br />
Việt và từ thuần việt.<br />
Ví dụ: Da trắng vỗ bì bạch.<br />
(Đoàn Thị Điểm)<br />
Bì: Nghĩa là da (từ Hán Việt)<br />
Bạch: Nghĩa là trắng (từ Hán Việt)<br />
ở đây tác giả đã dùng cách chơi chữ đồng âm đồng nghĩa: da trắng là từ thuần <br />
việt đồng nghĩa với từ bì bạch (từ Hán Việt), bì bạch (từ Hán Việt) lại đồng âm <br />
với từ láy bì hạch (từ thuần việt). <br />
3. Thiết kế hệ thống bài tập để giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa <br />
từ nhiều nghĩavới từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm.<br />
<br />
Dạng 1: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa<br />
Bài tập 1: Cho từ nhiều nghĩa cùng một số nghĩa của từ, tìm các từ đồng nghĩa ứng <br />
với mỗi nghĩa của từ đó.<br />
Ví dụ :Với mỗi nghĩa dưới đây của từ trông hãy tìm một từ đồng nghĩa:<br />
Quan sát<br />
Trông: Nương cậy, nhờ cậy<br />
Chăm sóc, trông coi<br />
Mong mỏi<br />
Bài tập 2: Tìm từ đồng nghĩa để thay thế cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa.<br />
Ví dụ: Hãy tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho từ nhà trong các câu sau:<br />
Nhà tôi có ba miệng ăn.<br />
Nhà tôi đi vắng.<br />
<br />
Dạng 2: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ trái nghĩa<br />
Cho từ nhiều nghĩa cùng một số nghĩa của từ, tìm các từ trái nghĩa ứng với <br />
mỗi nghĩa của từ đó.<br />
Ví dụ: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ nóng, hãy tìm năm từ trái nghĩa.<br />
Nhiệt độ thời tiết lên cao<br />
Nóng: Tính cách<br />
Nhiệt độ cơ thể cao<br />
<br />
Dạng 3: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa:<br />
Bài tập 1:Tìm các từ trái nghĩa với mỗi từ đồng nghĩa.<br />
Ví dụ: Tm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:<br />
Nhỏ; nhỏ nhắn; nhỏ nhen; nhỏ nhoi. <br />
Bài tập 2: Tìm các từ đồng nghĩa ở mỗi cặp từ trái nghĩa.<br />
Ví dụ: ở mỗi cặp từ trái nghĩa sau hãy tìm 6 từ đồng nghĩa.<br />
Nóng / Lạnh; Xanh / Đỏ; Hiền / ác.<br />
<br />
Dạng 4: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.<br />
Ví dụ: Trong các từ sau, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng âm? Vì sao?<br />
a) Đồng lúa chín vàng.<br />
Lửa thử vàng, gian nan thử sức.<br />
b) Chân em băng qua bao núi bao đèo.<br />
Anh ấy là một chân sút cừ khôi,<br />
Lan có chân trong đội tuyển toán.<br />
c) Mẹ rất vui vì anh tôi thi đậu Đại học.<br />
Xôi này nhiều đậu nên rất ngon.<br />
Ví dụ 2: Trong các câu dưới đây, từ chín trong câu nào không cùng nhóm nghĩa với <br />
các từ còn lại? Vì sao?<br />
a) ăn chín uống sôi.<br />
b) Thời cơ đã chín muồi.<br />
c) Tối nay chín giờ mới có phim.<br />
d) Quả chín mới ngon.<br />
Trên đây là một số dạng bài tập giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa từ <br />
nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm. Chúng tôi hi vọng sau <br />
khi hiểu được các mối quan hệ này các em sẽ càng yêu quý và có ý thức làm cho <br />
Tiếng Việt ngày một giàu đẹp hơn./.<br />