Xã hội học số 4 - 1985<br />
<br />
VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ ĐỊNH CƯ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG<br />
CÔNG TÁC DI DÂN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
TRẦN ĐÌNH HOAN<br />
Thứ trưởng Bộ Lao động<br />
<br />
<br />
<br />
1. Tính tất yếu của công tác di dân, phân bố lại lao động ở nước ta trong chặng đường đều<br />
của thời kỳ quá độ.<br />
Nước ta đất nước ít người đông, dân số lao động tăng nhanh và phân bố hợp lý giữa các vùng trên<br />
lãnh thổ, biểu hiện:<br />
a) Hiện ta có ngót 60 triệu dân, đất nông nghiệp (đất canh tác) đã khai phá mới có 6,9 triệu ha, bình<br />
quân 0,12 ha/người. Trong khi của thế giới là 0,35 ha, các nước đang phát triển 0,32 ha; Pháp 1,02 ha;<br />
Ba Lan 9,94 ha; Rumani 1,13 ha, Bungari 1,21 ha/người… Giả định dân số năm 2000 là 76 – 78 triệu,<br />
nếu không mở mang thêm diện tích thì diện tích canh tác bình quân đầu người giảm từ 1280m2 xuống<br />
921m2/người, điều đáng quan tâm hiện nay là diện tích đất nông nghiệp hàng năm giảm khoảng 2 vạn<br />
ha chuyển sang đất chuyên dùng.<br />
b) Dân số và lao động phân bố chưa hợp lý giữa các vùng. Vùng đồng bằng và ven biển chiếm 80%<br />
dân số của toàn quốc, nhưng diện tích canh tác chỉ bằng 29% diện tích đất tự nhiên của toàn quốc, và<br />
người lại trung du, miền núi, Tây nguyên chiếm 80% diện tích tự nhiên dân số chiếm 20%. Điều đáng<br />
lưu ý là ngay trong từng tỉnh bản thân từng huyện, xã, mật độ dân số và diện tích canh tác bình quân<br />
đầu người cũng không hợp lý. Mật độ dân số Thái Bình 1000 người/km2, trong đó huyện Đông Hưng<br />
1.157 người/km2; tỉnh Hà Nam Ninh 757 người/km2, nhưng huyện Mường tè 5 người/km2; Tây<br />
Nguyên 23 người/km2…<br />
c) Phân bố lao động không hợp lý giữa các ngành. Hiện nay lao động nông nghiệp vẫn chiếm ngót<br />
60% lao động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân, trong đó lao động trồng trọt vẫn chiếm 75%,<br />
lao động chăn nuôi mới chiếm 3,8%. Đất có khả năng nông nghiệp 10 triệu ha, lâm nghiệp là 15 triệu<br />
ha, lao động nông nghiệp là 16 triệu ha. Lao động công nghiệp mới chiếm 13% lao động xã hội, trong<br />
đó lao động tiểu thủ công nghiệp (nhẽ ra hàng năm tăng chục vạn) thì 5 năm (1978 – 1983) chỉ tăng có<br />
3 vạn người.<br />
d) Bản thân dân số và lao động cũng có những đặc điểm nội tại đáng lưu ý. Từ 1921 – 1983, dân số<br />
tăng rất nhanh, xấp xỉ 3,7 lần. Đặc biệt cuộc bùng nổ dân số vào, những năm 60 đã và đang ảnh hưởng<br />
tới tốc độ tăng nguồn lao động. Nếu những năm<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 4 - 1985<br />
<br />
Về những quan điểm… 63<br />
<br />
1955 – 1989 bình quân hàng năm tăng 65 – 70 vạn lao động, thì từ 1981 – 1985 hàng năm tăng 1 triệu<br />
lao động, và tốc độ tăng lao động từ nay đến 1992 vẫn từ 3,3 – 3,5%, đến nay 200, tốc độ tăng lao<br />
động là 2,2% trong tổng số 16 triệu lao động.<br />
d) Sự phân bố sản xuất, tài nguyên thiên nhiên khác nhau giữa các vùng và nói chung, những vùng<br />
giàu đất đai tài nguyên thì lại thiếu lao động…<br />
Tóm lại, nước ta hiện nay trình độ phát triển của sức sản xuất trong nông nghiệp còn thấp, dân số<br />
đông và tăng nhanh. Tốc độ tăng lao động cao hơn tốc độ tăng dân số, lại phân bố không hợp lý giữa<br />
các vùng lãnh thổ; đất đai đưa vào sản xuất cho nền kinh tế, trong khi đó ta có nguồn lao động dồi dào,<br />
phân bố chưa hợp lý, quỹ đất đai, rừng, biển, tài nguyên chưa được khai thác còn lớn. Chính sự tác<br />
động giữa các yếu tố đó tạo nên tính tất yếu của quá trình di dân khai khẩn những vùng đất mới ở nước<br />
ta. Đồng thời, sự phát triển nông nghiệp nước ta cũng buộc phải phát triển theo hai hướng, vừa nâng ao<br />
trình độ thâm canh, tăng vụ, đồng thời mở mang diện tích mới thông quan quá trình di dân có tổ chức.<br />
Cả hai hướng trên đều tác động và thúc đẩy quá trình di dân. Trong khi vốn liếng đầu tư của Nhà nước<br />
có khó khăn, chính một phần suất đầu tư lần đầu cho một hộ di dân ở miền đất mới lại được sản sinh ra<br />
từ sản xuất nông nghiệp thặng dư ở miền đất cũ tăng cường trình độ thâm canh mà có.<br />
2. Phải xuất phát từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác di dân đi khai<br />
khẩn những vùng đất mới. Đặc biệt phải thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm (rút ra<br />
những quy luật, tính quy luật, những bài học kinh nghiệm…) để thường xuyên cụ thể hóa và bổ<br />
sung những chủ trương, phương hướng, biện pháp của Đảng và Nhà nước đối với công tác di<br />
dân.<br />
Các Nghị quyết Đại học Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương<br />
lần thứ 2, lần thứ 8, thứ 19 thứ 22 (khóa III); lần thứ 2, thứ 5, thứ 6 (khóa IV) và lần thứ 3 thứ 4 thứ 7<br />
(khóa V), đã giành những vị trí xứng đáng cho công tác di dân và phân bố lao động. Đặc biệt, Bộ chính<br />
trị Trung ương Đảng đã có một nghị quyết riêng số 71/NQ-TW tháng 2-1963 về công tác di dân mở<br />
mang kinh tế - văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là một hệ thống những chủ trương phương<br />
hướng và những biện pháp lớn về công tác di dân ở nước ta. Trên cơ sở các chủ trương cơ bản của Nhà<br />
nước, Hội đồng Chính phủ và Hội đồng Bộ trưởng cũng đã ra một loạt những văn bản nhằm cụ thể hóa<br />
các chủ trương của Đảng về công tác di dân, phân bố và phân bố lại lao động.<br />
Chúng tôi suy nghĩ, nhiệm vụ của công tác di dân trong thời kỳ 1986 – 2000 là công tác rất quan<br />
trọng có tính chất chiến lược trong toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Yêu cầu cấp bách<br />
của thực tiễn đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có những chủ trương mới nhằm tiếp tục cụ thể hơn nữa<br />
những tư tưởng và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực này. Muốn vậy các văn bản của<br />
Đảng về công tác di dân phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết một cách khoa học – tức là những<br />
tổng kết này phải rút ra được những đặc điểm cơ bản, những quy luật, tính quy luật, biểu hiện của quy<br />
luật và tính quy luật, và những bài học kinh nghiệm trong công tác di dân từ 1960 đến 1985. Xin nêu<br />
một số ý kiến bước đầu về những vấn đề trên đây:<br />
a) Về đặc điểm (có tính đặc thù của di dân ở Việt Nam): thực chất quá trình di dân ở nước ta từ xưa<br />
đến nay chủ yếu là quá trình di dân nông nghiệp, trong đó di<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 4 - 1985<br />
<br />
64 TRẦN ĐÌNH HOAN<br />
<br />
dân mở mang, khai nhá diện tích của đất nước, những diện tích chưa được khai thác nếu có điều kiện<br />
mở mang để trồng được lúa nước đều đã đang được triệt để tận dụng.<br />
b) Mục đích di dân bao gồm những mục đích và chính trị, kinh tế, sức ép của gia tăng dân số - hay<br />
nói một cách khác mục đích di dân của nước ta bao giờ cũng gắn liền với lịch sử dụng nước và giữ<br />
nước của dân độc, gắn với lịch sừ chống quân xâm lược phương Bắc và từng bước mở mang bờ cõi về<br />
phía Nam. Quá trình lịch sử trên dây đã hình thành luồng di dân lịch sử, đó là luồng di dân Bắc - Nam;<br />
xen vào đó là các hình thức khai khẩn đất hoang do quân đội, lực lượng tù nhân đảm nhiệm.<br />
c) Về tiềm năng đất hoang và những đặc điểm của đất hoang đối với công tác di dân.<br />
Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp (Viện thiết kế quy hoạch nông nghiệp), tổng diện tích<br />
đất hoang hiện nay có khoảng 11,6 – 12 triệu ha (con số này hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các<br />
cơ quan có liên quan). Đất hoang có khả năng nông nghiệp (từ 3,6 - 4 triệu) phân bố tập trung gồm<br />
nhiều mảnh đất liên khoảnh lớn ở các vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu<br />
Long, còn các vùng khác như Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam trung Bộ, đất hoang<br />
đã được phân bố thành nhiều mảnh nhỏ do địa hình chia cắt tạo nên. Vì vậy tại những vùng này, đất<br />
hoang đã được phân bố theo thể đa báo. Toàn quốc có 1.041 khoảnh đất hoang đã được đo. Khoảnh<br />
nhỏ nhất có diện tích 20 - 150 ha. Loại này chiếm 70 % tổng số khoảng, khoảnh đất lớn có diện tích từ<br />
10.000 - 30.000 ha.<br />
Về chất lượng đất: so với những vùng đất hoang của Đông Nam Á và thế giới thì nhìn chung chất<br />
lượng đất hoang ở ta vào loại khá tốt: 40% đất hoang có tầng dày trên 100cm; 50% đất hoang có tầng<br />
dày 50 -100cm; chỉ có 10% có tầng dày dưới 50cm.<br />
Thông qua việc những không đặc điểm của đất hoang, chúng ta có thể rút ra một số kết luận liên<br />
quan đến công tác di dân như sau:<br />
- Cơ cấu đất hoang cũng là đặc điểm rất đa đáng lưu ý trong công tác di dân. Đất có khả năng trồng<br />
lúa nước (thế mạnh của những người có khả năng di cư) chỉ còn khoảng 50 vạn bằng 15% đất có khả<br />
năng nông nghiệp lại chủ yếu tập trung ở Đông bằng sông Cửu Long là vùng đất phèn nặng nên khả<br />
năng phát huy thế mạnh bị hạn chế, còn 80% đất hoang là đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài<br />
ngày. Ở những vùng này phần lớn lại là những vùng hiếm nước (hiếm cả nước phục vụ cho sản xuất và<br />
sinh hoạt). Như vậy ở nước ta khó khăn chính trong việc khai khẩn những vùng đất mới là những điều<br />
kiện để khai thác chung.<br />
- Những khoảnh đất liền khoảnh lớn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là<br />
cơ sở để thực hiện phân bố lao động nội tỉnh và các luồng di dân Bắc – Nam. (Nhưng do điều kiện<br />
khai thác khó khăn và cự li di dan lớn nên nhìn chung đòi hỏi tốn kém, thường phải gấp từ 8 -10 lần so<br />
với việc đầu tư ở những vùng khác). Còn ở những khoảnh đất nhỏ và ở thế da báo ở Trung du miền núi<br />
phía Bắc, ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và ven biển, ở đồng bằng sông Hồng chiếm tới trên 60%<br />
diện tích đất hoang của toàn quốc – một khả năng to lớn để mở rộng đất hoang nội tỉnh, nội huyện<br />
thậm chí có nơi nội xã. Phải thừa nhận rằng đã có một thời kỳ chúng ta chưa nhận thức tới đặc điểm<br />
thực tế này nên chưa quan tâm đúng mức tới công tác khai khẩn những vùng đất mới nội tỉnh, nội<br />
huyện.<br />
Chính những đặc điểm cơ bản trên đây làm cho công tác di dân ở ta khác hẳn với công tác di dân<br />
của các nước – thậm chí có những đặc điểm nổi lên như một tính quy luật hay biểu hiện của tính quy<br />
luật đặc thù trong công tác di dân ở Việt Nam.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 4 - 1985<br />
<br />
Về những quan điểm… 65<br />
<br />
Tính quy luật đáng lưu ý hàng đầu ở nước ra là hướng di dân. Chính V.I Lê nin đã từng chỉ ra rằng<br />
tính quy luật của di dân biểu hiện: người dân sẽ di chuyển từ vùng có mức sống thấp tới vùng có mức<br />
sống cao. Qua việc khảo sát công tác di dân ơ Việt Nam chúng tôi nhận thấy rằng di dân ở ta cũng tính<br />
theo quy luật này tuy vậy biểu hiện có thể của tính quy luật này ở nước ta cũng có những nét đặc thù.<br />
Qua điều tra xã hội học do Bộ lao động phối hợp với Ủy ban Khoa học đã lộ thì nói chung những<br />
người di dân ở ta không đặt ra một điều kiện nên quyết cho việc di dân là nói đến phải có ngay cuộc<br />
sống hơn vùng đất cũ, 36,9% số người được hỏi ý kiến có những ý nghĩ về một cơ hội tốt dẹp đang trải<br />
ra trước mắt họ; 21,5% không cho rằng niềm hy vọng như trên là đúng và 1 phần rất lớn tới 41,6% cho<br />
thấy họ không có ý tưởng gì về miền đất mới. Qua những khảo sát của chúng tôi ở Sa Thay (Gia Lai-<br />
Kon Tum); Iasup, Krôngpach, các trung đoàn 715, 720 của sư 333 (Đắc Lắc); Đa Hoài (Lâm Dông)<br />
một số “cơ sở 2” ở Phú Khánh; Nam Đồng - Khe Tre huyện Phú Lộc, A lưới (Bình Trị Thiên); Văn<br />
Trấn (Hoàng Liên Sơn)... khi đồng bào mới dân chưa có ngay cuộc sống hơn vùng đất cũ, nhưng sau 2<br />
– 3 năm đồng bào từng bước có cuộc sống cao hơn vùng đất cũ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải<br />
tạo ra được những tiền đề để di dân (theo chúng tôi những tiền đề quan trọng nhất là đất, nước cho sản<br />
xuất và đời sống, suất đầu tư lần đầu vừa phải yêu cầu có ngay và từng bước tạo nên cơ sở hạ tầng<br />
quan trọng như đường xá, trường học, trạm xá...). Nếu ở Việt Nam cũng yêu cầu suất đầu tư lớn như<br />
Liên Xô 3 vạn rúp/hộ; Inđônêxia 5000 đô-la cho 1 hộ di dâu vì chắc chắn chúng ta rất hạn chế tổ chức<br />
quá trình di dân.<br />
Hướng di dân ở Việt Nam còn biểu hiện ở những luồng di dân cổ truyền tro lịch sử. Sau khi nước<br />
nhà hoàn toàn thống nhất, hướng di dân Bắc -Nam có điều kiện thực hiện. Nếu trong thời kỳ 1960 -<br />
975 hướng đi dân ngoại tỉnh chủ yếu là trung du và miền núi phía Bắc chiếm tới 70-80% thì sau 1975<br />
chỉ còn 28% (thời kỳ 1976 – 1980) và 2% (thời kỳ 1981 – 1985), hướng di dân Bắc - Nam chiếm 30%<br />
(1076 - 1980) và 75% 1981 – 1985). Nay luồng di dân Bắc - Nam qua thời gian cũng được điều chỉnh<br />
theo hướng những vùng có tiên đề di dân tốt hơn:<br />
Luồng di dân Bắc - Nam (tính theo vùng nhập cư, %)<br />
<br />
Năm Tây nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long<br />
<br />
1976 – 1980 34 5,4 3l,6<br />
1981 - 1985 49 3,15 11,1<br />
<br />
Mặt khác, hướng di dân cũng được điều chỉnh theo 1 tính quy luật là khoảnh cách qua 2 giai đoạn<br />
(tính bằng %)<br />
<br />
Năm Nội tỉnh Ngoại tỉnh<br />
<br />
1976 – 1980 35,2 64,8<br />
1991 – 1985 59,8 40,2<br />
<br />
Thực tế vừa qua đã chứng minh tất cả các vùng đều có khả năng di dân nội phiện, nội tỉnh, chính<br />
lợi thế về khoảng cách di dân (ở cự ly ngắn) đã làm nền cho<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 4 - 1985<br />
<br />
66 TRẦN ĐÌNH HOAN<br />
<br />
hệ số dân trụ lại. Sự di dân thành công ở Nam Trung Bộ theo hình thức “cơ sở 2” biểu hiện rõ thế<br />
mạnh và hiệu quả thiết thực của cự ly ngắn trong di dân. Xét cụ thể trong 4 năm gần đây xu hướng di<br />
dân nội tỉnh tăng lên rõ rệt.<br />
1981 1982 1983 1984<br />
Di dân nội tỉnh<br />
2/3 1/1 5/1 2/1<br />
Di dân ngoại tỉnh<br />
Chính đây là tính quy luật phản ánh tính lợp lý trong quá trình di dân. Những yêu cầu khách quan,<br />
bức thiết của từng địa phương (tỉnh, huyện) đòi hỏi phải khai thác hợp lý, nhanh chóng thế mạnh về<br />
đất đai, lao động ngay tại địa phương mình. Ngay những địa bàn khả năng nhập cư lớn đều có quá<br />
trình phân bố lại lao động tại chỗ lớn. Trung du miền núi, đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra quá<br />
hình di dân nội tỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời cũng là<br />
bước quan trọng đặt cơ sở cho việc tiếp nhận lao động theo kế hoạch chung cho chương trình di dân<br />
của cả nước. Có thể nói yếu tố khoảng cách trong di dân nông nghiệp có tổ chức ở nước ta cần được<br />
xem như là một đại lượng khả biến rất đáng được lưu ý. Khoảng cách giữ một vai trò quan trọng trong<br />
trường hợp độ dài của nó không lớn lắm giữa các vùng và đặc biệt có ý nghĩa khi diễn ra quá trình di<br />
dân nội tỉnh, nội vùng.<br />
Với địa hình của đất nước hẹp, chia cắt, số đất liền khoảnh ít, yếu tố khoảng cách trong di dân ở<br />
nước ta cần được xem xét tới như một đặc điểm không thể thiếu được khi hoạch định các địa bàn di<br />
dân trong tương lai.<br />
Một tính quy luật khác của công tác di dân là di dân nông nghiệp có tổ chức phải tuân thủ quy luật<br />
phân công lao động xã hội. Di dân nông nghiệp là một bộ phận cấu thành toàn bộ các hoạt động di dân<br />
có tổ chức khác trên lãnh thổ. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ<br />
sản xuất khách quan đặt ra phải luôn luôn phát triển và hoàn thiện phân công lao động, Các Mác đã<br />
viết: “sự cần thiết phải phân bố lao động xã hội theo những tỷ lệ nhất định tồn tại ở mọi hình thức sản<br />
xuất xã hội”. Vì vậy di dân nông nghiệp không thể tách rời mà phải nằm trong một tổng thể khung dựa<br />
trên tổ sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất.<br />
Quá trình di dân trong các năm qua cũng xuất hiên tính quy luật đáng lưu ý, đó là tốc độ di dân.<br />
Mức biến động dân số do di dân giai đoạn 1979 – 1980 trung bình hàng năm là 0,59% so với dân số,<br />
và ở giai đoạn 1918 – 1984 là 0,38%. Nếu trừ trên 30 vạn người bỏ về ở giai đoạn 1976 - 1980 thì khối<br />
lượng di dân trung bình trong giai đoạn này bằng khối lượng di chuyển dân cư trung bình từ 1981 –<br />
1984. Vậy phải chăng trong điều kiện kinh tế - xã hội phải xem xét tới mức độ biến động dân số do di<br />
dân nông nghiệp có tổ chức ở nhiều là phù hợp. Ở Liên Xô con số này (di dân nói chung) giao động<br />
xung quanh 1%, chúng tôi cho rằng trong những năm 80 phải chăng tốc độ di dân (nói chung) sẽ giao<br />
động xung quanh 0,7% (bao gồm di dân nông nghiệp có tổ chức khoảng 0,5%, di dân công nghiệp<br />
0,2%).<br />
3. Nhà nước phải tạo các tiền đề ban đầu cho vùng đất mới, đồng thời phải đặc biệt chăm lo<br />
đời sống vật chất và tinh thần của họ.<br />
Tiền đề di dân được xác định một cách tổng hợp bao gồm cấc yếu tố đất nước cho sản xuất và cho<br />
sinh hoạt, vốn và những điều kiện xã hội khác trên vùng đất mới. Công việc quan tọng trước tiên phải<br />
làm là giữa các cơ quan chức năng.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 4 - 1985<br />
<br />
Về những quan điểm… 67<br />
<br />
liên quan (Tổng cục ruộng đất, bộ Nông nghiệp...) phải đi đến thống nhất đánh giá khả năng đất hoang<br />
của đất nước. Đồng thời phải tổ chức đánh giá giá trị kinh tế của tiềm năng đất - một công tác rất quan<br />
trọng nhưng thường chưa được quan tâm đúng mức. Về nước cho người và cho sản xuất, cần xúc tiến<br />
khảo sát, đánh giá nước ngầm và khai thác nước ngầm - nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây<br />
Nguyên, thậm chí ngay cả vùng đất hoang ở ven biển thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà<br />
Nam Ninh… Trên cơ sở làm tốt công tác điều tra cơ bản toàn diện các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội,<br />
tiến hành tốt các quy hoạch thiết kế địa bàn khai khẩn những vùng đất mới. Điều quan trọng là tất cả<br />
những nhiệm vụ trên đây Nhà nước phải chính thức giao nhiệm vụ cho các ngành có liên quan và phải<br />
được đưa vào các kê hoạch 5 năm và hàng năm, việc cân đối cho những nhiệm vụ trên không phải chỉ<br />
có vốn mà còn có vật tư, thiết bị...<br />
Chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trước tiên và quan trọng hàng đầu là phải<br />
đảm bảo cung cấp lương thực từ 6 tháng đến một năm. Phải có kế hoạch và tiến hành xây dựng ngay<br />
những công trình cần thiết nhất phục vụ cho nhu cầu về ở, đi lại, trạm xá, trường học, nhà mẫu giáo,<br />
các cơ sở dịch vụ... là những nhu cầu không thể thiếu được trên các vùng đất mới. Có thể nói hằng việc<br />
chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của những người di dân đang là khâu yếu nhất trong toàn bộ<br />
công tác khai khẩn những vùng đất mới hiện nay.<br />
4. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, thường xuyên sơ kết, tổng kết nhằm rút ra những<br />
bài học kinh nghiệm trong công tác di dân<br />
Công tác di dân không chỉ đòi hỏi người tổ chức quá trình di dân và những người di dân phải có<br />
nhiệt tình cách mạng cao mà còn phải biết cách tổ chức quà trình di dân một cách khoa học. Vì vậy<br />
phải tiến hành tổ chức nghiên cứu khoa học về công tác di dân. Muốn nghiên cứu công tác di dân<br />
nhanh chóng mang lại những hiệu quả thiết thực phải biết lựa chọn phương pháp nghiên cứu tốt và tập<br />
trung được đôi đảo các nhà khoa học trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội học, địa lý học, luật học, sử<br />
học, tâm lý học... cùng nhau nghiên cứu theo một chương trình có mục tiêu chung. Những kinh nghiệm<br />
rút ra từ công tác nhiên cứu khoa học, từ công tác sơ kết, tổng kết trong công tác di dân sẽ giúp chúng<br />
ta vạch ra những chủ trưng phương hướng và những biện pháp đúng đắn nhằm rút ngắn những đoạn<br />
đường vòng không cần thiết, hạn chế được công sức và tiền của mà nhân loại đã phải trả quá đắt cho<br />
các quá trình di dân của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />