VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 2
lượt xem 51
download
DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG 1. VẤN ĐỀ CHUNG sTừ những năm 80 của thế kỷ này, dịch tễ học đã từng bước phát huy vai trò to lớn của nó trong lĩnh vực y học lao động. Các phương pháp dịch tễ học được sử dụng rộng rãi để mô tả tình trạng sức khoẻ trong cộng đồng người lao động ở các loại hình lao động đặc thù, như sự mắc bệnh có liên quan đến công việc, các tác hại nghề nghiệp đặc trưng, thử nghiệm các giả thiết về mối quan hệ nhân quả...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 2
- DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG 1. VẤN ĐỀ CHUNG sTừ những năm 80 của thế kỷ này, dịch tễ học đã từng bước phát huy vai trò to lớn của nó trong lĩnh vực y học lao động. Các phương pháp dịch tễ học được sử dụng rộng rãi để mô tả tình trạng sức khoẻ trong cộng đồng người lao động ở các loại hình lao động đặc thù, như sự mắc bệnh có liên quan đến công việc, các tác hại nghề nghiệp đặc trưng, thử nghiệm các giả thiết về mối quan hệ nhân quả hay đánh giá sự can thiệp. Nghiên cứu dịch tễ học trong y học lao động giúp chúng ta đánh giá được mức độ tác hại của các tác hại nghề nghiệp và chứng minh rõ ràng các quan hệ nhân quả trong vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đồng thời cũng khắc phục dần được những sai sót hoặc ngộ nhận một cách đơn thuần khi có nhiều vấn đề tổng hợp hay tác dụng nhiều chiều lên sức khoẻ người lao động. Trong nghiên cứu về y học lao động một số yếu tố cần được tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống như sau: - Mô tả đặc điểm chung về môi trường lao động. - Mô tả đặc điểm các yếu tố tiếp xúc (E = expose) hay các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ người lao động. - Xác định thời gian và cường độ tiếp xúc của người lao động đối với các yếu tố môi trường, các tác hại nghề nghiệp. - Định lượng hoặc định tính các vấn đề sức khoẻ bệnh tật ở người lao động trong môi trường. Đánh giá được sự tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường (các yếu tố nguy cơ) với vấn đề sức khoẻ tương ứng ở người lao động (tìm ra mối liên quan). Trong quá trình nghiên cứu, người cán bộ y tế lao động cần thiết phải nắm được một số kiến thức chuyên môn sau đây: - Bản chất và khả năng tác động của các yếu tố tác hại nghề nghiệp có trong lao động (hoá học, lý học, sinh vật học, Ergonomie và tâm lý học...) trong đó bao gồm tác hại riêng rẽ, tổng hợp hay đa phương hoặc tác động nhiều chiều. - Phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nghề nghiệp. - Phương pháp thu nhập số liệu, thông tin từ các nguồn có thể có được (y tế cơ sở, bệnh viện...). II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG 2.1. Phương pháp 28
- Về mặt phương pháp nghiên cứu người ta cần phải thiết lập được mối liên quan hay kết hợp (nếu có) giữa một yếu tố phơi nhiễm cần nghiên cứu (E) và sự phân bố bệnh tật hoặc tử vong (D), song cũng khống chế được sự có mặt của các yếu tố bên ngoài (CF và EM) có khả năng làm nhiễu mối quan hệ giữa E và D. Một nghiên cứu thông thường người ta có thể tiến hành theo sơ đồ sau: Trong thực tế người ta thường thấy có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp lên cơ thể nên muốn làm rõ được người ta còn phải lưu ý các vấn đề sau: - Ảnh hưởng của một nhóm các yếu tố lên sức khoẻ, khả năng lao động hoặc chức năng. - So sánh sự biến đổi các yếu tố này với các yếu tố khác không có trong nghiên cứu. - Các xu hướng có thể tác động đến những vấn đề sức khoẻ, bệnh tật trong nghiên cứu. - So sánh từng yếu tố và giải thích được những yếu tố liên quan đến sự tác động lên những sự kiện nghiên cứu. - Xem xét những phương thức tác động qua lại giữa các yếu tố tác hại nghề nghiệp và các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh nghề nghiệp (tương quan và hồi quy). Trong quá trình nghiên cứu khi gặp những vấn đề phức tạp như thế này là bình thường nhưng để đáng giá nó không phải ai cũng có trình độ tính toán về mặt toán học để có thể minh chứng được chuẩn xác, do vậy người ta đưa ra một loại hình nghiên cứu nhân quả đơn giản hơn dễ áp dụng trong thực tế nghiên cứu y học lao động và bệnh nghề nghiệp bằng cách chia nhóm các yếu tố tiếp xúc, các yếu tố nguy cơ E+ và E- đối với tính chất “bệnh” được ký hiệu là D+ và D- Vậy trên mẫu nghiên cứu chúng ta không chỉ có hai nhóm mà thường có nhiều nhóm cơ bản và nhóm phụ. Kết quả thu được của mỗi nhóm phụ được đưa vào một bảng tiếp liên (bảng 2 x 2) hoặc hơn (nhiều hàng nhiều cột). 29
- m1 : Số người bị bệnh m0: Số người không bị bệnh n1: Số người có tiếp xúc n0: Số người không tiếp xúc a: Số người tiếp xúc bị bệnh b: Số người tiếp xúc không bị bệnh c: Số người không tiếp xúc bị bệnh d: Số người không tiếp xúc không bị bệnh Trước khi nghiên cứu, thường phải có một giả thuyết là tiếp xúc đó gây bệnh tương ứng. Nhìn vào bảng 2 x 2 trên, ta phải thấy a và d lớn hơn hẳn theo lẽ thường và tỷ suất chênh (OR) lớn hơn 1, OR: ad/cb > 1, nếu yếu tố nguy cơ là có thật. Nếu tỷ suất chênh càng lớn thì giả thiết này đưa ra càng có lý. Nếu không sử dụng mô hình dịch tễ học, thường người ta chỉ tính tỷ lệ mắc bệnh của nhóm tiếp xúc, hoặc tốt hơn nữa là nhóm chính rồi chia hai tỷ lệ này với nhau (cách làm trên chưa hoàn chỉnh). 2.2. Các nghiên cứu mô tả Giống với cách làm trước đây chúng ta thường mô tả tình hình mắc một bệnh, nhóm bệnh theo các nhóm công nhân có tuổi nghề khác nhau, ở những mức tiếp xúc khác nhau, ở các bộ phận sản xuất khác nhau... Như vậy chưa đủ để trả lời câu hỏi tại sao có sự khác nhau giữa nhóm này và nhóm kia. Mô tả sự phân bố bệnh tật trong các nhóm khác nhau cho phép đưa ra một nhận xét về càn nguyên. Nhà dịch tễ học coi mô tả so sánh là giả thuyết căn nguyên thôi. Nhiều khi chỉ mới nghiên cứu mô tả đã cho kết luận chắc chắn về căn nguyên gây bệnh là chưa đủ căn cứ. 2.3. Các nghiên cứu phân tích hay nghiên cứu tìm nguyên nhân Để trả lời câu hỏi (chứng minh giả thuyết) liệu có phải E gây ra D không, có hai cách chính là tìm xem nếu có E hoặc E càng lớn, càng nhiều thì D càng nặng, càng nhiều người mắc. Ví dụ: Khi muốn chứng minh tiếp xúc với nóng gây cao huyết áp ta phải trả lời được hai câu hỏi: (l) có phải tiếp xúc với nóng càng lâu ngày tỷ lệ cao huyết áp càng tăng và (2) có phải những người cao huyết áp thường là những người có tiếp xúc với nóng nhiều hơn không. Để trả lời câu hỏi dạng (l) người ta sử dụng các nghiên cứu nhóm. Đối với câu hỏi dạng (2) người ta thường dùng nghiên cứu bệnh - chứng. 2.3.1. Nghiên cứu nhóm 30
- Mô hình các loại nghiên cứu này như sau: Trong nghiên cứu nhóm có nghiên cứu so sánh diện cắt ngang và nghiên cứu nhóm thuần tập cohort (hồi cứu, tương lai). Nghiên cứu so sánh diện cắt ngang: Số liệu về E+, E-, D+, D- do thu thập trong cùng một giai đoạn thời gian ngắn. Nghiên cứu này cho kết quả kém chính xác nhưng rẻ tiền, nhanh và nếu có nhiều nghiên cứu tương tự cho kết quả giống nhau sẽ cho ta kết luận khá chính xác. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm chính: Có tiếp xúc với bụi và không tiếp xúc với bụi. Từ các nhóm chính này, chia ra các nhóm phụ, nhóm phụ của nhóm phụ theo các yếu tố nhiễm (ví dụ: hút thuốc lá, giới tuổi). Tổ chức khám phát hiện viêm phế quản mạn tính: tổng số mắc, tính gánh nặng tiếp xúc với bụi (lấy nồng độ bụi lúc nghiên cứu nhân với tuổi nghề) kết quả của từng cặp nhóm phụ đưa vào một bảng tiếp liên (l) và tính tỷ suất chênh riêng cho từng bảng kết quả đó (ad/ bc). 2.3.2. Nghiên cứu các nhóm thuần tập cohort: D và E lấy trong những thời điểm khác nhau: Khác với nghiên cứu diện cắt ngang (cần nhiều thời gian), nghiên cứu dạng này thu nhập số liệu về E và D trong một khoảng thời gian dài về trước (nghiên cứu hồi cứu) hoặc trong thời gian vài tháng, năm tới (nghiên cứu tương lai). Cách tổ chức giống nghiên cứu diện cắt ngang, số bệnh nhân được tính bằng tổng số mới mắc (hàng năm hoặc hàng tháng), như sơ đồ ở phần 2.3.1 song có thể theo hai chiều đi và ngược lại (vấn đề chính là xuất phát điểm nghiên cứu là từ yếu tố nguy cơ) 31
- Nghiên cứu thuần tập hồi cứu ngược lại là tìm hai nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ sau đó khai thác ngược lại tình hình bệnh tật có hoặc không để đánh giá. 2.3.3. Nghiên cứu bệnh chứng (ca bệnh đối chứng) Xuất phát điểm từ các ca bệnh, đi tìm xem có phải người bệnh tiếp xúc với độc hại nhiều hơn không. Sơ đồ.. Đây là nghiên cứu hồi cứu, thích hợp với các bệnh ít gặp. Kết quả của từng nhóm, dưới nhóm cũng cho vào bảng tiếp liên (l). Chỉ số nguy cơ được tính gần đúng qua tỷ suất chênh OR = ad/ bc. Khi tính toán các chỉ số nguy cơ, cần tính χ2, nếu sự khác biệt giữa các nhóm không có nghĩa thống kê thì các chỉ số có nguy cơ tính được có cao đến đâu cũng không có ý nghĩa (kiểm định). 2.4. Nghiên cứu can thiệp Sau khi tìm được nguyên nhân, cần loại bỏ nguyên nhân đó đề phòng bệnh. Để đánh giá hiệu quả của một loạt các giải pháp, người thực hiện các nghiên cứu can thiệp có mô hình “so sánh trước – sau”. Ví dụ, đánh giá hiệu quả phòng bệnh viêm mũi họng cấp tính do tiếp xúc với bụi, bằng cách phun sương và bao bọc nguồn bụi. 32
- Trước hết phải thu nhập số liệu về nồng độ bụi và tỷ lệ công nhân bị viêm mũi họng cấp tính trong một tháng, trước khi áp dụng các biện pháp trên. Sau đó đưa vào áp dụng các biện pháp chống bụi. Sau một thời gian vài tháng, hoặc vài năm, đo bụi và khám mũi họng cho công nhân trong một tháng. Kết quả sẽ thể hiện không chỉ qua nồng độ bụi mà còn giảm tỷ lệ bệnh mũi họng cấp tính (số mắc hàng tháng). Cũng bằng cách này, so sánh giữa các biện pháp khác nhau sẽ tìm được cách nào vừa đỡ tốn kém vừa có hiệu lực. Nghiên cứu này cần được đánh giá bằng chỉ số hiệu quả. III. DỊCH TỄ HỌC TRONG Y TẾ LAO ĐỘNG Ở CÁC TUYẾN CƠ SỞ Nói chung vấn đề nghiên cứu dịch tễ học đều xuất phát từ các đề xuất về yếu tố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe người lao động trong cộng đồng. Yêu cầu nghiên cứu có rất nhiều song một số vấn đề mà cơ sở y tế lao động xí nghiệp cần phải làm thường xuyên là: - Điều tra sức khoẻ bệnh tật nói chung của người lao động (các chỉ số tiếp xúc và sinh học, bệnh tật....) - Xác định các tác hại nghề nghiệp hiện có tại cơ sở (các chỉ số môi trường và lao động). - Đánh giá mối liên quan giữa môi trường và sức khoẻ. - Đề xuất những vấn đề về sức khỏe và môi trường ưu tiên... Cán bộ y tế cơ sở cần thu thập thông tin cơ bản và cần thiết thông qua ghi chép và tìm hiểu quan sát. Các số liệu về sự tiếp xúc: có những tác hại gì theo đơn vị, quy trình sản xuất, số người tiếp xúc, thời gian tiếp xúc... - Các số liệu về bệnh tật như trên theo bệnh hoặc chứng bệnh, sổ khám nghỉ ốm, chết, tai nạn lao động... chi phí thuốc men và bảo hiểm lao động... - Lưu trữ hồ sơ y tế lao động để sử dụng cho các mục đích sau này. 33
- VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT I. ĐẠI CƯƠNG Vi khí hậu (VKH) trong sản xuất là một khái niệm về điều kiện khí tượng hay các yếu tố vật lý môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ... Vi khí hậu trong sản xuất chịu sự chi phối của quy trình sản xuất và thời tiết thiên nhiên ở khu vực tại thời điểm đó. Vi khí hậu trong sản xuất mang tính đặc thù và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người do tác động lên cơ thể người thông qua các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể. Có 3 loại hình VKH trong sản xuất: - Vi khí hậu ngoài trời - Vi khí hậu nóng - Vi khí hậu lạnh Vi khí hậu ngoài trời mà nông dân, thợ rừng phải tiếp xúc là điều kiện môi trường bình thường. Ở nước ta do phát triển kỹ nghệ đông lạnh còn ít nên số người tiếp xúc chưa nhiều. Phần lớn sản xuất công nghiệp ở nước ta có môi trường là môi trường lao động nóng, có số người tiếp xúc từ 20-30% trong tổng số người lao động. Hàng năm số người bị các bệnh đo môi trường lao động nóng gây nên rất cao đặc biệt là suy giảm sức khoẻ nghỉ việc do ốm đau, tai nạn. Các yếu tố vi khí hậu đặc thù trong lao động nóng bao gồm cả trong và ngoài xưởng máy, thường là có tác động liên hợp với đặc điểm là phụ thuộc vào bức xạ. 1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ của bất cứ một vật nào đều biểu thị mức độ làm nóng của vật đó và thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt năng bên trong. Nhiệt là một thứ động năng luôn luôn truyền từ vật nóng nhiều sang vật ít nóng hơn, tiếp tục truyền nhiệt tới khi nhiệt độ của hai vật được thăng bằng. Việc truyền nhiệt có 3 hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Dẫn nhiệt là trực tiếp truyền nhiệt từ vật này sang vật khác. Đối lưu và truyền nhiệt qua không khí. Nhiệt lượng truyền bằng hình thức đối lưu trong một đơn vị thời gian có thể tính theo công thức Nguồn: Q = KS (T –T1) T : Nhiệt độ của vật làm nóng. T1 : Nhiệt độ không khí xung quanh S : Diện tích của vật thể K : Hệ số truyền nhiệt. 34
- 1.2. Bức xạ Đặc điểm cơ bản của vi khí hậu nóng trong sản xuất là bức xạ nhiệt. Theo quan niệm gần đây thì bức xạ là luồng điện từ không gian, tức là luồng các hạt cơ bản, luồng lượng tử (quan tum) trong không gian. Giữa năng lượng lượng tử và số rung động có một quan hệ (về lượng) nhất định, theo công thức Franki. E = HY E : năng lượng của lượng tử V : Số rung động H : Hằng số lượng tử bằng 6,547 x 1027 erg/ giây. Như vậy số rung động càng nhiều hoặc luồng sóng càng ngắn (luồng sóng tỷ lệ nghịch với số rung động) thì năng lượng bức xạ càng nhiều. Có rất nhiều loại bức xạ khác nhau: - Tia hay sóng điện từ (sóng Hertz) thường gặp trong công trình vô tuyến điện. - Tia ngoại đỏ (hồng ngoại) - Tia thấy được. - Tia ngoại tím (cực tím). Một số loại bức xạ khác như rơngen, phóng xạ, tia vũ trụ. Khi tác động tới sinh vật, những bức xạ sóng ngắn vì nhiều năng lượng lượng tử thường có tác dụng sinh vật học mạnh hơn tia bước sóng dài. Trong khi đó các tia bức xạ sóng dài lại có tác dụng sinh nhiệt mạnh hơn. Bức xạ của vật được làm nóng hoặc bức xạ nhiệt có đặc điểm là quang phổ liên tục, tổng năng lượng bức xạ của từng phần quang phổ tuỳ theo nhiệt độ tuyệt đối của vật bức xạ (vật được hun nóng). Bảng sau đây thể hiện vấn đề này. 5000 500 - 1.2000 1.200 - 1.8000 2.000 - 4.0000 Nhiệt độ Tia ngoại đỏ sóng Tia ngoại đỏ sóng ngắn. Tia ngoại đỏ. Tia ngoại đỏ sóng dài. Tia thấy được Tia thấy được rất sáng. Tia thấy được. Quang phổ dài rất yếu, mới đầu đỏ Tia ngoại tím chỉ có ở Tia ngoại tím 1500-20000 rồi trắng. nhiều Ống hơi nước nhà Mặt trong các lò. Lò luyện các Nguồn máy điện, các loại Lò rèn thổi nóng. Kim loại thể lỏng. Thuỷ kim loại khó nhiệt lò, các bộ phận sản Lửa kim loại thể tinh thể lỏng. nóng chảy hoặc xuất hoá chất. lỏng. phản xạ 35
- 1.3. Sự thay đổi và chênh lệch của nhiệt độ và bức xạ nhiệt Trong sản xuất, cường độ bức xạ nhiệt hay nhiệt độ không khí đều luôn luôn thay đổi, ngay ở cự ly rất ngắn (ở các điểm, chiều cao khác nhau trong phân xưởng). Trong các buồng có nguồn bức xạ mạnh (xưởng luyện kim, lò thuỷ tinh...) thường thấy sức nóng giữa mặt trước và sau công nhân chênh lệch rất nhiều. Thí dụ ở đầu máy xe lửa, nhiệt độ ngang đầu và ngang bàn chân hay ở phía lưng có thể chênh lệch tới 200C. Ngoài ra, điều kiện khí tượng còn thay đổi từng giây, từng phút, thí dụ trước và trong lúc mở cửa lò, xả than ra bãi từ lò... 1.4. Độ ẩm Trong sản xuất công nghiệp, những địa điểm sau đây thường có độ ẩm cao: hầm mỏ kiểu ướt, phân xưởng nhuộm hay phân xưởng kẻo sợi và dệt vải ở các xí nghiệp dệt, các nhà máy giấy, thuộc da, xà phòng, đường... Khi độ ẩm cao và không khí ở độ cao trên mặt đất cũng như ở các bộ phận khác ở nơi làm việc đều ẩm ướt. Nếu độ ẩm tuyệt đối rất cao, không khí đã bị hơi nước làm bão hoà quá độ, hơi nước sẽ đọng lại thành sương mù rồi rơi xuống, nếu gặp bề mặt lạnh, như nền nhà, sẽ tụ lại thành giọt to hơn như đổ mồ hôi ở nền nhà hoặc nước ở trần hầm mỏ, nhà nhuộm... 1.5. Gió (vận tốc lưu chuyển của không khí) Ở các phân xưởng có nguồn phát nhiệt mạnh, về mùa đông, nếu có nhiều không khí lọt qua lỗ thông hơi hay qua cửa ra vào phân xưởng, không khí sẽ lưu chuyển mạnh. Ở một số trường hợp có thể sử dụng luồng không khí để làm cho cơ thể toả nhiệt được dễ dàng, thoải mái và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân, thí dụ “tắm không khí” thông gió thải nhiệt... II. SỰ ĐIỂU HOÀ THÂN NHIỆT 2.1. Sự thăng bằng nhiệt độ Thân nhiệt của người không thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài và trong điều kiện bình thường. Thân nhiệt thăng bằng nghĩa là thu và toả nhiệt hoàn toàn ngang nhau. Như vậy cơ thể không tích trữ nhiệt, cũng không toả ra nhiều nhiệt lượng thừa, cơ thể không nóng và cũng không lạnh, luôn ở 370C. Trong quá trình lao động cơ chế sinh lý đảm bảo cho trao đổi nhiệt giữa cơ thể và ngoại cảnh được tiến hành thuận lợi, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định không bị nhiệt độ bên ngoài chi phối gọi là điều hoà thân nhiệt. Sự điều hoà thân nhiệt được thực hiện dưới sự điều chỉnh của trung tâm điều hoà thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi. Với sự điều chỉnh này sẽ có hai phương thức điều nhiệt được thực hiện đó là phương thức vật lý (các hình thức toả nhiệt) và phương thức hoá học (sự tăng sinh năng lượng và giảm sinh năng lượng). Trong những điều kiện khác nhau các phương thức điều nhiệt cũng khác nhau. Điều hoà bằng phương thức hoá học 36
- thường chỉ thích hợp trong điều kiện lạnh. Trong môi trường nóng cơ thể không thể giảm sinh nhiệt và giảm các phản ứng tiêu hao năng lượng được. 2.2. Phương thức lý học (các hình thức toả nhiệt) Các hình thức toả nhiệt gồm: truyền dẫn và đối lưu, bức xạ, bốc hơi nước qua da, phổi và niêm mạc đường hô hấp. Người ta cảm thấy dễ chịu trong khi tổng số nhiệt lượng do cơ thể sinh ra có 30% toả theo cách truyền dẫn và đối lưu, 45% theo cách bức xạ và 25% theo hơi nước, 3- 5% trong số nhiệt toả theo cách truyền dẫn dùng để làm nóng không khí hít vào và các thức ăn, nước uống. Lớp không khí tiếp xúc với thân thể và mặt trong quần áo và lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài quần áo có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí (khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ da). 2.2.1. Bức xạ nhiệt và tác dụng của bức xạ nhiệt Nhiệt độ của tường sàn, bề mặt thiết bị, nguyên liệu, thành phẩm... đều có liên quan với toả nhiệt theo cách bức xạ và chỉ khi nào nhiệt độ xung quanh cao hơn cơ thể mới không toả nhiệt theo cách bức xạ. Khi đánh giá ý nghĩa của các nguồn bức xạ, cần xem xét đến mức độ xuyên thấu của các tia ở trong tổ chức và mức độ hấp thụ tia của tổ chức. Đối với da người, tia đỏ của quang phổ thấy được và tia ngoại đỏ sóng ngắn có sức xuyên thấu mạnh nhất khi đó cảm giác nóng, chỉ thấy ở mặt ngoài da nếu phản ứng của da đối với tác dụng bức xạ của tia ngoại đỏ sóng ngắn bị lớp sau của da hấp thụ. Như vậy, đối với cơ thể thì không những phải xét cường độ của bức xạ mà còn cả thành phần quang phổ của bức xạ. Khi đánh giá tác dụng sinh lý học của bức xạ trong điều kiện cụ thể, cần xét đòng bức xạ ở nơi làm việc. - Cường độ lao động chân tay, tính chất quần áo, có đối lưu của luồng không khí thế nào. - Thời gian bức xạ: bức xạ liên tục hay không (vì bức xạ chỉ ngừng vài giây cũng có tác dụng rất tốt đối với sự điều hoà thân nhiệt). Nhiệt bức xạ có thể hấp thụ, có tác dụng toàn thân và tác đụng cục bộ. Tác dụng toàn thân quyết định bởi nhiệt lượng đã hấp thụ và sức chịu đựng của cơ thể. Việc toả nhiệt tiến hành trên khắp bề mặt thân thể, có bức xạ chỉ tác dụng vào một vài bộ phận của cơ thể. Tính chất ấy của bức xạ và thời gian bức xạ ngắn cắt nghĩa tại sao cơ thể điều hoà một cách tương đối với những bức xạ nhiệt thường thấy trong điều kiện sản xuất (vài calo/ cm2/ phút). Khi bức xạ tia ngoại đỏ gây tác dụng cục bộ đối với công nhân thì nhiệt độ ở chỗ da bị bức xạ sẽ tăng rõ rệt. Nếu bức xạ chỉ vào khoảng 1,0 - 1,5 calo/ cm2/ phút thì nhiệt độ vùng lân cận chỗ da bị bức xạ không tăng. Nhưng nếu cường độ bức xạ tăng, chỗ da bị bức xạ nóng lên thì tổ chức ở lớp sâu và máu cũng nóng lên. Nếu nhiệt độ 37
- bức xạ quá mạnh, tác dụng lâu, sự điều hoà thân nhiệt sẽ gặp trở ngại và thân nhiệt tăng. Tác dụng cục bộ của nhiệt bức xạ đối với da còn biểu hiện ở cảm giác chủ quan từ mức nóng ẩm tới bỏng rát không chịu nổi. Calo 1 cm2/phút Cường độ bức xạ đối với cảm giác chủ quan Yếu, có thể chịu đựng vô thời hạn. 04 - 0,8 Yếu vữa, có thể chịu đựng 3 - 5 phút 0,9 -1,3 Vừa có thể chịu đựng 40 - 60 giây 1,3 -2,3 Cao vừa, có thể chịu đựng 20 - 30 giây 2,4 – 3,0 Cao, có thể chịu đựng 12 - 24 giây 3,1 -4,0 Mạnh, có thể chịu đựng 8 - 10 giây 4,1 - 5,0 Rất mạnh, có thể chịu đựng 2 - 5 giây >5 2.2.2. Đối lưu và dẫn truyền Hiện tượng đối lưu và dẫn truyền nhiệt trong môi trường lao động nóng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, cụ thể là sự chênh lệch nhiệt độ không khí và nhiệt độ da của người lao động. Nhiệt độ không khí càng thấp hơn nhiệt độ da thì phương thức này càng hiệu lực. Ngược lại nhiệt độ không khí càng cao gần hoặc cao hơn nhiệt độ da thì tác động sẽ ngược lại làm cho cơ thể dễ tích nhiệt. 2.2.3. Tác dụng của sự bốc hơi và độ ẩm Nước bốc hơi qua mặt ngoài da và phế bào để điều hoà thân nhiệt. Ở nhiệt độ bình thường, người ta trung bình thở ra trong một ngày đêm 275 - 350 g hơi nước, số hơi nước đó tiêu hao 150 - 200 Kcal nhiệt lượng trở lên. Thông thường lại mồ hôi hoặc nước ở bề mặt cơ thể ta muốn chuyển thành hơi nước bay đi nó phải thu của cơ thể ta một nhiệt lượng là 0,58 Kcal. Như vậy trong lao động nóng chỉ mất 2 lít mồ hôi lượng nhiệt toả đi đã hơn 1000 Kcal. Khi lao động chân tay, lượng không khí qua phổi tăng, làm cho nhiệt lượng toả qua phổi cũng tăng. Khi nhiệt độ không khí cao, cũng có hiện tượng như trên ở mặt ngoài đa, hơi nước không ngừng bốc ra do kết quả hoạt động của các tuyến mồ hôi. Ở nhiệt độ bình thường và nếu không lao động chân tay nặng, thì số nước bốc hơi qua da trung bình là 600ml/ ngày đêm. Số nhiệt toả theo hơi nước bốc ra là 14,55 - 22,50 Kcal/ giờ. Khi nhiệt độ không khí tăng thì mồ hôi chảy ra cũng tăng. Số là vì đoạn thần kinh cảm giác trong da bị nhiệt kích thích, đồng thời trung tâm tiết mồ hôi ở tuỷ sống (và dưới vỏ não) cũng bị máu tương đối nóng kích thích trực tiếp và tiết mồ hôi do phản xạ. Đối với việc toả nhiệt theo cách bốc hơi, ảnh hưởng của độ ẩm tương đối mạnh hơn độ ẩm tuyệt đối. Như trên đã trình bày, việc chảy mồ hôi trực tiếp đã bị ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và mức bão hoà của hơi nước trong không gian chứ không do 38
- độ ẩm tuyệt đối quyết định (vì có nhiều mồ hôi bốc ra ngoài bề mặt thân thể được che kín). Nói một cách khác, nhiệt toả theo cách bốc hơi qua da quyết định bởi hiệu số bão hoà sinh lý của độ ẩm. Số nước bốc hơi qua mặt ngoài phế bào cũng do hiệu số bão hoà của độ ẩm quyết định, khi nhiệt độ của máu và không khí trong phế bào cao hơn nhiệt độ của da. Nhiệt độ không khí cao, thì độ ẩm tương đối đóng vai trò quyết định. Khi độ ẩm tương đối cao thì thường có hiện tượng chảy nhiều mồ hôi. Thí dụ, trong điều kiện yên tĩnh, nếu độ ẩm tương đối là 22% thì nhiệt độ 800 mới làm chảy mồ hôi, nhưng nếu độ ẩm tương đối là 60, thì nhiệt độ 25-260 đã làm chảy mồ hôi. Trong trường hợp nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da, việc toả nhiệt bằng truyền dẫn và bức xạ hầu như hoàn toàn đình chỉ (vì các vật thể xung quanh cũng đã có một nhiệt độ tương đương), lúc đó việc toả nhiệt chỉ dựa vào cách ra mồ hôi, cho nên đôi khi lượng mồ hôi trong một ngày lao động có thể lên tới 10 lít. Trong điều kiện đó, độ ẩm tương đối của không khí càng cao, thì toả nhiệt càng khó, cơ thể càng chóng tích luỹ nhiệt và bị quá nóng. 2.3. Quan hệ giữa các quá trình điều hoà thân nhiệt Khi vượt quá giới hạn vùng trung bình hoặc vùng không có cảm giác (18 – 220C Với điều kiện độ ẩm trung bình và tốc độ gió bình thường) thì cơ quan điều hoà thân nhiệt bắt đầu làm việc. Sự điều hoà toả nhiệt xảy ra, khi nhiệt độ không khí xuống thấp, do phản xạ thần kinh thực vật của cơ quan cảm thụ nhiệt ở da làm cho huyết quản đoạn cùng co bóp, nên máu trong da giảm và máu trong nội tạng tăng, sự phân phối lại máu gây nên phản ứng của cơ thể. Khi nhiệt độ hạ thấp, thì nhiệt lượng toả theo cách truyền dẫn và bức xạ sẽ giảm. Trái lại khi nhiệt độ tăng, thì huyết quản nở ra, lượng máu tích trữ tăng, nhiệt độ da tăng, do đó toả nhiệt cũng tăng theo. Như vậy khi nhiệt độ không khí lên tới một mức nào đó, hơi nước bốc qua da sẽ tăng, lúc đó nhiệt lượng toả theo truyền dẫn và bức xạ sẽ giảm và lượng nước bốc hơi qua da tăng nhiều. Da ướt dễ truyền nhiệt hơn da khô ở nhiệt độ không khí thấp, nếu độ ẩm cao người ta thấy khó chịu hơn khi thấy độ ẩm thấp. Ngoài ra không khí ẩm đọng lại có thể đẩy không khí ở các lỗ hơi quần áo ra ngoài và làm tăng sức dẫn nhiệt của quần áo. Sự chuyển động của không khí là yếu tố quan trọng trong việc điều hoà thân nhiệt, khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ da, sự đối lưu sẽ không ngừng đưa đến không khí mới và mát. Lúc đó luồng không khí làm tăng toả nhiệt, nên cần phải đưa không khí mới và mát đến. Ngoài ra lượng hơi nước tối đa trong không khí lưu động thường ít hơn hơi nước trong không khí mặt trong quần áo, do đó có thể làm tăng toả nhiệt bằng bốc hơi. Trong trường hợp nhiệt độ không khí và nhiệt độ da chênh lệch nhau rất ít và lao động chân tay nặng, thì sự lưu thông của không khí lại càng quan trọng (vì truyền dẫn và bức xạ giảm nhiều). Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da, sự lưu động của 39
- không khí sẽ làm cho da nóng và làm tăng thân nhiệt, do đó ảnh hưởng không tốt tới việc điều hoà thân nhiệt. Nhưng khi nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối thấp hoặc rất thấp, không khí có thể hút rất nhiều hơi nước và giúp việc toả nhiệt bằng bốc hơi dễ tiến hành. Theo Rubner, tốc độ 0,3m/giây của không khí lưu thông bắt đầu có ảnh hưởng đối với việc điều hoà thân nhiệt và cảm giác chủ quan. Theo Macsac, với tốc độ 0,03m/giây của không khí lưu động mà ta chưa cảm giác thấy đã có thể làm cho nhiệt độ da bắt đầu giảm. Gần đây người ta lợi dụng sự lưu động của không khí để cải thiện điều kiện lao động trong buồng máy như tắm không khí với tốc độ 1 - 5m/giây. Điều hoà việc sinh nhiệt được tiến hành theo phương thức điều hoà hoá học. Khi nhiệt độ không khí tăng, việc sinh nhiệt sẽ giảm, trái lại khi nhiệt độ không khí giảm thì việc sinh nhiệt tăng. Sự biến đổi này có liên quan tới cường độ của sự chuyển hoá tế bào và chịu ảnh hưởng của các tuyến nội tiết (tuyến giáp, tuyến thượng thận, gan và tuỵ). Sự phân phối lại máu ở nội tạng và xung quanh có một tác dụng nhất định trong điều hoà hoá học. Nhiệt độ không khí thấp có thể làm cho cơ co mạnh (mới đầu là co bóp theo ý muốn, rồi sau chuyển sang co bóp không theo ý muốn). Khi nhiệt độ thấp, sự sinh nhiệt sẽ tăng nhiều, biểu hiện là chuyển hoá oxy tăng mạnh. Khi nhiệt độ cao, tác dụng điều hoà của sinh nhiệt sẽ vô ích, lúc đó chỉ có toả nhiệt là còn tác dụng. Hiện tượng chuyển hoá tăng lúc nhiệt độ thấp và chuyển hoá giảm lúc nhiệt độ cao là cơ chế thích ứng có ích cho con người. Trái lại, khi nhiệt độ cao nếu toả nhiệt giảm, chuyển hoá tăng, là cơ chế điều hoà thân nhiệt bị trở ngại và có thể đưa đến trạng thái bệnh lý nặng. Trên thực tế việc điều hoà thân nhiệt, trung tâm dưới vỏ não, dưới đồi như hạch xám và thể vân đóng vai chính, ngoài ra vỏ bán cầu đại não cũng đóng góp một vai trò quan trọng. Khi ám thị là lạnh, thì chuyển hoá tăng, khi ám thị là nóng thì chuyển hoá giảm. Sự điều hoà thân nhiệt (tức là thay đổi hình thức toả nhiệt và sinh nhiệt) còn mang theo tính chất phản xạ có điều kiện, nhưng nếu chịu ảnh hưởng của kích thích có điều kiện, đã quen thuộc, thì cơ chế điều hoà thân nhiệt có tác dụng. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của nhiệt độ thực tế đối với sự điều hoà thân nhiệt có kém hơn ảnh hưởng của phản xạ có điều kiện do một nhiệt độ khác trong cùng hoàn cảnh ấy gây nên. Quá trình điều hoà thân nhiệt cần đảm bảo cho toả và sinh nhiệt được thăng bằng cho nên thân nhiệt được điều hoà. Nhưng sự điều hoà thân nhiệt cũng có giới hạn. Giới hạn điều hoà thân nhiệt của người ở trạng thái yên tĩnh là độ ẩm tương đối: 65% - nhiệt độ 30 - 360 và độ ẩm tương đối 30%, nhiệt độ 400 (Marchak). Người ta có thể quen thuộc với điều kiện khí tượng nào đó là nhờ có việc điều hoà thân nhiệt. Cơ thể người có khả năng thích ứng một phần nào với vi khí hậu, biểu hiện bằng cảm giác dễ chịu đối với hoàn cảnh và thông qua các phản ứng sinh lý. Sau nhiều lần thích ứng như vậy, người ta sẽ quen với khí hậu. Với nhiệt độ cao có thể làm tăng tiết mồ hôi, nâng cao khả năng làm việc của cơ và giảm những biến đổi về chức 40
- phận của các giác quan. Sự điều hoà thân nhiệt của một số người có thể khác nhau. Thí dụ các bệnh nội tiết, thần kinh thực vật, mạch xơ cứng có thể làm cho sự điều hoà thân nhiệt không được bình thường, những người béo không chịu được nhiệt độ cao nhất là việc lao động chân tay. III. NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ CỦA CƠ THỂ TRONG LAO ĐỘNG NÓNG Những điều kiện khí tượng khác thường trong sản xuất có thể ảnh hưởng đến cơ quan điều hoà thân nhiệt và sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý. Khi tác dụng quá mạnh và lâu, các điều kiện đó sẽ làm cho một số bệnh sẵn có thêm nghiêm trọng, thậm chí có thể sinh bệnh mới, đặc biệt là khí hậu nóng, tuy nhiên trong sản xuất, quá nóng nguy hiểm hơn quá lạnh cho nên cần tránh làm việc căng thẳng trong điều kiện khí tượng xấu. 3.1. Nhiệt độ da Nhiệt độ của da có liên quan với quá trình điều hoà thân nhiệt và sự thăng bằng nhiệt lượng toàn thân, đồng thời là chỉ số sinh lý chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài. Nhiệt độ của da (khi cảm giác của thân thể tốt) không vượt quá 31 -330C ở đầu ngón tay và 30,5 – 320Cở trán. Khi người ở trạng thái yên tĩnh và làm việc nhẹ, nhiệt độ của da ngực là 31 - 33,50C. 3.2. Nhiệt độ thân Khi việc điều hoà thân nhiệt bị trở ngại thì thân nhiệt tăng, nói ngược lại nếu thân nhiệt tăng rõ rệt tức là cơ quan điều hoà thân nhiệt bị trở ngại. Vì vậy dù thân nhiệt chỉ hơi tăng (0,3 - 10) trong khi làm việc cũng phải đặc biệt chú ý. Điều kiện khí hậu xấu ít, làm việc nhẹ thì thân nhiệt đã tăng sẽ chóng trở lại bình thường (sau 5 - 30 phút). Thời gian thân nhiệt trở lại bình thường nhanh hay chậm còn tuỳ theo điều kiện toả nhiệt ở nơi nghỉ của công nhân. Thí dụ, công nhân làm ở lò luyện kim khi nhiệt độ nơi nghỉ là 25-300 và không khí lưu thông rất ít thì sau 15 phút, nhưng nếu nhiệt độ là 20 - 240 và tốc độ chuyển động không khí là 1,5 - 2,0 m/giây thì chỉ sau 5 - 10 phút nhiệt độ đã trở lai bình thường. 3.3. Chuyển hoá oxy Căn cứ vào tình hình chuyển hoá oxy khi nhiệt độ cao có thể kết luận rằng trong buồng máy nóng dù có làm việc nhẹ hay nặng cũng tiêu thụ oxy nhiều hơn, cho nên cần phải tính mức chuyển hoá oxy trong điều kiện đó để nhận xét tình trạng vệ sinh lao động và sức chịu đựng của công nhân. Khi làm việc ở nhiệt độ cao, chỉ số chuyển hoá hô hấp cũng hồi phục chậm hơn. 3.4. Chuyển hoá nước 41
- Công nhân làm việc ở nhiệt độ cao, có thể mất nhiều mồ hôi, nên thường phải uống rất nhiều nước. Thông thường một ngày đêm có thể tiết ra 500 - 1000 ml mồ hôi. Sau một ngày làm việc công nhân có thể sút cân (0,3 - 3kg). Nhưng trong thời gian nghỉ giải lao, cân sẽ trở lại bình thường vì được uống nhiều nước. Mồ hôi mất sẽ kèm theo mất nhiều muối (có 0,1 - 0,5% NaCl trong mồ hôi). Bình thường có thể mất 30- 40g muối trong một ngày lao động (thức ăn hàng ngày chỉ cung cấp 10 - 20g muối). Sơ đồ hiện tượng mất muối, nước trong và ngoài tế bào 3.5. Máu và hệ tim mạch Khi mồ hôi chảy nhiều, còn có hiện tượng tỷ lệ huyết sắc tố và hồng cầu tăng, máu thêm quánh. Làm việc càng nặng máu càng chóng cô đặc. Nhiệt độ cao làm trở ngại việc chuyển hoá nước, cô đọng máu và có tác dụng trực tiếp lên cơ tim cho nên hệ tim mạch có những phản ứng quan trọng. Khi không cần điều hoà thân nhiệt đặc biệt, thì mạch không thay đổi rõ rệt, nhưng nếu cần điều hoà đặc biệt thì mạch sẽ tăng rất nhanh. Lúc đó huyết áp thường giảm thấp vì sức căng của huyết quản cũng giảm. Khi việc điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng rối loạn rõ rệt. Tim co bóp rất nhiều (100 lần mỗi phút) nhưng rất yếu. Ở những người mắc bệnh tim mạch, hiện tượng đó lại càng nghiêm trọng. Khi làm việc nặng ở nhiệt độ cao huyết áp có thể tăng ở một số trường hợp. 3.6. Thận, tiết niệu Bình thường, thận bài tiết 50 - 75% tổng số nước, khi nhiệt độ cao, việc tiết dịch của cơ thể, căn bản nhờ vào sự bài tiết qua tuyến mồ hôi. Lúc đó, thận chỉ bài tiết 10 - 15% tổng số nước, đó là một hiện tượng về chức phận của thận, tiết niệu. Công nhân làm việc ở các phân xưởng nóng cũng có thể mắc nhiều bệnh ở thận, tiết niệu do hiện tượng ứ đọng và kém thanh thải ở thận. Trong cặn nước tiểu có hồng cầu và trụ hình và có thể có nhiều muối. Trong khám sức khoẻ thường kỳ, cần kiểm tra phát hiện bệnh tiết niệu ở những công nhân mẫn cảm với nhiệt độ cao. 42
- 3.7. Đường tiêu hoá Trong lao động nóng do phân phối máu nội tạng thiếu và mất thăng bằng muối nước, thường ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan tiêu hoá và có khi gây bệnh đường ruột. Những công nhân làm việc trong buồng máy nóng phải uống nhiều nước cho nên dịch vị lỏng, đồng thời tuyến dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ cao, đường tiêu hoá lại thiếu máu nên độ axit của dịch vị sẽ giảm, lượng niêm dịch tăng, tiêu hoá kém và có khi chức phận vận động bị trở ngại, dạ dày phình dãn, tế bào niêm mạc đường tiêu hoá chóng già cỗi thoái hoá. Những yếu tố trên làm cho bệnh viêm dạ dày, ruột tăng (tỷ lệ bệnh cấp diễn cao hơn, trung bình 40%, mãn tính cao hơn 22,5%). 3.8. Hệ thần kinh trung ương Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến chức phận của hệ thần kinh cao cấp, làm tăng ngưỡng vận động và cảm giác, đồng thời có thể làm hỏng chức phận điều hoà của dịch não tuỷ. Thần kinh dễ bị ức chế, chậm hồi phục. IV. NHỮNG BỆNH LÝ XẢY RA DO LAO ĐỘNG Ở VI KHÍ HẬU NÓNG 4.1. Say nóng (hội chứng quá nhiệt cấp diễn) Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, ít gió, lao động nặng. Quá trình thải nhiệt bị cản trở gây tích nhiệt cao trên 3805C, có khi lên tới 390- 400C. Ở đây vai trò của các tia bức xạ sóng dài (chủ yếu là hồng ngoại) cao hơn. - Trường hợp nhẹ: Cảm thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở, da mặt và toàn thân đỏ, da nóng, nhớp nháp mồ hôi, mạch, nhịp thở tăng. Xử trí: Kịp thời đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, nằm nghỉ, các triệu chứng sẽ giảm dần. - Trường hợp nặng: Có biểu hiện: + Có rối loạn hô hấp: Tím tái, thở nhanh nông, nhịp thở 50- 60 lần/phút. + Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút. + Thân nhiệt tăng cao trên 400C. + Rối loạn tinh thần, nói mê sảng Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng hôn mê do liệt trung tâm tuần hoàn, hô hấp. Xét nghiệm: + Cl huyết, Cl niệu bình thường. + Tính chất của máu bình thường. 43
- Xử trí: + Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát. + Hạ nhiệt độ từ từ, có thể cho tắm nước 26 – 290C trong 5 - 6 phút rồi đắp chăn mỏng. Hoặc bọc bệnh nhân vào chăn tẩm nước 200 - 250 trong 5 - 10 phút, lau khô người và đắp chăn mỏng vào trán, cứ vài phút lại thay. + Cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp. 4.2. Say nắng (bệnh nhật xạ) Thường gặp ở nông dân, công nhân lao động ngoài trời, bộ đội hành quân dưới ánh nắng mặt trời hoặc công nhân làm việc trong điều kiện nóng có lò nhiệt với bức xạ mạnh. Trong điều kiện này 99% lượng tia bức xạ giữ ở ngoài hộp sọ, chỉ có 1% vào não làm tăng nhiệt độ của màng não dẫn đến xung huyết, phù nề ở màng não, nhiệt độ ở vùng này có thể lên đến 400C. Vì vậy gây rối loạn hoạt động của tế bào vỏ não, đặc biệt nếu là ở các trung khu tuần hoàn, hô hấp... Thông thường hiện tượng này là do bức xạ tử ngoại (các bức xạ sóng ngắn). Trường hợp nhẹ: + Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hoa mắt ù tai. + Có thể có nôn hoặc buồn nôn. + Da mặt và da các vùng mầu đỏ. + Thân nhiệt bình thường hoặc tăng ít. Trường hợp nặng: Có rối loạn phản xạ, nói mê sảng, ảo ảnh, ghê rợn, co giật, hôn mê và tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tuần hoàn... Xử trí: + Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, chườm lạnh vùng đầu. + Cho thở oxy thuốc trợ tim, trợ hô hấp. + Truyền dịch, chống phù não. + Châm cứu hoặc bấm huyệt: ấn đường, bách hội, nhân trung, đại chuỳ, thần môn. 4.3. Hội chứng co giật Nguyên nhân: Chủ yếu do mất nhiều nước, muối, vitamin B, C, đặc biệt mất nhiều Na+, Ca++, Mg++... + Nạn nhân cảm thấy: Mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, đau nhiều các cơ. + Triệu chứng chính là co cứng các cơ. Cơ cẳng chân: 31%. 44
- Cơ cẳng tay: 18,5% Bàn, ngón tay: 18,2% Bàn chân: 14,5% Đôi khi co cứng cơ bụng, cơ hoành. + Thân nhiệt không tăng hoặc tăng ít trước khi co cơ. Trường hợp nặng: Nạn nhân khó thở, da khô lạnh, xanh xao, tím môi, tiếng nhỏ yếu. Xét nghiệm máu: Hồng cầu tăng do máu bị cô đặc, NaCl giảm. Xét nghiệm nước tiểu: Giảm số lượng và các muối khoáng. Xử trí: + Truyền dịch bù nước, điện giải. + Cho thuốc trợ tim, mạch. + Cho các vitamin: B,C... + Cho nước chè đường nóng. 4.4. Hội chứng mệt lả do nhiệt Có thể gặp trong lao động nặng, môi trường lao động nóng. Mệt lả do mất nhiều nước, muối kéo dài kèm theo tiêu hao năng lực quá mức và sự ức chế thần kinh. Triệu chứng + Nạn nhân cảm thấy khát nước, mệt mỏi, buồn nôn, sức lực yếu đi rất nhiều. + Rối loạn thần kinh trung ương, có khi co cứng cơ. Trường hợp nặng: Sốt cao, mê sảng, hôn mê. - Mệt mỏi do mất nước muối: Thường gặp ở người bị mất nhiều nước nhưng khi bổ sung nước lại thiếu muối làm cho lượng muối thụt nhanh, dẫn đến cơ thể không thích nghi kịp sau khi đã mất muối, nước cả trong tế bào. Triệu chứng: + Nạn nhân cảm thấy mệt, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, hoặc ỉa chảy. + Có thể có co giật các cơ, đặc biệt khi uống càng nhiều nước càng co giật mạnh. + Nét mặt đau khổ, da xanh tím. Điều trị bằng mọi cách: Truyền dịch muối và đường đẳng trương, phục hồi sức khoẻ. 4.5. Những bệnh đặc hiệu khác trong lao động nóng 45
- - Đục nhân mắt nghề nghiệp do tia hồng ngoại. - Hồng ban da nghề nghiệp do tia tử ngoại. - Viêm mắt do tia lửa hàn. - Viêm giác mạc, kết mạc cấp tính. - Sạm da do tia tử ngoại. - Một số bệnh ở các cơ quan tuần hoàn, tiêu hoá, tiết niệu đều tăng. V. PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ TRONG LAO ĐỘNG Ở VI KHÍ HẬU NÓNG 5.1. Cải tiến kỹ thuật Nhìn chung các biện pháp kỹ thuật đều nhằm mục đích giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc của cơ thể đối với các nguồn nhiệt trong sản xuất cũng như sử dụng các máy tự động cho nhiên liệu (than đá) để thay lao động nặng của thợ đốt lò và điều khiển lửa. Cách đốt than bột và thiết bị hơi ẩm cũng có tác dụng. Để tránh bỏng, tránh bức xạ nhiệt, người ta dùng máy lấy thép hoặc máy trục đảo khuôn thay cách thông thường tháo thép ra khỏi khuôn. Quá trình cơ giới hoá cũng là việc thường xuyên phải làm như: - Dùng búa hơi hay máy đập thay các cách rèn sắt bằng tay. - Đúc khuôn bằng hơi ép để tránh bức xạ nhiệt của kim loại chảy. - Cơ giới hoá công việc xếp dỡ vật liệu ở các loại lò, nhà sấy. - Cơ giới hoá quá trình cán thép. - Cơ giới hoá việc mở, đóng cửa lò đúc thép, đúc gang. - Cơ giới hoá quá trình sản xuất thuỷ tinh... 5.2. Phương pháp ngăn cản nhiệt xâm nhập vào cơ thể khi làm việc Các lò cần phải che cẩn thận và chú ý xem các tấm che ở lò có bị hư hỏng không? Nếu cửa lò dùng lâu có khe hở thì phải kịp thời tu sửa ngay. Người ta còn dùng tấm cản nhiệt làm bằng amiăng. Tấm che tháo được hoặc di chuyển bằng dây xích. Cửa lò hoặc nắp lò phải được làm nguội bằng không khí hoặc nước. Người ta sáng chế ra một loại cửa lò rỗng luôn luôn được làm nguội bằng dòng nước. Với loại cửa này, khi đóng cửa lò, bức xạ có thể giảm xuống còn 1/3 - 1/5. Nhiệt độ không khí trên sàn lò cũng giảm rất nhiều. Người ta còn dùng các loại màn cản nhiệt trên các nguồn bức xạ (thường là lò): Màn cản nhiệt bằng nước phun ra những dòng nước rất nhỏ, màn cản nhiệt bằng hơi nước hoặc màn nước chảy từ trên xuống theo lưới sắt ở trước cửa lò. Nên dùng tấm che di động để giảm bớt bức xạ mạnh. Một phương pháp 46
- đề phòng bức xạ nhiệt là bố trí các máy móc và lò cho hợp lý, thí dụ lò sản xuất axit sunfuric phải bố trí thành hàng một, không được bố trí song song. Phương pháp làm nguội mặt đất - Tưới nước qua mặt sàn làm cho nguồn không khí nguội bay lên. - Phun nước để làm nguội sắt. Nếu trong lò phun ra khí có ngọn lửa, phải dùng sức ép mạnh phun không khí thành màn không khí cản nhiệt. Thông gió thải nhiệt là một việc rất quan trọng để đề phòng điều kiện khí hậu xấu (tắm không khí). 5.3. Chế độ lao động hợp lý Không thể quy định một chế độ thống nhất cho các loại công việc trong điều kiện nhiệt độ cao. Phải căn cứ vào mức sinh lý (sự biến đổi và khôi phục của hệ tim mạch, tình hình khôi phục của quá trình hoá học của máu và chuyển hoá oxy), vào cảm giác toàn thân của công nhân và sức sản xuất để quy định chế độ riêng cho từng trường hợp. Các thao tác cũng phải nhanh gọn theo quy trình phù hợp như chia việc nấu chảy, đổ rội, đóng hòm, làm khuôn trong quá trình đúc khuôn thành từng giai đoạn (thời gian và nơi làm khác nhau). 5.4. Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý Sau khi làm việc ở nhiệt độ cao, nếu được nghỉ ngơi ở nhiệt độ bình thường thì mọi chức phận sinh lý sẽ chóng trở lại bình thường. Vì vậy mọi buồng máy nóng phải có phòng nghỉ tạm thời. Ở các phòng này cần đề phòng bức xạ nhiệt, nếu không cách ly được toàn diện, có thể dùng bình phong cách ly Trong trường hợp nghỉ ở gần nơi làm việc, phải tìm cách cản nhiệt, phải thoáng gió, ngoài ra bố trí tắm không khí và tắm hương sen. Nếu không có phòng nghỉ, thì phải để ghế dài và thổi gió vào chỗ để ghế. - Mỗi ngày nên tắm gội cả người 2-3 lần. - Phát hiện những công nhân có triệu chứng ban đầu của chứng quá nóng, cho nghỉ độ nửa giờ để tắm ấm và nằm nghỉ 10 phút. 5.5. Chế độ ăn uống hợp lý Công nhân các phân xưởng nóng thường hay ăn uống mặn. Khi ra nhiều mồ hôi nếu được bổ sung muối kịp thời mới tránh được máu cô đặc, giữ được nước và đỡ hao tốn clorua trong máu, sẽ chảy ít mồ hôi hơn, đỡ sút cân, cảm giác dễ chịu và năng suất cao. Nói chung cần quan sát để bù những gì đã mất theo mồ hôi, như cho uống nước rau muống hoặc nước cháo có thêm 0,3% muối hoặc uống nước quả có ướp đường để bù muối nước. Ở nhiều nước, người ta cho công nhân lao động nóng uống nước có 0,5% muối và bão hoà CO2 để thích hợp với vị giác. Nếu ăn thức ăn có nhiều thoát, 47
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư liệu An toàn lao động
79 p | 1103 | 414
-
Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm P3
54 p | 293 | 119
-
Giáo trình bảo vệ môi trường vệ sinh an toàn trong nhà hàng
132 p | 421 | 117
-
An toàn lao động-Hóa chất
39 p | 400 | 109
-
Bài giảng an toàn và môi trường
87 p | 266 | 87
-
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 3
30 p | 160 | 38
-
Dùng sức mạnh cộng đồng quản lý môi trường nông thôn
3 p | 197 | 35
-
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 9
30 p | 122 | 21
-
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 5
30 p | 166 | 20
-
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 8
30 p | 133 | 20
-
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 10
24 p | 130 | 18
-
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 7
30 p | 94 | 18
-
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 6
30 p | 114 | 14
-
Đánh giá rủi ro sức khỏe do tiếp xúc khí H2S và NH3 của người lao động ở một số cơ sở chế biến thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng
7 p | 56 | 5
-
Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên một số chỉ tiêu sinh học và khả năng học tập của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội
9 p | 53 | 4
-
Hướng dẫn vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở nông thôn: Phần 2
45 p | 9 | 4
-
Phát hiện các đột biến trên gen KatG liên quan đến tính kháng thuốc isoniazid của một số vi khuẩn lao thu thập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam
8 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn