Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
VIÊM CƠ TIM CẤP VÀ TỔN THƯƠNG ĐA CƠ QUAN<br />
DO NHIỄM CÚM A/H1N1<br />
Hoàng Lan Phương*, Trần Quang Bính*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhiễm virus cúm A/H1N1 gây tổn thương chủ yếu trên đường hô hấp từ khó thở nhẹ đến các biến chứng<br />
nặng như hội chứng nguy ngập hô hấp cấp, suy đa cơ quan và tử vong. Viêm cơ tim cấp là một trong những<br />
biến chứng nặng hiếm gặp do cúm A/H1N1 gây ra.<br />
Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân 15 tuổi có bệnh sử sốt 3 ngày, khó thở tăng dần và nhập viện<br />
bệnh viện Chợ Rẫy với biểu hiện lâm sàng khó thở, trụy mạch và suy đa cơ quan. Kết quả PCR cúm A/H1N1<br />
dương tính trên mẫu bệnh phẩm phết họng.<br />
Bệnh nhân được cứu sống sau điều trị tích cực gồm đặt nội khí quản, thở máy hỗ trợ, điều trị thuốc vận<br />
mạch dopamin, dobutamin, kháng sinh và kháng virus oseltamivir.<br />
Từ khóa: Nhiễm virus cúm A/H1N1, viêm cơ tim cấp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FULMINANT MYOCARDITIS AND MULTIORGAN FAILURE DUE TO H1N1 INFLUENZA A<br />
INFECTION – A CASE REPORT<br />
Hoang Lan Phuong, Tran Quang Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 98 - 102<br />
A/H1N1 influenza infection affected mainly on respiratory tract from mild dyspnea to severe complications<br />
as acute respiratory distress syndrome, multiorgan failure and death. Fulminant myocarditis is rare fatal one of<br />
many complications due to A/H1N1 influenza virus.<br />
We report a 15 year-old man with history of 3 day duration of fever and gradual increasing dyspnea and<br />
presented at Choray hospital with severe dyspnea, circulation collapse and multiorgan failure. A positive H1N1<br />
influenza polymerase chain reaction of naso-pharyngeal swab was reported.<br />
The patient survived after aggressive management including intubation, mechanical ventilation, circulatory<br />
support, vaso active, antibiotics and antiviral therapies.<br />
Keywords: A/H1N1 influenza infection, fulminant myocarditis.<br />
đến vài tuần lễ sau những khởi phát ban đầu với<br />
GIỚI THIỆU<br />
triệu chứng sốt cấp tính hoặc nhiễm trùng<br />
Viêm cơ tim tiên phát (primary myocarditis)<br />
đường hô hấp hoặc suy tim mà không có tiền sử<br />
gây rối loạn chức năng cơ tim do thường được<br />
bệnh tim trước đó. Biểu hiện lâm sàng của viêm<br />
xem là do nguyên nhân virus, trong khi viêm cơ<br />
cơ tim có thể từ khó thở nhẹ, đau ngực, khỏi<br />
tim thứ phát (secondary myocarditis) thường<br />
bệnh mà không cần điều trị đặc hiệu cho tới<br />
được xem do những nguyên nhân không phải<br />
bệnh cảnh nặng choáng tim và tử vong(3). Suy<br />
virus, ngộ độc, phản ứng tăng mẫn cảm có hại<br />
tim có thể diễn tiến từ từ hoặc có thể đột ngột và<br />
của thuốc, viêm cơ tim tế bào khổng lồ hoặc do<br />
cấp. Viêm cơ tim cấp là một biến chứng ít gặp có<br />
bệnh sarcoid(7). Bệnh có thể diễn tiến từ vài ngày<br />
thể biểu hiện lâm sàng bằng rối loạn nhịp<br />
* Khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy.<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Quang Bính. ĐT: 0903841479. Email: binhtq@hcm.vnn.vn<br />
<br />
98<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
nghiêm trọng, block nhĩ thất, và/ hoặc với các<br />
mức độ khác nhau của choáng tim. Viêm cơ tim<br />
có thể để lại di chứng chủ yếu về lâu dài là bệnh<br />
cơ tim dãn nở với suy tim mạn.<br />
Nhiều nhóm virus được ghi nhận có thể gây<br />
viêm cơ tim. Từ thập niên 90 trở về trước,<br />
thường gặp là coxsackie virus B, adenovirus,<br />
virus viêm gan C; ít gặp hơn là virus Epstein Barr, cytomegalovirus và nhóm human<br />
herpesvirus(1). Năm 2009 virus cúm A/H1N1<br />
(influenza A/H1N1) là nguyên nhân của đại<br />
dịch cúm trên toàn thế giới với 76 quốc gia ảnh<br />
hưởng đồng thời nhiều ca bệnh viêm cơ tim cấp<br />
liên quan đến nhiễm virus cúm A/H1N1 đã<br />
được báo cáo(4,5,8,9).<br />
Tỉ lệ bệnh (prevalence) của viêm cơ tim do<br />
nhiễm cúm thay đổi từ 0-11% tùy thuộc vào tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán được dùng trong định nghĩa<br />
viêm cơ tim(1). Đến nay cúm A/H1N1 mặc dù<br />
được tổ chức Y tế Thế giới chuyển mức độ cảnh<br />
báo như virus gây cúm mùa hàng năm, bệnh<br />
vẫn còn cần được quan tâm để phòng tránh<br />
những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.<br />
Chúng tôi trình bày ca lâm sàng viêm cơ tim<br />
cấp, suy hô hấp, trụy mạch kèm tổn thương đa<br />
cơ quan do nhiễm cúm A/H1N1 được khoa Tim<br />
mạch và khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Chợ<br />
Rẫy phối hợp điều trị thành công.<br />
<br />
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br />
Bệnh nhân nam, sinh năm 1996, làm công<br />
nhân ngành giày da ở An Lạc, Bình Chánh,<br />
thành phố Hồ Chí Minh với bệnh 3 ngày trước<br />
nhập viện gồm sốt cao, không kèm lạnh run,<br />
cảm giác khó thở, không ho, không đạu ngực.<br />
Khó thở ngày một tăng dần, nên bệnh nhân<br />
được đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu<br />
trong tình trạng choáng với mạch và huyết áp<br />
không đo được, ECG nhịp xoang đều nhanh 110<br />
lần/phút, siêu âm tim có phân xuất tống máu<br />
(Ejection fraction -EF) 45%, ngoài ra không ghi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhận các dấu hiệu bất thường khác. XQ phổi<br />
tăng tuần hoàn vùng cạnh hai bên rốn phổi.<br />
Điều trị cấp cứu bao gồm truyền dịch Gelofusin<br />
2000 ml và tiếp theo là Dopamin với liều 12<br />
microgram/kg/phút. Sau đó bệnh nhân được<br />
chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán<br />
sốc trụy mạch, nghĩ choáng tim.<br />
Tại khoa Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh<br />
nhân trong tình trạng tri giác lơ mơ, chi mát,<br />
mạch 100 lần/phút đều, huyết áp (HA) 100/60<br />
mmHg, nhiệt độ (To) 37oC, tự thở oxy qua mask<br />
có túi khí 10 lít/phút, SpO2 70%. Khám lâm sàng<br />
phổi nghe ran ẩm 2 bên. Kết quả siêu âm tim kết<br />
luận chức năng co bóp thất T giảm nặng với dãn<br />
mỏng vách liên thất và vùng mỏm, vô động<br />
vách liên thất, giảm động các thành còn lại, co<br />
bóp thất (T) EF 32%, không tràn dịch màng tim,<br />
không huyết khối buồng tim, không hẹp hở van.<br />
X quang phổi: thâm nhiễm, mờ nhẹ cạnh bờ tim<br />
(P), rãnh liên thùy và vùng rốn phổi (P) (hình 1).<br />
ECG nhịp xoang nhanh, công thức máu: hồng<br />
cầu (HC) 5,07 T/L, hematocrite (Hct) 35,9%,<br />
hemoglobin (Hb) 116 g/dL, bạch cầu (BC) 8,0<br />
G/L (neutrophile 57%, lymphocyte 34.2%,<br />
monocyte 8,2%), tiểu cầu (TC) 121 G/L. Đông<br />
máu PT 47,8”, INR 3,99, FIB 1,12 và APTT 41,6”.<br />
Khí máu động mạch pH 7,273, PCO2 40,5, PO2 38<br />
mmHg, HCO3 18,7, BEb -7,9, A-aDO2 63. Đường<br />
64 mg%, ALT 1550, AST 3350 U/L, bilirubin toàn<br />
phần 1,84 mg% (trực tiếp 0,67), BUN 39 mg%,<br />
Creatinin 1,25 mg%, Na+ 131, K+ 4,7 mEq/l, CKMB 71,2, Troponin I > 1, CRP 4,9, procalcitonin<br />
(PCT) > 2.<br />
Bệnh nhân được đặt nội khí quản và bóp<br />
bóng giúp thở, tiếp tục sử dụng vận mạch<br />
dopamin, kháng sinh imipenem, metronidazole.<br />
Diễn tiến sau nhập viện 30 phút, bệnh nhân có<br />
tình trạng phù phổi cấp được xử trí cấp cứu<br />
thêm dobutamin và Furosemide (Lasix) tĩnh<br />
mạch, chuyển điều trị khoa nội tim mạch với<br />
chẩn đoán phù phổi cấp, viêm cơ tim.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
99<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Hình 2<br />
<br />
Tại khoa Tim Mạch trong 36 giờ tiếp theo,<br />
bệnh nhân tri giác tỉnh, mạch quay rõ từ 100 đến<br />
120 lần/phút và huyết áp dao động từ 85/50 đến<br />
140/90 mmHg, thở máy qua nội khí quản, FiO2<br />
100%, có nhịp tự thở co kéo nhẹ, SpO2 từ 85 93%, monitor ghi nhận những cơn rung nhĩ đáp<br />
ứng thất nhanh 200 lần/phút và tự hết trong thời<br />
gian ngắn. Phổi nhiều ran ứ đọng, ran nổ. Gan<br />
to 3 cm dưới bờ sườn (P).<br />
<br />
uống 75 mg ngày 2 lần được chỉ định ngay sau<br />
khi hội chẩn.<br />
<br />
Khí máu động mạch của bệnh nhân không<br />
có rối loạn toan kiềm, PaCO2 bình thường, PaO2<br />
dao động ở mức thấp (từ 39 – 63 mmHg). X<br />
quang phổi tổn thương thâm nhiễm, mờ tiến<br />
triển 2 phổi (hình 2).<br />
<br />
Tại thời điểm 36 giờ, bệnh nhân xuất hiện<br />
tình trạng kích thích, hoảng hốt, vật vã, khó thở<br />
tím tái, Sp02 64%, PaO2 40mmHg, HA 130/80,<br />
ECG nhịp xoang 142 lần/phút, xuất hiện dấu<br />
tràn khí dưới da vùng cổ ngực đồng thời x<br />
quang phổi phát hiện tràn khí màng phổi (P)<br />
(hình 3). Siêu âm tim giảm động vách liên thất<br />
nặng. Sau khi được dẫn lưu màng phổi (P) bệnh<br />
nhân cải thiện lâm sàng rõ rệt, trị giác tỉnh táo,<br />
SpO2 92%. PaO2 78 mmHg. Bệnh nhân được cai<br />
máy thở và rút nội khí quản sau 41 giờ hô hấp<br />
hỗ trợ.<br />
<br />
Bệnh nhân được tiếp tục duy trì vận mạch<br />
dopamin và dobutamin và kháng sinh. Ngoài ra<br />
có được điều trị thêm digoxin và hydrocortisone<br />
tĩnh mạch.<br />
<br />
Kết quả PCR cúm A/H1N1 dương tính trên<br />
cả hai mẫu bệnh phẩm (BVCR và viện Pasteur),<br />
bệnh nhân được chuyển khoa Bệnh Nhiệt đới<br />
theo dõi và điều trị tiếp.<br />
<br />
Chẩn đoán bệnh giai đoạn này của bệnh<br />
nhân là “Viêm cơ tim biến chứng sốc tim, suy đa<br />
cơ quan, tổn thương gan cấp, rối loạn đông<br />
máu, suy hô hấp, viêm phổi”. Bệnh nhân được<br />
hội chẩn với bác sỹ khoa Bệnh Nhiệt đới, nghi<br />
ngờ viêm cơ tim trong bệnh cảnh nhiễm virus<br />
cúm, chỉ định làm phết họng tìm cúm A/H1N1<br />
bằng phương pháp PCR tại khoa Vi Sinh bệnh<br />
viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh,<br />
đồng thời thuốc đặc trị Oseltamivir (Tamiflu)<br />
<br />
Tại khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh nhân được<br />
điều trị tại khu cách ly trong 7 ngày, tình trạng<br />
lâm sàng tỉnh táo, hô hấp cải thiện, SpO2 96%<br />
với thở oxy qua mask có túi khí 10 l/ phút, sau<br />
đó chuyển sang thở Oxy với gọng mũi, ran nổ ở<br />
phổi, tràn khí dưới da ở cổ ngực, cánh tay giảm<br />
dần. Điều trị tiếp tục Oseltamivir (Tamiflu),<br />
kháng sinh, ngưng tất cả các thuốc vận mạch<br />
dopamin, dobutamin, và digoxin. Bệnh nhân<br />
được rút ống dẫn lưu màng phổi sau đặt 48 giờ,<br />
<br />
100<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
được ngưng thở Oxy khi lâm sàng và x quang<br />
cải thiện tốt.<br />
Bệnh nhân xuất viện trong tình trạng đi lại,<br />
ăn uống bình thường, không sốt, không khó thở.<br />
Cấy máu 2 lần cho kết quả âm tính. Xét nghiệm<br />
PCR kiểm tra cúm A/H1N1 cho kết quả âm tính.<br />
Chức năng gan thận trở về bình thường. X<br />
quang 2 phổi sáng, không thâm nhiễm, không<br />
còn tràn khí màng phổi. (hình 4). Siêu âm tim<br />
kiểm tra: các buồng tim không dãn, các thành<br />
tim không dày, không rối loạn vận động vùng,<br />
chức năng tâm thu thất (T) EF 59%, không tràn<br />
dịch màng ngoài tim, không huyết khối trong<br />
buồng tim.<br />
<br />
Hình 3<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nhiễm virus cúm A/H1N1 gây bệnh lý chủ<br />
yếu trên đường hô hấp từ không có triệu chứng<br />
đến hội chứng nguy ngập hô hấp nặng cấp có<br />
thể tử vong(6,13,14). Tuy nhiên bệnh có thể gây ra<br />
các biến chứng ảnh hưởng nhiều cơ quan mà đã<br />
được báo cáo trên y văn như viêm cơ tim cấp,<br />
viêm cơ, viêm tụy cấp, hội chứng thực bào máu,<br />
viêm tắc mạch máu, bệnh lý sợi trục thần kinh<br />
vận động(8,9,2,10,11,12,15)...<br />
Trong báo cáo này chúng tôi trình bày ca<br />
bệnh có tình trạng viêm cơ tim cấp đưa đến biến<br />
chứng choáng tim kèm theo suy đa cơ quan do<br />
nhiễm cúm A/H1N1.<br />
<br />
Hình 4<br />
<br />
Tuy nhiên nhiễm virus cúm A/H1N1 được<br />
phát hiện khá muộn (48 giờ sau nhập viện). Khi<br />
dịch cúm A/H1N1 đi qua, bác sỹ thiếu cảnh giác<br />
với bệnh hay có thể là do cần cấp cứu bệnh nhân<br />
ngay đã làm bác sỹ quên cần phải tìm nguyên<br />
nhân. Xử trí hồi sức ở bệnh viện địa phương với<br />
2000 ml dung dịch cao phân tử nhiều khả năng<br />
gây quá tải tuần hoàn, đặc biệt trong tình trạng<br />
suy giảm chức năng co bóp thất trái năng đưa<br />
đến phù phổi cấp ở bệnh nhân này.<br />
Biểu hiện của viêm cơ tim do nhiễm virus<br />
cúm A/H1N1 thay đổi từ không có triệu chứng<br />
đến viêm cơ tim kịch phát sớm, sốc tim, và tử<br />
vong. Bệnh cảnh điển hình xuất hiện từ ngày<br />
<br />
thứ 4 đến thứ 7 với khó thở, đau ngực kiểu<br />
màng phổi và hiếm gặp là viêm cơ tim, suy tim<br />
kịch phát.<br />
Điều trị hồi sức với thở máy hỗ trợ và hồi<br />
sức tuần hoàn với các thuốc vận mạch hết sức<br />
quan trọng giúp bệnh nhân duy trì các dấu<br />
hiệu sinh tồn, qua khỏi cơn nguy kịch chờ cơ<br />
tim phục hồi do bệnh tự giới hạn. Trong một<br />
số trường hợp ghi nhận trên thế giới, đặt<br />
bóng trong động mạch chủ, và phương pháp<br />
oxy hóa máu ngoài cơ thể qua màng (ECMO –<br />
Extracorporeal membrane oxygenation) được<br />
chỉ định cho một số trường hợp bệnh nặng.<br />
Thuốc đặc hiệu kháng virus cúm Oseltamivir<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
101<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
(Tamiflu) được khuyến cáo cho càng sớm<br />
càng tốt trong bệnh nhiễm cúm A, trường hợp<br />
này tuy xét nghiệm có kết quả muộn, nhưng<br />
khi lâm sàng có nghĩ đến nguyên nhân có thể<br />
là virus cúm, Oseltamivir đã được chỉ định<br />
ngay sau khi lấy phết họng làm xét nghiệm<br />
PCR để chẩn đoán. Kháng sinh phổ rộng và<br />
kháng sinh phủ được các vi khuẩn yếm khí<br />
cũng cần thiết trong trường hợp có tổn<br />
thương phổi ghi nhận trên lâm sàng và x<br />
quang, đặc biệt trong những trường hợp cần<br />
thở máy hỗ trợ.<br />
<br />
2.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
9.<br />
<br />
Tỉ lệ bệnh mới (incidence) của nhiễm cúm<br />
A/H1N1 vẫn tiếp tục tăng, các bác sĩ lâm sàng<br />
nên chú ý đến biến chứng viêm cơ tim cấp, hiếm<br />
gặp nhưng nguy hiểm, có thê gây tử vong. Chẩn<br />
đoán sớm nguyên nhân gây bệnh rất quan<br />
trọng, ngoài việc giúp ích cho công tác chống<br />
nhiễm khuẩn, phòng chống lây lan giữa các<br />
bệnh nhân và nhân viên y tế còn giúp điều trị<br />
tích cực với các biện pháp hỗ trợ tim mạch để<br />
cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim cấp có kèm tổn<br />
thương đa cơ quan. Việc điều trị thuốc kháng<br />
virus đặc hiệu Oseltamivir càng sớm càng tốt<br />
nếu được.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
102<br />
<br />
Andras B., Howaida G. El Said, John S. B. Katayoon S.; Paul D.<br />
Grossfeld; Christopher R. C. (2010). Fulminant myocarditis<br />
associated with Pandemic H1N1 influenza A virus in children. J.<br />
JACC Vol 55, No 9, March 2, 2010.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Bunce PE et al. (2011). Pandemic H1N1 influenza infection and<br />
vascular thrombosis. Clin Infect Dis, 52:e14-e17.<br />
Cooper LT, Jr. (2009). Myocarditis. N Engl J Med, 360:1526-1538.<br />
Davoudi AR et al. (2011). Fulminant myopericarditis in an<br />
immunocompetent adult due to pandemic 2009 (H1N1)<br />
influenza A virus infection. Scand J Infect Dis.<br />
Erden I et al. (2011). Acute myocarditis mimicking acute<br />
myocardial infarction associated with pandemic 2009 (H1N1)<br />
influenza A virus. Cardiol J, 18:552-555.<br />
Fisher D et al. (2011). Pandemic response lessons from influenza<br />
H1N1 2009 in Asia. Respirology, 16:876-882.<br />
Friedrich MG et al (2011); International concensus group on<br />
cardiovascular magnetic resonnance in myocarditis. Myocarditis.<br />
Current Medical Diagnosis & Treatment 50th Anniversary<br />
edition 2011, McGrawHill Lange p 395-397.<br />
Khouzam RN et al. (2011). Fulminant myocarditis associated<br />
with novel H1N1 influenza A. Heart Lung, 40:566-568.<br />
Kumar K et al. (2011). Influenza myocarditis and myositis: case<br />
presentation and review of the literature. Can J Cardiol, 27:514522.<br />
Kutlesa M et al. (2010). Acute motor axonal neuropathy<br />
associated with pandemic H1N1 influenza A infection. Neurocrit<br />
Care, 13:98-100.<br />
Lai S et al. (2011). Hemophagocytic lymphohistiocytosis<br />
associated with influenza A (H1N1) infection in a patient with<br />
chronic lymphocytic leukemia: an autopsy case report and<br />
review of the literature. Ann Diagn Pathol.<br />
Lee CY et al. (2011). Acute immune thrombocytopenic purpura<br />
in an adolescent with 2009 novel H1N1 influenza A virus<br />
infection. J Chin Med Assoc, 74:425-427.<br />
Ramsey C et al. (2011). H1N1: viral pneumonia as a cause of<br />
acute respiratory distress syndrome. Curr Opin Crit Care, 17:6471.<br />
WHO (2009). Clinical management of adult patients with<br />
complications of pandemic influenza A (H1N1) 2009 influenza:<br />
Emergency guidelines for the management of patients with<br />
severe respiratory distress and shock in district hospitals in<br />
limited-resource settings. 2010. Geneve, WHO. 14-2-2012. Ref<br />
Type: Report.<br />
Willekens C et al. (2011). Fulminant hemophagocytic<br />
lymphohistiocytosis induced by pandemic A (H1N1) influenza:<br />
a case report. J Med Case Reports, 5:280.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />