Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ PÔLÝP MŨI<br />
Nguyễn Ngọc Minh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn có pôlýp mũi.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này có 62 ca viêm xoang mạn có pôlýp mũi từ<br />
9/2004 đến 9/2005.<br />
Kết quả: Trong 62 trường hợp viêm mũi xoang mạn có pôlýp mũi, ngoài những đặc điểm chung thì biểu<br />
hiện lâm sàng và cận lâm sàng còn có những triêu chứng đặc thù riêng tùy theo nguyên nhân gây bệnh do nhiễm<br />
nấm hoặc do nhiễm ký sinh trùng dạng amíp.<br />
Kết luận: Viêm mũi xoang mạn có triệu chứng rất phong phú. Trong chẩn đoán, cần tìm ra tác nhân gây<br />
bệnh mà thông thường nhất do vi khuẩn, ngoài ra còn các tác nhân khác kèm theo làm cho bệnh cảnh lâm sàng trở<br />
nên phức tạp hơn như nấm và ký sinh trùng dạng amíp. Vì vậy, cần chẩn đoán chính xác thì điều trị mới có hiệu<br />
quả cao và lâu dài hơn.<br />
Từ khóa: viêm mũi xoang mạn, pôlýp mũi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHRONIC RHINOSINUSITIS WITH NASAL POLYPS<br />
Nguyễn Ngọc Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 53 - 56<br />
Aim: to study the clinical and paraclinical manifestations of the chronic polypoid rhinosinusitis with nasal<br />
polyps.<br />
Materials and methods: In study, 62 cases of chronic rhinosinusitis with polyps were operated in one year<br />
from 2004 to 2005.<br />
Result: In 62 cases of chronic rhinosinusitis with nasal polyps, beside of common manifestations, there are<br />
the especially clinical and paraclinical symptoms according to pathogen agents such as fungal or amoeba infection.<br />
Conclusion: The symptoms of chronic rhinosinusitis with polyps are rich. In diagnosis, the usual pathogen<br />
agents are bacterial organisms, but different agents are fungi and amoebas. So, the treatment is highly and longterm efficient with an exact diagnosis.<br />
Keywords: chronic rhinosinusitis, nasal polyps.<br />
<br />
NHẬP ĐỀ<br />
Ngay cả trong các nước phát triển như Mỹ,<br />
Pháp, Anh, Đức, tần xuất của viêm mũi xoang<br />
mạn tính cũng rất cao như ở Đức tỉ lệ này chiếm<br />
khoảng 5% dân số(2,4,5). Theo thống kê của<br />
Mỹ(7,8,9,12) vào năm 1997, số người tới khám bệnh<br />
vì viêm mũi xoang nói chung chiếm tỉ lệ 15%<br />
tổng số bệnh nhân tới khám bao gồm viêm<br />
xoang cấp và mạn. Riêng ở Thành phố Hồ Chí<br />
<br />
Minh theo nghiên cứu của bệnh viện Nhân Dân<br />
Gia Định(2) thì tỉ lệ bệnh nhân đến khám tai mũi<br />
họng chiếm 10% tổng số bệnh nhân đến khám<br />
và trong đó viêm mũi xoang chiếm hơn 1/3.<br />
Tại Mỹ tỉ lệ pôlýp mũi trong VMXMT trong<br />
dân số là 0,3% và từ 0,2-3% ở Anh không phân<br />
biệt chủng tộc hay giới(8,9). Tỉ lệ này ở Châu<br />
Âu(6,8,9,14) theo Hosemann, 1994, là 1-2% số người<br />
trưởng thành và theo Hedmann, 1999, là 4,3% ở<br />
Phần Lan. Theo Drake-Lee, 1987, tỉ lệ nam: nữ là<br />
<br />
* Bộ môn TMH, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Ngọc Minh<br />
ĐT: 0903786684<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Email: doctorminh@vnn.vn<br />
<br />
53<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
2:1 tới 4:1.<br />
Nước ta nằm trong vùng cận xích đạo, nóng<br />
và ẩm, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển<br />
một số bệnh, trong đó các bệnh do vi trùng, vi<br />
nấm và ký sinh trùng(1,3,10).<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và<br />
cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn có<br />
pôlýp mũi.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Là những bệnh nhân tuổi từ ≥18 bị viêm<br />
xoang mạn tính có pôlýp mũi được điều trị tại<br />
khoa TMH Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1<br />
(215 Hồng Bàng Quận 5, TP Hồ Chí Minh) và<br />
Bệnh viện An Bình (146 đường An Bình,<br />
phường 7, Quận 5, TP Hồ Chí Minh) từ 9/2004<br />
đến 9/2005.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Sự phân bố theo giới của 62 bệnh nhân<br />
VMXMT có pôlýp mũi.<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng số<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
37<br />
25<br />
62<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
59,7<br />
40,3<br />
100<br />
<br />
Bảng 2: Sự phân bố 62 bệnh nhân (25 bệnh nhân nữ<br />
và 37 bệnh nhân nam) theo từng nhóm tuổi.<br />
Tuổi<br />
18-20<br />
21-30<br />
31-40<br />
41-50<br />
51-60<br />
61-70<br />
Tổng số<br />
<br />
bệnh nhân nam bệnh nhân nữ<br />
Tổng số<br />
Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ %<br />
2<br />
3,2<br />
3<br />
4,8<br />
5<br />
8<br />
9<br />
14,6<br />
5<br />
8<br />
14<br />
22,6<br />
15<br />
24,2<br />
9<br />
14,6<br />
24<br />
38,8<br />
8<br />
12,9<br />
6<br />
9,7<br />
14<br />
22,6<br />
2<br />
3,2<br />
2<br />
3,2<br />
4<br />
6,4<br />
1<br />
1,6<br />
0<br />
0<br />
1<br />
1,6<br />
37<br />
59,7<br />
25<br />
40,3<br />
62<br />
100<br />
<br />
Bảng 3: Các bệnh mạn tính kèm theo (tiểu đường, lao<br />
phổi, AIDS…)<br />
VMXMT có pôlýp<br />
mũi<br />
Số ca<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
54<br />
<br />
Bệnh mạn tính kèm theo<br />
Có<br />
Không<br />
0<br />
62<br />
0<br />
100<br />
<br />
Tổng số<br />
62<br />
100<br />
<br />
Bảng 4: Sự phân bố 62 ca VMXMT có pôlýp mũi<br />
theo nơi cư trú.<br />
Pôlýp mũi<br />
Số ca<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Các tỉnh<br />
41<br />
66,13<br />
<br />
Tp Hồ Chí Minh Tổng số<br />
21<br />
62<br />
33,87<br />
100<br />
<br />
Bảng 5: Triệu chứng lâm sàng của VMXMT pôlýp<br />
mũi tùy thuộc nguyên nhân (nhiễm nấm).<br />
Triệu chứng<br />
Chảy mũi<br />
Nghẹt mũi<br />
Ngứa mũi<br />
Nhảy mũi (hắt hơi)<br />
Pôlýp mũi<br />
Nhức đầu<br />
Hỉ máu<br />
Giãn tháp mũi<br />
Triệu chứng mắt và nội sọ<br />
<br />
Số ca<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
1<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
14,3<br />
0<br />
0<br />
<br />
Bảng 6: Triệu chứng LS VMXMT pôlýp mũi tùy<br />
thuộc nguyên nhân (nhiễm đơn bào dạng amíp).<br />
Triệu chứng<br />
Nhức đầu<br />
Nhức mũi<br />
Chảy mũi<br />
Nghẹt mũi<br />
Ngứa mũi, nhảy mũi<br />
Chảy máu mũi<br />
Sốt<br />
Ho<br />
Pôlýp mũi<br />
Giãn tháp mũi<br />
<br />
Số ca<br />
39<br />
20<br />
39<br />
39<br />
39<br />
5<br />
0<br />
13<br />
39<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
51,28<br />
100<br />
100<br />
100<br />
12,82<br />
0<br />
33,33<br />
100<br />
5,13<br />
<br />
Hình 1: Nội soi mũi trước khi mổ: pôlýp mũi hai bên<br />
Bảng 7: Những tổn thương GPB ở niêm mạc xoang.<br />
Tổn thương GPB của niêm mạc xoang<br />
Biểu mô tăng sinh, dầy, lành tính<br />
Mô đệm phù nề<br />
Tuyến nhầy tăng hoạt động tăng tiết<br />
Tế bào viêm thâm nhập nhiều, đa dạng<br />
Sung huyết, xuất huyết<br />
Loét, hoại tử<br />
<br />
Số ca Tỉ lệ %<br />
39<br />
100<br />
39<br />
100<br />
39<br />
100<br />
39<br />
100<br />
39<br />
100<br />
6<br />
15,4<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 8: Kết quả tỉ lệ của BC ái toan trong máu ngoại<br />
vi.<br />
VMXMT có<br />
pôlýp mũi<br />
Số ca<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Số lượng BC ái toan (bt: 1-4%)<br />
1-4%<br />
5-10%<br />
>11%<br />
30<br />
32<br />
0<br />
48,4<br />
51,6<br />
0<br />
<br />
Tổng số<br />
62<br />
100<br />
<br />
a<br />
<br />
Bảng 9: Những tổn thương GPB của pôlýp mũi.<br />
Tổnthương GPB của pôlýp mũi<br />
Biểu mô phủ tăng sản nhẹ, lành tính<br />
Mô đệm phù nề nhiều, lỏng lẻo<br />
Tăng sinh mạch máu<br />
Sung huyết, xuất huyết<br />
Loét, hoại tử<br />
Tế bào viêm thâm nhập đa dạng<br />
Tế bào sợi và nguyên bào sợi nhiều<br />
<br />
Số ca<br />
39<br />
39<br />
39<br />
39<br />
0<br />
39<br />
39<br />
<br />
b<br />
<br />
Hình 2: GPB của pôlýp mũi (nhuộm H&E). Phù nề<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
0<br />
100<br />
100<br />
<br />
dưới niêm mạc và ngấm tế bào viêm Hình a: Pôlýp mũi<br />
(x40) Hình b: Pôlýp mũi (x100).<br />
<br />
Hình 3: GPB pôlýp mũi (hình a) và niêm mạc xoang<br />
(hình b) (nhuộm H&E) Hình a: Pôlýp mũix40. Hình b:<br />
Niêm mạc xoang sàng x100.<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
c<br />
<br />
d<br />
<br />
Hình 4: Hình chụp CT scan xoang trước mổ (hình a,b,c,d)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Số bệnh nhân bị VMXMT có pôlýp mũi ở<br />
nam cao hơn ở nữ nhửng sự khác biệt giữa nam<br />
và nữ không có ý nghĩa thống kê. Số bệnh nhân<br />
bị pôlýp trong nhóm tuổi từ 21 – 50 chiếm hết 54<br />
/ 62 ca mổ (chiếm 87%).<br />
Số bệnh nhân bị VMXMT có pôlýp mũi cư<br />
trú ở tỉnh rất nhiều (41 ca) gần gấp đôi số bệnh<br />
nhân ở thành phố (21 ca).<br />
Triệu chứng cơ năng và thực thể đa phần<br />
giống nhau, chỉ có vài triệu chứng đặc thù hay<br />
gợi ý riêng cho tác nhân gây bệnh thí dụ trong<br />
viêm xoang do nấm thường có hình ảnh CT scan<br />
đặc trưng, nhiễm ký sinh trùng dạng amíp cần<br />
hút dịch trong xoang hàm để định danh.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Bình thường BC ái toan chiếm khoảng 1-4%<br />
tổng số lượng BC trong máu(4,8,12,15). Tỉ lệ bệnh<br />
nhân có tăng BC ái toan trong máu chiếm tỉ lệ<br />
51,6% (bệnh nhân có số lượng BC ái toan tăng<br />
cao nhất là 10%), số bệnh nhân còn lại BC ái toan<br />
trong giới hạn bình thường (48,4%).<br />
Những tổn thương giải phẫu bệnh của tất cả<br />
các trường hợp đều giống nhau. Trong nghiên<br />
cứu này không trường hợp nào tìm thấy nấm<br />
trong mô tế bào vì không phải thể nhiễm nấm<br />
xâm lấn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh cảnh lâm sàng và cận lâm sàng của<br />
VMXMT pôlýp mũi ngoài những triệu chứng<br />
giống VMXMT có pôlýp mũi thông thường có<br />
<br />
55<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
thể có thêm vài triệu chứng gợi ý tùy theo tác<br />
nhân gây bệnh.<br />
<br />
10.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
56<br />
<br />
Archer SM (2003), Nasal Polyps, Nonsurgical Treatment,<br />
eMedicine Last Updated: October 30.<br />
Aukema AA, Mulder PG, Fokkens WJ (2005), “Treatment of<br />
nasal polyposis and chronic rhinosinusitis with fluticasone<br />
propionate nasal drops reduces need for sinus surgery”, J<br />
Allergy Clin Immunol,May 115(5), pp. 1017-1023.<br />
Batra PS, Kern RC, Tripati A, Conley DB, Paul R (2003),<br />
“Outcome Analysis of Endoscopic Sinus Surgery in Patient<br />
with Nasal Polyps and Plasma”, The laryngoscope Octobervol<br />
113(10), pp. 1703-1708.<br />
Cheng A (2005), Nasal Polyps, Surgical Treatment, eMedicine<br />
Last Updated: August 30.<br />
EPOS (2005), EAACI European Position Paper on<br />
Rhinosinusitis and Nasal Polyps, May.<br />
Giger R, Landis BN, Friedrichb JB, Lacroix JS (2005),<br />
« Rhinosinusite chronique et polypose nasale », Schweiz Med<br />
Forum 2005, 5, pp. 1027–1031.<br />
Gutman M,Houser S (2003), “Maxillary sinus recirculation<br />
and beyond”, Original Article Ear, Nose & Throat Journal,Jan.<br />
Jantti-Alanko S, Holopaen E, Malmberg H (1989), “Recurrence<br />
of nasal polyps after surgical treatment”, Rhinol Suppl 8, pp.<br />
59-64.<br />
Nguyễn Hữu Khôi (2006), Ứng dụng PTNS trong điều trị<br />
viêm mũi xoang mạn tính, báo cáo kết quả nghiên cứu, đề tài<br />
cấp bộ, Bộ Y tế.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Hữu Khôi, Huỳnh Khắc<br />
Cường, Phạm Kiên Hữu (2006), “Chỉ định phẫu thuật nội soi<br />
triệt để nhằm giải quyết tốt pôlýp mũi xoang”, Hội nghị khoa<br />
học kỹ thuật lần thứ 23, chuyên đề Tai Mũi Họng-Mắt, tập 10<br />
phụ bản số 1, Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, tr. 46-52.<br />
Phạm Kiên Hữu (2000), Phẫu thuật nội soi mũi xoang trên 213<br />
trường hợp VXMT tại bệnh viện Nhân dân Gia định, luận án<br />
tiến sĩ Y học, ĐH Y Dược TP. HCM.<br />
Paparella MM (1991), Otolarygology and Head and Neck<br />
Surger,, third edition, Philadelphia, WB, Saunders Company,<br />
pp. 1843-1898.<br />
Senior BA, Kennedy DW, Tanabodee J, Kroger H, Hassab M,<br />
Lanza D (1998), “Long-term results of functional endoscopic<br />
sinus surgery”, Laryngoscope, Feb 108(2), pp. 151-157.<br />
Vento S (2001), Nasal Polypoid Rhinosinusitis –Clinical<br />
Course and Etiological Investigation, Academic Dissertation,<br />
Helsinski.<br />
Virat Kirtsreesakul (2005), “Update on Nasal Polyps:<br />
Etiopathogenesis”, J Med Assoc Thai88 (12), pp. 1966-1972.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
27/11/2013<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
16/12/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/01/2014<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />