intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

vua gia long và người pháp: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:313

62
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các chương chính: nhu cầu viết lại lịch sử thời pháp thuộc, giới thiệu bộ sử nguyễn văn tường của nguyễn quốc trị, tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777-1802, tác phẩm của john barrow,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: vua gia long và người pháp: phần 1

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> <br /> Chương 1: Nhu cầu viết lại lịch sử<br /> thời Pháp thuộc<br /> Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử<br /> Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu về thời Pháp thuộc hơn, có bộ<br /> Việt Nam Pháp thuộc sử 1884-1945 (1961) của Phan Khoang. Các nhà viết<br /> sử lớp sau như Phạm Văn Sơn cũng chỉ dựa trên hai cuốn sử này mà viết<br /> rộng ra, chứ không có khám phá mới.<br /> Trong bài tựa cuốn Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820) [Lịch sử<br /> hiện đại nước Nam (1592-1820)]của Charles B. Maybon, in năm 1920,<br /> Henri Cordier cho biết cuốn sử đầu tiên mà độc giả Pháp được biết về nước<br /> Nam là cuốn Cours d’histoire annamite [Giáo trình lịch sử An Nam] của<br /> Trương Vĩnh Ký in năm 1875.<br /> Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, viết xong năm 1919, in lần đầu năm<br /> 1920, dưới thời Pháp thuộc, tất nhiên có sự kiểm duyệt của chính quyền<br /> thuộc địa. Học giả họ Trần, uyên thâm chữ Nho và chữ Pháp, tuy có đọc<br /> những bộ sử của nhà Nguyễn, nhưng ông vẫn đặt niềm tin gần như trọn vẹn<br /> vào tài liệu Pháp. Khi nhận định về những lý do của cuộc xâm lăng, Trần<br /> Trọng Kim lấy lại ý kiến của các sử gia thuộc địa, cho rằng vì triều đình Huế<br /> không chịu canh tân đất nước, áp dụng chính sách bế quan toả cảng, cấm<br /> đạo, diệt đạo, nên người Pháp mới đánh Việt Nam, để cứu giáo dân, giáo sĩ<br /> và bảo vệ tự do buôn bán.<br /> Phan Khoang đào sâu hơn, tiếc rằng ông cũng vẫn nghiêng theo lối trình bầy<br /> sự kiện và cách đánh giá của các sử gia thuộc địa.<br /> Nguyễn Thế Anh trong Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (Lửa Thiêng, Sài<br /> Gòn, 1970), dùng phương pháp nghiên cứu khoa học hơn, đã đưa ra những<br /> khám phá mới, tuy nhiên trong cuốn sách này, ông vẫn chỉ dựa vào tài liệu<br /> Pháp. Đến cuốn Monarchie et fait colonial au Việt nam (1875-1925) Le<br /> crépuscule d’un ordre traditionnel [Nền quân chủ và vấn đề thuộc địa ở Việt<br /> Nam (1875-1925) Ngày tàn của trật tự truyền thống] (L’Harmattan, Paris<br /> 1992), ông đã có một thái độ quân bình hơn.<br /> <br /> Học giả Đào Đăng Vỹ khi viết Nguyễn Tri Phương (1974, Kelton in lại tại<br /> Mỹ) cũng không tham khảo Đại Nam Thực Lục mà lại dựa rất nhiều vào<br /> cuốn La conquête de L’Indochine [Sự chinh phục Đông Dương] (Payot,<br /> Paris, 1934) của A.Thomazi, được nhiều người tham khảo về chiến tranh<br /> Đông dương. Thomazi là một quân nhân, không nhắc đến các chiến bại của<br /> Pháp mà chỉ đề cao chiến thắng. Vì vậy, tác phẩm của Đào Đăng Vỹ dù xuất<br /> hiện khá muộn (1974) vẫn còn nằm trong khuôn khổ các sử gia viết theo<br /> quan niệm thuộc địa.<br /> Nguyễn Khắc Ngữ trong cuốn Việt Nam ngày xưa, qua các ký họa Tây<br /> Phương, (Nhóm nghiên cứu sử địa, Montréal, Canada, 1988) đã có công sưu<br /> tầm nhiều hình ảnh, ký họa, vẽ lại các trận chiến, các vụ xử tử giáo sĩ, để<br /> người đọc hôm nay, có thể hình dung được không khí của những hiện trường<br /> thủa trước. Nhưng in lại những sản phẩm này mà không giải thích rõ ràng, là<br /> đã gián tiếp góp phần vào việc tuyên truyền cho quan điểm thuộc địa.<br /> Cuốn sách sau cùng mà chúng tôi muốn đề cập ở đây, là Lịch sử nội chiến<br /> Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường, được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc, bộ<br /> môn sử 1973 ở Sài Gòn (An Tiêm in lại ở Cali, 1991). Ông là một người viết<br /> sử thuộc lớp trẻ hơn, có đọc cả tài liệu Pháp-Việt, sách của ông được giải<br /> thưởng văn học, khiến cuốn Lịch sử nội chiến Việt Nam có một uy tin nào<br /> đó, được nhiều người trích dẫn, đưa lên Wikipidéa tiếng Việt. Tiếc rằng, ông<br /> cũng vẫn lại rập theo lập luận của sử quan thuộc địa để xác định công lao của<br /> Bá Đa Lộc và những “sĩ quan” Pháp, trong việc giúp Gia Long dựng lại cơ<br /> đồ.<br /> Vậy sử quan thuộc điạ là gì? Tại sao chúng ta phải nghi ngờ lối viết này?<br /> Sử quan thuộc địa<br /> Hầu như tất cả mọi người nghiên cứu về giai đoạn Pháp thuộc đều phải dựa<br /> vào thông tin của các vị thừa sai, vì họ mới chính là những người đi sâu, đi<br /> sát với dân, có tai mắt ở khắp nơi, được sự ủng hộ của giáo dân, biết nhiều<br /> thông tin ngoài lề, không có trong chính sử; hơn nữa họ là các nhà tu hành,<br /> đứng trên mọi nghi ngờ. Vì lẽ đó mà rất nhiều sử gia đã chép lại những<br /> thông tin bịa đặt của giáo sĩ La Bissachère mà không đặt vấn đề. Trường hợp<br /> Bissachère là một ngoại lệ, sẽ nói đến sau, không phải giáo sĩ nào cũng “bất<br /> lương” như thế.<br /> Tuy nhiên, giáo sĩ là một tập đoàn riêng biệt, có những nhu cầu và mục đích<br /> không đi đôi với sự tìm hiểu sự thật lịch sử: Đầu tiên hết, khi nhận nhiệm vụ<br /> <br /> truyền giáo, là họ đã quyết rời bỏ gia đình, “một đi không trở lại”, xả thân vì<br /> đạo Chúa. Nghiã vụ tử vì đạo là nghiã vụ cao cả mà họ đón nhận như một<br /> vinh quang. Nghĩa vụ thứ nhì là dìu dắt con chiên, không bỏ rơi con chiên<br /> trong bất cứ hoàn cảnh nào. Việc này giải thích tại sao các giáo sĩ khi bị đuổi<br /> khỏi Việt Nam, từ Alexandre de Rhodes (bốn lần bị bắt, bốn lần trở lại) luôn<br /> luôn tìm cách quay trở lại ngay, bất chấp luật lệ nhà vua, bất chấp án tử hình.<br /> Nhiệm vụ thứ ba của họ đối với toà thánh là truyền giáo, mở rộng ảnh hưởng<br /> của đạo thiên chúa trong vùng họ cai quản. Nhiệm vụ thứ tư là phục vụ đất<br /> nước họ, đó là quyền lợi của nước Pháp, từ Alexandre de Rhodes (15911660) đến Bá Đa Lộc (1741-1799), cả hai linh mục này đã xả thân suốt đời<br /> để phục vụ nước Pháp, dẫn đường cho người Pháp đến Việt Nam. Sự bất<br /> đồng ý kiến giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh, cũng là sự xung đột giữa hai<br /> nguyên tắc: giảng đạo và chiến tranh, giữa hai quyền lợi: nước Pháp và nước<br /> Việt.<br /> Để hoàn tất những nhiệm vụ này, các giáo sĩ đôi khi đã, không phải bẻ cong<br /> ngòi bút, mà họ chỉ viết một nửa sự thật: ví dụ, mô tả việc xử tử giáo sĩ một<br /> cách cực kỳ dã man, nhưng không nói đến nguyên nhân tại sao họ bị xử tử;<br /> không nói đến luật hình ở Việt Nam; giấu kỹ những hoạt động chính trị của<br /> những giáo sĩ giúp phe nổi loạn (Lê Văn Khôi, Tạ Văn Phụng…), để chống<br /> lại triều đình.<br /> Thậm chí giáo sĩ Louvet, còn “dịch” một đoạn dụ rất tàn ác, bảo là của vua<br /> Tự Đức, trong có câu: “Những thầy tu người Việt, dù có chịu bước qua thánh<br /> giá hay không cũng bị chém làm đôi (…) những kẻ tàng trữ người Âu trong<br /> nhà cũng bị chém ngang thận vứt xuống sông” (Louvet, La Cochinchine<br /> Religieuse, II, t.185), không hề tìm thấy ở đâu; hoặc là “ghi lại” những lời vô<br /> nhân đạo, bảo do vua ra lệnh truyền miệng, không cho phép in, để không ai<br /> có thể kiểm chứng được. Những giáo sĩ này, dường như cố tình đưa bộ mặt<br /> “dã man” diệt đạo của vua quan nhà Nguyễn, để giáo hoàng can thiệp, để<br /> chính quyền Pháp đưa quân vào đánh.<br /> Nhiệm vụ của họ là vinh thăng sứ mệnh truyền giáo.<br /> Cuốn La Cochinchine Religieuse, (Đạo giáo ở Nam Kỳ), in năm 1885, của<br /> Louis Eugène Louvet (1838-1900), được coi như cuốn lịch sử tử vì đạo, dưới<br /> thời các “bạo chúa” Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Là ngòi bút biện hộ<br /> đắc lực cho sứ mệnh truyền giáo, cực lực kết án các vua Nguyễn và đặc biệt<br /> căm thù Minh Mạng mà các thừa sai coi là “bạo chúa Néron” Việt Nam.<br /> Louvet viết về sự “vô ơn” của Minh Mạng như sau:<br /> <br /> “Các ông Vannier và Chaigneau, hai người Pháp ở lại, duy nhất sống sót<br /> trong mấy người tận tụy đến đây từ năm 1789, khôi phục lại ngai vàng cho<br /> cha ông [Gia Long]. Để thưởng công cho họ, vua Gia Long đã thăng lên<br /> hàng đại thần và cho tham dự hội đồng [nội các]; sự hiện diện của họ làm<br /> Minh Mạng khó chịu, kiếm cách loại trừ”. (Louvet, La Cochinchine<br /> Religieuse, t.32, tất cả những chỗ in đậm là do chúng tôi).<br /> Sự xác định: Những người Pháp đến đây từ năm 1789, đã khôi phục lại ngai<br /> vàng cho Gia Long là một huyền thoại, được các sử gia thuộc địa dầy công<br /> xây dựng.<br /> Một trong những sử gia thuộc địa ảnh hưởng lớn đến sử gia Việt, lớp trước,<br /> phải kể đến Charles Gosselin và cuốn L’Empire d’Annam [Đế Quốc An<br /> Nam] in tại Paris, năm 1904. Charles Gosselin là đại uý trong quân đội viễn<br /> chinh, có mặt trên chiến trường và đã nghiên cứu rất kỹ về xã hội Việt Nam.<br /> Ông viết về xã hội Việt, về phong tục tập quán của người Việt khá sâu sắc,<br /> đặc biệt vấn đề thờ cúng tổ tiên, như một triết lý sống, một ý thức tâm linh đi<br /> trên mọi tôn giáo, mà đạo Thiên Chúa thời ấy đã sai lầm bác bỏ. Ông cũng<br /> viết rất kỹ về việc vua Hàm Nghi bị bắt, qua thông tin của những người trực<br /> tiếp tham dự chiến dịch này, tỏ lòng khâm phục sâu xa hai người con của<br /> Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm, đã phò vua đến chết.<br /> Tuy nhiên, ông đã không thể gạt bỏ được đầu óc chủ quan của người lính<br /> viễn chinh, đến đây với mục đích “chinh phục” và “giáo hoá”, vì thế ông cần<br /> phải biện minh cho chính nghiã, qua hai điểm chính:<br /> - Đổ tội cho các vua Nguyễn trách nhiệm đánh mất nước.<br /> - Biện minh cho cuộc xâm lăng bằng cách thổi phồng sự tàn sát đạo Thiên<br /> chúa dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; nêu cao “thiên chức cứu<br /> đạo” của đoàn quân viễn chinh.<br /> Hai mục đích này được trình bầy rất rõ trong bài tựa cuốn L’Empire<br /> d’Annam [Đế Quốc An Nam]:<br /> “Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp<br /> lẫy lừng đã làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, mới có được ngai vàng; bởi<br /> sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên<br /> dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, vì kiêu<br /> căng ngu muội, họ cho là man rợ; bởi sự kiên trì từ chối tiếp xúc với nước<br /> ngoài, trừ nước Tầu; những hoàng đế này, tôi bảo, phải chịu trách nhiệm sự<br /> suy đồi và sụp đổ của nước họ, phải gánh vác một mình, sự nhục nhã trước<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2