Xã hội học, số 2 - 1993<br />
<br />
26 XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hệ chăm sóc sức khỏe cơ sở nông thôn: vấn đề<br />
và triển vọng qua một cuộc nghiên cứu điền dã<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẠM BÍCH SAN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C ó một hiện tượng thường vẫn xảy ra trong thực tế của đời sống xã hội: Một hệ thống được lập ra và<br />
đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội, đến một lúc nào đó không làm được điều đó. Và sẽ có khả năng để<br />
giải quyết vấn đề xuất hiện: Một là tìm ra các điểm yếu để hoàn thiện tiếp tục hệ thống và, hai là thay đổi về căn<br />
bản về hệ thống để có thể đáp ứng được các nhu cầu của ngày hôm nay. Ở một chừng mực nào đó tình hình này<br />
đang diễn ra trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam ngày hôm nay, khi mà hệ thống chăm sóc sức<br />
khỏe, đặc biệt là ở cấp cơ sở khu vực nông thôn, đang gặp nhiều thách thức trong việc đảm bảo sức khỏe trong<br />
nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu xã hội cơ bản về hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn còn ít ỏi và,<br />
do vậy, một sự đóng góp nào đó của khoa học xã hội cho giải pháp chăm sóc sức khỏe vẫn còn hạn chế.<br />
<br />
Trong những điều kiện không xác định như vậy nhiều tổ chức khác nhau khi đầu tư vào hệ thống như thế đã<br />
cố gắng tìm hiểu thực trạng của hệ thống y tế Việt Nam và thử nghiệm các giải pháp khác nhau trong một thời<br />
gian xác định. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với tổ chức "Tầm nhìn thế giới", Sở Y tế Quảng Nam - Đà<br />
Nẵng đã triển khai vào tháng 4/1992 một cuộc nghiên cứu cơ bản tại hai huyện Tiên Phước và Trà Mi trên địa<br />
bàn 14 xa (7 ở Tiên Phước và 7 ở Trà Mi), với kích thước mẫu là 800 hộ ở mỗi huyện. Kết quả cuộc khảo sát<br />
cho phép chúng ta có những ý niệm ban đầu về hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khỏe cấp cơ sở tại một khu<br />
vực trung du và một khu vực miền núi. Nhóm các biến số độc lập và chỉ báo được chọn để phân tích ở đây chủ<br />
yếu gồm: 1) Khu vực sinh sống (trung du 1 miền núi); 2) Dân tộc kinh (kinh 1 thiểu số); 3) Mức đủ ăn (thiếu ăn<br />
trên 2 tháng, thiếu ăn dưới 2 tháng, đủ ăn). Trên căn bản 3 biến số độc lập đó việc phân tích các hoạt động chăm<br />
sóc sức khỏe khác nhau cấp cơ sở nông thôn được tiến hành vào thời điểm diễn ra cuộc nghiên cứu, 14,2% dân<br />
số trong 2 tuần vừa qua bị bệnh, với 452 hộ và 765 người ở Trà Mi, 337 hộ và 443 người ở Tiên Phước trên một<br />
tổng lượng mẫu 1571 hộ ở cả 2 huyện. Mức độ bệnh tật ở Trà Mi thoạt nhìn đã thấy cao hơn Tiên Phước rất<br />
nhiều. Điều này có nguyên nhân cả do điều kiện môi trường xung quanh của khu vực Trà Mi, khả năng thích<br />
ứng với điều kiện tại chỗ của những người mới di cư lên cũng như những khó khăn trong việc triển khai hệ<br />
thống chăm sóc sức khỏe ở cấp cơ sở. Sự phân bố theo số người trong hộ gia đình có bệnh như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 2 - 1993<br />
<br />
Phạm Bích San 27<br />
<br />
<br />
Bảng 1: Tỷ lệ hộ gia đình theo số người ốm, theo khu vực và dân tộc (%)<br />
TràMi<br />
Tiên Phước Chung<br />
Kinh Thiểu số Chung<br />
Không ai ốm 75,6 45,3 32,0 41,9 49,9<br />
Một người 31,0 32,1 29,5 21,4 31,2<br />
Hai người 9,9 14,1 23,5 16,8 13,3<br />
Ba người 1,1 5,7 10,0 6,8 3,9<br />
Bốn người 0,4 1,9 4,0 2,4 1,4<br />
Năm người 0,0 0,5 1,0 0,6 0,3<br />
Tổng cộng 100 100 100 100<br />
<br />
<br />
Bảng 1a: Tỷ lệ hộ gia đình theo số người ốm, theo mức đủ ăn (%)<br />
>2 tháng 2 tháng 2 tháng 2 tháng