YOMEDIA
ADSENSE
Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro sức khỏe người tiêu dùng
7
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro sức khỏe người tiêu dùng tập trung vào việc xác định dư lượng nhóm Pyrethroid trong một số loại rau quả lấy tại các ruộng trồng và mua ở một số chợ thuộc xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) bằng phương pháp chuẩn bị mẫu nhanh QuEChERS kết hợp với GC/MS/MS.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro sức khỏe người tiêu dùng
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0164 XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT PYRETHROID TRONG RAU QUẢ Ở XÃ SONG PHƯƠNG (HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI) VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG Trần Thị Huyền Nga1, Phạm Liên Hoa1, Hoàng Minh Trang1, Lê Anh Tuấn 1*, Đỗ Thị Thu Hằng2, Đỗ Thị Việt Hương3 0F 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, 65 Phạm Thận Duật, Cầu Giấy, Hà Nội 3 Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội TÓM TẮT Trong nghiên cứu này đã lựa chọn phương pháp QuEChERS để tách chiết, đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm pyrethroids trong một số loại rau quả tại xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro của hóa chất này đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp QuEChERS để tách chiết và chuẩn bị mẫu rau có chứa các hợp chất Pyrethroids, bao gồm Cypermethrin (Cyp), Lambda- Cyhalothrin (Cyh), Deltamethrin (Del), Permethrin (Per) và phương pháp GC/MS/MS để xác định các hợp chất Pyrethroids với giới hạn phát hiện chất là 5 ng/mL. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, rau ở vùng nghiên cứu có dư lượng các chất Cyh, Per, Cyp và Del, 50 % số lượng mẫu có dư lượng Cyh, Per, Cyp và Del vượt giá trị giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư 50/2016/TT-BYT (MRL). Số lượng mẫu có dư lượng Cyh vượt giá trị MRL là 12/54 mẫu (chiếm 31,48 %), cao nhất là 3653,3275 μg/kg và thấp nhất là 330,7099 μg/kg. Trong khi đó, dư lượng các chất Pyrethroids trong các mẫu rau tại chợ không vượt mức MRL. Chỉ số rủi ro sức khỏe (HR) đối với người tiêu dùng khi sử dụng rau tại các chợ là rất thấp, nhỏ hơn 1. Do vậy, người tiêu dùng sử dụng rau tại các chợ ở xã Song Phương là an toàn. Từ khóa: Pyrethroid, QuEChERS, rau quả, chỉ số rủi ro sức khỏe. 1. MỞ ĐẦU Tình trạng lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trong nông nghiệp tại Việt Nam không còn là vấn đề mới. Đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát, đánh giá phân tích chỉ ra rằng trong một số thực phẩm con người tiêu thụ hàng ngày có chứa dư lượng của nhiều loại HCBVTV được sử dụng. Lượng HCBVTV sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nước ta bình quân 0,2 - 0,24 kg/ha/năm; lượng dùng cho các loại rau thường cao hơn so với các loại quả, củ. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) trong tháng 10/2012, khi phân tích xác định dư lượng HCBVTV trong 50 mẫu rau (xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi) tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì có 29/50 mẫu (58 %) có dư lượng HCBVTV, 20 mẫu (40 %) phát hiện có kim loại nặng. Đối với rau tươi bán trên thị trường có khoảng 6-7 % lượng rau có dư lượng HCBVTV vượt ngưỡng cho phép. Trong hơn 500 mẫu rau quả được kiểm tra có trên 6 % nhiễm HCBVTV bị cấm sử dụng [1]. Do các loại HCBVTV được sử dụng phổ biến trước đây là các nhóm cơ clo, nhóm carbamat độc hại đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái môi trường, do vậy xu hướng chuyển đổi sang sử dụng HCBVTV nhóm chất Pyrethroid càng trở nên phổ biến. Pyrethroid tồn lưu ngắn trong môi trường, *Tác giả liên hệ, địa chỉ email: letuan.fes@hus.edu.vn 102
- Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá … hiệu lực cao đối với côn trùng gây hại, ít độc với động vật máu nóng. Pyrethroid đều tan mạnh trong chất béo, gần như không tan trong nước nên chúng có hiệu lực tiếp xúc mạnh hơn hiệu lực vị độc [2]. Đối với các loại rau quả xuất khẩu hay cung cấp cho các cửa hàng rau sạch, thì dư lượng HCBVTV trong các sản phẩm này được kiểm tra nghiêm ngặt; trong khi đó các loại rau quả được bầy bán tại các chợ hay bán ngay tại các ruộng thường không được kiểm tra dư lượng HCBVTV. Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định hàm lượng HCBVTV trong môi trường cũng như trong thực phẩm. Phương pháp QuEChERs đã được sử dụng để chiết tách các hóa chất BVTV trong các mẫu rau chọn nghiên cứu là phù hợp; các số liệu đánh giá phương pháp đáp ứng với việc xác định các chất ở lượng vết trên rau [3]. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo trong một số sinh vật vùng triều phía Bắc Việt Nam [4]. Phương pháp LC-MS/MS xác định dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây và rau quả được thực hiện bởi tác giả Anna Stachniuk [5]. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ mẫu có dư lượng trên mức dư lượng tối đa (MRL) là 15 %, trong khi mẫu có dư lượng dưới MRL là 17 %. Tổng cộng có 13 mẫu chứa nhiều hơn một loại dư lượng HCBVTV. Dư lượng HCBVTV được phát hiện thường xuyên nhất trong các mẫu nho đen (50 %), bông cải xanh (36,4 %), quả mâm xôi (29 %) và nho đỏ (21,8 %). Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc xác định dư lượng nhóm Pyrethroid trong một số loại rau quả lấy tại các ruộng trồng và mua ở một số chợ thuộc xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) bằng phương pháp chuẩn bị mẫu nhanh QuEChERS kết hợp với GC/MS/MS. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Mẫu rau quả được lấy ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Các mẫu rau được lấy tại ruộng của 3 chủ hộ - có tên là Chủ hộ 1, Chủ hộ 2, Chủ hộ 3; các mẫu rau lấy tại 3 chợ - có tên Chợ 1, Chợ 2, Chợ 3. Các loại mẫu rau quả đã lấy gồm có cải canh (CC), bắp cải (BC) và đậu đũa (ĐĐ), mẫu được lấy vào tháng 3, tháng 4. - Hóa chất: Chất chuẩn Cypermethrin (Cyp), Lambda-Cyhalothrin (Cyh), Deltamethrin (Del), Permethrin (Per), Acetonitril/1% acid acetic, Magie sunfat khan, Natri acetate ngậm 3 nước, Amin bậc hai (PSA), Carbon graphite (GCB), Cyclohexan và n-Hexan,… - Thiết bị: Sắc ký khí ghép nối hai lần khối phổ (GC/MS/MS) (Agilent, Mỹ). Điều kiện phân tích: Cột DB-5MS, dài 30 m, đường kính trong 0,25 mm, độ dầy lớp phin pha tĩnh 0,25 μm. Chương trình làm việc của cột 50 ⁰C, 1 phút, 25 ⁰C/phút, 125 ⁰C, 30 ⁰C/phút, 300 ⁰C. Khí mang Heli, tốc độ khí mang 1 mL/phút. Thể tích tiêm mẫu 1 μL. Nhiệt độ buồng tiêm mẫu 230 ⁰C. Điều kiện làm việc của khối phổ 2 lần được nêu trong Bảng 1. Bảng 1. Điều kiện làm việc của khối phổ MS/MS Định lượng Xác nhận Tên chất Ion phân tử (m/z) Ion (m/z) CE (eV) Ion (m/z) CE (eV) 163 91 12 Cyp 163 127 2 197 141 12 Cyh 197 161 2 253 93 16 Del 253 172 2 183 168 12 Per 163 163 3 103
- Trần Thị Huyền Nga, Phạm Liên Hoa, Hoàng Minh Trang, Lê Anh Tuấn, Đỗ Thị Thu Hằng… - Phương pháp lấy mẫu và bảo quản: Mẫu được lấy tại các chợ và ngoài đồng ruộng. Mẫu lấy tại ruộng có nhiều luống, mỗi luống rau có chiều dài từ 5-7 m và chiều rộng 1-1,2 m, nên mẫu lấy theo đường ziczac gồm cả mẫu bên rìa luống và giữa luống. Mỗi luống rau lấy từ 5 đến 7 mẫu. Đồng nhất các mẫu rau trong cùng một luống và lấy một mẫu đại diện có khối lượng khoảng 250- 300 g. Mẫu sau khi lấy được cho vào túi polyethylene sạch, đóng kín miệng túi; ghi thông tin địa điểm và số thứ tự của mẫu trên nhãn [6]. Khi mang mẫu về phòng thí nghiệm, mỗi mẫu được cắt bỏ phần gốc (nếu có), cắt để giảm chiều dài của mẫu và xay nhuyễn bằng máy. Mẫu sau khi xay đồng đều được cho vào túi polyethylene cỡ nhỏ, đóng kín miệng túi, bảo quản trong tủ đông lạnh ở nhiệt độ -18 ᵒC. - Phương pháp tách chiết và chuẩn bị mẫu: Trong nghiên cứu áp dụng có cải tiến quy trình tách chiết và chuẩn bị mẫu theo phương pháp QuEChERS đệm acetate (pH=4,8-5,0) [7]. Các bước của quy trình như sau: Cân 15 g mẫu rau tươi đã xay vào ống ly tâm 50 mL; thêm 15 mL dung môi chiết 1 % acid acetic/acetonitril, lắc trong 1 phút, thêm muối chiết MgSO4 và CH3COONa.3H2O , lắc trong 1 phút; ly tâm ở 6.000 vòng/phút trong 5 phút; hút 1 mL dịch ly tâm (lớp trên) cho vào ống ly tâm 2 mL có chứa sẵn muối chiết phân tán pha rắn (d-SPE), lắc trong 1 phút; ly tâm mẫu 13.000 vòng/phút trong 2 phút; hút 0,5 mL dịch ly tâm vào lọ 2 mL và đem phân tích bằng GC- MS/MS. - Đánh giá rủi ro sức khỏe do các HCBVTV gây ra: Cyh, Per, Cyp và Del là các HCBVTV được sử dụng để diệt trừ sâu hại, có độc tính thấp đối với động vật máu nóng, không gây ung thư, do vậy việc đánh giá rủi ro sức khỏe của các hóa chất này gây ra đối với người tiêu dùng dựa vào chỉ số rủi ro HR. Công thức tính toán HR như sau [8]: 𝐴𝐷𝐼 𝐻𝐻𝑅𝑅 = (1) 𝑅𝑓𝐷 ADI được tính như sau [8,9]: 𝐴𝐴𝐷𝐷𝐼𝐼 = C x F (2) Trong đó: ADI là lượng trung bình tiếp nhận hàng ngày vào cơ thể (mg/kg/ngày). RfD là liều lượng tham chiếu (mg/kg/ngày). C là hàm lượng hoạt chất nghiên cứu trong nền mẫu (µg/g, trọng lượng ướt). F là mức tiêu thụ rau hàng ngày (g/kg/ngày, trọng lượng ướt). Nếu trong rau có nhiều hơn 1 hoạt chất thì 𝐻𝐻𝑅𝑅 là tổng các 𝐻𝐻𝑅𝑅i thành phần. Nếu giá trị HI
- Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá … Per Cyh Cyp Del Hình 1. Sắc phổ đồ MS/MS của các HCBVTV Cyh, Per, Cyp và Del Các đường chuẩn dùng để xác định Cyh, Per, Cyp và Del được xây dựng trên nền mẫu rau cải để loại trừ các ảnh hưởng từ nền mẫu. Dải nồng độ các chất dùng để xây dựng đường chuẩn từ 20- 500 ng/mL, hệ số tương quan tuyến tính của các đường chuẩn đều có giá trị cao hơn 0,99. Giới hạn xác định của phương pháp là 5 μg/kg. Các mẫu rau quả sau khi được tách chiết và chuẩn bị mẫu theo phương pháp QuEChERS, mẫu được phân tích trên hệ thống GC/MS/MS. Phương pháp xử lý mẫu theo QuEChERS có độ thu hồi chất đạt từ 70-150%. Kết quả phân tích xác định các HCBVTV pyrethroid được nêu trong các Bảng 2, 3 và 4. Xã Song Phương là vùng sản xuất nông nghiệp nằm ở ngoại thành Hà Nội, sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có rau quả, lúa, cây ăn quả và hoa. Ngoài ra còn có các chợ đầu mối lớn về rau và hoa quả. Sản phẩm được đưa đi cung cấp chủ yếu tại huyện Hoài Đức và các chợ trong nội thành Hà Nội. Việc xác định dư lượng các HCBVTV trong các mẫu rau lấy tại các ruộng rau và tại các chợ để xem xét sự khác biệt giữa chất lượng rau chưa thu hoạch và rau bán tại chợ. Từ đó đánh giá rủi ro sức khỏe của các HCBVTV Cyh, Per, Cyp và Del đến người tiêu dùng. Khi khảo sát thực tế tại những ruộng trồng rau cho thấy, các vỏ chai chứa HCBVTV vứt bỏ tại ruộng chủ yếu thuộc nhóm pyrethroid. Đây là loại có nguồn gốc tự nhiên đang được sử dụng rộng rãi để diệt sâu vì độc tính tương đối thấp và thời gian tồn lưu trong môi trường ngắn, đã được lựa chọn để thay thế cho các loại HCBVTV có độc tính cao trước đây như nhóm cơ clo, nhóm carbamat. 105
- 106 Bảng 2. Dư lượng HCBVTV trong các mẫu rau lấy ở ruộng của các chủ hộ khác nhau Mẫu rau lấy ở ruộng của Chủ hộ 1 Mẫu rau lấy ở ruộng của Chủ hộ 2 Mẫu rau lấy ở ruộng của Chủ hộ 3 Tên mẫu Dư lượng HCBVTV (μg/kg) Dư lượng HCBVTV (μg/kg) Dư lượng HCBVTV (μg/kg) Cyp Cyh Del Per Cyp Cyh Del Per Cyp Cyh Del Per CC 1 178,9295 400,8067 - - 81,5924 303,5959 - - - - - - CC 2 375,0111 587,3529 - - 421,1785 756,3234 - - 37,8868 - - - CC 3 106,1861 330,7099 - - 367,967 514,813 - - - 32,2531 - - CC 4 407,5125 641,988 - - - - - - 5784,824 - - 3172,931 CC 5 54,5515 299,3776 - - 95,5855 223,0139 - - - 3434,569 - - CC trộn 249,873 464,158 - - 201,2865 370,3594 - - 1278,7547 703,4654 - 642,4325 BC 1 - - - - - - - - 172,4873 212,4843 133,3466 122,2107 BC 2 - - - - - - - - - 22,8068 - - BC 3 - - - - - - - - 20,8711 36,2479 - - BC 4 - - - - - - - - 182,4185 - - 2544,9162 BC 5 - - - - - - - - - - - - BC trộn - - - - - - - - 78,5358 59,2137 27,5634 545,4957 ĐĐ 1 - - - - - - - - - - - - ĐĐ 2 - - - - - - - - - - - - ĐĐ 3 - - - - - - - - - - - - ĐĐ 4 - - - - - 30,4609 - - 2613,349 3653,328 3326,7562 1709,2601 ĐĐ 5 - - - - - - - - 209,5623 - - 1936,3511 ĐĐ trộn - - - - - - - - - - - 730,6223 - - - - - - - - 564,5822 745,6746 670,8542 885,3578 Trần Thị Huyền Nga, Phạm Liên Hoa, Hoàng Minh Trang, Lê Anh Tuấn, Đỗ Thị Thu Hằng… Ghi chú: “-“ dưới giới hạn xác định 5 μg/kg.
- Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá … Các loại rau lựa chọn trong nghiên cứu này thuộc nhóm dễ bị tổn hại bởi các loại sâu ăn lá, dễ dàng bị giảm năng suất và làm giảm hình thức của sản phẩm. Trong thực tế, người nông dân không chỉ sử dụng một hay hai loại thuốc trừ sâu mà còn sử dụng hỗn hợp nhiều loại để tăng hiệu lực diệt sâu bệnh và tăng khoảng thời gian tác dụng của thuốc. Một số hoạt chất thông tin ghi trên vỏ chai được tìm thấy trên ruộng là chlorpyrifos, carbendazim, carbaryl. Đây là những hoạt chất có độc tính trung bình (nhóm II), phổ tác dụng rộng, hiệu lực trừ sâu nhanh. Tại thời điểm lấy mẫu tháng 3, tháng 4 đang là đợt sâu bệnh hại gia tăng, vì vậy sản lượng các loại rau họ cải như cải canh, cải xoong giảm nhiều, nên tần suất sử dụng HCBVTV cũng tăng theo. Điều này giải thích cho nồng độ dư lượng các HCBVTV nhóm Pyrethroid trong các mẫu rau cải tại ruộng cao, nhiều mẫu vượt mức MRL cho phép theo Thông tư 50/2016/TT-BYT [11]. Đối với mẫu rau quả lấy tại ruộng: Tỷ lệ mẫu phát hiện có dư lượng HCBVTV nhóm Pyrethroid trong các mẫu rau là 27/54 mẫu (chiếm 50 %), trong đó 19/54 mẫu vượt giá trị MRL [8] (chiếm 35,19%). Trong ba loại mẫu rau lấy tại ruộng, cải canh và bắp cải là hai loại rau có dư lượng HCBVTV vượt giá trị MRL [11] là nhiều nhất, 17/54 mẫu (chiếm 31,48%). Từ kết quả phân tích nêu ở bảng 2, số mẫu có dư lượng Cyh vượt giá trị MRL của Cyh theo quy định (0,3 mg/kg hay 300 μg/kg [11]) là 12/54 mẫu (chiếm 31,48%), cao nhất là 3653,3275 μg/kg và thấp nhất là 330,7099 μg/kg. Với mẫu rau lấy tại chợ: Có 6/18 mẫu có dư lượng HCBVTV nhóm Pyrethroid (chiếm 33,33 %), dư lượng HCBVTV nhóm Pyrethroid trong các mẫu này đều nhỏ hơn giá trị MRL [11]. Bảng 3. Dư lượng HCBVTV trong các mẫu rau mua tại các chợ Dư lượng HCBVTV (μg/kg) Tên chợ Tên mẫu Cyp Cyh Del Per CC 1 83,5846 204,1581 - - CC 2 - - - - BC 1 141,6308 211,3408 28,2235 37,1170 Chợ 1 BC 2 - - - - ĐĐ 1 - - - - ĐĐ 2 - - - - CC 1 - 15,4420 - - CC 2 238,0091 19,0791 - - BC 1 - - - - Chợ 2 BC 2 - - - - ĐĐ 1 - 18,9400 - - ĐĐ 2 - - - - CC 1 274,6409 290,6829 - - CC 2 - - - - BC 1 - - - - Chợ 3 BC 2 - - - - ĐĐ 1 - - - - ĐĐ 2 - - - - Ghi chú: “-“ dưới giới hạn xác định 5 μg/kg. 107
- Trần Thị Huyền Nga, Phạm Liên Hoa, Hoàng Minh Trang, Lê Anh Tuấn, Đỗ Thị Thu Hằng… Theo các kết quả nêu trong Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy, dư lượng HCBVTV Cyh, Per, Cyp và Del trong rau trước thu hoạch còn trên đồng ruộng và sau khi thu hoạch bán ở các chợ rất khác nhau. Các mẫu rau lấy tại ruộng có mức dư lượng HCBVTV cao, trên 50 % mẫu vượt mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (MRL) theo Thông tư 50/2016/TT-BYT [11]. Đối với các mẫu rau mua tại các chợ, mức dư lượng HCBVTV đã giảm đáng kể, không có mẫu nào có dư lượng HCBVTV vượt mức MRL theo Thông tư 50/2016/TT-BYT [11]. Kết quả nhận được ở trong nghiên cứu này tương tự kết quả xác định dư lượng HCBVTV ở rau quả khi nghiên cứu ở Hà Nam [12]. Với các kết quả đã nhận được ở hai vùng nghiên cứu có thể thấy người nông dân trồng rau có ý thức trong việc đảm bảo quy định về khoảng thời gian cách ly sau khi phun thuốc và có trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2. Đánh giá rủi ro sức khoẻ người tiêu dùng Để tính chỉ số rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng gây ra bởi HCBVTV nghiên cứu sử dụng công thức 1 và 2. Trong nghiên cứu này giả định trọng lượng cơ thể trung bình của người tiêu dùng Việt Nam là 60 kg, lượng tiêu thụ rau của một người trong ngày khoảng 200 g/ngày [13]. Liều lượng tham chiếu RfD (mg/kg/ngày) của Per là 0,05 của Cyp là 0,01 của Cyh là 0,005 và của Del là 0,01. Theo đó, với hàm lượng dư lượng HCBVTV nhóm Pyrethroid trong các loại rau bán tại các chợ ở xã Song Phương sẽ có mức độ rủi ro sức khỏe đối với người tiêu dùng như nêu trong Bảng 4. Bảng 4. Chỉ số rủi ro sức khỏe đối với người tiêu dùng khi sử dụng rau mua tại các chợ HRi Tên chợ Tên mẫu HR Cyp Cyh Del Per CC 1 0,056 0,068 0,124 CC 2 BC 1 0,094 0,070 0,009 0,002 0,177 Chợ 1 BC 2 ĐĐ 1 ĐĐ 2 CC 1 0,005 0,005 CC 2 0,159 0,006 0,165 BC 1 Chợ 2 BC 2 ĐĐ 1 0,006 0,006 ĐĐ 2 CC 1 0,183 0,097 0,280 CC 2 BC 1 Chợ 3 BC 2 ĐĐ 1 ĐĐ 2 108
- Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá … Từ kết quả nêu trong Bảng 3, ở các chợ, rau bị nhiễm Cyh, Per, Cyp và Del chủ yếu là rau cải canh, bắp cải. Tại Bảng 4, chỉ số rủi ro sức khỏe đối với người tiêu dùng khi sử dụng rau tại các chợ, tương ứng với các giá trị HRi và HR đều rất thấp (giá trị HRi và HR thấp hơn nhiều so với 1). Riêng ở Chợ 1, mẫu rau bắp cải có cả 4 HCBVTV Cyh, Per, Cyp và Del, nhưng HR lớn nhất là 0,177 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 1. Do vậy người tiêu dùng sử dụng rau tại các chợ ở xã Song Phương là an toàn. Trong khi đó rau ở các ruộng chưa thu hoạch hàm lượng HCBVTV khá cao, nếu người dân vùng trồng rau không thực hiện nghiêm quy định về khoảng thời gian cách ly sau khi phun thuốc và sử dụng các loại rau này thì các HCBVTV nghiên cứu sẽ gây rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng. 4. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp QuEChERS để tách chiết và chuẩn bị mẫu để xác định dư lượng HCBVTV Cyh, Per, Cyp và Del nhóm Pyrethroids trong các mẫu rau quả lấy tại xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội). Đã sử dụng phương pháp GC/MS/MS để xác định các chất Cyh, Per, Cyp và Del. Phương pháp có giới hạn phát hiện chất là 5 ng/mL. Các mẫu rau quả được lấy để xác định dư lượng các chất Cyh, Per, Cyp và Del gồm mẫu lấy tại ruộng trồng và mẫu rau quả bán tại các chợ ở xã Song Phương. Rau bị nhiễm Cyh, Per, Cyp và Del trong rau cải canh, bắp cải là chủ yếu. Các mẫu rau quả lấy tại ruộng có hàm lượng dư lượng HCBVTV cao, 50 % mẫu vượt giá trị MRLtheo Thông tư 50/2016/TT-BYT; số mẫu rau quả có dư lượng Cyh vượt giá trị MRL là 12/54 mẫu (chiếm 31,48 %), cao nhất là 3653,32,75 μg/kg và thấp nhất là 330,7099 μg/kg. Đối với các mẫu rau quả lấy tại các chợ, không có mẫu nào có mức dư lượng HCBVTV vượt giá trị MRL. Chỉ số rủi ro sức khỏe (HR) đối với người tiêu dùng khi sử dụng rau tại các chợ đều rất thấp so với 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam (2013), Thuốc bảo vệ thực vật và những tác động của chúng. 2. Nguyễn Trần Oánh (2007), Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. Cao Trung Hiếu, Đỗ Quang Huy (2018), Nghiên cứu tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật chlorothalonil và diafenthiuron trên lá cây rau cải, mùng tơi tại xã Vân Nội - H. Đông Anh - TP. Hà Nội: Luận văn ThS. Khoa học Môi trường. 4. Cao Thị Thu Trang, Đỗ Công Thung, Phạm Thị Kha, Lê Văn Nam, Dương Thanh Nghị (2019), Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo trong một số sinh vật vùng triều phía Bắc Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. Vol. 19 (3), p. 427-433. 5. Anna Stachniuk, Agnieszka Szmagara, Renata Czeczk (2017), Emilia Fornal LC-MS/MS determination of pesticide residues in fruits and vegetables. J Environ Sci Health B. 2017 Jul 3;52(7):446-457. 6. Tiêu chuẩn Quốc gia (2011), Rau tươi phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất. 7. Steven J. Lehotay, Kyung Ae Son, Hyeyoung Kwon, Urairat Koesukwiwat, Wusheng Fu, Katerina Mastovska, Eunha Hoh, Natchanun Leepipatpiboon (2010). "Comparison of QuEChERS sample preparation methods for the analysis of pesticide residues in fruits and vegetables". Journal of Chromatography A. 8. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy (2007), Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. 109
- Trần Thị Huyền Nga, Phạm Liên Hoa, Hoàng Minh Trang, Lê Anh Tuấn, Đỗ Thị Thu Hằng… 9. C.P Dougherty, S. Henricks Holtz, J.C. Reinert, L. Panyacosit, D. Axelrad, T.J. Woodruff, Dietary exposures to food contaminants across the United State,Environ. Res.84 (2000). 10. EPA (2017), Human Health Risk Assessment. 11. Bộ Y tế (2016), Thông tư Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm số 50/2016/TT-BYT. 12. D. T. V., Huong, T. T. H., Nga and D. T. T., Ha (2020), 6th International Conference on Environment and Renewable Energy IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science 505 (012052). 13. Viện Dinh dưỡng - https://tuoitre.vn/dang-ngai-bua-an-nguoi-viet953736.htm. DETERMINATION OF PYRETHROIDS IN VEGETABLES IN SONG PHUONG COMMUNE (HOAI DUC, HANOI) AND ASSESSMENT OF CONSUMERS’ HEALTH RISK Tran Thi Huyen Nga 1, Pham Lien Hoa1, Hoang Minh Trang1, Le Anh Tuan1* 2, 1F Do Thi Thu Hang2, Do Thi Viet Huong3 1 Faculty of Environmental sciences, University of Science, Vietnam National University, Hanoi, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi 2 National Institute For Food Control, 65 Pham Than Duat, Cau Giay, Hanoi 3 Faculty of Chemistry, University of Science, Vietnam National University, Hanoi, 19 Le Thanh Tong, Hoan Kiem, Hanoi ABSTRACT This study aimed to assess the residue of pyrethroids in vegetables in Song Phuong (Hoai Duc commune, Hanoi). In this study, the QuEChERS method was applied to extract and prepare vegetable samples containing Pyrethroids compounds, including Cypermethrin (Cyp), Lambda-Cyhalothrin (Cyh), Deltamethrin (Del), and Permethrin (Per). The GC/MS/MS method was used to determine Pyrethroids with detection limit of 5 ng/mL. The analytical results showed that vegetables in the study area contain residues of substances Cyh, Per, Cyp and Del, among that, 50% of samples had residues of Cyh, Per, Cyp and Del exceeding the maximum residue limits of pesticide in food according to Circular 50/2016/TT-BYT (MRL). 12/54 samples (31.48%) contain Cyh residue exceeding the MRL value with the highest being 3653,3275 μg/kg and the lowest being 330.7099 μg/kg. None of the vegetable samples collected from markets had residue levels of Cyh, Per, Cyp and Del exceeding the MRL. The health risk index (HR) for consumers using vegetables from markets is less than 1. Therefore, it is safe for consumers to use vegetables from markets in Song Phuong commune. Keywords: Pyrethroids, QuEChERS, vegetables, health risk index. * Corresponding author, email address: letuan.fes@hus.edu.vn 110
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn