Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA LỖ CHÓP RĂNG CỬA BÊN HÀM TRÊN<br />
Dương Hoàng Ngân*, Đinh Thị Khánh Vân*, Phạm Văn Khoa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là (1) xác định tỷ lệ lỗ chóp không nằm ngay đỉnh chóp, (2) xác định vị<br />
trí và tọa độ trên mặt phẳng ngang của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên, lấy đỉnh chóp giải phẫu làm gốc tọa độ, (3)<br />
xác định khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giải phẫu của răng cửa bên hàm trên, (4) so sánh vị trí<br />
lỗ chóp, khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa răng cửa bên hàm trên bên phải và bên trái.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 67 răng cửa bên hàm<br />
trên của người còn nguyên vẹn. Răng được làm sạch, mở tủy và xác định lỗ chóp bằng trâm dũa K. Dùng kính<br />
lúp X3 và kính hiển vi X30 để xác định vị trí lỗ chóp so với đỉnh chóp chân răng cửa bên hàm trên. Sau đó, mỗi<br />
răng sẽ được quan sát và chụp hình lại dưới kính hiển vi nổi X30 để tiến hành đo đạc khoảng cách giữa lỗ chóp và<br />
đỉnh chóp răng giải phẫu. Tất cả số liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần mềm Excel.<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ răng cửa bên hàm trên có lỗ chóp nằm lệch khỏi đỉnh chóp là 47,76%. Trong đó, tỉ<br />
lệ răng có lỗ chóp lệch gần chiếm tỉ lệ cao nhất 40,63%, phía ngoài 31,25%, phía trong 18,75%, phía xa 9,37%.<br />
Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp là 0,64 ± 0,34 mm.<br />
Kết luận: Khoảng 50% lỗ chóp răng cửa bên hàm trên có thể không nằm ngay đỉnh chóp mà phân bố xung<br />
quanh đỉnh chóp. Trong đó, vị trí của lỗ chóp lệch về phía gần chiếm tỉ lệ cao nhất. Khoảng cách trung bình giữa<br />
lỗ chóp và đỉnh chóp giữa bên phải và bên trái xấp xỉ nhau.<br />
Từ khóa: Chóp răng giải phẫu, lỗ chóp, răng cửa bên hàm trên, ống tủy, kính hiển vi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RELATIONSHIP OF THE APICAL FORAMEN TO THE ANATOMIC APEX OF THE MAXILLARY<br />
LATERAL INCISORS<br />
Duong Hoang Ngan, Đinh Thi Khanh Van, Pham Van Khoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 202 - 206<br />
Objectives: The objectives of this study was to evaluate (1) the incidence of apical foramen deviated from the<br />
anatomic apex, (2) the topography and deviation of apical foramen from the anatomic apex, (3) the average<br />
distance between the apical foramen and the anatomic apex, (4) the average distance and deviation of apical<br />
foramen from root apex between maxillary right and left lateral incisors.<br />
Materials and method: The apical regions of 67 maxillary lateral incisors were prepared and examined first<br />
to see if the apical foramen was deviated from the anatomic apex. For those with deviation, the distance from the<br />
foramen to the anatomic apex of the root was then measured.<br />
Results: The opening of the apical foramen was central in 52.24% of the 67 lateral incisors in our study;<br />
47.76 % of apical foramen was not found at the root apex among which 40.63% was to the mesial, 31.25% to the<br />
buccal and 18.75% to the palatal. Distal deviation presented the lowest percentage at 9.37%. The average distance<br />
between the anatomic apex and the apical foramen in this study was found to be 0.64 ± 0.34 mm. The most<br />
common direction of deviation was to the mesial (50%) on upper right lateral incisors while on upper left lateral<br />
incisors, the percentage of mesial and buccal deviation were equal at 35%. The average deviation distance on right<br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Dương Hoàng Ngân<br />
<br />
202<br />
<br />
ĐT: 0902445454<br />
<br />
Email: hoangngansusu@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
and left lateral incisors was 0.61mm and 0.65 mm respectively.<br />
Conclusion: The findings of our study showed that approximately 50% of lateral incisors had their apical<br />
foramen not at the same position with their root apex. The most frequent deviation was to the mesial. The average<br />
deviation distance was similar between right and left lateral incisors. These results suggested that working length<br />
of endodontic treatment should never exceed 1 mm short of the radiographic apex.<br />
Key words: Anatomic apex, apical foramen, maxillary lateral incisor, root canal, microscope.<br />
chóp và đỉnh chóp giải phẫu của răng cửa bên<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
hàm trên.<br />
Kiến thức về giải phẫu vùng chóp chân<br />
So sánh vị trí lỗ chóp, khoảng cách trung<br />
răng có tầm quan trọng đặc biệt trong điều trị<br />
bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa răng cửa<br />
nội nha. Chóp chân răng là ranh giới phía ngoài<br />
bên hàm trên bên phải và bên trái.<br />
của chân răng và không đồng nghĩa với điểm<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
tận cùng của ống tủy. Thông thường, nơi mở ra<br />
của ống tủy (lỗ chóp) không nằm ngay tại điểm<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
tận cùng của chân răng. Các nghiên cứu trên<br />
Gồm 67 răng cửa bên vĩnh viễn hàm trên của<br />
thế giới đã ghi nhận 50% - 98% răng có lỗ chóp<br />
người đã nhổ, hội đủ các tiêu chí chọn mẫu như<br />
không nằm ngay tại đỉnh chóp và khoảng cách<br />
sau: răng đã đóng chóp, chân răng và chóp răng<br />
trung bình giữa hai cấu trúc này là 0,3-0,6<br />
còn nguyên vẹn.<br />
mm(11,13). Ở những răng trước, lỗ chóp giải phẫu<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
cách chóp chân răng trung bình là 0,5-2mm(12).<br />
Do vậy, trong quá trình tạo dạng và trám bít<br />
Xử lí răng trước khi quan sát<br />
ống tủy, nếu đưa dụng cụ và vật liệu đến điểm<br />
Răng được ngâm trong nước muối sinh lí ở<br />
tận cùng của chân răng trên phim tia X thì có<br />
nhiệt độ phòng, tạo lối vào buồng tủy bằng các<br />
thể là đã đưa dụng cụ, vật liệu quá chóp, sẽ tạo<br />
mũi khoan mở tủy, bơm rửa ống tủy bằng dung<br />
dạng, trám bít ống tủy dư và có nguy cơ gây<br />
dịch NaOCl 2,5%, rửa tất cả răng dưới vòi nước,<br />
nhiều biến chứng sau điều trị(12).<br />
thổi khô răng.<br />
Răng cửa bên hàm trên là răng có nhiều<br />
thay đổi nhất trong bộ răng sau răng khôn(12).<br />
Morfis(11) khảo sát răng cửa hàm trên đã kết<br />
luận tỉ lệ 92,1% răng có một lỗ chóp. Nghiên<br />
cứu cũng đã kết luận chỉ có 40,5% lỗ chóp<br />
định vị ngay tại chóp. Tại Việt Nam, sự không<br />
trùng nhau của hai cấu trúc này đã thể hiện<br />
qua nghiên cứu của Tạ Tố Trân mô tả hình<br />
dạng hốc tủy của 29 tiêu bản răng cửa hàm<br />
trên sau khi được làm trong suốt(14).<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỷ lệ lỗ chóp không nằm ngay đỉnh<br />
chóp.<br />
Xác định vị trí và tọa độ trên mặt phẳng<br />
ngang của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên, lấy<br />
đỉnh chóp giải phẫu làm gốc tọa độ.<br />
Xác định khoảng cách trung bình giữa lỗ<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Xác định vị trí lỗ chóp so với đỉnh chóp<br />
Dùng trâm dũa K số 10 đưa vào ống tủy đến<br />
khi thấy đầu trâm đi ra ở lỗ chóp, dùng kính lúp<br />
quan sát, sau đó dùng kính hiển vi và chụp hình<br />
lại để xác định vị trí của lỗ chóp ở vùng chóp<br />
chân răng giải phẫu theo Grossman (1965)(6) và<br />
với qui ước sau: trên mặt phẳng ngang, tại đỉnh<br />
chóp, các đường phân giác chia các phía chuẩn<br />
giải phẫu thành các phần ngoài, trong, gần, xa.<br />
Xác định khoảng cách giữa lỗ chóp so với đỉnh<br />
chóp<br />
Dưới kính hiển vi nổi X30, ghi nhận hình ảnh<br />
vùng chóp chân răng của mỗi răng bằng máy<br />
chụp hình kĩ thuật số, sử dụng phần mềm vi tính<br />
AutoCAD 2007 đo đạc khoảng cách giữa hai<br />
điểm: điểm về phía mặt nhai nhất của lỗ chóp và<br />
điểm cuối nhất của chóp chân răng.<br />
<br />
203<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
Tất cả số liệu được ghi nhận và xử lý bằng<br />
phần mềm Excel.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Vị trí lỗ chóp răng cửa bên vĩnh viễn hàm<br />
trên<br />
Tất cả răng nghiên cứu đều có một lỗ chóp<br />
chính. Kết quả ghi nhận có 32 răng có lỗ chóp<br />
không ở ngay đỉnh chóp với tỷ lệ 47,76%. Tỷ lệ<br />
răng có lỗ chóp ở ngay chóp là 52,24%. So sánh<br />
hai tỷ lệ cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
(p>0,05).<br />
Bảng 1: Vị trí của lỗ chóp.<br />
Vị trí<br />
<br />
Ngay chóp<br />
<br />
Lệch khỏi chóp Tổng cộng<br />
<br />
Số răng<br />
<br />
35<br />
<br />
32<br />
<br />
67 răng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
52,24%<br />
<br />
47,76%<br />
<br />
100%<br />
<br />
So sánh: p=0,74* > 0,05 : Sự khác biệt không có ý nghĩa.<br />
*: Test Z<br />
<br />
Hướng lệch của lỗ chóp răng cửa bên hàm<br />
trên so với đỉnh chóp<br />
Chúng tôi nhận thấy răng có lỗ chóp lệch về<br />
phía gần chiếm tỉ lệ cao nhất.<br />
Bảng 2: Vị trí của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên lệch<br />
về các hướng ngoài, trong, gần, xa so với đỉnh chóp.<br />
Vị trí<br />
<br />
Ngoài<br />
<br />
Trong<br />
<br />
Gần<br />
<br />
Xa<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số R<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
13<br />
<br />
3<br />
<br />
32<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
31,25%<br />
<br />
18,75% 40,63% 9,37%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Vị trí và tọa độ của lỗ chóp răng cửa bên<br />
hàm trên<br />
Lấy đỉnh chóp giải phẫu làm gốc tọa độ:<br />
- Trên mặt phẳng ngang: Hình chiếu trên<br />
mặt phẳng ngang cho thấy lỗ chóp lệch về phía<br />
gần so với đỉnh chóp chiếm 40,63%.<br />
- Khoảng cách từ lỗ chóp (lệch ngoài và lệch<br />
trong) đến đỉnh chóp: 0,61 ± 0,39.<br />
- Khoảng cách giữa lỗ chóp lệch về phía gần<br />
và đỉnh chóp: 0,73 ± 0,34.<br />
- Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp lệch<br />
về phía xa và đỉnh chóp: 0,39 ± 0,16.<br />
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi<br />
<br />
204<br />
<br />
nhận thấy răng có lỗ chóp lệch về phía gần<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất và khoảng cách trung bình<br />
giữa lỗ chóp và đỉnh chóp cũng cao nhất so với<br />
các hướng lệch còn lại. Khoảng cách trung bình<br />
giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giải phẫu của răng<br />
cửa bên hàm trên là: 0,64 0,34 mm.<br />
<br />
So sánh khoảng cách giữa lỗ chóp và đỉnh<br />
chóp ở răng cửa bên hàm trên bên phải và<br />
trái<br />
Chúng tôi nhận thấy khoảng cách trung bình<br />
giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa răng cửa bên<br />
hàm trên bên phải và bên trái là xấp xỉ nhau.<br />
<br />
So sánh vị trí của lỗ chóp giữa răng cửa bên<br />
hàm trên bên phải và bên trái<br />
Ở răng cửa bên hàm trên bên phải, lỗ chóp<br />
lệch về phía gần chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong khi<br />
đó, ở răng cửa bên hàm trên bên trái, tỉ lệ lỗ chóp<br />
lệch về phía gần và phía ngoài là ngang nhau.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỉ<br />
lệ lỗ chóp trùng với đỉnh chóp ở răng cửa bên<br />
hàm trên là 52,24%. Tỉ lệ này cao hơn so với<br />
nghiên cứu của Morfis (1994)(11) (40,5%), Martos<br />
(2009)(9) (40%), nhưng tỉ lệ này bằng với kết quả<br />
nghiên cứu của Al-Qudah (2006)(1) là 52,2%.<br />
Tỉ lệ lỗ chóp không trùng với đỉnh chóp<br />
được chúng tôi ghi nhận ở răng cửa bên hàm<br />
trên là 47,76%. Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên<br />
cứu của Sandra Maria Alves Sayão Maria (2005)<br />
(60,1%) và nghiên cứu của Tạ Tố Trân (2005)(14)<br />
(65,17%.). Kết quả của chúng tôi bằng với tỉ lệ<br />
47,8% lỗ chóp lệch khỏi đỉnh chóp trong nghiên<br />
cứu của Al-Qudah (2006)(1).<br />
Trong các lỗ chóp không trùng với đỉnh chóp<br />
chân răng, lệch gần chiếm tỉ lệ cao nhất với<br />
40,63%, kế đến là lệch ngoài và lệch trong với<br />
31,25% và 18,75%, thấp nhất là lệch xa với 9,37%.<br />
Phát hiện này rất có ý nghĩa trong thực hành<br />
lâm sàng nội nha trong giai đoạn chụp phim xác<br />
định chiều dài làm việc(6). Khi lỗ chóp ống tủy<br />
nằm trùng với hướng chụp X quang thì không<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thể xác định được lỗ chóp ống tủy trên phim. Do<br />
đó, để có được chiều dài ống tủy chính xác, cần<br />
phối hợp nhiều phương pháp đo như: chụp<br />
phim tia X, định vị chóp bằng dụng cụ điện tử,<br />
côn giấy và theo cảm giác tay(8).<br />
<br />
khác biệt về vị trí lỗ chóp và khoảng cách giữa<br />
đỉnh chóp và lỗ chóp giải phẫu mặc dù vẫn tồn<br />
tại một tỉ lệ khá cao răng bên phải có lỗ chóp<br />
nằm lệch về phía gần so với các phía khác và so<br />
với răng cửa bên bên trái.<br />
<br />
Bên cạnh đó, khoảng cách trung bình giữa<br />
lỗ chóp và đỉnh chóp của răng cửa bên hàm<br />
trên cũng được chúng tôi ghi nhận trong<br />
nghiên cứu này. Cụ thể, khoảng cách trung<br />
bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp lớn nhất là ở<br />
phía gần là 0,73 mm, kế đến là phía trong<br />
khoảng 0,61 mm, phía ngoài khoảng 0,60 mm,<br />
thấp nhất là phía xa với 0,39 mm. Khoảng cách<br />
trung bình của tất cả mẫu răng cửa bên hàm<br />
trên được ghi nhận là 0,64 mm.<br />
<br />
Trong đề tài này, với mẫu 67 răng cửa bên<br />
hàm trên được thu thập từ các bệnh nhân Việt<br />
Nam, chúng tôi không nhận thấy trường hợp<br />
nào răng có trên 1 lỗ chóp. Tuy nhiên, một số<br />
nghiên cứu khảo sát vùng chóp răng cửa hàm<br />
trên đã tìm thấy hơn 1 lỗ chóp, như kết quả 5,3%<br />
răng cửa hàm trên có hơn 1 lỗ chóp của Morfis<br />
(1994)(11). Hay kết quả 13,8% răng cửa giữa hàm<br />
trên có 2 lỗ chóp trong nghiên cứu của Tạ Tố<br />
Trân (2005)(14).<br />
<br />
Như vậy, với khoảng cách trung bình từ<br />
đỉnh chóp đến điểm về phía mặt nhai nhất của lỗ<br />
chóp lệch về phía xa là 0,39 mm, đây là kết quả<br />
trung bình thấp nhất của khoảng cách giữa lỗ<br />
chóp và đỉnh chóp trong các phía ngoài, trong,<br />
gần, xa. Kết quả này thấp hơn so với số liệu ghi<br />
nhận 0,44 mm của Mizutani (1992)(10) quan sát<br />
trên 90 răng trước hàm trên và 0,49 mm của<br />
Burch (1972)(3) khảo sát 100 răng cửa hàm trên.<br />
Trong khi đó, với khoảng cách 0,73 mm giữa lỗ<br />
chóp và đỉnh chóp lệch về phía gần, kết quả này<br />
cao hơn nghiên cứu của Marroquin (2004)(8)<br />
(0,71mm), nhưng thấp hơn kết quả của Sandra<br />
Maria Alves Sayão Maia và cộng sự (2005) (0,75<br />
mm). Sau cùng, nghiên cứu của chúng tôi cho<br />
thấy khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và<br />
đỉnh chóp của 67 răng cửa bên hàm trên là 0,64<br />
mm. Kết quả này xấp xỉ với kết quả ghi nhận<br />
được trong nghiên cứu của Morfis (1994)(11) (0,61<br />
mm) và Martos (2009)(9) (0,69 mm).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Cả hai nhóm răng đều có lỗ chóp lệch về các<br />
phía ngoài, trong, gần, xa. Đa số răng cửa bên<br />
bên phải có lỗ chóp lệch về phía gần. Trong khi<br />
đó, ở răng cửa bên bên trái, các răng có lỗ chóp<br />
lệch về phía gần và phía ngoài chiếm tỉ lệ cao<br />
bằng nhau. Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp<br />
giải phẫu và đỉnh chóp chân răng giữa bên phải<br />
và bên trái xấp xỉ nhau: 0,61 mm và 0,65 mm.<br />
Như vậy, giữa bên phải và bên trái không có sự<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Tỉ lệ răng cửa bên hàm trên có lỗ chóp nằm<br />
ngay đỉnh chóp là 52,24%, cao hơn không có ý<br />
nghĩa (p>0,05) so với tỉ lệ 47,76% răng có lỗ chóp<br />
nằm lệch khỏi đỉnh chóp. Như vậy, khoảng 50%<br />
lỗ chóp có thể không nằm ngay đỉnh chóp mà<br />
phân bố xung quanh đỉnh chóp. Tỉ lệ răng có lỗ<br />
chóp nằm lệch về các hướng gần, xa, ngoài,<br />
trong so với đỉnh chóp: 40,63% răng có lỗ chóp<br />
nằm lệch về phía gần; 9,37% răng có lỗ chóp nằm<br />
lệch về phía xa; 31,25% răng có lỗ chóp nằm lệch<br />
về phía ngoài; 18,75% răng có lỗ chóp nằm lệch<br />
về phía trong. Khoảng cách trung bình từ đỉnh<br />
chóp đến điểm về phía mặt nhai nhất của lỗ<br />
chóp giải phẫu là 0,64 ± 0,34 mm. Tỉ lệ răng cửa<br />
bên hàm trên bên phải có lỗ chóp nằm lệch về<br />
phía gần so với đỉnh chóp chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
50%. Tỉ lệ răng cửa bên hàm trên bên trái có lỗ<br />
chóp nằm lệch về phía gần và phía ngoài có tỉ lệ<br />
cao bằng nhau là 35%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Al-Qudah AA, Awawdeh LA (2006). Root canal morphology<br />
of mandibular incisors in a Jordanian population. International<br />
EndodonticJournal, 39: 873-877.<br />
Bùi Quế Dương (2009). Nội Nha Lâm Sàng. NXB Y học<br />
Tp.HCM.<br />
Burch JG, Hulen S (1972). The relationship of the apical<br />
foramen to the anatomic apex of the tooth root. Oral Surg Oral<br />
Med Oral Pathol, 34(2): 262-268.<br />
Dummer PMH, Mc Ginn JH, Rees DG (1984). The position<br />
and topography of the apical canal constriction and apical<br />
<br />
205<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
206<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
foramen. Int Endod J, 17: 192-198.<br />
Green D (1973). Double canals in single roots. Oral Surg Oral<br />
Med Oral Pathol OralRadiol Endod, 35: 689-696.<br />
Grossman (1965). Endodontic practice 6th edition. Henry Kimpton<br />
in London, 184-201.<br />
Kuttler (1955). Microscopic investigation of root apexes. J Am<br />
Dent Assoc, 50: 544-552.<br />
Marroquin BB (2004). Morphology of the physiological<br />
foramen I Maxillary and Mandibular Molars. Journal of<br />
Endodontics, 30(5).<br />
Martos J (2009). Topographical evaluation of the major apical<br />
foramen in permanent human teeth. Int Endod J, 42(4): 329-334.<br />
Mizutani T (1992). Anatomical study of the root apex in the<br />
maxillary anterior teeth. Journal of Endodontics, 18(7).<br />
Morfis A, Sylaras SN, Georgopoulou M, Kernani M, Prountzos<br />
F (1994). Study of the apices of human permanent teeth with<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
the use of a scanning electron microscope. Oral Surg Oral<br />
MedOral Pathol, 77: 172-176.<br />
Nguyễn Tấn Hưng, Ngô Thị Quỳnh Lan, Phạm Văn Khoa<br />
(2007). Phát hiện và tạo dạng ống tủy ngoài gần thứ hai của răng<br />
cối lớn thứ nhất hàm trên. Tuyển tập công trình nghiên cứu<br />
khoa học Răng Hàm Mặt, 153-165.<br />
Pineda F, Kuttler Y (1972). Mesiodistal and buccolingual<br />
roentgenographic investigation of 7275 root canals. Oral Surg,<br />
33: 101-110.<br />
Tạ Tố Trân, Hoàng Tử Hùng, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2005).<br />
Hình thái hốc tủy răng cửa giữa và răng nanh hàm trên nghiên cứu<br />
trên răng thật được làm trongsuốt. Tuyển tập công trình nghiên<br />
cứu khoa học Răng Hàm Mặt, 67-75.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />