intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng sử dụng trong dạy học theo phương pháp dự án ở Địa lí lớp 12 THPT

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

235
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày về quan niệm, phân loại, con đường hình thành bộ câu hỏi Định hướng: Câu hỏi Khái quát, Câu hỏi Bài học, câu hỏi Nội dung; đồng thời xây dựng một số bộ Câu hỏi Định hướng dùng trong dạy học theo phương pháp dự án ở môn Địa lí 12 THPT nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng sử dụng trong dạy học theo phương pháp dự án ở Địa lí lớp 12 THPT

XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC<br /> THEO PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN Ở ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT<br /> NGUYỄN ĐỨC VŨ<br /> Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br /> NGUYỄN THỊ KIM LIÊN<br /> Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh<br /> Tóm tắt: Bài báo trình bày về quan niệm, phân loại, con đường hình thành<br /> bộ câu hỏi Định hướng: Câu hỏi Khái quát, Câu hỏi Bài học, câu hỏi Nội<br /> dung; đồng thời xây dựng một số bộ Câu hỏi Định hướng dùng trong dạy<br /> học theo phương pháp dự án ở môn Địa lí 12 THPT nhằm góp phần đổi mới<br /> phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.<br /> Từ khoá: Câu hỏi Định hướng, Phương pháp dự án, Câu hỏi Khái quát, Câu<br /> hỏi Bài học, Câu hỏi Nội dung<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong dạy học theo phương pháp dự án, bộ Hồ sơ bài dạy là sản phẩm tổng thể của một<br /> dự án dạy học mà người dạy thiết kế và hoàn thành với sự tham gia nhất định của người<br /> học. Bộ Hồ sơ bài dạy đầy đủ thường gồm các thành phần: Kế hoạch bài dạy, Hỗ trợ bài<br /> dạy, Tài nguyên khóa học, Sản phẩm học sinh, Đánh giá; trong đó Kế hoạch bài dạy là<br /> trung tâm của Hồ sơ bài dạy [1, 1.08]. Bộ Câu hỏi Định hướng là một trong những<br /> thành phần cơ bản của Kế hoạch bài dạy, thể hiện bao quát mục tiêu dự án, định hướng<br /> các hoạt động và sản phẩm của học sinh (HS), đảm bảo chuẩn chương trình giáo dục<br /> phổ thông đáp ứng được định hướng thực tiễn đồng thời hướng đến các chuẩn giá trị<br /> của thời đại. Bài báo tập trung đề xuất cách thức xây dựng bộ Câu hỏi định hướng phù<br /> hợp cho các dự án dạy học - ví dụ minh họa qua các dự án Địa lí 12 THPT.<br /> 2. QUAN NIỆM VỀ BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG<br /> Bộ câu hỏi định hướng (Curriculum Framming Questions) là hệ thống câu hỏi ở nhiều<br /> cấp độ, có mối quan hệ chặt chẽ, giúp HS xác định tổng quát hướng đi của dự án. Bộ<br /> câu hỏi định hướng (CHĐH) có tác dụng gây hứng thú và phát triển tư duy, nhắm đến<br /> các kỹ năng tư duy bậc cao như: Kĩ năng so sánh, tổng hợp, diễn dịch, đánh giá… nhằm<br /> đảm bảo dự án học sinh có sức thu hút và thuyết phục: Giúp các dự án tập trung vào<br /> những chủ đề quan trọng; hướng đến những câu hỏi thú vị, những thắc mắc, trăn trở ở<br /> HS; hỗ trợ cho HS có những hướng đi đúng đắn trong quá trình thực hiện dự án; giúp<br /> liên hệ với các môn học khác và các chủ đề nghiên cứu khác; giúp HS tham gia trả lời<br /> những câu hỏi từng được hỏi trong suốt quá trình nhận thức.<br /> 3. PHÂN LOẠI BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG<br /> Bộ Câu hỏi định hướng gồm 3 dạng câu hỏi: Câu hỏi khái quát (Essential Questions),<br /> Câu hỏi bài học (Unit Questions), Câu hỏi nội dung (Content Questions).<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 63-68<br /> <br /> 64<br /> <br /> NGUYỄN ĐỨC VŨ – NGUYỄN THỊ KIM LIÊN<br /> <br /> 3.1. Câu hỏi khái quát (CHKQ)<br /> Là loại câu hỏi thường có nội dung rất rộng; đó là những câu hỏi mở, là cầu nối giữa bài<br /> học và môn học, còn có thể là cầu nối giữa các môn học với nhau, hướng tới những ý<br /> tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững. Các câu hỏi này giúp GV tập trung<br /> vào những chủ đề quan trọng xuyên suốt chương trình giảng dạy trong năm học và<br /> mang đến ý nghĩa cho các lĩnh vực liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, có thể sử dụng<br /> cùng CHKQ cho nhiều dự án khác nhau và thường không yêu cầu HS phải trả lời trọn<br /> vẹn CHKQ trong một dự án.<br /> CHKQ có thể rất rộng và có tính chất vĩnh cửu, tương tự như có những quan niệm sống<br /> bất biến, những mong ước tốt đẹp của nhân loại, những nhu cầu chính đáng của loài<br /> người; ví như: Làm thế nào để thế giới tốt đẹp hơn? Làm gì để đạt đến chân thiện mỹ?<br /> Thế nào hạnh phúc? Điều gì cơ bản nhất của cuộc đời?<br /> CHKQ có thể mang hơi thở của thời đại, xuyên qua các quốc gia, hướng đến những<br /> trách nhiệm chung, cùng đối mặt với thách thức; chẳng hạn: Làm thế nào để phát triển<br /> bền vững? Làm thế nào để thích nghi với một thế giới đầy biến động? Làm gì để thích<br /> ứng với biến đổi khí hậu?...<br /> Đó cũng có thể là những câu hỏi thể hiện trách nhiệm đối với bản thân, đối với gia đình,<br /> đối với Tổ quốc: Cuộc sống thay đổi hay chúng ta phải thay đổi? Tại sao phải cố gắng<br /> rèn luyện? Làm thế nào để thay đổi chính mình? Làm thế nào để vươn đến thành công?<br /> Yếu tố để thành công là gì? Bạn có phải là một công dân yêu nước không? Làm thế nào<br /> để định vị? Bạn có thể đóng góp được gì cho sự phát triển của đất nước? Làm gì để đất<br /> nước tốt đẹp hơn? Sự khác biệt nằm ở đâu? Làm thế nào để tạo ra sự khác biệt?...<br /> CHKQ cũng có thể khá sát với nội dung dự án Địa lí, như: Làm gì khi thiên nhiên nổi<br /> giận? (bài 15, Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai), Nguồn năng lượng trong<br /> tương lai của chúng ta sẽ như thế nào? (Bài 27, 1. Công nghiệp năng lượng), Bạn là<br /> người quyết định tương lai? (Bài 17, 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm)...<br /> Như vậy, để viết hoặc chọn được CHKQ cho một môn học, thường phải suy ngẫm đến<br /> những vấn đề sau đây: Tại sao HS phải quan tâm đến môn học này? Giá trị của môn<br /> học nằm ở đâu? Làm gì để nội dung chương trình học thật sự có ý nghĩa đối với HS?<br /> Điều gì HS có thể nhớ được từ môn học trong năm năm tới hay trong cả một đời người?<br /> Làm thế nào để kiến thức môn học trở thành niềm tin, hướng dẫn hành động và cách sử<br /> xự của HS?<br /> 3.2. Câu hỏi bài học (CHBH)<br /> Là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp đến một dự án hay một bài học, giúp HS thể<br /> hiện phạm vi hiểu biết của các em về một chủ đề, đòi hỏi tư duy tổng hợp, liên quan<br /> chặt chẽ đến mục tiêu của bài. Loại câu hỏi này thường có ý nghĩa trong việc quyết định<br /> phần nội dung và phần kĩ thuật của dự án, hỗ trợ cho việc nghiên cứu/suy ngẫm về<br /> CHKQ.<br /> Ví dụ: Có thể xác định CHBH trong dự án Hành động vì môi trường hôm nay – Bền<br /> <br /> XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC...<br /> <br /> 65<br /> <br /> vững tương lai ngày mai (bài 15, SGK Địa lí 12) như sau: Em đánh giá như thế nào về<br /> môi trường ở địa phương em? Làm thế nào để góp phần bảo vệ môi trường?. Hoặc<br /> trong dự án: Phù Cát (Bình Định) trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bài 36, 44,<br /> 45), CHBH là: Em biết gì về khu vực, địa phương mình sinh sống? Làm gì để quê hương<br /> mình giàu đẹp hơn?<br /> Để viết được CHBH, cần quan tâm đến các vấn đề chính sau đây: Tại sao nội dung này<br /> trong bài học lại quan trọng? Tại sao HS cần phải quan tâm nội dung này? Giá trị của<br /> bài học này nằm ở đâu? HS cần ghi nhớ gì từ bài này? Những điều nào cần được rút ra từ<br /> bài học này? HS cần liên kết, mở rộng và kết luận gì từ nội dung mà các em đang học?<br /> 3.3. Câu hỏi nội dung (CHND)<br /> Là những câu hỏi cụ thể dựa trên các sự việc thực tế, có một phạm vi hẹp các đáp án<br /> đúng, thường liên quan đến định nghĩa, khái niệm và nhắc lại thông tin. CHND chính là<br /> dạng câu hỏi tái hiện kiến thức, HS chỉ cần có được đầy đủ thông tin là có thể trả lời,<br /> không cần phải đào sâu suy nghĩ. CHND có thể được xây dựng từ nội dung sách giáo<br /> khoa, tài liệu tham khảo hoặc từ các nguồn thông tin đại chúng.<br /> Những vấn đề cần quan tâm khi viết CHND là: i) HS cần trả lời được câu hỏi ngắn nào<br /> sau khi học xong bài; ii) Phải chắc chắn là những câu hỏi không quá rộng, chúng cần có<br /> duy nhất một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời đúng không thể tranh cãi được; iii)<br /> Tập trung vào các sự kiện nào mà HS trả lời được và hiểu được để có thể trả lời những<br /> câu hỏi lớn hơn của bài học.<br /> Ví dụ: Có thể biên soạn hệ thống CHND dưới đây trong dự án: “Hành động vì môi<br /> trường hôm nay - Bền vững tương lai ngày mai”: Hai vấn đề quan trọng nhất trong<br /> bảo vệ môi trường của nước ta là gì? Có bao nhiêu loại ô nhiễm môi trường? Các tác<br /> nhân gây ô nhiễm? Các biểu hiện ô nhiễm môi trường ở địa phương em? Tác nhân? Hãy<br /> chứng minh rác thải cũng có thể được xem là tài nguyên.<br /> 4. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG<br /> Có thể xây dựng và phát triển bộ CHĐH bằng 2 cách.<br /> Cách 1: Đi từ ý tưởng bao quát đến nội dung cụ thể<br /> Bộ câu hỏi định hướng được xây dựng bắt đầu từ CHKQ đến CHBH và đến CHND.<br /> Ví dụ, khái niệm “Phát triển bền vững” đã trở thành quan điểm xuyên suốt trong các<br /> lĩnh vực xã hội, môi trường và kinh tế của toàn nhân loại. Địa lí 12 với nội dung Địa lí<br /> tự nhiên, Địa lí dân cư và Địa lí kinh tế Việt Nam, liên quan đến cả ba lĩnh vực trên. Do<br /> đó vấn đề “Làm thế nào để phát triển bền vững” có thể trở thành CHKQ xuyên suốt mọi<br /> chủ đề từ tự nhiên, dân cư và kinh tế.<br /> Xét một vấn đề Bảo vệ môi trường trong bài 15, từ ý tưởng lớn trên: Làm thế nào để<br /> phát triển bền vững? (CHKQ) dẫn đến nhận thức liên quan đến bài 15, rằng: Việc bảo<br /> vệ tốt tài nguyên và môi trường cũng chính là một khía cạnh trong phát triển bền vững,<br /> từ đó dẫn đến CHBH: Làm thế nào để góp phần bảo vệ môi trường?<br /> <br /> 66<br /> <br /> NGUYỄN ĐỨC VŨ – NGUYỄN THỊ KIM LIÊN<br /> <br /> Để dần trả lời câu hỏi này, HS bắt đầu tìm hiểu hiện trạng môi trường trong cả nước<br /> hoặc tại địa phương để có thể trả lời những câu hỏi cụ thể như: Hãy nêu nguyên nhân<br /> gây ô nhiễm môi trường ở thành thị và nông thôn? Trình bày các biểu hiện ô nhiễm môi<br /> trường tại địa phương em... Đó chính là dạng các câu hỏi nội dung, HS dễ dàng tìm thấy<br /> câu trả lời trong bài học hoặc trong thực tiễn các em quan sát được, hoặc từ các nguồn<br /> thông tin đại chúng các em đã được nghe, nhìn, đọc...<br /> Cách 2: Đi từ nội dung cụ thể đến ý tưởng bao quát<br /> Bộ câu hỏi định hướng được xây dựng ngược với cách trên, bắt đầu từ CHND đến<br /> CHBH và đến CHKQ.<br /> Ví dụ, trở lại bài 15, cũng vấn đề môi trường, từ việc nắm được hiện trạng môi trường của<br /> nước ta là tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường<br /> (CHND). Từ đó đặt vấn đề Làm thế nào để bảo vệ môi trường (CHBH). Trả lời được vấn<br /> đề trên chính là phần nào tiếp cận đến CHKQ: Làm thế nào để phát triển bền vững?<br /> Tùy từng trường hợp cụ thể để chọn con đường xây dựng bộ CHĐH. Trong trường hợp<br /> nội dung dự án liên quan nhiều đến kiến thức các em đã có, chọn cách đi từ cụ thể đến<br /> khái quát sẽ có nhiều thuận lợi hơn.<br /> 5. VÍ DỤ MINH HỌA BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG<br /> Ví dụ 1: Dự án “Hành động vì môi trường hôm nay – Bền vững tương lai ngày mai”<br /> (bài 15)<br /> - CHKQ: Làm thế nào để phát triển bền vững? Hoặc: Làm thế nào để tạo ra giá trị?<br /> - CHBH. Em đánh giá thế nào về môi trường ở địa phương em? Làm thế nào để góp<br /> phần bảo vệ môi trường?<br /> - CHND: Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường của nước ta là gì? Có bao<br /> nhiêu loại ô nhiễm môi trường? Tác nhân gây ô nhiễm? Các biểu hiện ô nhiễm môi<br /> trường ở địa phương em? Loại ô nhiễm nào nghiêm trọng nhất? Tác nhân? Hãy chứng<br /> minh rác thải cũng có thể được xem là tài nguyên.<br /> Ví dụ 2: Dự án “Khi thiên nhiên nổi giận” (bài 15)<br /> - CHKQ: Làm thế nào để phát triển bền vững?<br /> - CHBH: Làm thế nào để nhận diện, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai?<br /> - CHND: Trình bày hiện trạng một số thiên tai chủ yếu của nước ta. Cụ thể:<br /> + Thời gian, tần suất, phạm vi tác động và hậu quả của bão?<br /> + Nguyên nhân, thời gian xuất hiện, phạm vi tác động và hậu quả của hiện tượng<br /> ngập lụt?<br /> + Lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và thời gian nào trong năm? Hậu quả?<br /> + Hạn hán thường diễn ra ở đâu? Tác hại?<br /> <br /> XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC...<br /> <br /> 67<br /> <br /> + Động đất, sóng thần có thể xuất hiện ở Việt Nam không? Hãy chứng minh.<br /> Ví dụ 3: Dự án “Phù Cát – Bình Định trong vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ” (Bài<br /> 36, 44, 45)<br /> - CHKQ: Làm thế nào để tạo ra sự khác biệt?<br /> - CHBH: Em biết gì về khu vực và địa phương mình sinh sống?<br /> Em có thể làm gì để quê hương mình đẹp giàu hơn?<br /> - CHND: Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.<br /> Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ?<br /> Hãy chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế trong phát triển tổng hợp<br /> kinh tế biển.<br /> Cách thức và khả năng giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm trong vùng?<br /> Điều kiện và hiện trạng phát triển công nghiệp?<br /> Hiện trạng và xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải?<br /> 6. KẾT LUẬN<br /> Bộ Câu hỏi định hướng là khái niệm phổ biến ở các nước tiên tiến, song hành cùng<br /> phương pháp dạy học dự án. Tuy nhiên đây là dạng câu hỏi chưa thật quen thuộc ở Việt<br /> Nam, dù dạy học dự án đã được nền giáo dục nước nhà tiếp cận hơn 10 năm qua. Với đa<br /> số giáo viên, sinh viên sư phạm, bộ Câu hỏi Định hướng là một trong những thách thức<br /> khó vượt qua khi thiết kế Kế hoạch bài dạy trong tổng thể bộ Hồ sơ bài dạy của một dự<br /> án dạy học.<br /> Nắm chắc chương trình với chuẩn kiến thức, kĩ năng; định hướng thât rõ dạy học phát<br /> triển năng lực học sinh; lựa chọn chủ đề phù hợp trong mối tương quan với thực tiễn;<br /> tìm hiểu nhu cầu và khả năng của HS; liên kết với yêu cầu, đòi hỏi của địa phương, đất<br /> nước… làm cơ sở để xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng phù hợp và hiệu quả cho một dự<br /> án dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT.<br /> .<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]<br /> [2]<br /> [3]<br /> [4]<br /> <br /> Công ty Intel (2009). Chương trình dạy học của Intel – Khóa học cơ bản, NXB Tổng<br /> hợp TP HCM.<br /> Nguyễn Thị Kim Liên (2005). Phương pháp dạy học dựa trên dự án (Project Based<br /> learning) và các hình thức đánh giá tương ứng, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới<br /> phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học, Huế.<br /> Nguyễn Thị Kim Liên (2011). Phương pháp dự án và ưu thế vận dụng vào dạy học<br /> Địa lí 12 THPT, Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM, số 31.<br /> Nguyễn Thị Kim Liên, Mai Thị Chuyên, Phạm Thị Thúy Hằng (2012). Dạy học theo<br /> dự án và khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Địa lí 12,<br /> THPT, Kỉ yếu hội thảo Địa lí toàn quốc lần thứ 6, Huế 30/9/2012, NXB Khoa học tự<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2