intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu ý sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu ý sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai" được thực hiện với mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thuốc cho phụ nữ mang thai (PNMT). Ứng dụng phần mềm MySQL Workbench để quản lý và truy xuất dữ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu ý sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai

  1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU LƯU Ý SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ MANG THAI Lê Thị Mỹ Hiền*, Lê Ngọc Quỳnh Như, Trần Đình Phúc, Trần Thị Châu Viên, Bùi Thụy Vân Nhi Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Võ Phùng Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thuốc cho phụ nữ mang thai (PNMT). Ứng dụng phần mềm MySQL Workbench để quản lý và truy xuất dữ liệu. Đối tượng nghiên cứu: Khảo sát Phụ lục I, danh mục thuốc hóa dược, vắc xin sinh phẩm thiết yếu theo thông tư 19/2018/TT-BYT. Phụ lục I, Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo thông tư 20/2022/TT-BYT. Tra cứu thông tin thuốc từ các tài liệu tham khảo tin cậy từ đó xây dựng danh mục lưu ý chỉ định thuốc cho PNMT và danh mục phân loại mức độ an toàn của thuốc theo FDA và TGA. Ứng dụng phần mềm MySQL Workbench để quản lý và truy xuất dữ liệu. Kết quả: Xây dựng được 2 danh mục theo mục tiêu đặt ra với 456 thuốc. Truy xuất thành công dữ liệu từ 2 danh mục đã xây dựng, trên phần mềm MySQL Workbench. Kết luận: Sự khác nhau về phân loại mức độ an toàn, khuyến cáo chủ yếu phụ thuộc vào đường dùng, liều dùng, chỉ định, dạng bào chế, và thời điểm sử dụng thuốc khi mang thai. Bằng ngôn ngữ SQL phần mềm MySQL Workbench giúp liên kết, truy vấn dữ liệu, từ 2 danh mục nhanh chóng và dễ dàng. Cơ sở dữ liệu hiện có là nền tảng để tiếp tục phát triển nguồn tham khảo thông tin thuốc cho PNMT bằng tiếng Việt. Từ khóa: cơ sở dữ liệu, phụ nữ mang thai, phân loại mức độ an toàn của thuốc 1. TỔNG QUAN Thực trạng những năm qua, nhu cầu sử dụng thuốc trong thai kỳ tăng đáng kể. Tỷ lệ tự dùng thuốc theo kinh nghiệm về bệnh trước đó ở nhóm PNMT tương đối cao (Mohseni và cs, 2018). Theo thống kê, “Tại Hoa Kỳ cứ 10 phụ nữ thì có 9 phụ nữ dùng thuốc khi mang thai” (CDC, 2018). Tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận ở PNMT cứ 10 người thì có 1 người sử dụng thuốc và có thể có trường hợp sử dụng thuốc không an toàn hoặc không phù hợp (Zhang và cs, 2019). Những thay đổi tâm sinh lý của người phụ nữ khi mang thai, cộng với sự tác động ngày tăng của thai nhi và nhau thai đang phát triển. Điều này dẫn đến sự thay đổi nhiều trong quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc trong thai kỳ (Pinheiro & Stika, 2020). Những tác động tiềm ẩn của thuốc đối với sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự vận chuyển của thuốc qua nhau thai, độ thanh thải của thuốc, thời điểm sử dụng thuốc ở giai đoạn nào của thai kỳ, tần suất dùng thuốc, liều lượng, đường dùng (Al- Enazy và cs, 2017). Kết quả khảo sát thực tế tình trạng kê đơn cho PNMT tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ và Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương cho thấy, hầu hết các bác sĩ khó khăn trong việc kê đơn vì nguồn 474
  2. thông tin thuốc tham khảo trên đối tượng PNMT còn hạn chế (Thảo, 2007). Quyết định sử dụng thuốc trên PNMT thường dựa vào phân loại theo chữ cái của FDA (Food and Drug Administration), (A, B, C, D, X) hoặc TGA (Therapeutic Goods Administration), (A, B1, B2, B3, C, D, X). Tuy nhiên phân loại này có thể sẽ gây hiểu lầm và đưa ra chỉ định chưa phù hợp nhất đối với lợi ích của mẹ và thai nhi. Do đó việc bổ sung thêm các khuyến cáo ngoài phân loại thuốc là cần thiết cho việc tư vấn và sử dụng thuốc cho PNMT (Erdeljić và cs, 2010). Từ những vấn đề trên, đề tài này được thực hiện với mục tiêu: 1. Xây dựng danh mục lưu ý chỉ định thuốc cho PNMT. 2. Xây dựng danh mục phân loại thuốc theo các mức độ an toàn trên PNMT của FDA và TGA. 3. Ứng dụng phần mềm MySQL Workbench 8.0 CE trong việc quản lý và truy xuất dữ liệu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu Tra cứu, thu thập thông tin thuốc. Xây dựng danh mục lưu ý sử dụng thuốc và danh mục phân loại mức độ an toàn của thuốc theo FDA và TGA. Tổng hợp, lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Phụ lục I, Danh mục thuốc hóa dược, vắc xin sinh phẩm thiết yếu theo thông tư 19/2018/TT-BYT. Phụ lục I, Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo thông tư 20/2022/TT-BYT. Dữ liệu thông tin thuốc: drugbank.vn, accessdata.fda.gov, ebs.tga.gov.au. Trang web về thông tin thuốc: drugs.com, medicines.org.uk, tga.gov.au, uktis.org, mothertobaby.org, dailymed.nlm.nih.gov, ilo.org, medscape, uptodate, nps.org.au, nhs.uk, hosrem.org.vn,… Tài liệu giấy: Hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất, Dược thư quốc gia Việt Nam 2018, Drugs for Pregnant and Lactating Women 3e 2019, Drugs during Pregnancy and Lactation 2015. Tiêu chuẩn chọn mẫu: các thuốc có đường dùng và dạng bào chế như trong Phụ lục I, Danh mục thuốc hóa dược, vắc xin sinh phẩm thiết yếu theo thông tư 19/2018/TT-BYT. Tiêu chuẩn loại trừ: các thuốc thuộc nhóm sinh phẩm miễn dịch, thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, dung dịch thẩm phân màng bụng, thuốc khác trong Phụ lục I, thông tư 19/2018/TT- BYT. 2.3. Thu thập và xử lý dữ liệu Thu thập thông tin thuốc bao gồm: tên hoạt chất, tên biệt dược, hàm lượng/nồng độ, dạng bào chế, đường dùng, nhóm dược lý, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định, thận trọng, tác dụng phụ, khuyến cáo sử dụng thuốc cho PNMT, phân loại mức độ an toàn của thuốc theo FDA và TGA. Tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu: Tra cứu thông tin thuốc ưu tiên dựa vào tờ hướng dẫn sử dụng gốc, hồ sơ thuốc của của nhà sản xuất. Trường hợp hạn chế dữ liệu thì tham khảo các nguồn cơ sở dữ liệu chính như: medicines.org.uk, dailymed.nlm.nih.gov, medscape, drugs.com, pubmed.gov, Dược thư quốc gia Việt Nam,…Các khuyến 475
  3. cáo, cảnh báo khác cho người mẹ và thai nhi tại Drugs for Pregnant and Lactating Women 3e 2019, drugs.com, uktis.org. Thông tin của một thuốc sử dụng ít nhất 2 nguồn tài liệu tham khảo. Nếu không có sự đồng thuận giữa hai nguồn dữ liệu thì tra cứu thêm nguồn dữ liệu thứ 3, 4,... các nguồn không cùng gốc. Thông tin được chọn dựa trên sự đồng thuận của nhiều nguồn dữ liệu. Tra cứu phân loại mức độ an toàn của thuốc theo FDA ở hai tài liệu tham khảo : drugs.com, sách Drugs for Pregnant and Lactating Women 3e 2019. Tra cứu phân loại mức độ an toàn của thuốc theo TGA tại CSDL Prescribing medicines in pregnancy database (tga.gov.au). Nếu có sự phân loại khác nhau giữa hai tài liệu thì sẽ chọn mức độ cảnh báo cao nhất. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập được phân nhóm theo tác dụng dược lý hoặc theo hệ cơ quan. Thông tin được tổng hợp và lưu trữ trên phần mềm Microsoft Excel 2010. Ứng dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) để lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu trên phần mềm MySQL Workbench 8.0 CE. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả Tổng kết theo từng nhóm Phân loại Phân loại Chưa NHÓM giống nhau khác nhau phân loại Thuốc gây tê, mê 2 8 1 Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ 9 14 0 Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn 3 5 0 Thuốc giải độc 3 11 3 Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 31 85 11 Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ miễn dịch 19 10 0 Thuốc tác dụng đối với máu 4 5 5 Chế phẩm máu – dung dịch cao phân tử 0 4 1 Thuốc dùng chẩn đoán 0 7 0 Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai 11 28 0 Thuốc chống rối loạn tâm thần 16 11 2 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 2 2 0 476
  4. Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-base 0 5 1 Vitamin và các chất vô cơ 0 6 3 Thuốc giãn cơ và tăng trưởng lực cơ 2 3 0 Thuốc điều trị bệnh gout 1 1 0 Thuốc tim mạch 15 20 1 Thuốc ngoài da 4 19 6 Thuốc đường tiêu hóa 8 12 7 Thuốc dùng cho mắt-tai-mũi-họng 6 12 2 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 3 6 0 Tổng kết 139 274 43 Phân loại Mức độ nguy cơ FDA- TGA – Hoa Kỳ Úc A A Thuốc được sử dụng trên PNMT và không có nguy cơ đối với thai nhi. B B1, B2, Chưa có đầy đủ nghiên cứu trên người chứng minh độ an toàn. B3 Có nguy cơ trong một vài nghiên cứu. C C Có thể xảy ra nguy cơ đối với thai nhi. D D Chắc chắn có nguy cơ đối với thai nhi. Chỉ sử dụng thuốc khi Hình 3.1.Thống kê phân loại mức độ an toàn của lợi ích vượt trội nguy cơ. FDA và TGA. X X Thuốc có nguy cơ cao đối với thai nhi. Chống chỉ định đối với PNMT hoặc có thể mang thai. Danh sách hoạt chất có phân loại FDA và TGA giống nhau: 477
  5. Phân Hoạt chất loại A Acid Folic, Levothyroxin natri, Calamin. B Cyclizin, Ondansetron (hydroclorid), Loratadin, Acetylcystein, Praziquantel, Cefazolin, Cefotaxim, Ceftriaxon, Cefuroxim (axetil), Cefuroxim (natri), Spectinomycin, Vancomycin, Metronidazol, Azithromycin, Amphotericin B, Acyclovir, Tenofovir disoproxil fumarat, Ritonavir, Acid tranexamic, Acarbose, Desmopressin acetat, Dobutamin, Terbinafin, Permethrin, Cimetidin, Famotidin, Pantoprazol, Ranitidin, Acyclovir, Ipratropium bromid. C Fentanyl (citrat), Morphin hydroclorid, Morphin sulfat, Meloxicam, Pethidin hydroclorid, Promethazin hydroclorid, Clofazimin, Rifampicin, Rifampicin + Isoniazid, Sulfadiazin, Ciclosporin, Heparin natri, Dexamethason phosphat (natri), Methylprednisolon acetat, Fludrocortison, Glibenclamid, Gliclazid, Metformin, Amitriptylin, Fluoxetin (hydroclorid), Haloperidol, Risperidon, Clomipramin, Ergometrin maleat, Nifedipin, Pyridostigmin bromid, Vecuronium bromid, Diltiazem, Propranolol hydroclorid, Verapamil hydroclorid, Amlodipin, Furosemid, Hydralazin, Streptokinase, Sulfacetamid natri, Timolol. D Penicilamin, Amikacin, Gentamicin (sulfat), Doxycyclin (hydroclorid), Kanamycin, Efavirenz, Azathioprin, Bleomycin, Carboplatin, Cisplatin, Cyclophosphamid, Cytarabin, Dactinomycin, Doxorubicin hydroclorid, Etoposid, Fluorouracil, Mercaptopurin, Procarbazin, Vinblastin sulfat, Chlorambucil, Daunorubicin, Propylthiouracil, Acid valproic (natri), Carbamazepin, Magnesi sulfat, Phenobarbital, Phenytoin, Lithi carbonat, Colchicin, Captopril, Enalapril, Gentamicin, Neomycin, Tetracyclin hydroclorid. X Ribavirin. Hình 3.2 Truy vấn dữ liệu từ 2 danh mục, các thuốc có phân loại mức độ an toàn theo TGA và FDA đều là A (hình trái) và theo FDA là B (hình phải). 478
  6. 3.2. Bàn luận Sau khi tra cứu thông tin thuốc cho PNMT ở các nguồn tài liệu tham khảo, nhận thấy các tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất tại Việt Nam, ở những thuốc có số đăng ký vài năm gần đây thông tin mục PNMT chi tiết hơn những thuốc có số đăng ký trước đó (ví dụ: thuốc Risperidone MKP 2, SĐK: VD- 23190-15 và thuốc Risperidon 2, SĐK: VD-32395-19;…). Một số thuốc có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất nước ngoài cung cấp thông tin cụ thể, đầy đủ hơn (ví dụ: Biệt dược Cyanokit và biệt dược Hycoba-bfs 5mg, biệt dược Dilatin và biệt dược Phenytoin 100 mg,…). Các trang web tra cứu thông tin thuốc ở Việt Nam vẫn còn hạn chế phần thông tin thuốc cho PNMT như yhoccongdong.com, thongtinthuoc.com.vn,....Nguồn tra cứu medicines.org.uk, drugs.com, medscape, rxlist.com, có ưu điểm là dễ dàng tìm kiếm được hầu hết các hoạt chất có trong danh mục khảo sát, cung cấp thông tin khá đầy đủ, tuy nhiên Sách Drugs for Pregnant and Lactating Women sẽ có nhiều thông tin về ảnh hưởng của thuốc đối với mẹ và thai nhi hơn. Các tài liệu điện tử tra cứu thông tin thuốc cho PNMT như: Uktis, Mothertobaby, dễ truy cập và dễ hiểu, phù hợp cho cả đối tượng bệnh nhân, tuy nhiên số lượng hoạt chất vẫn còn hạn chế. Kết quả hình 3.1, cho thấy sự không tương đồng giữa 2 phân loại FDA và TGA: Nhóm FDA TGA Phân loại có số thuốc nhiều nhất C B Phân loại có số thuốc ít nhất A X Ngoài ra, theo phân loại của TGA, số lượng thuốc có phân loại A, nhiều hơn đáng kể so với phân loại của FDA. Nhận xét phân loại thuốc của FDA, tỷ lệ thuốc có nguy cơ đối với thai nhi chiếm gần một nửa số lượng thuốc khảo sát, không có nhiều thuốc được xem là an toàn đối với PNMT (hình 3.1). Khuyến cáo khác nhau giữa các chỉ định và liều dùng của hoạt chất acid acetylsalicylic. Cụ thể, tiếp xúc mãn tính với liều giảm đau của aspirin > 300 mg/ngày từ 30 tuần của thai kỳ có thể liên quan đến các biến chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh và đóng sớm ống động mạch, dẫn đến bất thường mạch máu phổi và tăng huyết áp phổi kéo dài ở trẻ sơ sinh. Aspirin liều thấp (< 100mg/ngày) không ảnh hưởng đến thời gian chảy máu. Hoạt chất nifedipin được xem là chống chỉ định trong thai kỳ bởi tác dụng phụ và khả năng gây quái thai, nhưng vẫn được cân nhắc sử dụng tùy vào trường hợp lâm sàng ở PNMT. Dạng bào chế cũng cần phải được lưu ý (nifedipine trong chỉ định giảm co tử cung không dùng dạng phóng thích chậm). Ưu tiên chỉ định Ritonavir đường uống có dạng bào chế viên hơn dạng bào chế dung dịch, khi kết hợp với các thuốc kháng vi-rút khác để điều trị nhiễm HIV-1 cho PNMT. Nồng độ và liều dùng của bupivacain khi sử dụng cho PNMT bị ảnh hưởng do thay đổi dược động học trong thai kỳ, cụ thể cần giảm nồng độ và liều dùng so với liều thông thường. Độ thanh thải của vasopressin khác nhau trong từng giai đoạn 479
  7. mang thai, do đó liều dùng cũng phải cần điều chỉnh theo thời điểm sử dụng thuốc, cụ thể có thể là tăng hơn nhiều so với liều thông thường ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự khác nhau trong phân loại mức độ an toàn của thuốc theo FDA hoặc TGA của các hoạt chất Hoạt chất Nhận xét Cụ thể phân loại Acid Acetylsalicylic Một số thuốc nhóm NSAID có sự Ba tháng đầu và giữa: C* phân loại khác nhau khi sử dụng Ba tháng cuối: D* Diclofenac thuốc theo từng giai đoạn của thai kỳ. Piroxicam Fluconazol Phân loại mức độ an toàn của thuốc Nhiễm nấm âm đạo: C* khác nhau tùy thuộc vào từng chỉ Các chỉ định khác D* định. Warfarin natri Phụ nữ có van tim cơ học: D* Các chỉ định khác X* Cloroquin (phosphat Mức độ an toàn của thuốc khi sử Liều phòng ngừa: A** hoặc sulfat) dụng khác nhau tùy liều được sử Liều điều trị: D** dụng trong thai kỳ. Vitamin C Liều thông thường: A* Liều cao: C* Insulin Mức độ an toàn của insulin phụ Insulin (tác động nhanh): B3** thuộc vào thời gian khởi phát và Insulin (tác động trung bình): N/a** duy trì của từng loại insulin. Insulin (tác động nhanh): C* Insulin (tác động trung bình): B * Dexamethason Phân loại mức độ an toàn của một Dạng uống: A** thuốc có sự khác nhau trong trường Dạng tiêm: C** hợp đường dùng khác nhau. Medroxyprogesteron Dạng uống: X* e acetat Dạng tiêm: N/a* Fluorouracil Dạng tiêm: D* Dùng ngoài: N/a* 480
  8. Methylprednisolon Phân loại mức độ an toàn của một Bột pha tiêm (Methylprednisolon natri thuốc có sự khác nhau trong trường succinat): A** hợp thuốc có dạng bào chế khác Hỗn dịch (Methylprednisolon acetat): nhau. C** *Phân loại mức độ an toàn của thuốc theo FDA; **Phân loại mức độ an toàn của thuốc theo TGA. Qua việc xây dựng hai danh mục, kết quả cho thấy là sự khác nhau về phân loại mức độ an toàn, khuyến cáo chủ yếu phụ thuộc vào đường dùng, liều dùng, chỉ định, dạng bào chế, và thời điểm sử dụng thuốc khi mang thai. Trường hợp chỉ dựa vào bảng phân loại mức độ an toàn để đưa ra quyết định lâm sàng thì vẫn chưa thực sự đầy đủ (ví dụ: Ritonavir có phân loại mức độ an toàn giống nhau ở dạng bào chế viên và dung dịch, nhưng theo khuyến cáo dung dịch Ritonavir có chứa cồn nên không khuyến cáo dùng cho PNMT). Do đó khi tham khảo thông tin thuốc cho PNMT nên tham khảo phân loại và cả các khuyến cáo của thuốc, luôn phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Phần mềm MySQL Workbench sử dụng ngôn ngữ SQL, dễ dàng quản lý và lưu trữ dữ liệu theo các bảng. Từ đó có thể truy xuất dữ liệu từ 2 bảng thông qua khóa chính là số thứ tự của 2 bảng. 4. KẾT LUẬN Sự khác nhau về phân loại mức độ an toàn của một hoạt chất thường là do thời điểm sử dụng thuốc trong thai kỳ hoặc có dạng bào chế, đường dùng, hàm lượng khác nhau. Nên tham khảo thông tin thuốc cho PNMT ở các nguồn tài liệu chuyên biệt, đồng thời tham khảo phân loại mức độ an toàn của thuốc theo chữ cái, để có đầy đủ dữ liệu cho việc quyết định sử dụng thuốc trên lâm sàng hiệu quả nhất. Ứng dụng phần mềm MySQL Workbench trong việc quản lí cơ sở dữ liệu. Bằng ngôn ngữ SQL phần mềm MySQL Workbench giúp liên kết, truy vấn dữ liệu, từ 2 danh mục nhanh chóng và dễ dàng. Cơ sở dữ liệu hiện có là nền tảng để tiếp tục phát triển nguồn tham khảo thông tin thuốc cho PNMT bằng tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Enazy, S., Ali, S., Albekairi, N., El-Tawil, M., & Rytting, E. (2017). Placental control of drug delivery. Advanced Drug Delivery Reviews, 116, 63–72. Link 2. CDC. (2018). Providing Better Information to Women and Healthcare Providers. Centers for Disease Control and Prevention. Link 3. Erdeljić, V., Francetić, I., Makar-Ausperger, K., Likić, R., & Radacić-Aumiler, M. (2010). Clinical pharmacology consultation: A better answer to safety issues of drug therapy during pregnancy? European Journal of Clinical Pharmacology, 66(10), 1037-Link 4. Mohseni, M., Azami-Aghdash, S., Gareh Sheyklo, S., Moosavi, A., Nakhaee, M., Pournaghi- Azar, F., & Rezapour, A. (2018). Prevalence and Reasons of Self-Medication in Pregnant Women: A 481
  9. Systematic Review and Meta-Analysis. International Journal of Community Based Nursing and Midwifery, 6(4), 272–284. 5. Pinheiro, E. A., & Stika, C. S. (2020). Drugs in pregnancy: Pharmacologic and physiologic changes that affect clinical care. Seminars in Perinatology, 44(3), 151221. Link 6. Zhang, J., Ung, C. O. L., Wagner, A. K., Guan, X., & Shi, L. (2019). Medication Use During Pregnancy in Mainland China: A Cross-Sectional Analysis of a National Health Insurance Database. Clinical Epidemiology, 11, 1057–1065. Link CƠ SỞ DỮ LIỆU GỐC 482
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2