Trần Viết Khanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 131 - 137<br />
<br />
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THÔNG TIN ĐỊA LÍ<br />
VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN BẰNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY<br />
Trần Viết Khanh1*, Lê Minh Hải 2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Đại học Thái Nguyên, NCS Viện Địa lí - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Biên tập bản đồ trực tuyến (online) trên nền Web với sự trợ giúp của Google Maps là việc làm rất<br />
mới so với cách xây dựng và thành lập bản đồ truyền thống. Tuy mới phát triển trong những năm gần<br />
đây nhưng cách làm này đã thể hiện được tính hiệu quả và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vự<br />
khác nhau. Yếu tố quan trọng trong việc biên tập, thành lập bản đồ này là xây dựng hệ thống cơ sở<br />
dữ liệu (CSDL). Cơ sở dữ liệu GIS bao gồm CSDL không gian (hay còn gọi là CSDL địa lí) và<br />
CSDL phi không gian (CSDL thuộc tính). Hệ quản trị CSDL có thể xây dựng bằng nhiều cách khác<br />
nhau như: xây dựng hệ quản trị CSDL bằng PHP/MySQL; hệ quản trị CSDL bằng XML, Microsoft<br />
Access...vv. Các phương pháp xây dựng CSDL hiện nay đều cần có sự trợ giúp của máy chủ.<br />
Với công nghệ điện toán đám mây, Google cho phép người quản trị CSDL xây dựng hệ quản trị<br />
CSDL địa lí thông qua máy chủ. Table Fusion của Google là công cụ điện toán đám mây có chức<br />
năng quản trị CSDL và biên tập bản đồ trực tuyến. Bài báo giới thiệu ứng dụng Google Fusion<br />
Table trong xây dựng hệ CSDL GIS và biên tập bản đồ trực tuyến mà tác giả đã áp dụng trong quá<br />
trình nghiên cứu và thành lập các bản đồ quản lý không gian cho những lĩnh vực khác nhau.<br />
Từ khoá: Bản đồ, trực tuyến, điện toán đám mây, GIS, Google Maps, Google Fusion Table.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện toán<br />
đám mây (Cloud Computing), hệ CSDL GIS<br />
không chỉ được xây dựng bằng các phần<br />
mềm offline trên máy lẻ (Single Computer)<br />
hoặc truy vấn qua mạng nội bộ (SQL) mà<br />
còn được xây dựng và phát triển trên môi<br />
trường web (online).<br />
Có nhiều ứng dụng hỗ trợ xây dựng bản đồ<br />
trực tuyến được các tập đoàn truyền thông<br />
hàng đầu thế giới phát triển. Các ứng dụng<br />
bản đồ như Google Maps, Bring Maps,<br />
ArcGIS Online... là những dịch vụ ứng dụng<br />
bản đồ trực tuyến miễn phí phổ biến. Ngoài<br />
tính năng phục vụ nhu cầu tìm kiếm, hướng<br />
dẫn thông tin thông qua bản đồ, các dịch vụ<br />
này còn phục vụ các nhu cầu chia sẻ hình ảnh,<br />
video và cá nhân hoá bản đồ. Bên cạnh đó,<br />
với mục đích hướng tới đối tượng có nhu cầu<br />
phát triển các ứng dụng cá nhân, các dịch vụ<br />
bản đồ trực tuyến còn tạo môi trường để phát<br />
triển ứng dụng cho người dùng.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912.187.118<br />
<br />
Xây dựng một hệ CSDL GIS trên môi trường<br />
trực tuyến có thể giúp chúng ta tiết kiệm chi<br />
phí đầu tư cơ sở hạ tầng, phần cứng, tiết kiệm<br />
chi phí phần mềm, quản trị viên có thể tác<br />
nghiệp ở bất kỳ đâu trong điều kiện online.<br />
Trong quá trình thực hiện xây dựng hệ GIS và<br />
thành lập bản đồ trực tuyến không gian Đại<br />
học Thái Nguyên, chúng tôi đã tìm hiểu nhiều<br />
công cụ ứng dụng khác nhau và so sánh tìm ra<br />
công cụ tối ưu. Google Maps được coi là một<br />
lựa chọn hiệu quả nhất để xây dựng và phát<br />
triển các bản đồ trực tuyến.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Sơ lược về hệ thông tin địa lý (GIS)<br />
Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung<br />
GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người<br />
và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại<br />
vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các<br />
thông tin địa lí để phục vụ một mục đích<br />
nghiên cứu, quản lý nhất định.<br />
Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu<br />
thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị các thông tin<br />
không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể.<br />
Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc<br />
với các thông tin không gian, phi không gian,<br />
131<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Viết Khanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thiết lập quan hệ không gian (topo) giữa các<br />
đối tượng. Có thể nói các chức năng phân tích<br />
không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS.<br />
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà<br />
nước, GIS có thể được hiểu như là một công<br />
nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến<br />
chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định<br />
phục vụ các nhà quản lý.<br />
Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống<br />
gồm các hợp phần: phần cứng, phần mềm,<br />
CSDL và Cơ sở tri thức chuyên môn.<br />
Như vậy, hệ thống thông tin địa lí là một tập<br />
hợp cụ thể, có hệ thống, bao gồm phần cứng<br />
và phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu thông<br />
tin địa lí và con người, nhằm thực hiện có<br />
hiệu quả các công việc thu thập, lưu trữ, cập<br />
nhật, thao tác phân tích, trình bày và xuất in<br />
tất cả các dạng thông tin liên quan đến các<br />
đối tượng địa lí. Hệ thống thông tin địa lí<br />
làm được các phân tích không gian phức tạp<br />
mà nếu làm theo các phương pháp khác thì<br />
sẽ mất nhiều thời gian hoặc không thể thực<br />
hiện được.<br />
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS<br />
đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong<br />
hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội, an ninh,<br />
quốc phòng, đối phó với thảm hoạ, thiên tai<br />
v.v... GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan<br />
chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp,<br />
các cá nhân v.v... đánh giá được hiện trạng<br />
của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh<br />
tế-xã hội thông qua các chức năng thu thập,<br />
quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các<br />
thông tin được gắn với một nền bản đồ số<br />
nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu<br />
đầu vào.<br />
Sơ lược về điện toán đám mây<br />
Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin đã<br />
bắt đầu một mẫu hình mới - điện toán đám<br />
mây (Cloud computing) . Mặc dù điện toán<br />
đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp<br />
các tài nguyên máy tính nhưng nó đã châm<br />
ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp<br />
thông tin và dịch vụ.<br />
<br />
106(06): 131 - 137<br />
<br />
Điện toán đám mây có thể được hiểu một<br />
cách đơn giản là các nguồn điện toán khổng<br />
lồ như phần mềm, dịch vụ... sẽ nằm tại các<br />
máy chủ ảo (đám mây) trên internet thay vì<br />
nằm trong máy tính cá nhân, để mọi người có<br />
thể kết nối, truy cập và sử dụng một cách dễ<br />
dàng. Với các dịch vụ sẵn có trên internet,<br />
người dùng (user) không phải mua, không<br />
phải duy trì cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị<br />
cũng như phần mềm. Nhưng người dùng vẫn<br />
có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn<br />
tại trong "đám mây" tại bất kỳ thời điểm nào<br />
và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống internet.<br />
Google Fusion Tables là một dịch vụ Web do<br />
Google cung cấp với chức năng quản lý dữ<br />
liệu trực tuyến theo công nghệ điện toán đám<br />
mây. Dữ liệu được lưu trữ trong nhiều bảng<br />
(Table) cho phép người dùng có thể cập nhật,<br />
chỉnh sửa và lưu trữ.<br />
Fusion Table cung cấp phương tiện để hiển<br />
thị dữ liệu với các dạng biểu đồ và bản đồ địa<br />
lý. Dịch vụ này chính thức được công bố và<br />
phát triển từ năm 2010. Trong năm 2011<br />
Fusion Tables đã trở thành một tính năng mặc<br />
định trong bộ công cụ của Google Docs. Kích<br />
thước của bộ dữ liệu hiện đang giới hạn 250<br />
MB cho mỗi người dùng.<br />
Trong điều kiện người dùng hạn chế về nền<br />
tảng phần cứng để xây dựng và phát triển hệ<br />
CSDL GIS thì Fusion Table là sự lựa chọn<br />
tối ưu.<br />
Xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu GIS<br />
quản trị không gian Đại học Thái Nguyên<br />
với Fusion Table<br />
Đăng ký, đăng nhập sử dụng dịch vụ<br />
- Bước 1: Đăng ký tài khoản của Google tại<br />
địa chỉ: http://accounts.google.com<br />
- Bước 2: Dùng tài khoản Google Account để<br />
đăng nhập Google Fusion Table tại địa chỉ:<br />
http://tables.googlelabs.com/<br />
Tạo bảng CSDL<br />
- Bước 3: Tạo bảng Fusion Table có tên TNU<br />
Map 2013 với cấu trúc như Bảng 1.<br />
<br />
132<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Viết Khanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 131 - 137<br />
<br />
Bảng 1. Cấu trúc, định dạng và chức năng lưu trữ thông tin<br />
Tên cột<br />
Columns<br />
<br />
Định dạng<br />
(Type)<br />
<br />
ID<br />
<br />
Number<br />
<br />
Location<br />
<br />
Location<br />
<br />
Name<br />
<br />
Text<br />
<br />
Geo Type<br />
<br />
Text<br />
<br />
Truong<br />
<br />
Text<br />
<br />
Info1, Info2<br />
<br />
Text,<br />
Number.<br />
<br />
Chức năng lưu trữ thông tin<br />
- Ghi thứ tự trường dữ liệu (Rows).<br />
- Giá trị là các số từ 1 trở đi.<br />
- Là cơ sở truy vấn, liên kết, gộp dữ liệu (Megre) khi cần bổ sung thông tin.<br />
- Lưu trữ dữ liệu không gian địa lí. Dữ liệu phải theo chuẩn KML (Keyhole<br />
Markup Language) tương thích với Google Maps, Google Earth.<br />
- Lưu trữ thông tin tên địa điểm.<br />
- Giá trị là tên địa điểm. Ví dụ: Giảng đường A, Hội trường C.<br />
- Lưu trữ thông tin phân loại đối tượng địa lí Location.<br />
- Các giá trị tương ứng là dạng điểm (Point), dạng đường (polyline), dạng vùng<br />
(polygon)<br />
- Lưu trữ thông tin trả lời cho câu hỏi: đối tượng địa lí thuộc đơn vị nào quản<br />
lý?.<br />
- Giá trị là tên các trường đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên.<br />
- Lưu trữ thông tin cập nhật dạng chữ, hình ảnh, YouTube video...vv.<br />
- Lưu trữ thông tin cập nhật dạng số.<br />
<br />
+ Kết quả xây dựng bảng CSDL như hình 1:<br />
Định dạng kiểu dữ liệu<br />
<br />
Cấu trúc bảng<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc bảng CSDL TNU Map 2013 trong Fusion Table<br />
<br />
Nhập dữ liệu vào CSDL<br />
<br />
Nhập dữ liệu từ bảng Excel<br />
<br />
Nhập trực tiếp trên bảng Fusion Table<br />
<br />
- Người quản trị nhập CSDL trên Excel. Cơ<br />
sở tham chiếu dữ liệu là cột ID. Nhập dữ liệu<br />
bằng cách liên kết giữa 2 bảng bằng cách:<br />
<br />
- Mỗi đối tượng địa lí khi nhập vào bảng<br />
Fusion Table tương ứng là một dòng (Row).<br />
Nhập trực tiếp trên bảng bằng cách chọn<br />
menu Edit\Add Row<br />
- Thêm thông tin (info) cho đối tượng bằng cách<br />
thêm cột (Columns). Nhập trực tiếp trên bảng<br />
bằng cách chọn menu Edit\Add Column<br />
<br />
+ Đăng nhập tài khoản Google Fusion Table<br />
+ Upload file Excel lên Fusion Table.<br />
+ Chọn menu File\Merge<br />
+ Chọn file đích liên kết đến để liên kết CSDL.<br />
133<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Viết Khanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 131 - 137<br />
<br />
Lọc dữ liệu<br />
- Công cụ lọc dữ liệu Filter cho phép lọc thông tin dữ liệu theo các Column. Có thể lọc theo<br />
nhiều điều kiện.<br />
Ví dụ: Lọc các đối tượng địa lí dạng vùng (polygon) thuộc Trường đại học sư phạm. Lệnh Filter<br />
có cú pháp như sau:<br />
Truong = 'Đại học sư phạm' AND 'Geo Type' = 'Polygon'<br />
Kết quả thực hiện lệnh Filter như hình 2:<br />
<br />
Hình 2. Lọc dữ liệu trong Fusion Table<br />
<br />
Biên tập bản đồ trực tuyến<br />
- Gọi cửa sổ bản đồ bằng cách chọn thẻ có dấu + trên bảng Fusion Table, chọn Add Map, khung<br />
cửa sổ bản đồ Map 1 sẽ hiện như hình 3.<br />
<br />
Hình 3. Khung cửa sổ Map 1 và các menu biên tập bản đồ<br />
<br />
134<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Viết Khanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 131 - 137<br />
<br />
- Menu của cửa sổ bản đồ Map 1 với các tính năng sau:<br />
Rename: đổi tên cửa sổ Map 1 thành tên khác.<br />
Move to front: chuyển lớp cửa sổ bản đồ lên trên.<br />
Duplicate: Tạo bản sao (copy thành bản đồ mới)<br />
Remove: Huỷ bản đồ<br />
Publish: Xuất bản bản đồ<br />
Change info window layout: Thay đổi cửa sổ hiển thị thông<br />
tin (khi người xem bản đồ kích chuột vào đối tượng thì cửa sổ<br />
info sẽ xuất hiện)<br />
Change map styles: Thay đổi hiển thị của đối tượng trên bản<br />
đồ.<br />
Select location: Chọn column tham chiếu địa điểm.<br />
<br />
Biên tập hiển thị các đối tượng (Change map styles)<br />
Biên tập hiển thị các đối tượng điểm<br />
- Từ menu bản đồ Map 1, chọn Change map styles, chọn Point - Maker Icon<br />
- Có 3 phương pháp thể hiện đối tượng dạng điểm (Maker Icon) như hình 4.<br />
<br />
Hình 4. Biên tập hiển thị đối tượng điểm<br />
<br />
+ chọn Fixed: cố định 1 kiểu hiển thị. (tất<br />
cảbđối tượng điểm hiển thị trên bản đồ được<br />
ký hiệu bằng hình tròn màu đỏ)<br />
+ Chọn Column, chọn Use icon specified in<br />
a column: Thể hiện các đối tượng theo kiểu<br />
định sẵn được người quản trị ghi trong 1<br />
Column.<br />
Ví dụ: Người quản trị tạo một Column có tên<br />
Type Icon trong bảng Fusion Table và nhập<br />
<br />
các giá trị là tên các kiểu Marker Icon.<br />
Google Maps có bảng tên 200 ký hiệu điểm.<br />
(Map marker or Icon names)<br />
+ Chọn Bucket: Thể hiện đối tượng điểm<br />
theo các khoảng dữ liệu từ thấp đến cao.<br />
Nhập số khoảng dữ liệu muốn thể hiện trong<br />
mục Divide into.....bukets ; Chọn loại dữ liệu<br />
muốn thể hiện trong mục Column; Nhập<br />
khoảng dữ liệu cho mỗi thang bậc màu sắc<br />
(như hình 4).<br />
135<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />