intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh tập trung vào đánh giá theo tiếp cận năng lực dựa trên cơ sở của chương trình, sách giáo khoa 2006. Từ năm học 2022 - 2023 bắt đầu thực hiện dạy học môn Hóa học 10 theo CTGDPT 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0176 Educational Sciences 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 193-204 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I LỚP 10 NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH Vũ Thị Hoài Thu1, Chu Thị Quỳnh Trang2, Đặng Thị Oanh3 và Phạm Thị Bích Đào4 1 Trường Trung học phổ thông Phùng Khắc Khoan, Thái Bình 2 Trường Trung học phổ thông Nam Tiền Hải, Thái Bình 3 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Đánh giá năng lực đang được đặc biệt quan tâm và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Đánh giá năng lực hóa học thông qua bài kiểm tra định kì sẽ góp phần đánh giá được năng lực hóa học của học sinh thông qua dạy học môn Hóa học. Dựa vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học để xây dựng bảng ma trận đề, bảng đăc tả đề kiểm tra, từ đó có thể thiết kế được các dạng đề khác nhau theo bảng ma trận nhằm đánh giá được năng lực hóa học của học sinh. Bài báo minh họa đề kiểm tra giữa kì I của môn Hóa học 10 theo chương trình 2018 trên cơ sở đã xin ý kiến đóng góp của chuyên gia và đồng nghiệp. Đề kiểm tra cũng đã được điều chỉnh cho phù hợp sau khi đã được đánh giá độ khó, độ phân biệt và độ tin cậy. Kết quả thực nghiệm sư phạm (TNSP) với 82 học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông (THPT) đã được phân tích dựa vào các biểu hiện của 3 thành phần năng lực hóa học của HS. Từ đó cho thấy đề kiểm tra đã đánh giá được năng lực hóa học của học sinh, đảm bảo được mục tiêu đánh giá học sinh ở cấp độ của trường THPT. Từ khóa: đánh giá định kì, đánh giá giữa kì, năng lực hóa học, đáng giá năng lực hóa học, Hóa học 10. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; trong đó có nhấn mạnh “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [1]. Việc đánh giá có vai trò hết sức quan trọng vì nó là nền tảng giúp cho các cấp quản lí giáo dục, nhà trường, giáo viên (GV) và học sinh (HS) có những căn cứ quan trọng để đánh giá/tự đánh giá mức độ thành tích HS đạt được so với yêu cầu cần đạt trong mục tiêu của Chương trình giáo dục. Từ đó thúc đẩy các hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục đã đề ra trong chương trình. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên các yêu cầu cần đạt có tính khái quát như trong Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đã ban hành thì GV và cán bộ quản lí sẽ gặp khó khăn trong triển khai Chương trình, nhất là Ngày nhận bài: 3/10/2022. Ngày sửa bài: 25/10/2022. Ngày nhận đăng: 3/11/2022. Tác giả liên hệ: Đặng Thị Oanh. Địa chỉ e-mail: oanhdt55@gmail.com 193
  2. Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào khâu đánh giá. Nói cách khác, để thực hiện thành công CTGDPT 2018 nói chung và CTGDPT môn Hóa học 2018 [2] nói riêng, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cơ bản trong khâu đánh giá năng lực của HS Cần phải xây dựng được bộ tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực cho phù hợp với mục đích đánh giá. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước mà lí thuyết về đo lường, đánh giá giáo dục đã được ứng dụng một cách rộng rãi, họ biết rằng để đánh giá cần đo lường, và để đo lường cần các bộ công cụ đạt chuẩn. Muốn xây dựng bộ công cụ cần phải xây dựng được các chuẩn. Đánh giá diện rộng cấp quốc gia, quốc tế đang dần trở nên phổ biến, một số bằng cấp/ chứng chỉ điển hình là của các tổ chức danh tiếng đã cấp như chứng chỉ A- level, O- level của trường đại học Cambridge, Vương quốc Anh; chứng chỉ SAT, GRE, TOFEL của Hoa Kỳ; chứng chỉ ACT, WAEC của Nam Phi;... Đối với Việt Nam, đây là vấn đề mới và đang được nhiều chuyên gia và các nhà giáo dục quan tâm. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục và chuẩn đánh giá năng lực nói chung [3-5]. Về vấn đề kiểm tra đánh giá HS THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực môn Hóa học có các công trình [6, 7]; nghiên cứu về đánh giá năng lực thực nghiệm thông qua lĩnh vực khoa học tự nhiên [8]; nghiên cứu việc phát triển năng lực (NL tìm hiểu tự nhiên cho HS trung học cơ sở thông qua phương pháp bàn tay nặn bột, mô hình 5E [9-11], xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho HS trung học cơ sở và HS THPT [12-15]. Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào đánh giá theo tiếp cận năng lực dựa trên cơ sở của chương trình, sách giáo khoa 2006. Từ năm học 2022 - 2023 bắt đầu thực hiện dạy học môn Hóa học 10 theo CTGDPT 2018. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực nói chung và năng lực hóa học nói riêng với các hình thức đánh giá định kì, đánh giá quá trình đang là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận về năng lực hóa học Môn Hóa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hóa học với các thành phần: Nhận thức hóa học; Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học [2]. Nhận thức hóa học là khả năng nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học là khả năng quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. Trong [2] đã mô tả rất cụ thể các biểu hiện của từng thành phần năng lực hóa học. Vì vậy khi đánh giá năng lực hóa học cho học sinh thông qua các bài kiểm tra định kì hay đánh giá quá trình cần phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình để xây dựng bộ công cụ đánh giá cho phù hợp. 2.2. Cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá định kì Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt đã được quy định trong CTGDPT và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS [6]. 194
  3. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh Mục đích đánh giá định kì: là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng [6]. Nội dung đánh giá định kì: Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì)/ cuối kì [6]. Phương pháp, công cụ đánh giá định kì [6]: - Phương pháp đánh giá định kì có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập… - Công cụ đánh giá định kì có thể là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi xây dựng và sử dụng bài kiểm tra viết giữa học kì 1 lớp 10 theo CTGDPT 2018 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh. Để xây dựng được đề kiểm tra định kì nói chung hay đề kiểm tra giữa kì cần phải tuân theo các yêu cầu xây dựng được bảng ma trận đề và bảng đặc tả đề kiểm tra. Theo [16] tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá định kì cần phải xây dựng được ma trận đề, bảng đặc tả đề kiểm tra. * Ma trận đề kiểm tra: là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí… Ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương. * Bản đặc tả đề kiểm tra (trong tiếng Anh gọi là test specification hay test blueprint) là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Bản đặc tả đề kiểm tra cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá. * Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học. Bản đặc tả đề kiểm tra: Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỉ trọng cho phù hợp. 2.3. Xây dựng khung ma trận đề và bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa học lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh Căn cứ vào bảng mô tả các biểu hiện của năng lực hóa học trong CTGDPT môn Hóa học năm 2018 [2], mã hóa các chỉ số hành vi được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Mã hóa các chỉ số hành vi Năng lực hóa học và thành phần Mã hóa Mã hóa chỉ số hành vi của năng lực hóa học Năng lực hóa học (Chemistry Competency) CC TP 1: Nhận thức hóa học CC1 CC1.1……CC1.8 TP 2: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ CC2 CC2.1……CC2.5 hóa học TP 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học CC3 CC3.1…….CC3.5 195
  4. Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào Với TP1: nhận thức hóa học được đánh giá theo 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng (vận dụng thấp và vận dụng cao). Mã hóa (CC1.1) biểu hiện ở mức độ nhận biết với các động từ: nhận biết, nêu được, phát biểu được… trong yêu cầu cần đạt (CC1.2), (CC1.3) gắn với động từ; trình bày; mô tả… trong yêu cầu cần đạt. Mã hóa (CC1.4); (CC1.5); (CC1.6) biểu hiện của mức độ thông hiểu và vận dụng với các động từ miêu tả lần lượt là: so sánh, phân loại, lựa chọn…; phân tích các khía cạnh… giải thích và lập luận… trong yêu cầu cần đạt. TP 2: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học (CC2) được thể hiện ở mức độ: Nhận ra vấn đề cần tìm hiểu, vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề đó. TP3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (CC3.1) với mức độ vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện, giải thích được vấn đề ứng dụng của hóa học trong cuộc sống. * Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I lớp 10 - Khung ma trận Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung: Cấu tạo Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Kết thúc ở nội dung: Cấu tạo của BTH). Thời gian làm bài: 45 phút. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50 % trắc nghiệm, 50 % tự luận). (Lưu ý: Tỉ lệ trắc nghiệm và tự luận tùy các trường quy định) - Cấu trúc: Mức độ đề: 25 % Nhận biết; 25% Thông hiểu; 40 % Vận dụng; 10% Vận dụng cao. Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 10), mỗi câu 0,25 điểm; Phần tự luận: 5,0 điểm (Vận dụng: 4,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0). Bảng 2. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 Mức độ nhận thức Nhận Thông Vận Vận Tổng Tổng số Nội dung/ Đơn vị kiến biết hiểu dụng dụng câu số thức (TNKQ) (TNKQ) (TL) cao điểm (TL) TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 1. Nhập môn hóa học 1 1 0,25 2. Các thành phần của 2 1 3 0,75 nguyên tử 3. Nguyên tố hoá học 2 3 1 1 5 1 3,75 4. Cấu trúc lớp vỏ 1 1 electron nguyên tử 3 4 7 1 4,25 5. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá 2 2 1 học Tổng số câu 10 10 1 2 1 20 3 10,0 Điểm số 2,5 2,5 1,0 3,0 1,0 5,0 5,0 10,0 Tổng số điểm 2,5 3,5 3,0 1,0 10 10,0 196
  5. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh Bảng 3. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 Số câu theo mức độ nhận thức Nội dung/ Mức độ nhận thức /Mã Chủ đề Đơn vị hóa Nhận Thông Vận Vận kiến thức biết hiểu dụng dụng (TNKQ) (TNKQ) (TL) cao (TL) Nhập Nhập Nhận biết (CC1.1) môn môn hoá - Nêu được đối tượng 1 câu Hóa học học nghiên cứu của hóa học Câu 1 Cấu tạo Nhận biết (CC1.2) nguyên 1. Các - Trình bày được thành tử thành phần của nguyên tử (các 2 câu phần của loại hạt cơ bản tạo nên Câu 2 nguyên tử hạt nhân và lớp vỏ Câu 3 nguyên tử …; Điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). Thông hiểu (CC1.4) 1 câu - So sánh được khối Câu 4 lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử Nhận biết (CC1.2) 2 câu 3 câu 2. - Trình bày được khái Câu 5 Câu 7 Nguyên niệm về nguyên tố hoá Câu 6 Câu 8 tố hoá học; số hiệu nguyên tử; Câu 9 học số khối và kí hiệu nguyên tử. - Trình bày được khái niệm đồng vị thông qua kí hiệu hóa học. Vận dụng (CC1.6) 1câu 1 câu (CC3.1) Câu Câu 3a – Tính được nguyên tử 3b TL khối trung bình (theo TL amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. 197
  6. Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào Nhận biết (CC1.1) - Trình bày được khái niệm đồng vị thông qua thành phần nguyên tử. Nhận biết (CC1.1); 3 câu (CC1.3); (CC1.2) Câu 10 3. Cấu – Nêu được khái niệm về trúc lớp orbital nguyên tử (AO). Câu 11 vỏ – Mô tả được,số lượng electron electron trong 1 AO. Câu 12 nguyên tử –Trình bày được khái niệm lớp electron, phân lớp electron thông qua mô hình nguyên tử. Thông hiểu (CC1.6) và 4 câu Tp2 (CC2.1) Câu 13 - Viết được cấu hình Câu 14 electron nguyên tử theo Câu 15 lớp, phân lớp electron và Câu 16 theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z. Câu 2a TL - Viết được cấu hình electron nguyên tử thông qua cấu hình electron của ion nguyên tử. Vận dụng (CC1.6) và 1 Tp3 (CC3.1) câu - Dựa vào đặc điểm cấu Câu hình electron lớp ngoài 2b cùng của nguyên tử dự TL đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. 1. Cấu tạo Nhận biết (CC1.3) 2 câu của bảng - Mô tả được cấu tạo của Bảng tuần hoàn bảng tuần hoàn các Câu 17 tuần các nguyên tố hoá học và nêu hoàn nguyên tố được các khái niệm liên các hoá học quan ô, chu kì, nhóm. nguyên Nhận biết (CC1.1) Câu 18 tố hóa - Nêu được về lịch sử học phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 198
  7. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh Thông hiểu (CC1.4) 2 câu - Phân loại được nguyên Câu 19 tố (dựa theo cấu hình Câu 20 electron: dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm). - Xác định được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thông qua cấu hình electron của nguyên tử và ion nguyên tử. Tổng số câu 10 10 2 1 Tỉ lệ % các mức độ 25% 25% 40% 10% nhận thức Tỉ lệ % chung 50% 50% Do hạn chế của khuôn khổ bài báo, đề kiểm tra chỉ trình bày một số câu minh họa cho các mức độ của năng lực hóa học. * Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 10 - Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Mức độ nhận biết (10 câu TNKQ) gồm các câu: 1; 2; 3; 5; 6 ;10; 12; 15; 17; 18. Ví dụ: Câu 3. (CC1.1) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. C. Hầu hết hạt nhân nguyên tử tạo thành từ các hạt proton và neutron. D. Vỏ nguyên tử tạo thành từ các hạt electron mang điện tích âm. Câu 6. (CC1.2) Aluminium là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau oxygen và silicon), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Đến ngày nay, aluminium được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, hàng không, điện tử, đồ gia dụng… Biết rằng hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích hạt nhân bằng +13, số khối bằng 27. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây aluminium? A. 13Al. 27 B. 27Al. 13 C. 14Al. 27 D. 27Al. 14 Câu 9. (CC1.3) Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính,... Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và 10 neutron. Fluorine có số khối là: A. 19 B. 28 C. 10 D. 9 Mức độ thông hiểu (10 câu) gồm các câu 4, 7, 8, 9, 11, 13, 14, 16, 19, 20. Ví dụ: Câu 10. (CC1.4) Nguyên tố X có sơ đồ cấu tạo nguyên tử như hình bên. Là một nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ trái đất ở dạng oxide. Ở dạng hợp chất nó có trong đất, đá, quặng, trong cơ thể người, động-thực vật. Hãy cho biết X có bao nhiêu lớp electron và bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? 199
  8. Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào A. 3 lớp electron, có 4 electron ở lớp ngoài cùng. B. 2 lớp electron, có 4 electron ở lớp ngoài cùng. C. 3 lớp electron, có ở 6 electron ở lớp ngoài cùng. D. 2 lớp electron, có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Câu 11. (CC1.5) Khí nitrogen ở điều kiện thường là chất khí không màu, không mùi, không vị, khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2. Nitrogen chiếm khoảng gần 80% thể tích không khí và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nguyên tử nitrogen (Z = 7) có cấu hình electron theo ô orbital là A. B. C. D. Câu 13. (CC1.4), (CC2.1) Ion Na+ là một ion có trong cơ thể con người, đóng vai trò cân bằng nước, điện giải và giúp dẫn truyền xung thần kinh cơ. Ion Na+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là: A. 3s1. B. 3s2. C. 3p1. D. 3p3. Câu 14. (CC1.5), (CC2.1) Để bảo vệ đường ống dẫn nước, dẫn hóa chất...làm bằng thép chôn dưới đất, người ta thường gắn thêm vào đó một tấm kim loại X hoạt động mạnh hơn Iron và bị ăn mòn trước. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là 3d104s2. Số hiệu nguyên tử của X là: A. 28. B. 29. C. 30. D. 31. Câu 16. (CC1.4), (CC2.1) Chlorine là một chất khí màu vàng lục, có mùi xốc, rất độc. Được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng mạnh. Các hợp chất của chlorine được sử dụng trọng các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh. Ion Cl- có 3 lớp electron, và 8 electron ở lớp ngoài cùng. Cấu hình electron của nguyên tử chlorine là: A. 1s22s22p53s1. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p23s23p3. D. 1s22s22p63s23p5 Câu 20. (CC1.6), (CC2.1) Anion X3– có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s²3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA B. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VA C. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA D. ô thứ 21, chu kì 4, nhóm IIIB 200
  9. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh - Tự luận (5 điểm) + Mức độ vận dụng Câu 1. (CC1.6); (CC.2.1) (1 điểm) Silicon là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ Trái Đất. Trong nông nghiệp, Silicon giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cây, giúp cây tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Silicon có 3 đồng vị bền trong tự nhiên là 28Si. 29Si, 30Si. Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của các đồng vị của Silicon được xác định theo phổ khối lượng sau: Phổ khối lượng của Silicon 100 Phần trăn số nguyên tử đồng vị 90 80 28Si (92,23%) 70 60 50 (%) 40 30 20 29Si (4,67%) 30Si (3,1%) 10 0 27.5 28 28.5 29 29.5 30 30.5 Tỉ số nguyên tử khối/điện tích (m/z) a. Tính nguyên tử khối trung bình của Silicon. b. Theo kết quả phân tích của FAO (hiệp hội lương thực thế giới), mỗi 01 ha sản xuất ra 05 tấn lúa sẽ hấp thụ 250 kg Silicon tự nhiên. Em hãy tính khối lượng mỗi loại đồng vị của Silicon trong lượng Silicon nói trên? Câu 2: (CC1.6); (CC3.1) (2,5 điểm) Molnupiravir là một thuốc kháng virus thử nghiệm tác dụng qua đường miệng và được phát triển để điều trị cúm. Hiện nay, thuốc được sử dụng nhằm điều trị bệnh do coronavirus-2019 (COVID-19) gây ra, ngăn ngừa bệnh diễn biến trầm trọng và ngăn chặn lây truyền coronavirus gây hội chứng suy hô hấp nặng. Molnupiravir có công thức phân tử là C13H19N3O7. a. Viết cấu hình electron và cấu hình orbital của các nguyên tử các nguyên tố trong Molnupiravir? b. Các nguyên tố trên là kim loại, phi kim, hay khí hiếm? Giải thích. Câu 3: (CC1.7); (CC3.1) (1,5 điểm) Nguyên tố C (carbon) tồn tại đa số trong mọi sự sống hữu cơ. Nguyên tố C gồm hai đồng vị là X1 và X2. a. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18 được dùng làm cơ sở để đo khối lượng nguyên tử. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20 được sử dụng trong xác định tuổi tuyệt đối của mẫu vật bằng đồng vị phóng xạ. Biết rằng % các đồng vị trong C bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Xác định nguyên tử khối trung bình của C? b. Trong cây cối có đồng vị X2 là một chất phóng xạ, nó phóng ra tia β- có chu kì bán rã là 5730 năm. Độ phóng xạ của mẫu tượng gỗ gấp 0,25 lần độ phóng xạ của mẫu gỗ tươi cùng loại. −𝑡 Tính tuổi thọ của mẫu tượng gỗ trên. Biết phương trình của độ phóng xạ là: H = H0.2 𝑇 , trong đó: H0 là độ phóng xạ ban đầu. 201
  10. Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào 2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm và bàn luận Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2021 - 2022 tại 2 lớp 10A5 (43 HS) và 10A6 (40 HS) của trường THPT Nam Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội, thực hiện làm bài kiểm tra giữa kì I lớp 10. (i) Để đánh giá độ khó, độ phân biệt đề kiểm tra định kì giữa học kì 1, Hóa học 10 chúng tôi đã xây dựng và xử lí 20 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận, với việc dùng phần mềm ConsQuest để phân tích kết quả và đưa ra nhận xét chung. Kết quả cho thấy độ phân biệt trong khoảng từ 0,18 đến 0,35, độ khó nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,7 và độ tin cậy là 0,65. Từ đó chúng tôi đã điều chỉnh lại phương án nhiễu của một số câu, và sửa lại một số câu quá dễ hoặc quá khó để tiến hành TNSP. (ii) Từ số liệu chúng tôi nhận thấy so với mức đánh giá năng lực hóa học đã được quy định hệ số logarit về năng lực trong khoảng từ 1.40213 đến 4.14067 NLHH đạt ở mức tốt nhất có 13 em (15,85%); trong khoảng từ 0.84042 đến 1.18453 năng lực hóa học đạt ở mức Khá có 27 em (32,93%); trong khoảng từ 0.44312 đến 0.69841 NLHH đạt ở mức TB Khá có 32 em (39,02%); trong khoảng từ -0.8019 đến 0.32049 năng lực hóa học đạt ở mức thấp có 10 em (12,20%). Phân tích các số liệu của bài kiểm tra theo bảng đặc tả đã được mô tả ở trên, Phần câu hỏi TNKQ số câu hỏi ở mức độ nhận biết có 100% HS đều trả lời đúng; mức độ thông hiểu 90,24% HS trả lời đúng. Phần câu hỏi tự luận chỉ các câu hỏi ở mức độ vận dụng câu 1; câu 2 và câu 3b có 62,20 % HS trả lời đúng. Câu 3a là câu hỏi ở mức độ vận dụng cao chỉ có 20,73% (17 em) HS trả lời đúng. Số câu hỏi để đánh giá thành phần thứ 2: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học ở các câu 13, 14, 16 (CC2.1) và câu 1 tự luận là những câu hỏi đánh giá mức độ: Nhận ra được vấn đề có liên quan đến thực tiễn và vận dụng kiến thức để trả lời, số HS làm được chiếm 63,42%. Như vậy, qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm bằng phần mềm CONQUEST kết quả làm bài kiểm tra của HS, chúng tôi có nhận xét sau: Bài kiểm tra giữa kì I lớp 10 đã đảm bảo phù hợp với mức độ năng lực hóa học của HS theo YCCĐ. Sử dụng bài test này có thể đánh giá được năng lực hóa học của từng HS. Đồng thời thông qua đó giúp GV nhận thấy với thành phần thứ 2 của năng lực hóa học số HS chưa trả lời đúng các câu hỏi này còn chiếm khá cao gần 27% vì vậy GV cần có sự điều chỉnh các hoạt động dạy học như tăng cường các hoạt động cho HS tìm tòi, khám phá phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn. (iii) Để đánh giá khung ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì I hóa học 10, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia bằng phiếu xin ý kiến nhận xét của 11 chuyên gia gồm giảng viên các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, GV cốt cán ở một số trường THPT ở Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình. Kết quả như sau: Nhận xét về cấu trúc ma trận đề: có 9/11 chuyên gia đều cho rằng cấu trúc và tỉ trọng từng phần của ma trận đề là phù hợp. Dạng thức câu hỏi, lĩnh vực kiến thức và vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra đạt ở mức phù hợp. Về bảng đặc tả đề kiểm tra đã mô tả được cấp độ/thang năng lực đánh giá có 9/11 chuyên gia đánh giá phù hợp còn 2 chuyên gia góp ý là cần xem xét lại. Theo ý kiến của PGS. TS Trần Trung Ninh cho rằng cần bổ sung thêm biểu hiện thành phần của năng lực. Hơn 90% các ý kiến chuyên gia cho rằng các thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra: thời điểm kiểm tra, lĩnh vực phạm vi kiến thức, thời lượng, hình thức kiểm tra,… và các thông tin trên bản đặc tả như: hình thức câu hỏi; số lượng câu hỏi ở mỗi loại; phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá đều đạt mức đánh giá phù hợp. Nhận xét về đề kiểm tra đánh giá giữa kì 1 môn Hóa học lớp 10 đã có 91% chuyên gia cho rằng việc biên soạn câu hỏi theo ma trận và xây dựng đề kiểm tra; hướng dẫn chấm (đáp án) và 202
  11. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh thang điểm của đề kiểm tra giữa học kì I là phù hợp, đảm bảo độ chính xác. Tuy nhiên có một chuyên gia góp ý cần tăng cường các bài tập có hình ảnh trực quan. 3. Kết luận Từ những nghiên cứu về năng lực hóa học và đánh giá định kì, chúng tôi nhận thấy để xây đựng đề kiểm tra đảm bảo độ khó, độ phận biệt phù hợp với đối tượng HS cần chú ý: (1) Căn cứ vào các biểu hiện của năng lực hóa học, căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong CTGDPT môn Hóa học để phân tích và xác định các mức độ nhận thức và các biểu hiện của các thành phần năng lực hóa học; (2) Xác định số lượng các câu hỏi cho phù hợp với hình thức và cấu trúc đã đặt ra; Từ đó xây dựng ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra, điều đó sẽ giúp chúng ta xây dựng được đề kiểm tra đảm bảo được mục tiêu đánh giá, đảm bảo được yêu cầu cần đạt và đánh giá được mức độ nhận thức của HS. Từ kết quả thu được qua bài kiểm tra có thể đánh giá được năng lực hóa học của từng HS đồng thời đó cũng là những căn cứ để GV có thể điều chỉnh cách thức tổ chức dạy học để góp phần hình thành và phát triển năng lực hóa học cho HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018. [3] Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh, 2019. Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Thị Hạnh, 2014. Phương pháp thiết kế chuẩn kết quả của môn học đối với cấp học, lớp học của GDPT theo định hướng phát triển năng lực, mã số B2014-37-01NV. Nghiên cứu Khoa học Công nghệ cấp Bộ. [5] Nguyễn Lan Phương (chủ biên) và các cộng sự, 2016. Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [6] Phạm Thị Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Đặng Thị Oanh, 2020. Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực môn Hóa học (Mô đun 3 - Dự án ETEP), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Đặng Thị Oanh, Phạm Thị Bình, 2020. Nghiên cứu vấn đề Định hướng kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Hóa học. Hội thảo Khoa học Toàn quốc Nghiên cứu và giảng dạy hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tháng 10/2020. [8] Vũ Thị Thu Hoài, Trương Hương Nhi, Tô Quỳnh Ngân, 2018. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 1 tháng 1 năm 2018, tr. 52-56. [9] Nguyễn Thịnh Hòa, 2019. Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS thông qua phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học hóa học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 64, Iss 9C, tr. 198-207. [10] Cao Thị Thặng - Lê Ngọc Vịnh, 2014. Thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột trong môn Hóa học. Tạp chí Giáo dục, Số 341 tháng 9/ 2014 (kì 1 tháng 9). [11] Bùi Ngọc Phương Châu, Đặng Thị Oanh, Đỗ Thị Quỳnh Mai, 2021. Vận dụng mô hình 5E trong dạy học môn Khoa học Tự nhiên nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 66, Iss 4E, tr. 60-68. 203
  12. Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào [12] Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Hà Thị Thoan, 2016. Xây dựng bài tập Hoá học nhằm phát triển năng lực thực hành Hoá học cho học sinh ở trường phổ thông, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 61, Iss 6A, tr. 76-82. [13] Phạm Thị Bình, Thái Hoài Minh, 2017. Xây dựng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học hóa học. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 351-358. [14] Hà Thị Lan Hương, 2018. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 63, Iss 2A, tr. 277-285. [15] Nguyễn Thị Bích Hiền, Hoàng Danh Chiến, 2015. Xây dựng câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra đánh giá trong dạy học hóa học ở trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí Giáo dục, số 371 tháng 12/ 2015 (kì 1 tháng 12). [16] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2022. Tài liệu tập huấn giáo viên Trung học cơ sở xây dựng ma trận đề, đặc tả để kiềm tra định kì môn Khoa học Tự nhiên. ABSTRACT The designing of a periodic assessment test chemistry 10 to evaluate the chemistry capacity of the students Hoai Thu1, Chu Thi Quynh Trang2, Dang Thi Oanh3 and Pham Thi Bich Dao4 1 Phung Khac Khoan High School, Thai Binh province 2 Nam Tien Hai High School, Thai Binh province 3 Faculty of Chemistry, Hanoi National University of Education 4 The Vietnam National Institute of Educational Sciences Capacity assessment has been receiving special attention and development in many countries around the world as well as in Vietnam. This is considered a development step higher in the assessment of knowledge and skills. Assessing chemistry capacity through periodic tests will contribute to assessing students' chemistry ability through teaching Chemistry. Based on the requirements to be met as prescribed in the General Education Program in Chemistry to build a matrix of topics, a specification of test topics, from which it is possible to design different types of problems according to the matrix table. It is to assess the students' chemistry ability. This article illustrates the midterm exam I of Chemistry 10 according to the 2018 Program on the basis of consulting experts and colleagues. The test was also adjusted accordingly after assessing the difficulty, discriminant, and reliability. The results of pedagogical experiments with 82 grade 10 students in high schools were analyzed based on the expressions of 3 components of students' chemical competence. From there, it shows that the test has assessed the students' chemical ability, ensuring the goal of assessing students at the high school level. Keywords: assessment, chemistry capacity, chemistry capacity assessment, Chemistry 10. 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0