intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại 4 xã xây dựng nông thôn mới: CưNi, EaKmut, Cư Yang và Cư Huê huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nâng cao thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% các hộ tham gia mô hình không còn là hộ nghèo thông qua xây dựng mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệp ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật đã được nghiệm thu để tái canh cà phê đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao, bền vững phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại 4 xã xây dựng nông thôn mới: CưNi, EaKmut, Cư Yang và Cư Huê huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk

  1. Trong đó, tại Thái Nguyên thu nhập của 1ha mô hình sản xuất chè VietGAP đạt cao nhất 284.344.200 đồng/ha (năm 2016), tăng 26,9% so với ngoài mô hình. - Lãi của 1ha mô hình sản xuất chè VietGAP đạt từ 3.255.700 đồng/ha – 151.924.000 đồng/ha (năm 2015) và 3.614.200 đồng/ha - 185.944.200 đồng/ha (năm 2016). Trong đó, lãi của 1ha mô hình sản xuất chè VietGAP tại Phú Thịnh đạt cao nhất đạt 185.944.200 đồng/ha (năm 2016) tăng 31,2% so với ngoài mô hình; thấp nhất tại Tân Lập đạt 3.255.700 đồng/ha (năm 2015). - Lãi của 1 tấn chè chế biến theo công nghệ dự án tăng từ 26,4% - 301,0% (năm 2015) và 89,8% - 257,5% (năm 2016) so với chế biến theo kỹ thuật hiện hành. Trong đó, lãi của 1 tấn chè chế biến theo công nghệ của dự án tại Phú Thịnh cao nhất đạt 25.600.000 đồng/tấn (năm 2016), tăng 239,1% so với chế biến theo kỹ thuật hiện hành. 3. Xây dựng được 03 mô hình liên kết sản xuất chè tại Tân Lập, Sơn Hùng, Phú Thịnh - Hình thức liên kết hộ nông dân trồng chè ‘‘Tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP’’ - Liên kết giữa hộ dân với cơ sở chế biến, tiêu thụ là‘‘Liên kết sản xuất theo hợp đồng’’. Thông qua liên kết, đã nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân, các cơ sở chế biến. 4. Dự án đã đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất chè theo VietGAP và công nghệ chế biến chè xanh chất lượng cao cho người dân tại Phú Thọ, Hà Giang và Thái Nguyên (kỹ thuật sản xuất chè VietGAP 09 lớp cho 320 người và công nghệ chế biến chè xanh chất lượng cao 6 lớp cho 180 người). 5. Tổ chức 03 hội nghị đầu bờ để trao đổi kỹ thuật sản xuất chè theo VietGAP; chế biến chè xanh chất lượng cao và liên kết trong sản xuất chè tại Thái Nguyên, Hà Giang và Phú Thọ. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại 4 xã xây dựng nông thôn mới: CưNi, EaKmut, Cư Yang và Cư Huê huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk Thời gian thực hiện: 2015-2016 Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 1139
  2. Chủ nhiệm đề tài: Đinh Thị Tiếu Oanh ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê vối hàng đầu của thế giới. Đến nay, cả nước có khoảng 650.000 ha, cà phê kinh doanh 549.130 ha, trong đó 90% diện tích tập trung ở vùng Tây Nguyên. Hiện nay, việc tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên nói chung và việc tái canh ngay trên đất cà phê già cỗi đang là vấn đề hết sức khó khăn cho người trồng cà phê cũng như đối thách thứcvới ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt khi diện tích cà phê tái canh ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Cục trồng trọt (2013), nước ta có khoảng 15% diện tích cà phê trên 20 năm tuổi và 25% diện tích cà phê từ 15 - 20 năm tuổi, tương đương với khoảng 140.000 - 160.000 ha diện tích cà phê cần được tái canh trong 5 - 10 năm tới. Trong thực tiễn, các diện tích cà phê trồng lại trên nền đất cũ thường bị chết, nguyên nhân chủ yếu bộ rễ bị hư hại do tuyến trùng trong đất tấn công và nấm bệnh xâm nhập làm thối nhanh rễ cà phê; hoặc sinh trưởng kém do vấn đề quản lý kỹ thuật (cây giống không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ nghiêm quy trình tái canh cà phê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành năm 2010 và 2013, đặc biệt là vấn đề luân canh, cải tạo đất, xử lý đất....) dẫn đến việc tái canh tác cà phê thường không có hiệu quả (tỷ lệ thành công thấp). Đây là vấn đề đang tồn tại cần có các biện pháp giải quyết để ngành cà phê phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, đã có một số diện tích cà phê của các công ty hoặc của các hộ nông dân tái canh thành công khi được áp dụng biện pháp luân canh với cây trồng khác từ 2 - 4 năm, còn hầu hết việc tái canh ngay cây cà phê trên đất vừa nhổ bỏ cà phê cũ có nhiễm tuyến trùng đều thất bại chiếm 88% (Chế Thị Đa, 2012). Huyện EaKar có diện tích canh tác cà phê 8.042 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 7.110 ha (Niên giám thống kê Đắk Lắk, 2015). Theo định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện EaKar giai đoạn 2011 - 2020 thì cà phê vẫn là cây công nghiệp trồng chủ lực của huyện, sau một thời gian dài tăng và giảm diện tích ở những phần diện tích không phù hợp, phần diện tích hiện tại sẽ được duy trì ổn định (Báo cáo tổng kết huyện EaKar, 2016). Thực hiện đề án phát triển cà phê bền vững, nhằm tăng hiệu quả sản xuất giá trị sản phẩm, cà phê sẽ được bố trí ở các xã: EaKar, Xuân Phú, Cư Huê, Ea Đar, EaKmut, Cư Ni, Cư Yang, Ea Ô. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Đắk Lắk, mục tiêu là thúc đẩy mạnh, nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã và đề án nông thôn mới các cấp: xã, huyện, tỉnh. Từ mục tiêu trên, huyện EaKar đã đưa Chương 1140
  3. trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện trên 14 xã, đồng thời xác định được lộ trình xây dựng nông thôn mới cho 05 xã giai đoạn 2011-2015 (trong đó có xã Cư Ni và xã EaKmut), 06 xã giai đoạn 2011-2020 (trong đó có Cư Huê, Cư Yang). Đối với thực tế trong sản xuất cà phê tại địa bàn huyện EaKar tỉnh Đắk Lắk, đã có một số mô hình tái canh thành công như Công ty TNHH MTV cà phê 720 và 721. Tuân thủ quy trình tái canh của Bộ NN & PTNT về luân canh cải tạo đất, phòng trừ tuyến trùng trước khi trồng, đầu tư thâm canh hiệu quả. Kết quả, hiện các vườn cây cho sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn nhân/ha vào những năm đầu kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những diện tích tái canh thành công, các Công ty trên địa bàn huyện vẫn đang đối mặt với một số diện tích tái canh bị nhiễm bệnh vàng lá do tuyến trùng. Đây là những diện tích có mầm bệnh cũ trên vườn cây trước khi thanh lý, những chân đất bị ngập úng dễ lây lan mầm bệnh... Ngoài ra, vấn đề tái canh ở các nông hộ trồng cà phê cũng gặp nhiều khó khăn, bên cạnh điều kiện đất đai có độ phì thấp, đất còn thường xuyên ngập úng vào mùa mưa nhưng khó giữ nước trong mùa khô, dẫn đến canh tác gặp nhiều bất lợi. Việc tái canh ở những hộ nghèo còn khó khăn hơn khi vừa mất nguồn thu nhập do phải nhổ bỏ cà phê cũ, vì vậy vốn đầu tư cho việc trồng lại cà phê bị thiếu hụt, dẫn đến việc ứng dụng các kỹ thuật mới trong tái canh gặp nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ, hiệu quả kém. Bên cạnh đó, do điều kiện tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến trong tái canh cà phê còn quá ít, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn chậm đã làm cho không nhỏ một số hộ trên địa bàn thực hiện việc tái canh cà phê theo ý tự phát, đầu tư không đúng hoặc lãng phí nguồn vốn, làm tăng chi phí cho việc tái canh cà phê. Từ những phân tích và đánh giá trên cho thấy để tái canh đảm bảo hiệu quả cao trên địa bàn huyện nói chung và các xã vùng dự án nói riêng, thì việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mang tính đồng bộ, tổ chức canh tác theo hướng liên kết giữa các hộ dân hoặc giữa người dân với công ty, doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả và có tính khả thi cao, giảm thiểu chi phí đầu vào, tăng thu nhập thông qua việc tăng năng suất vườn cây, đồng thời tăng chất lượng đáng kể nhờ sử dụng các giống cà phê mới. 1141
  4. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% các hộ tham gia mô hình không còn là hộ nghèo thông qua xây dựng mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệp ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật đã được nghiệm thu để tái canh cà phê đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao, bền vững phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Thu nhập của người dân tăng trên 20%. + Kỹ thuật tái canh trên cơ sở Quy trình tái canh, sản xuất cà phê bền vững đã được nghiệm thu. + 04 mô hình tái canh cà phê tổng diện tích 50 ha, khi vào kinh doanh năng suất tăng trên 50% so với năng suất trước khi tái canh; đảm bảo chu kỳ kinh doanh có hiệu quả trên 20 năm. + Xây dựng 01 mô hình tổ chức tái canh cà phê hiệu quả, trên cơ sở diện tích các mô hình tái canh (tái canh hoàn toàn hoặc tái canh cuốn chiếu). + Tập huấn, đào tạo (250 lượt người), hội thảo, hội nghị (250 lượt người) + Báo cáo về kết quả, kinh nghiệm xây dựng mô hình và đề xuất cơ chế chính sách nhân rộng mô hình tái canh cà phê. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Hiện trạng tái canh cà phê vùng dự án Điều tra tình hình tái canh cà phê của các hộ nông dân tại 4 xã xây dựng Nông thôn mới trong năm 2015, vớí tổng số 125 hộ cho thấy: Về diện tích canh tác cà phê của các hộ tương đối thấp, trung bình chỉ 0,66 ha, trong đó có nhiều hộ tái canh với diện tích nhỏ lẻ dưới 0,3 ha chiếm 18,3%. Năng suất bình quân vườn cà phê trước khi nhổ bỏ cà phê đạt rất thấp, trung bình chỉ đạt 0,74 tấn nhân/ha, trong đó có những hộ gần như không có sản lượng, không thể duy trì sản xuất và buộc phải nhổ bỏ để trồng lại. Số lao động chính trong một hộ biến động lớn trong khoảng từ 1 – 4 người, trong đó số lao động chính 2 người trong một gia đình chiếm nhiều nhất là 65,6%. Phần lớn diện tích đất canh tác cà phê của các hộ trồng là đất xám nghèo dinh dưỡng, chiếm 75,8% số hộ điều tra, gây ra nhiều khó khăn trong canh tác cà phê cho các hộ trồng. Chu kỳ kinh doanh cà phê cũng vì đó mà bị rút ngắn lại. Qua số liệu thống kê cho thấy: số hộ tái canh cà phê đa phần có tuổi vườn cây còn trẻ, dưới 20 năm tuổi khá lớn và chiếm 62,4%, trong khi đó chu kỳ kinh doanh thích hợp nhất từ 20 - 25 năm chỉ chiếm 1142
  5. 26,9% trong tổng số hộ điều tra. Đối với nguyên nhân dẫn đến việc tái canh cà phê, phần lớn là do vườn cây già cỗi, có năng suất quá thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế (chiếm tỷ lệ 47,3%), những vườn cây bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ nặng chiếm tỷ lệ thấp 7,5%. Phần lớn các hộ điều tra đều lựa chọn phương pháp nhổ gốc bằng thủ công đào gốc (51,5%), một tỷ lệ nhỏ các hộ sử dụng phương pháp nhổ cây bằng palăng và máy kéo. Việc sử dụng phương pháp đào gốc để nhổ cây thường dẫn đến việc không loại bỏ hết được tàn dư rễ trong đất. Tuy nhiên các hộ đều quan tâm đến việc thu gom rễ cà phê sau khi nhổ, với tỷ lệ 95,7% số hộ thực hiện, qua đó giúp loại bỏ tàn dư thực vật và hạn chế các nguồn bệnh lây lan. Phần lớn các hộ trồng đều lựa chọn luân canh trước khi trồng lại cà phê (chiếm 78,5%) với thời gian luân canh chủ yếu từ 1 - 3 năm. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ số hộ thực hiện tái canh ngay sau khi nhổ (21,5%). Cây luân canh được trồng nhiều nhất là bắp, chiếm 43,8%. Các cây họ đậu chiếm 30,1%. Việc lựa chọn các loại cây trồng khác không phải cây họ đậu đã hạn chế việc cải tạo đất, bổ sung nguồn dinh dưỡng vào trong đất trong thời gian luân canh. Phần lớn các hộ trồng cà phê đều luân canh trước khi tái canh, tuy nhiên các hộ ít quan tâm đến việc xử lý hố cũng như bón lót phân bón trước khi trồng. Phần lớn các hộ đều không xử lý nguồn bệnh trong hố trước khi trồng, chiếm trên 75%. Đối với các hộ có xử lý thuốc hóa học và sinh học, thời gian xử lý trước khi trồng tương đối ngắn, chủ yếu là dưới 1 tháng. Việc bón lót phân hữu cơ và phân lân cũng chưa được chú trọng, có tới 21,7% số hộ không bón lót phân hữu cơ và 29,7% số hộ không bót lót phân lân. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây cà phê trong thời gian kiến thiết cơ bản. Đối với các hộ thực hiện việc bón lót phân hữu cơ, lượng phân bón cũng không được đảm bảo, đặc biệt là đối với nền đất xám đặc thù của vùng EaKar. Lượng phân các hộ bón
  6. niên dưới dạng trồng xen kết hợp như xen cây bơ, cây điều, sầu riêng, trong đó cây điều được trồng xen nhiều nhất với tỷ lệ 51,6%. Cây muồng đen được trồng chủ yếu xung quanh bờ lô. Phần lớn các hộ đều trồng xen cây ngắn ngày trong vườn cà phê (83,7%) nhằm tăng thêm thu nhập trong thời gian kiến thiết cơ bản, các loại cây trồng xen chủ yếu là bắp, đậu đỗ và nghệ. Đối với các hộ trồng xen cây lưu niên trong vườn cà phê tái canh, qua điều tra cho thấy có 4 loại cây là cây bơ, điều, sầu riêng và xoài. Đối với cây sầu riêng, các hộ đều trồng với khoảng cách 9 x 15 m, mật độ 74 cây/ha. Các loại cây trồng xen còn lại, các nông hộ trồng với các khoảng cách thay đổi khá lớn, ví dụ đối với cây bơ, khoảng cách trồng thay đổi từ 9 x 12 m đến 12 x 15 m, dẫn đến mật độ chênh lệch khá lớn từ 56 - 93 cây/ha, trong đó mật độ trồng 12 x 15 chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 60%. Đối với cây điều và cây xoài cũng tương tự, mật độ trồng thay đổi khá lớn từ 69 - 93 cây/ha đối với điều và từ 44 - 74 cây/ha đối với xoài. Tình hình bệnh vàng lá, thối rễ trên vườn cây của các hộ tại thời điểm điều tra cho thấy có 68,2% số vườn cây bị nhiễm bệnh với các mức độ khác nhau, trong đó chủ yếu bị bệnh nhẹ (
  7. 3.2.1. Xây dựng mô hình thuộc công ty để thực hiện tái canh cà phê, diện tích 20 ha (MH01) Để có cơ sở đánh giá, đưa ra liều lượng và phương pháp bón phân phù hợp cho cà phê tái canh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu đất và phân tích hàm lượng dinh dưỡng. Kết quả phân tích mẫu đất trước khi khảo nghiệm cho thấy: đất tại tất cả các mô hình được đánh giá rất chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số nghèo đến trung bình, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu nghèo đến trung bình; Ca, Mg trao đổi rất nghèo. Mặc dù dinh dưỡng đã được cải thiện sau khi xây dựng mô hình nhưng đất vẫn còn chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số thấp đến trung bình, hàm lượng P2O5 và K2O dễ tiêu đã được cải thiện rõ nhất, từ trung bình đến giàu. Hàm lượng trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ (lđl/100g đất) đều tăng so với trước thí nghiệm nhưng vẫn ở mức nghèo. Khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng nhân và bệnh vàng lá, thối rễ của các mô hình tái canh: Tỷ lệ cây vàng lá và tỷ lệ cây chết của mô hình tại công ty 720, 721 sau 18, 30, 40 tháng đều thấp hơn so với công thức đối chứng. Kết quả trung bình cho thấy công thức mô hình có tỷ lệ vàng lá, tỷ lệ cây chết là khá thấp và tỷ lệ này giảm dần từ 18 đến 40 tháng, điều này cho thấy vườn các cây tái canh quy mô trang trại/công ty hiện tại khá thành công và phát triển đồng đều. Về năng suất, trong năm 2015 và 2016 các mô hình tại 2 công ty đều cao hơn so với đối chứng rất rõ rệt. Năm 2016, năng suất trung bình của các mô hình tại 2 công ty đạt 2,6 kg nhân/cây, ở công thức đối chứng năng suất chỉ đạt 1,9 kg nhân/cây, trung bình năng suất mô hình tăng 38,1% so với đối chứng. Năng suất trung bình của mô hình cao hơn công thức đối chứng đã cho thấy giống mới có nhiều đặc điểm nổi trội so với giống cũ, vườn cây có tiềm năng năng suất cao. Bảng 1. Năng suất của mô hình tái canh Công ty sau 36 và 42 tháng trồng Vụ 2015 Vụ 2016 Tỷ lệ Tỷ lệ Địa điểm Công thức Năng suất Năng suất Năng suất Năng suất tăng so tăng so (kg (tấn kg (tấn với ĐC với ĐC nhân/cây) nhân/ha) nhân/cây nhân/ha) (%) (%) MH 0,98 1,09 17,2 2,52 2,8 33,3 Công ty ĐC 0,84 0,93 1,89 2,1 720 Pr > | t | * ** MH 1,12 1,24 36,3 2,68 2,97 47,0 Công ty ĐC 0,82 0,91 1,82 2,02 721 Pr > | t * * TB MH 1,1 1,2 33,3 2,6 2,9 38,1 1145
  8. ĐC 0,8 0,9 1,9 2,1 Chất lượng cà phê nhân của mô hình trong năm 2015 - 2016 tại công ty 720 và 721 đều vượt trội hơn so với mô hình sản xuất đại trà. Khối lượng 100 nhân trung bình của mô hình đạt 18,3 g, công thức đối chứng chỉ 15,5 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của mô hình đạt 88,3% và tỷ lệ tươi nhân đạt 4,9 g, đối chứng chỉ đạt tương ứng 65,7% và 4,7 g.Mô hình tái canh quy mô công ty cho thấy chất lượng cà phê nhân vượt trội so với sản xuất đại trà, có thể thấy các giống mới trồng tại Eakar cho năng suất cao đồng thời chất lượng cà phê nhân cải thiện rất nhiều so với các giống cũ. Mức độ nhiễm bệnh gỷ sắt của mô hình ở công ty 720 có tỷ lệ bệnh gỷ sắt nhẹ (2,6%) và trung bình (5,8%) đều thấp hơn tỷ lệ nhiễm bệnh gỷ sắt của công thức đối chứng lần lượt là 5,8% và 0,8%, ở mức độ nhiễm bệnh nặng thì cả 2 công thức đều không bị nhiễm bệnh. Tại công ty 721 tỷ lệ nhiễm bệnh gỷ sắt của mô hình ở mức độ nhẹ là 4,4 % và mức độ nặng là 1,5% trong khi đó ở công thức đối chứng tỷ lệ nhiễm bệnh gỷ sắt lần lượt là 7,1% và 2,2%, còn ở mức độ nhiễm bệnh nặng thì mô hình không bị nhiễm bệnh tuy nhiên ở công thức đối chứng là 1,1%. Mức độ nhiễm bệnh trung bình từ nặng đến nhẹ của 2 công ty ở mô hình đều thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ nhiễm bệnh ở công thức đối chứng. Bảng 2. Hiệu quả sản xuất đối với 01 ha mô hình tái canh công ty/trang trại (sau 42 tháng trồng) Năng suất Tổng chi Tổng Lợi nhuận Mô hình (tấn phí doanh thu (1.000đ) nhân/ha) (1.000đ) (1.000đ) Mô hình 2,80 60.015 126.000 65.985 Công Đại trà* 2,10 49.455 94.500 45.045 ty 720 Tỷ lệ tăng so với đại trà 33,3 21,4 33,3 46,5 (%) Mô hình 2,97 60.015 133.650 73.635 Công Đại trà* 2,02 50.196 90.900 40.704 ty 721 Tỷ lệ tăng so với đại trà 47,0 19,6 25,0 80,9 (%) Trung bình mô hình 2,89 60.015 119.825 69.810 Trung bình tỷ lệ tăng so 40,2 20,5 26,2 63,7 với đại trà (%) Ghi chú: * Cập nhật số liệu điều tra; Giá cà phê nhân: 45.000.000 đồng/tấn; Công lao động: 150.000 đồng 1146
  9. Để kết luận về hiệu quả của mô hình, cần đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế của các mô hình tái canh cà phê trong dự án so với sản xuất đại trà. Tuy nhiên khi vườn cây chưa đi vào kinh doanh ổn định, có thể sơ bộ ước tính hiệu quả kinh tế mô hình so với đối chứng sau 3 năm trồng. Về chi phí thuê mướn, đa phần canh tác cà phê chỉ dựa vào nguồn lao động sẵn có trong gia đình. Mô hình tại công ty 720 và công ty 721: Tính trong vụ thứ 4 (sau 42 tháng trồng) chi phí đầu tư cho mô hình là 60.015.000 đồng/ha, cao hơn 19,6 - 21,4% so với đối chứng trong sản xuất (49.455.000 - 50.196.000 đồng/ha), với năng suất tăng trung bình 40,2% (dao động từ 33,3 - 47,0%). Mô hình công ty 720 có doanh thu tăng 33,3% và cho lợi nhuận tăng 46,5%; Mô hình tại công ty 720 có doanh thu tăng 25,0%, tuy nhiên lợi nhuận tăng 80,9%, tương ứng với số tiền lời là 73.635.000 đồng/1 ha mô hình. 3.2.2. Xây dựng mô hình theo nhóm hộ tái canh theo kiểu cuốn chiếu theo nhóm hộ, diện tích 15 ha Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng các mô hình cuốn chiếu sau 6, 18 và 30 tháng trồng cho thấy: các mô hình có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với các vườn đối chứng, sự vượt trội về sinh trưởng của các mô hình bắt đầu thể hiện rõ sau 18 tháng trồng, sự sai khác về chiều dài cành, số đốt/cành có ý nghĩa thống kê. Sau 30 tháng trồng, đường kính gốc biến động từ 4,5 - 4,9 cm; chiều cao cây từ 138,5 - 140,2 cm; 16,3 - 17,4 cặp cành; chiều dài canh 121,7 - 126,6 cm; 22,6 - 26,5 đốt/cành, trong đó có 13,4 - 13,7 đốt mang quả; 17,3 - 19,8 quả/đốt, chỉ tiêu số quả/đốt của mô hình cũng cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê. Đây là cơ sở cho thấy các mô hình tái canh có khả năng thành công cao, bền vững và có tiềm năng năng suất vượt trội so với đối chứng. Kết quả theo dõi tỷ lệ cây vàng, cây chết các vườn mô hình cuốn chiếu cho thấy: tỷ lệ cây vàng, cây chết của mô hình thấp hơn so với đối chứng nhưng chưa có ý nghĩa về mặt thống kê, do sự biến động về tỷ lệ cây vàng, cây chết giữa các vườn lớn. Sau 18 tháng trồng, tỷ lệ cây vàng của mô hình biến đồng từ 5,1 - 6,0% trong khi đó đối chứng cao gấp đôi từ 10,2 - 12,3%; tỷ lệ cây chết của mô hình 4,1% thấp hơn đối chứng (từ 5,6 - 5,9%). Sau trồng 30 tháng, tỷ lệ cây vàng của mô hình giảm còn 4,8% trong khi đối chứng tăng lên 14,8%; tỷ lệ cây chết đều giảm so với sau 18 tháng trồng và của mô hình thấp hơn so với đối chứng. Như vậy, việc đầu tư các biện pháp kỹ thuật xử lý hố, bón phân hữu cơ và các loại chế phẩm sinh học hỗ trợ tái canh cà phê đã làm tăng khả năng chống chịu cho cây, kích thích sinh trưởng, đảm bảo tái canh thành công. Bảng 3. Một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân của mô hình tái canh cuốn chiếu (sau 30 tháng trồng) Tăng so Tăng so Khối Tỷ lệ hạt Tỷ lệ với đối với đối Địa điểm lượng 100 trên sàng tươi chứng chứng nhân (g) 16 (%) nhân (%) (%) 1147
  10. Cư Huê Mô hình 19,1 23,2 84,3 15,5 4,7 (1,4 ha, 2 Đối chứng 15,5 68,5 4,9 hộ) Cư Ni Mô hình 19,4 27,6 87,4 17,1 4,8 (3,2 ha, 5 Đối chứng 15,2 69,8 5,1 hộ) Eakmut Mô hình 18,9 23,5 85,2 15,3 4,8 (2,3 ha, 4 Đối chứng 15,3 69,9 5,0 hộ) Cư Yang Mô hình 18,2 15,9 81,1 13,3 4,9 (3,7 ha, 5 Đối chứng 15,7 67,8 4,9 hộ) Mô hình 18,9 22,5 84,5 15,4 4,8 Trung bình Đối chứng 15,4 69,1 5,0 Kết quả phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân sau 30 tháng trồng cho thấy: mô hình có khối lượng, kích thước hạt lớn hơn so với đối chứng ở tất cả các điểm xây dựng mô hình. Mô hình có kích thước hạt tại 4 xã đạt khối lượng 100 nhân trung bình từ 18,2 - 19,4 g và tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt trung bình từ 81,1 - 87,4%. Trong khi đó, đối chứng có kích thước hạt
  11. Bảng 4. Năng suất của mô hình tái canh theo kiểu cuốn chiếu Tăng so Dự kiến Tăng so Sau 30 tháng với đối với đối sau 42 tháng Địa điểm trồng (tấn chứng (%) chứng trồng nhân/ha) (%) (tấn nhân/ha) Cư Huê Mô hình 1,05 29,6 2,05 32,3 (1,4 ha; Đối chứng 0,81 1,55 2 hộ) Pr > | t | * - Cư Ni Mô hình 1,10 26,4 2,24 35,8 (3,2 ha; Đối chứng 0,87 1,65 5 hộ) Pr > | t | * - EaKmut Mô hình 1,33 44,6 2,43 38,6 (2,3 ha; Đối chứng 0,92 1,75 4 hộ) Pr > | t | * - Cư Yang Mô hình 1,02 9,7 1,93 20,6 (3,7 ha; Đối chứng 0,93 1,60 5 hộ) Pr > | t | Ns - Mô hình 1,12 23,1 2,16 31,7 Trung bình Đối chứng 0,91 1,64 Kết quả theo dõi năng suất sau 30 tháng trồng tại các xã thực hiện dự án cho thấy: xã EaKmut có năng suất đạt 1,33 tấn nhân/ha cao hơn so với các xã Cư Huê, Cư Ni và Cư Yang (
  12. Năng suất Tổng chi phí Tổng doanh Lợi nhuận Mô hình (tấn (1.000đ) thu (1.000đ) (1.000đ) nhân/ha) Mô hình 2,16 61.115 97.200 36.085 Đại trà* 1,64 46.855 73.800 26.945 Tỷ lệ tăng so với đại trà 31,7 30,4 31,6 33,9 (%) Ghi chú: * Cập nhật số liệu điều tra; Giá cà phê nhân: 45.000.000 đồng/tấn; Công lao động: 150.000 đồng Chi phí đầu tư cho mô hình tái canh chuốn chiếu là 61.115.000 đồng/ha, tăng 30,4% so với đối chứng trong sản xuất nhưng năng suất cũng tăng 31,7% nên tổng doanh thu cũng tăng 31,6%. Lợi nhuận của mô hình đạt 36.085.000 đồng/ha/năm, tăng 33,9% so với lợi nhuận của sản xuất đại trà (chỉ đạt 26.945.000 đồng). 3.2.3. Xây dựng mô hình theo nhóm hộ tái canh các cây xấu trên vườn đã tái canh chưa hiệu quả hoặc các cây giống xấu trên vườn đang sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, diện tích 10 ha Đối với mô hình khắc phục cây xấu tại các xã tham gia dự án, người dân hoàn toàn dùng biện pháp cưa ghép cải tạo các cây xấu, một số cây bộ rễ bị hỏng hoặc còi cọc thì đào bỏ và trồng dặm lại, tuy nhiên số lượng không đáng kể. Theo dõi tình hình vườn cây của các nông hộ trước khi cưa ghép cải tạo, đã ghi nhận được một số kết quả: Tổng diện tích cưa ghép khắc phục các cây xấu ở 3 xã là 10 ha, trong đó xã EaKmut là 2,4 ha; xã Cư Ni là 2,8 ha và xã Cư Yang là 4,8 ha. Các mô hình áp dụng biện pháp cưa ghép thay thế có diện tích trung bình là 1,0 ha và dao động từ 0,4 – 1,5 ha. Số cây thực hiện cưa ghép cải tạo cây giống xấu trên vườn trung bình là 34,6% và dao động từ 22,5 – 45,0%. Phần lớn diện tích vườn cây khắc phục tái canh có ở độ tuổi dưới 20 năm:
  13. Theo dõi tỷ lệ cây ghép sống sau cùng các mô hình sau ghép cho thấy: các dòng vô tính sau 2 tháng ghép có tỷ lệ sống rất cao, trung bình là 91,4%, trong đó TR4 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 94,1% và TR11 có tỷ lệ sống thấp nhất là 88,6%. Cây ghép sinh trưởng kém thường chiếm tỷ lệ nhất định trong vườn: sau 6 tháng ghép chiếm 8,2% và sau 12 tháng giảm còn 3,9%. Nguyên nhân do sau ghép có 1 số gốc ghép bị hiện tượng thiếu vi lượng cục bộ trong thời gian đầu, đây là hiện tượng bình thường ở tất cả các vườn ghép cải tạo. Hiện tượng này sẽ được khắc phục hoàn toàn bằng các biện pháp chỉ đạo sau ghép, đào rãnh bón phân chuồng 20 m3/ha, đánh chồi vượt 1 lần/tháng, kết hợp với phun phân vi lượng qua lá 2 lần. Kết quả cho thấy sau 18 tháng ghép cho thấy các giống ghép đều sinh trưởng tốt ở hầu hết các mô hình. Trong đó giống TR4 cho kết quả sinh trưởng tốt hơn. Dựa trên kết quả thu thập các chỉ tiêu cấu thành năng suất của các dòng vô tính, chúng tôi đã tính toán được năng suất dự kiến của các cây ghép cải tạo: năng suất sau 30 tháng ghép của các dòng vô tính trung bình đạt 1,53 kg nhân/ cây và sau 42 tháng trung bình đạt 2,90 kg nhân/cây. Tổng năng suất toàn mô hình sau 30 tháng dự kiến là 2,29 tấn nhân/ha; năng suất sau 42 tháng dự kiến sẽ đạt 3,07 tấn nhân/ha và vượt trội hơn hẳn so với năng suất trước khi khắc phục từ 55,28%, giúp cải thiện kích thước hạt cũng như chất lượng hạt hơn rất nhiều so với vườn cà phê cũ. Như vậy, với năng suất dự kiến và dựa vào bản chất của từng giống thì ở hầu hết các mô hình đều cho năng suất tương đương nhau, trong đó giống TR4 và TR11 có số đốt mang quả nhiều hơn nên năng suất vụ đầu cao hơn. Tuy nhiên giống TR9 có số cành dự trữ khá nhiều nên năng suất sẽ cao hơn ở các vụ sau. Bảng 7. Năng suất dự kiến của mô hình cưa ghép cải tạo sau 30 tháng và 42 tháng NS trước khi ghép NS dự kiến sau NS dự kiến sau 42 Địa điểm Số hộ tham cải tạo 30 tháng tháng vườn cây gia (tấn nhân/ha) (tấn nhân/ha) (tấn nhân /ha) 1 2,00 2,29 3,10 2 1,75 2,01 2,85 Cư Ni 3 2,20 2,54 3,44 Tổng/TB 1,98 2,28 3,13 4 1,95 2,20 3,02 5 1,80 2,08 2,84 Ea Kmut 6 2,30 2,51 3,40 7 2,00 2,36 3,28 8 2,25 2,75 3,35 1151
  14. Tổng/TB 2,10 2,38 3,18 9 2,67 2,91 3,54 10 1,60 1,90 2,57 11 1,90 2,23 2,88 Cư Yang 12 1,50 1,76 2,40 13 2,00 2,23 3,19 Tổng/TB 1,90 2,20 2,91 Tổng/TB 3 xã 1,99 1,99 3,07 Mô hình có sử dụng các giống cà phê vối mới đã cho chất lượng cà phê nhân vượt trội so với các giống đại trà, khối lượng 100 nhân của mô hình đạt trung bình 19,4 g và hạt trên sàng 16 đạt trên 80,7%, trong khi các giống đại trà chỉ đạt tương ứng là 15,3 g và 70,1%. Khối lượng 100 nhân của TR9 là 22,8 g vượt trội hơn hẳn so với khối lượng 100 nhân của TR4 và TR11. Ở những năm đầu tiên, số đốt mang quả chưa nhiều nên năng suất của giống TR9 cũng tương đương với giống TR4, TR11 có quả bé hơn. Tuy nhiên số đốt mang quả của TR4 và TR11 nhiều nên năng suất ở những năm đầu tiên của các giống là tương đương nhau. Bảng 8. Hiệu quả sản xuất đối với 01 ha mô hình tái canh khắc phục cây xấu (dự kiến sau 3 năm) Năng suất Tổng Tổng chi phí Lợi nhuận Mô hình (tấn doanh thu (1.000đ) (1.000đ) nhân/ha) (1.000đ) Mô hình 3,07 64.475 138.150 74.675 Vườn cũ 1,99 47.655 89.550 40.895 Tỷ lệ tăng so với đại trà (%) 54,3 35,3 54,3 75,9 Ghi chú: * Cập nhật số liệu điều tra; Giá cà phê nhân: 45.000.000 đồng/tấn; Công lao động: 150.000 đồng. Kết quả xây dựng mô hình ghép cải tạo cây xấu trên vườn đã tái canh chưa hiệu quả và vườn đang sản xuất kinh doanh kém hiệu quả cho thấy: chi phí đầu tư cho 01 ha mô hình là 64.475.000 đồng/h,a tăng 35,3% so với chi phí đầu tư cho sản xuất vườn cũ, nhưng năng suất và doanh thu lại tăng tới 54,3%. Lợi nhuận của mô hình đạt 74.675.000 đồng/ha/năm, tăng tới 75,9% so với vườn không ghép cải tạo (chỉ đạt 40.895.000 đồng/ha). 3.2.4. Xây dựng mô hình tái canh cà phê có trồng xen cây ăn quả, diện tích 05 ha 1152
  15. Kết quả theo dõi mô hình tái canh cà phê xen cây ăn quả sau 18 tháng trồng cho thấy: Đường kính gốc và chiều cao cây của các giống TRS1 tương đối đồng đều giữa các mô hình sinh trưởng khỏe, đường kính gốc trung bình đạt 3,1 - 3,4 cm, cao cây đạt 121,2 - 123,6 cm. Các yếu tố cấu thành năng suất gồm số cặp cành cấp 1, số đốt trên cành đạt từ 13,8 - 15,8 cặp cành và 15,3 - 16,9 đốt/cành. Tuy nhiên, ở xã Cư Yang có 1 hộ trồng mô hình trên chân đất thấp hay xảy ra tình trạng ngập úng nên sinh trưởng kém hơn so với các hộ khác. Mô hình tại EaKmut sinh trưởng tốt nhất. Sau 30 tháng trồng tại 2 mô hình EaKmut và Cư Huê sinh trưởng tốt, chiều cao cây đạt 132,7 - 138,9 cm. Số đốt mang quả và số quả trên đốt giữa 2 mô hình không có sự biến động lớn, số đốt mang quả đạt 13,2 - 12,6 đốt, số quả/đốt đạt 17,8 - 19,2 quả. Chỉ tiêu quan trọng thể hiện vườn cây đồng đều hay không đó là tỷ lệ cây vàng lá và tỷ lệ cây chết. Kết quả theo dõi tỷ lệ cây vàng lá và cây chết tại các mô hình sau 6, 18 và 30 tháng trồng không có sự biến động lớn. Tỷ lệ cây chết và cây vàng lá sau 30 tháng trồng đều nằm trong mức cho phép (tỷ lệ cây chết
  16. thu đạt 126.300.000 đồng/ha tăng tới 73,1%. Lợi nhuận của mô hình đạt 63.535.000 đồng/ha/năm so với đại trà 26.945.000 đồng/ha (tăng 135,8% so đối chứng). Khi mô hình vào giai đoạn kinh doanh, lợi nhuận mô hình cà phê xen cây ăn quả có thể mang lại rất cao do tăng sản lượng cây ăn quả, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê xung quanh cây bơ trồng xen. Bảng 10. Hiệu quả sản xuất đối với 01 ha mô hình tái canh trồng xen cây ăn quả (dự kiến sau 3 năm) Năng suất (tấn Tổng chi phí Tổng doanh Lợi nhuận Mô hình nhân/ha) (1.000đ) thu (1.000đ) (1.000đ) Mô Cà phê 2,09 94.050 68.765 44.995 hình Cây bơ (kg) 657 19.710 Đại trà* 1,64 46.855 73.800 26.945 Tỷ lệ tăng so với 46,8 54,1 67,0 đại trà (%) Ghi chú: * Cập nhật số liệu điều tra; Giá cà phê nhân: 45.000.000 đồng/tấn; Giá quả bơ: 30.000 đồng/kg; Công lao động: 150.000 đồng 3.2.5. Xây dựng mô hình điểm về tái canh cà phê hiệu quả Trên cơ sở các mô hình tái canh, dự án đã xây dựng điểm 01 ha mô hình tái canh hoàn toàn áp dụng đồng bộ tất cả các giải pháp kỹ thuật tái canh đạt hiệu quả cao tại Công ty TNHH MTV cà phê 721, nơi có diện tích cà phê tái canh lớn và thuận lợi cho việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tái canh cà phê cho người sản xuất. Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng mô hình tái canh sau 18, 30 và 40 tháng trồng cho thấy: mô hình ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tái canh có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và đồng đều hơn so với vườn đối chứng. Từ kết quả theo dõi tỷ lệ bệnh và tỷ lệ cây chết của mô hình tái canh trang trại sau 18, 30 và 40 tháng trồng cho thấy: mô hình có tỷ lệ cây vàng lá và cây chết thấp hơn so với vườn đối chứng. Sau 40 tháng trồng, tỷ lệ vàng lá là 6,3% và tỷ lệ cây chết là 1,4%, tỷ lệ này tăng lên so với thời điểm sau trồng 30 tháng, trong khi tỷ lệ cây bị vàng lá và cây chết của đối chứng cũng cao gấp đôi so với của mô hình có ý nghĩa thống kê. Như vậy, việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tái canh đã có hiệu quả cao trong việc phòng và điều trị bệnh tuyến trùng làm vàng lá thối rễ cà phê, là cơ sở cho tái canh thành công, cây sinh trưởng bền vững, vườn cây đồng đều năng suất cao hơn so với đối chứng. Kết quả phân tích cho thấy mô hình có khối lượng 100 nhân trung đạt 19,2 g và tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt trung bình 90,4%. Trong khi đó, đối chứng khối lượng 100 nhân chỉ đạt 16,1 g, tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt 73,2%. Khối lượng 100 nhân trung bình của mô hình tăng 19,3% và tỷ lệ hạt trên sàng 16 tăng đến 29,0% so với đối chứng, dẫn đến tỷ lệ tươi 1154
  17. nhân của đối chứng cũng cao hơn mô hình. Đây là điểm nổi trội và khác biệt của mô hình khi sử dụng giống mới TRS1cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào mô hình so với giống đại trà và các biện pháp thông thường. Bảng 11. Một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân của mô hình tái canh hiệu quả Tăng so với Tăng so Tỷ lệ Khối lượng Tỷ lệ hạt trên Mô hình đối chứng với đối tươi 100 nhân (g) sàng 16 (%) (%) chứng (%) nhân Mô hình 19,2 19,3 90,4 29,0 4,7 Đối chứng 16,1 73,2 4,9 Pr > | t | * * Sau 30 tháng trồng năng suất thu bói của mô hình đạt tới 1,50 tấn nhân/ha, tăng 64,8% so với đối chứng (chỉ đạt 0,91 tấn nhân/ha). Sau 40 tháng trồng, năng suất tăng gấp đôi so với thời điểm sau trồng 30 tháng, năng suất mô hình đạt 3,08 tấn nhân/ha, cao hơn 52,5% so với đối chứng (2,02 tấn nhân/ha). Năng suất trung bình 2 vụ thu hoạch của mô hình tăng hơn gần 50% so với đối chứng (2,29 tấn nhân/ha so với 1,53 tấn nhân/ha). Kết quả đã chứng minh rằng, mô hình ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật về giống, biện pháp canh tác và bảo vệ thực vật đã có hiệu quả cao và bền vững, tất cả các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất và chất lượng đều vượt trội so với đối chứng. Bảng 12. Năng suất của mô hình tái canh cà phê hiệu quả (tấn nhân/ha) Tăng so Năng suất Tăng so Năng suất Tăng so Trung với đối Loại vườn sau 30 với đối sau 40 với đối bình 2 chứng tháng chứng (%) tháng chứng (%) vụ (%) Mô hình 1,50 64,8 3,08 52,5 2,29 49,7 Đối chứng 0,91 2,02 1,53 Pr > | t | ** ** * 3.3. Đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ tái canh cà phê theo hướng bền vững - Về số lượng: Đã tổ chức 09 lớp đào tạo, tập huấn cho 450 học viên với quy mô 50 học viên/lớp, thời gian học tập 1 ngày/lớp. Nội dung đào tạo, tập huấn bao gồm: + Tập huấn quy trình kỹ thuật tái canh cà phê theo hướng bền vững cho các hộ sản xuất cà phê. Quy mô 5 lớp; số lượng 250 người. + Tập huấn thực hành, trao đổi ngoài thực địa về kỹ thuật tái canh cà phê theo hướng bền vững. Quy mô 4 lớp; sô lượng 200 người. 1155
  18. Như vậy, về số lượng người tham dự đào tạo, tập huấn đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch. Địa điểm, thời gian và số lượng cụ thể như sau: - Về thành phần tham dự: Bao gồm các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình, một số công nhân, cán bộ kỹ thuật của các công ty cà phê 720 và 721, các nông dân sản xuất cà phê giỏi, các tổ trưởng các nhóm nông hộ, các khuyến nông viên cơ sở tại 4 xã Nông thôn mới Cư Ni, Cư Huê, EaKmut và Cư Yang. - Về chất lượng: Học viên trong các lớp tập huấn chú ý nghe giảng, nắm bắt khá tốt các nội dung tập huấn. Tinh thần học tập tốt, thảo luận nhóm sôi nổi. Quan trọng hơn, các học viên đã nắm vững quy trình tái canh cà phê, các loại hình tái canh (cuốn chiếu, khắc phục, trồng xen...), đặc điểm và cách chăm sóc của bộ giống cà phê mới. Bên cạnh đó, việc kết hợp thăm quan các mô hình tái canh mẫu tại các nông hộ và công ty nhằm xác định các giải pháp đã áp dụng trên thực địa có hiệu quả nhất và có tính khả thi với địa bàn. Các nội dung kiến thức về lớp học được học viên tiếp nhận, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng tham gia tập huấn của học viên. Như vậy, thông qua tập huấn là cơ hội để trao đổi và chuyển giao các tiến bộ mới về giống cũng như biện pháp canh tác tiên tiến để nâng cao hiệu quả tái canh cà phê tại huyện Eakar nói riêng và thúc đẩy tiến trình tái canh cà phê hiệu quả tại các vùng canh tác cà phê chính ở Tây Nguyên. 4. Kết luận + Điều tra: Dự án đã đánh giá được hiện trạng tái canh cà phê trên địa bàn, góp phần bổ sung vào quy trình tái canh áp dụng cho các vùng trồng cà phê tại huyện EaKar. + Đề xuất được quy trình tái canh cà phê vối phù hợp để áp dụng cho các vùng trồng cà phê tại huyện EaKar. + Kết quả xây dựng các mô hình tái canh: - Đã xây dựng thành công 04 loại mô hình tái canh cà phê trên đại bàn 04 xã (EaKmut, Cư Ni, Cư Huê và Cư Yang) thuộc huyện EaKar. Trong đó mô hình quy mô công ty có 20 ha (thuộc Công ty TNHH MTV cà phê 720 và 721); Mô hình quy mô nông hộ 30 ha gồm: mô hình tái canh cuốn chiếu 15 ha, mô hình tái canh khắc phục cây xấu 10 ha và mô hình tái canh trồng xen cây ăn quả 5 ha. - Đã xây dựng được 01 mô hình tổ chức tái canh hiệu quả tại Công ty TNHH MTV cà phê 721. Đây là mô hình tái canh hoàn toàn có năng suất sau 40 tháng trồng đạt 3,08 tấn nhân/ha, tăng 52,5% so với đối chứng. - Các mô hình đã cho năng suất hoặc dự kiến năng suất sau 30 và 40 tháng trồng đều tăng trên 20% so với sản xuất đại trà, cụ thể: * Mô hình quy mô Công ty sau 40 tháng trồng cho năng suất đạt trung bình 2,89 tấn nhân/ha, tăng 33,3% so với vườn sản xuất đại trà (chỉ 2,06 tấn nhân/ha). Khối lượng 100 nhân đạt 18,8 g và hạt trên sàng R1 đạt 85,0% và cải thiện đáng kể so với vườn sản 1156
  19. xuất đại trà. Lợi nhuận của mô hình đạt 69.810.000 đồng/ha/năm, tăng 63,7% so với đối chứng. * Mô hình tái canh cuốn chiếu cho năng suất vụ bói sau 30 tháng trồng (vụ 2016) đạt 1,12 tấn nhân/ha, tăng 23,1% so với vườn sản xuất đại trà chỉ đạt 0,91 tấn nhân/ha. Khối lượng 100 nhân đạt 18,9 g và hạt trên sàng R1 đạt 84,5% cao hơn so với vườn sản xuất đại trà. Lợi nhuận của mô hình là 36.085.000 đồng/ha/năm, tăng 33,9% so với đối chứng. * Mô hình tái canh khắc phục cho năng suất dự kiến sau 3 năm ghép cải tạo đạt trung bình toàn vườn 3,07 tấn nhân/ha, tăng 54,3% so với vườn trước khi cải tạo (chỉ đạt 1,99 tấn nhân/ha). Lợi nhuận ước tính của mô hình là 74.675.000 đồng/ha/năm, tăng 75,9% so với đối chứng. * Mô hình tái canh xen cây ăn quả cho năng suất dự kiến sau 3 năm trồng đạt 2,09 tấn nhân/ha, năng suất dự kiến cây ăn quả (cây bơ) đạt 1.080 kg quả/ha. Lợi nhuận ước tính 40.995.000 đồng/ha/năm, tăng 67,0% so với đối chứng. + Kết quả đào tạo, tập huấn: Đã tổ chức hội thảo, đào tạo và tập huấn cho 500 lượt nông dân và cán bộ cơ sở nắm vững quy trình tái canh cà phê bền vững tại địa bàn các xã Cư Ni, Cư Huê, Cư Yang và EaKmut huyện EaKar. Trong đó tập huấn gồm 9 lớp với 450 người tham dự, tổ chức 01 hội thảo tổng kết với 50 người tham dự. Qua kết quả đào tạo và tập huấn, hầu hết người dân đã nắm vững quy trình tái canh cà phê; đồng thời thông qua hướng dẫn của đội ngũ khuyến nông viên tham gia dự án, người dân đã thực hiện tốt việc tái canh cà phê, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau khắc phục những khó khăn, vướng mắc, triển khai tốt chương trình tái canh cà phê trong khuôn khổ thực hiện dự án. Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt Tài liệu Tiếng Anh 1157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2