Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH ẢO VỀ VẬN HÀNH<br />
MÁY TIỆN VÀ MÁY PHAY CNC<br />
DEVELOPING SOME TUTORIALS ON THE VIRTUAL OPERATION<br />
OF CNC LATHES AND MILLS<br />
Nguyễn Văn Tường1<br />
Ngày nhận bài: 27/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 05/9/2012; Ngày duyệt đăng: 12/9/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày việc xây dựng một số bài thực hành ảo về vận hành máy tiện và máy phay CNC bằng phần mềm<br />
Swansoft CNC Simulation. Các bài thực hành được xây dựng để giúp sinh viên học vận hành các máy tiện và máy phay<br />
CNC có trang bị các bộ điều khiển như Fanuc, Siemens hoặc Mitsubishi. Trong các bài thực hành này, các thao tác vận<br />
hành máy ảo được mô phỏng giống như các thao tác vận hành khi sử dụng máy thật. Các bài thực hành này giúp sinh viên<br />
tích lũy kinh nghiệm vận hành trước khi bắt đầu thực hành vận hành máy thật.<br />
Từ khóa: thực hành ảo, CNC, swansoft CNC simulation<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper presents the development of some tutorials on virtual operation of CNC lathes and mills by using<br />
Swansoft CNC Simulation. The tutorials were built to help students learn how to operate CNC lathes and mills which<br />
equipped with Fanuc, Siemens or Mitsubishi controlers. In these tutorials, tasks for operating virtual machines are<br />
simulated as tasks which used to operate real machines. The tutorials give students operational experience prior to actual<br />
practice of machine operation.<br />
Keywords: virtual practice, CNC, swansoft CNC simulation<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Để hỗ trợ huấn luyện vận hành máy CNC, một<br />
số nhà khoa học đã xây dựng các phần mềm giúp<br />
người dùng thực hành ảo vận hành máy CNC trên<br />
máy tính cá nhân. Yingxue Yao và cộng sự [1] đã<br />
phát triển một số hệ thống huấn luyện gia công<br />
CNC dựa trên công nghệ gia công ảo. Họ đã xây<br />
dựng các bài thực hành trên các hệ thống này để hỗ<br />
trợ huấn luyện nhằm giúp người học nắm vững lý<br />
thuyết, tăng cường kỹ năng thực hành và giải quyết<br />
các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận<br />
hành máy CNC.<br />
Giáo sư Suleyman Yaldiz và các cộng sự ở<br />
trường Đại học Khoa học Kỹ thuật thuộc đại học<br />
Selcuk (Thổ Nhĩ Kỳ) đã xây dựng 28 bài thực hành<br />
cho huấn luyện gia công CNC [2]. Các bài thực<br />
hành này được thực hiện nhờ chương trình huấn<br />
luyện ảo CNC có tên là VTC FOR CNC đã được<br />
1<br />
<br />
phát triển ở trường này. Một số bài thực hành điển<br />
hình mà nhóm nghiên cứu đã xây dựng là: nhóm bài<br />
thao tác các chức năng của panel điều khiển máy,<br />
nhóm bài về hiểu, gán và đo điểm không chương<br />
trình, nhóm bài về bù trừ dao, nhóm bài liên quan<br />
đến lập trình, chạy chương trình gia công.<br />
Một số hãng chế tạo bộ điều khiển CNC cũng<br />
đã xây dựng các phần mềm và các bộ thiết bị mô<br />
hình dùng cho huấn luyện. Hãng Siemens đã áp<br />
dụng phần mềm Sinutrain [3] để huấn luyện vận<br />
hành máy CNC nhờ máy tính. Phần mềm này được<br />
áp dụng để lập trình và vận hành máy tiện và máy<br />
phay CNC sử dụng bộ điều khiển Sinumerik 802D,<br />
810D, 840D và 840Di.<br />
Các phần mềm VR Turning và VR Milling của<br />
hãng Denford được viết cho lập trình gia công và<br />
vận hành ảo các dòng máy CNC dùng trong giáo<br />
dục [4]. Các phần mềm này cho phép người dùng<br />
<br />
TS. Nguyễn Văn Tường: Khoa Cơ khí - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 65<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
thực hiện một số thao tác vận hành máy cơ bản trên<br />
nền máy ảo với bộ điều khiển Fanuc.<br />
Phần mềm FANUC 21i Emulator là một trong<br />
những sản phẩm của Intelitek [5] được dùng dùng<br />
cho đào tạo vận hành máy CNC. Phần mềm này<br />
được thiết kế theo cách sao chép bộ điều khiển<br />
CNC Fanuc 21i, cho phép thực hiện huấn luyện<br />
sử dụng bộ điều khiển Fanuc 21i thông qua thực<br />
hành ảo.<br />
Công ty Nanjing Swan Software Technology [6]<br />
đã phát triển phần mềm Swansoft CNC Simulation<br />
dùng cho giảng dạy về vận hành máy CNC ở<br />
trường đại học cũng như trong các nhà máy chế<br />
tạo. Phần mềm bao gồm 17 loại, 67 hệ thống và 126<br />
panel điều khiển một số hãng Fanuc, Sinumerik,<br />
Mitsubishi, Fagor, Haas, PA, Romi, GSK, HNC,<br />
KND, Dasen, WA ,Great, Sanying, Renhe và SKY.<br />
Hiện nay, hầu hết các trường đại học trong nước<br />
có đào tạo chuyên ngành chế tạo máy đều đưa học<br />
phần về gia công trên máy CNC vào giảng dạy. Tuy<br />
nhiên, do giá thành khá cao nên hầu hết các trường<br />
chỉ đầu tư máy CNC với số lượng và chủng loại rất<br />
ít ỏi. Do đó hầu hết các trường đều không đáp ứng<br />
được nhu cầu học vận hành máy CNC của sinh<br />
viên. Hơn nữa, trong thực tế sản xuất, các bộ điều<br />
khiển máy CNC tương đối đa dạng. Vì vậy, nếu gặp<br />
bộ điều khiển thuộc hãng khác với bộ điều khiển mà<br />
sinh viên đã được học thì sinh viên mới ra trường<br />
không thể vận hành máy CNC được. Để phần nào<br />
giải quyết các vướng mắc nói trên, cơ sở đào tạo có<br />
thể áp dụng giải pháp thực hành ảo vận hành máy<br />
CNC nhờ một số phần mềm chuyên dụng.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam chủ yếu<br />
chỉ đầu tư máy tiện 2 trục và máy phay CNC 3 trục<br />
để phục vụ đào tạo về gia công CNC. Các loại máy<br />
nói trên có thể được trang bị với bộ điều khiển khác<br />
nhau tùy theo hãng sản xuất. Các bộ điều khiển<br />
CNC phổ biến nhất ở nước ta là Fanuc, Siemens và<br />
Mitsubishi. Vì vậy, việc xây dựng các bài thực hành<br />
ảo về vận hành máy tiện CNC 2 trục và máy phay<br />
CNC 3 trục với các bộ điều khiển thông dụng nói<br />
trên sẽ đáp ứng nhu cầu thực tế.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Việc xây dựng các bài thực hành ảo có thể<br />
được thực hiện nhờ nghiên cứu lý thuyết kết hợp<br />
với thực hành trên máy các nội dung sau:<br />
- Nghiên cứu nội dung chương trình chi tiết học<br />
phần về gia công trên máy CNC để xác định các nội<br />
dung cần triển khai thực hành ảo.<br />
<br />
66 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
- Tìm hiểu một số phần mềm mô phỏng gia<br />
công trên máy CNC và lựa chọn phần mềm phù hợp<br />
cho việc xây dựng các bài thực hành ảo theo nội<br />
dung đã đề xuất.<br />
- Xây dựng các bài thực hành ảo về vận hành<br />
máy tiện và phay CNC trên phần mềm đã chọn.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Lựa chọn phần mềm và các hạng mục thực<br />
hành ảo<br />
Có thể sử dụng một số phần mềm cho thực<br />
hành ảo về vận hành máy CNC như đã mô tả ở<br />
trên. Tuy nhiên, trong số các phần mềm này thì<br />
Swansoft CNC Simulation là phần mềm có nhiều ưu<br />
thế nhất do nó tích hợp nhiều bộ điều khiển CNC và<br />
giá của phần mềm này khá rẻ (399 USD/1 license)<br />
[6]. Sử dụng phần mềm này cho việc giảng dạy thực<br />
hành CNC này sẽ gặp nhiều thuận lợi vì chỉ cần một<br />
phần mềm vẫn có thể dùng để dạy cho sinh viên<br />
học sử dụng nhiều loại bộ điều khiển khác nhau. Do<br />
đó phần mềm này được chọn để xây dựng các bài<br />
thực hành ảo về vận hành máy tiện và máy phay<br />
CNC. Theo khả năng của phần mềm Swansoft CNC<br />
Simulation, các bài thực hành được xây dựng tương<br />
ứng cho các bộ điều khiển Fanuc 21i, Sinumerik<br />
810 (Siemens) và EZMotion 60 (Mitsubishi).<br />
Trong trường đại học, học phần Thực hành<br />
gia công trên máy CNC thường có thời lượng là 01<br />
tín chỉ. Do đó chỉ có thể triển khai một số nội dung<br />
thực hành cơ bản về vận hành máy. Các hạng mục<br />
thực hành chính về vận hành máy tiện và máy phay<br />
CNC là:<br />
- Khởi động máy CNC và đưa các trục của máy<br />
về “Home”.<br />
- Cài đặt hệ tọa độ chi tiết.<br />
- Cài đặt bù trừ dao.<br />
- Lập trình gia công (thủ công).<br />
- Chạy chương trình.<br />
2. Nội dung các bài thực hành<br />
Để thực hiện các hạng mục nói trên, các nội<br />
dung cần triển khai cho mỗi bài thực hành với phần<br />
mềm Swansoft CNC Simulation bao gồm:<br />
Khởi động phần mềm.<br />
Khởi động máy CNC.<br />
Đưa các trục của máy về “Home”.<br />
Thiết lập phôi và kẹp chặt phôi.<br />
Thiết lập dụng cụ cắt.<br />
Cài đặt tọa độ chi tiết.<br />
Bù trừ chiều dài dao.<br />
Lập trình trên máy (thủ công).<br />
Chạy chương trình.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
a. Khởi động phần mềm<br />
Nội dung khởi động phần mềm thuần túy chỉ là<br />
những bước mà người dùng thao tác với phần mềm<br />
để vào môi trường mô phỏng. Trình tự các bước<br />
về khởi động phần mềm trong các bài thực hành là<br />
giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất trong quá trình<br />
khởi động này là ở chổ chọn bộ điều khiển để thực<br />
hành. Trên hình 1 là môi trường mô phỏng vận hành<br />
máy tiện với bộ điều khiển Fanuc 21iT.<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
b. Khởi động máy CNC<br />
Nội dung mở máy bao gồm các thao tác để<br />
nhấn các phím trên bộ điều khiển ảo để mở máy<br />
CNC theo từng loại máy và bộ điều khiển.<br />
c. Đưa các trục của máy về “Home”<br />
Nội dung này bao gồm các thao tác với các<br />
phím trên bộ điều khiển ảo đưa các trục của máy<br />
CNC về “Home”.<br />
<br />
Hình 1. Môi trường mô phỏng vận hành máy tiện với bộ điều khiển Fanuc 21iT<br />
<br />
d. Thiết lập phôi và kẹp chặt phôi<br />
Nội dung về thiết lập phôi và kẹp chặt phôi thuần<br />
tuý chỉ trình bày việc sử dụng các lệnh của phần<br />
mềm về chọn dạng phôi, hiệu chỉnh các kích thước<br />
phôi và chọn phương án gá đặt phôi. Đối với các bài<br />
thực hành tiện, để đơn giản, các phôi ở dạng phôi trụ<br />
đặc và được gá trên mâm cặp 3 chấu. Đối với các<br />
bài thực hành phay, hai dạng phôi hình hộp chữ nhật<br />
và hình trụ được chọn để người thực hành làm quen<br />
với việc cài đặt hệ tọa độ chi tiết với một số dạng phôi<br />
khác nhau. Phôi được gá trực tiếp trên bàn máy và<br />
được kẹp chặt bằng bu lông - thanh kẹp.<br />
e. Thiết lập dụng cụ cắt<br />
Để giảm thời gian thực hành, các bài thực hành<br />
chỉ dùng hai loại dao khác nhau được lấy từ thư viện<br />
của phần mềm. Các bài thực hành hướng dẫn cách<br />
chọn dao từ thư viện và hiệu chỉnh một số thông số<br />
hình học nhằm giúp người thực hành làm quen với<br />
các lệnh về quản lý dao của phần mềm. Các dao<br />
dùng cho thực hành tiện bao gồm dao tiện ngoài và<br />
dao tiện rãnh. Đối với các bài thực hành phay thì các<br />
dao được sử dụng là dao phay ngón và mũi khoan.<br />
f. Cài đặt tọa độ chi tiết gia công<br />
Đối với các bài thực hành tiện, thống nhất chọn<br />
<br />
gốc tọa độ chi tiết nằm ở đầu bên phải của phôi.<br />
Nội dung cài đặt tọa độ chi tiết gia công hướng dẫn<br />
các bước thao tác với bộ điều khiển ảo để xác định<br />
các tọa độ X và Z của máy rồi nhập các tọa độ này<br />
vào mục các tọa độ của phôi ứng với G54. Bước đo<br />
đường kính chi tiết sau khi cắt một lớp mỏng bề mặt<br />
trụ ngoài (để xác định toạ độ theo phương X) cũng<br />
được mô phỏng nhờ chức năng đo lường của phần<br />
mềm (hình 2).<br />
Đối với các bài thực hành phay, việc xác định<br />
gốc tọa độ chi tiết gia công được chia thành hai<br />
trường hợp là dùng dao phay (hình 3) và dùng đầu<br />
dò quang học (hình 4). Sỡ dĩ như vậy là vì đây là hai<br />
cách mà người vận hành máy phay CNC thường<br />
dùng trong thực tế. Ngoài việc hướng dẫn xác định<br />
gốc tọa độ chi tiết gia công nằm ở một góc của phôi<br />
(dạng hình hộp chữ nhật), các bài thực hành phay<br />
còn có phần hướng dẫn xác định gốc toạ độ tại tâm<br />
phôi (dạng hình hộp chữ nhật và dạng hình trụ).<br />
Tương tự như tiện, nội dung này hướng dẫn các<br />
bước thao tác với bộ điều khiển ảo để xác định các<br />
tọa độ X, Y và Z của máy rồi nhập các tọa độ này<br />
vào mục các tọa độ của phôi ứng với G54.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 67<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
<br />
Hình 2. Đo đường kính ngoài của chi tiết<br />
<br />
Hình 3. Xác định gốc tọa độ chi tiết gia công<br />
dùng dao phay<br />
<br />
g. Bù trừ chiều dài dao<br />
Nội dung này hướng dẫn các bước thao tác với<br />
bộ điều khiển ảo để thực hiện bù trừ chiều dài dao.<br />
Các bài thực hành đều sử dụng hai dao, một dao<br />
được chọn làm dao “chủ” còn dao kia sẽ được bù<br />
chiều dài dựa theo dao “chủ”.<br />
h. Lập trình trên máy và chạy chương trình<br />
Nội dung lập trình trên máy bao gồm các bước<br />
thao tác tác với bộ điều khiển ảo để nhập chương<br />
trình gia công đơn giản đã được soạn thảo theo<br />
<br />
Hình 4. Xác định gốc tọa độ chi tiết gia công<br />
dùng đầu dò quang học<br />
<br />
cú pháp của bộ điều khiển tương ứng. Việc sửa<br />
chương trình gia công cũng được trình bày nhằm<br />
giúp người thực hành có thể sửa chương trình nếu<br />
có sự nhầm lẫn. Sau khi hoàn tất việc nhập chương<br />
trình là bước chạy chương trình gia công để quá<br />
trình tòan bộ quá trình mô phỏng cắt gọt. Hình 5<br />
trình bày một số kết quả chạy chương trình gia công<br />
của các bài thực hành tiện và phay ứng với máy có<br />
bộ điều khiển Fanuc 21iT và Fanuc 21iM (trường<br />
hợp dùng phôi hình trụ).<br />
<br />
Hình 5. Kết quả mô phỏng gia công khi tiện (trái) và phay (phải)<br />
<br />
68 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
3. Thảo luận<br />
Trong các bài thực hành ảo, một số nội dung<br />
thực hành thuần túy chỉ là thực hiện lệnh của phần<br />
mềm như khởi động phần mềm, thiết lập phôi và<br />
thiết lập dụng cụ cắt. Đối với các nội dung còn<br />
lại, sinh viên dùng chuột máy tính để thao tác với<br />
các phím trên bộ điều khiển ảo để thực hiện các<br />
nội dung giống như dùng tay thao tác với bộ điều<br />
khiển trên máy thật. Như vậy, có thể nói các bài<br />
thực hành ảo đáp ứng được yêu cầu thực hành ảo<br />
về vận hành máy CNC. Nhờ đó, sinh viên có thể<br />
tự trải nghiệm thực hành ảo trước khi được hướng<br />
dẫn thực hành trực tiếp trên máy thật. Các kinh<br />
nghiệm mà sinh viên tích luỹ được khi thực hành<br />
ảo sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp cận với máy thật<br />
tại phân xưởng. Điều này giúp tăng hiệu quả kinh tế<br />
nhờ giảm thời gian trực tiếp đứng máy của sinh viên<br />
đồng thời cũng giảm áp lực cho sơ sở đào tạo khi<br />
dùng máy CNC đắt tiền với số lượng ít.<br />
Thử nghiệm sơ bộ cho thấy khi sinh viên khi đã<br />
thực hành thuần thục các bài thực hành vận hành<br />
máy ứng một dòng bộ điều khiển (ví dụ như Fanuc<br />
21i) thì sinh viên cũng có thể tự thực hành vận hành<br />
máy có bộ điều khiển cùng họ (ví dụ như Fanuc 18i)<br />
nếu có thêm thông tin tham khảo về bộ điều khiển<br />
này. Ngoài ra, việc thử nghiệm thực tế cũng khẳng<br />
định rằng sinh viên nhanh chóng tiếp cận với máy<br />
thật sau khi đã thực hiện thực hành ảo thành công.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Thực hành ảo về vận hành máy CNC làm tăng<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
hiệu quả giảng dạy về thực hành gia công CNC và<br />
giúp cơ sở đào tạo triển khai một số nội dung thực<br />
hành trên các máy mà cơ sở đào tạo chưa có điều<br />
kiện đầu tư. Nhờ áp dụng công cụ mạnh là máy tính,<br />
kết hợp với chương trình mô phỏng có tính tương<br />
tác, sinh viên có thể nhanh chóng lĩnh hội nội dung<br />
bài học vận hành máy trước khi thực hành thực tế<br />
tại phân xưởng. Các bài thực hành ảo về vận hành<br />
tiện và phay trong nghiên cứu này được xây dựng<br />
cho các máy tiện CNC 2 trục và máy phay CNC<br />
3 trục được trang bị các bộ điều khiển Fanuc 21i,<br />
Sinumerik 810 và EZMotion 60. Nội dung chính của<br />
các bài bao gồm các hạng mục thực hành vận hành<br />
máy cơ bản như: đưa máy về “Home”, cài đặt tọa<br />
độ, cài đặt bù trừ dao, lập trình gia công trên máy<br />
và chạy chương trình. Các bài thực hành này giúp<br />
người học làm quen với việc sử dụng các bộ điều<br />
khiển nói trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực<br />
hành trong thực tế.<br />
Đối với các trường chỉ trang bị máy tiện và máy<br />
phay CNC với bộ điều khiển thuộc một trong ba loại<br />
đã được đề cập trong nghiên cứu này thì trường có<br />
thể sử dụng các bài thực hành tương ứng với bộ<br />
điều khiển đó để dạy sinh viên trước khi triển khai<br />
thực hành vận hành máy thật. Các bài thực hành<br />
khác có thể được sử dụng như các bài tập về nhà<br />
nhằm giúp sinh viên làm quen với các máy tiện và<br />
máy phay CNC với bộ điều khiển khác mà trường<br />
chưa đầu tư được. Điều này cũng giúp sinh viên tích<br />
lũy kinh nghiệm về vận hành máy cũng như lập trình<br />
và kiểm tra chương trình gia công.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
M. Sahin, S. Yaldiz, F. Unsacar, B. Yaldiz, N. Bilalis, E. Maravelakis, A. Antoniadis (2008). Virtual Training Centre for CNC:<br />
An Accomplished Cooperation Case. International Journal of Computers, Communications & Control, Vol. III , No. 2, pp.<br />
196-203.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Siemens (2008). Sinutrain Sinumerik training and programming. Siemens AG.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Yingxue Yao, Jianguang Li, Changqing Liu (2007). A Virtual Machining Based Training System For Numerically Controlled<br />
Machining. Wiley InterScience.<br />
<br />
4.<br />
<br />
http://www.b2gmarket.com/vendorfiles/CNC%20Classroom.pdf (đọc ngày 10/4/2012)<br />
<br />
5.<br />
<br />
http://www.intelitek.com/Products.asp?CategoryID=13&Industrial=&Education=yes&category_str_id=1;10;13;58;13 (đọc<br />
ngày 10/4/2012)<br />
<br />
6.<br />
<br />
http://www.swansc.com/index_en.htm (đọc ngày 10/4/2012)<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 69<br />
<br />