intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViRyucha2711 ViRyucha2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

205
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đã xây dựng được một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1, bao gồm: Chúng ta được hình thành như thế nào, con trai - con gái, quy tắc năm ngón tay và vùng riêng tư. Phương tiện dạy học chủ yếu là dữ liệu điện tử gồm tranh ảnh và phim. Phương pháp dạy học được thực hiện thông qua trò chơi học tập và đóng vai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 24-29; 19<br /> <br /> XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH<br /> CHO HỌC SINH LỚP 1 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Nguyễn Minh Giang - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Lê Thị Thu Lý - Sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài: 04/10/2018; ngày sửa chữa: 17/10/2018; ngày duyệt đăng: 25/10/2018.<br /> Abstract: In the article, we have researched and built a number of content and activities of sex<br /> education for grade 1st students, including: How we are formed; son - daughter; five-finger rule<br /> and private part. The main teaching facilities used are electronic data including pictures and<br /> movies. Teaching methods are implemented through learning games and role playing. Students<br /> are allowed to take part in practical activities of some related situations in order to formulate abuse<br /> prevention skills. Experimental results confirmed that teaching sex education should begin<br /> immediately from 1st grade students, not necessarily wait for gender experts, but primary teachers<br /> themselves can effectively implement.<br /> Keywords: Teaching, sex education, integration, primary.<br /> chơi với nhau một cách hồn nhiên, trong sáng và chưa bị<br /> chi phối bởi cảm xúc giới tính [9], [10].<br /> Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại<br /> Cairo năm 1994 nhấn mạnh rằng: “GDGT là một quyền<br /> của con người, rất cần thiết để con người phát triển và<br /> khỏe mạnh” [2]. Vì vậy, quyền lợi của trẻ em về GDGT<br /> phải được nhìn nhận như quyền sống, quyền có nguồn<br /> thực phẩm sạch sẽ và quyền được giáo dục [5]. Chúng<br /> tôi cũng mong muốn HS tiểu học ở Việt Nam ngay giai<br /> đoạn lớp 1 được tiếp cận với các nội dung GDGT một<br /> cách hệ thống, được trang bị những kiến thức và kĩ năng<br /> bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại. Đó chính là lí<br /> do chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Xây dựng một số nội<br /> dung và hoạt động GDGT cho HS lớp 1 tại Thành phố<br /> Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này nhằm hỗ trợ giáo viên<br /> (GV) lớp 1 thiết kế được một số nội dung và hoạt động<br /> dạy học (DH) phù hợp để GDGT cho HS, qua đó, giúp<br /> hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS lớp 1.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Cách tiếp cận<br /> Sự phát triển về giới tính là đặc điểm tự nhiên và đặc<br /> trưng cho mỗi cá nhân, được quy định bởi bộ gen và chịu<br /> tác động rất lớn của các điều kiện môi trường sống. Với<br /> sự thay đổi về điều kiện tự nhiên và xã hội dẫn đến hiện<br /> nay, tuổi dậy thì bắt đầu từ giai đoạn HS tiểu học. Do đó,<br /> gia đình và nhà trường cần phải trang bị các kiến thức về<br /> giới tính cho HS từ rất sớm, giúp các em vượt qua giai<br /> đoạn này một cách dễ dàng, đồng thời có kĩ năng bảo vệ<br /> bản thân phòng tránh xâm hại tình dục. Hầu hết phụ<br /> huynh cho rằng, trường học là nơi tốt nhất trang bị cho<br /> HS hệ thống kiến thức về giới tính. Đối với các trường<br /> tiểu học, nội dung GDGT có thể thực hiện thông qua việc<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Giáo dục giới tính (GDGT) là vấn đề được hầu hết<br /> các quốc gia trên thế giới quan tâm. Nội dung này đã là<br /> một phần của chương trình toàn diện bắt buộc trong<br /> trường học ở nhiều quốc gia như Thụy Điển từ năm 1955<br /> [1], ở Pháp từ năm 1973 [2]… Ở Việt Nam, GDGT là<br /> một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm, do số trẻ<br /> em bị bắt cóc và xâm hại ngày càng tăng cao. Độ tuổi các<br /> em bị xâm hại tập trung chủ yếu từ 5 đến 13 tuổi [3]. Điều<br /> này đòi hỏi học sinh (HS) tiểu học cần được trang bị<br /> những kiến thức cơ bản về GDGT cũng như các kĩ năng<br /> tự bảo vệ bản thân để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân<br /> của những vụ xâm hại và lạm dụng tình dục. Theo<br /> chương trình giáo dục hiện hành, kiến thức về GDGT chỉ<br /> được cung cấp chính thức trong môn Khoa học 5 và hầu<br /> như không có nội dung GDGT cho HS lớp 1 [4].<br /> Trên thế giới, vấn đề GDGT đã được đưa vào học<br /> đường từ những năm 70 của thế kỉ XX, ban đầu tập trung<br /> ở lứa tuổi thanh thiếu niên và dần dần mở rộng sang độ<br /> tuổi mầm non, tiểu học ở một số quốc gia [5], [6]. Ví dụ ở<br /> Hà Lan, GDGT bắt đầu từ khi trẻ em 4 tuổi. Các chương<br /> trình GDGT khuyến khích tôn trọng và giúp HS phát triển<br /> các kĩ năng để bảo vệ chống cưỡng bức, đe dọa và lạm<br /> dụng. Khi trẻ em 8 tuổi sẽ được học về hình ảnh sinh học,<br /> các bộ phận của cơ thể và khuôn mẫu giới. Trẻ em 11 tuổi<br /> thảo luận về khuynh hướng tình dục và các biện pháp tránh<br /> thai [7]. Triết lí GDGT chính là trẻ càng nhỏ, việc dạy<br /> GDGT càng tự nhiên và càng hiệu quả [8]. Từ khoảng 6<br /> đến 7 tuổi, trẻ đã hiểu biết khá rõ về những khác biệt cơ<br /> bản giữa nam và nữ. Do đó, trẻ bắt đầu cảm thấy e ngại,<br /> không còn muốn tự nhiên phô bày thân thể như trước. Độ<br /> tuổi này, ý thức giới tính biểu hiện ở sự phân hóa các hoạt<br /> động và định hướng giá trị. Giữa bé trai và bé gái cùng<br /> <br /> 24<br /> <br /> Email: gdthgiang@gmail.com<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 24-29; 19<br /> <br /> lồng ghép vào các bài học về con người, trong các hoạt<br /> động ngoại khóa, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết tự<br /> học,… góp phần đáp ứng nội dung và định hướng giáo<br /> dục mới, đồng thời đáp ứng nhu cầu của phụ huynh HS.<br /> GDGT không đơn thuần chỉ truyền đạt thông tin, kinh<br /> nghiệm sống mà còn là vấn đề bồi dưỡng nhân cách và<br /> xây dựng quan niệm sống chuẩn mực cho mỗi HS ngay<br /> từ khi còn nhỏ.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để đạt mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, đề tài đã sử dụng<br /> các phương pháp chủ yếu như sau: - Phương pháp<br /> nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu<br /> các tài liệu, lí thuyết về GDGT cho HS tiểu học cũng như<br /> tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 1; - Phương<br /> pháp sử dụng bảng hỏi được sử dụng để tìm hiểu thực<br /> trạng việc GDGT ở trường tiểu học. Ngoài ra, phương<br /> pháp này còn được sử dụng để ghi chép lại phản hồi của<br /> GV và HS khi tham gia các nội dung GDGT; - Phương<br /> pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp GV của<br /> lớp thực nghiệm để xem những thái độ và góp ý cho hoạt<br /> động; - Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so<br /> sánh giúp rút ra những kết luận từ cơ sở thực tiễn cũng<br /> như từ kết quả của quá trình thực nghiệm; - Phương pháp<br /> thử nghiệm sư phạm: sử dụng để kiểm tra hiệu quả của<br /> các nội dung và hoạt động GDGT đã thiết kế.<br /> 2.3. Các bước tiến hành<br /> Bước 1: Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lí và đặc<br /> điểm nhận thức của HS lớp 1.<br /> Bước 2: Nghiên cứu lí luận DH ở tiểu học, xác định<br /> vị trí, mục tiêu, nội dung GDGT cho HS lớp 1.<br /> Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu và các tình huống liên quan<br /> đến GDGT cho HS của GV đang trực tiếp DH ở lớp 1,<br /> từ đó tìm ra những nội dung cần xây dựng và đề xuất thời<br /> gian để triển khai những nội dung này.<br /> Bước 4: Tiến hành xây dựng các nội dung và hoạt<br /> động DH tương ứng, tìm kiếm tư liệu, thiết kế tư liệu<br /> bằng phần mềm,...<br /> Bước 5: Thử nghiệm sư phạm.<br /> Bước 6: Phân tích kết quả và rút ra kết luận.<br /> 2.4. Kết quả nghiên cứu<br /> 2.4.1. Thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1<br /> Để đánh giá thực trạng GDGT cho HS lớp 1, nghiên<br /> cứu này đã tiến hành khảo sát 96 GV của một số trường<br /> tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng phiếu khảo sát,<br /> gồm: 18 GV Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1), 27 GV<br /> Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), 16 GV<br /> Trường Tiểu học Chương Dương (quận 5), 21 GV<br /> Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7), 14 GV<br /> Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 12). Nội dung<br /> <br /> phiếu khảo sát GV gồm 3 câu hỏi dưới hình thức trắc<br /> nghiệm lựa chọn và trả lời ngắn. Kết quả khảo sát như<br /> sau:<br /> Nội dung 1: Theo thầy (cô) việc dạy một số nội dung<br /> GDGT phù hợp với lứa tuổi cho HS lớp 1 có cần thiết<br /> không?<br /> Bảng 1. Nhận định của GV về sự cần thiết dạy GDGT<br /> cho HS lớp 1<br /> Nhận định<br /> Tần số<br /> Tỉ lệ<br /> Rất cần thiết<br /> 25<br /> 26%<br /> Cần thiết<br /> 70<br /> 73%<br /> Không cần thiết<br /> 1<br /> 1%<br /> Từ kết quả khảo sát, có thể thấy, hầu hết GV tiểu học<br /> rất quan tâm đến việc GDGT cho HS lớp 1. Phần lớn GV<br /> cho rằng, việc GDGT cho HS lớp 1 là cần thiết vì: “Ở độ<br /> tuổi này các đối tượng xấu rất dễ dụ dỗ nếu HS chưa<br /> được trang bị kiến thức và kĩ năng”; “Đối tượng của các<br /> thủ phạm xâm hại tình dục nằm ở độ tuổi này”. Các em<br /> rất tin tưởng vào người lớn, rất thích quà bánh hoặc bị<br /> hấp dẫn bởi một món đồ nào đó. Chính vì lẽ đó, kẻ xấu<br /> thường lợi dụng điểm yếu này để dụ dỗ một cách dễ<br /> dàng. Vì vậy, việc GDGT, trang bị những kiến thức, kĩ<br /> năng cho các em trong độ tuổi này để phòng tránh kẻ xấu,<br /> tự bảo vệ bản thân là hoàn toàn cần thiết. Mặt khác “Lớp<br /> 1 là độ tuổi các em rất hiếu động và có nhiều thắc mắc<br /> về cơ thể.”, nên cần cung cấp cho các em những kiến<br /> thức như “Cơ thể chúng ta hình thành như thế nào?”,<br /> “Chúng ta sinh ra từ đâu?”, “Con trai khác con gái ở điểm<br /> nào?”,… nhằm giúp các em hiểu về cơ thể của mình, biết<br /> yêu thương và tự chăm sóc bản thân.<br /> Nội dung 2: Theo thầy (cô) nội dung về GDGT nào<br /> cần được dạy cho HS lớp 1?<br /> Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi đưa ra bảy nội<br /> dung để khảo sát GV về các nội dung GDGT cần dạy cho<br /> HS lớp 1. Các nội dung được xây dựng dựa trên đặc điểm<br /> tâm sinh lí của HS lớp 1 và khả năng tích hợp được vào<br /> các môn học của chương trình. Kết quả khảo sát chi tiết<br /> như bảng 2.<br /> <br /> 25<br /> <br /> Tất cả 7 nội dung về GDGT cho HS lớp 1 đều nhận<br /> được sự đồng ý của hầu hết GV. Trong đó, hai nội dung<br /> “Vùng riêng tư - Đụng chạm an toàn, đụng chạm không<br /> an toàn” và “Biết tự giải quyết một số tình huống khi cần<br /> thiết” được 100% GV lựa chọn. Hai nội dung “Vệ sinh<br /> cơ thể - vệ sinh vùng riêng tư” và “Định hướng giao tiếp<br /> phù hợp với những người xung quanh” cũng được 96,9%<br /> GV lựa chọn. Kết quả này cho thấy, GV rất quan tâm đến<br /> việc trang bị các kĩ năng vệ sinh và bảo vệ cơ thể an toàn<br /> trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của HS. Một số GV<br /> không lựa chọn nội dung “Tìm hiểu tên gọi đúng bộ phận<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 24-29; 19<br /> <br /> Bảng 2. Các nội dung GDGT cần được dạy cho HS lớp 1<br /> Nội dung<br /> Tần số<br /> Tìm hiểu tên gọi đúng bộ phận trên cơ thể người (đặc biệt là bộ phận sinh dục)<br /> 79<br /> Chúng ta được hình thành như thế nào?<br /> 88<br /> Sự khác nhau giữa bạn trai và bạn gái<br /> 90<br /> Vùng riêng tư - Đụng chạm an toàn, đụng chạm không an toàn<br /> 96<br /> Vệ sinh cơ thể - vệ sinh vùng riêng tư<br /> 93<br /> Định hướng giao tiếp phù hợp với những người xung quanh<br /> 93<br /> Biết tự giải quyết một số tình huống khi cần thiết<br /> 96<br /> Bảng 3. Những khó khăn của GV khi GDGT cho HS lớp 1<br /> TT<br /> Những khó khăn khi GDGT cho HS lớp 1<br /> Tần số<br /> Khó khăn từ GV<br /> Tài liệu ít, không có chương trình cụ thể, GV không biết giúp HS hiểu kiến thức<br /> 1<br /> 96<br /> ở mức độ và giới hạn nào?<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> <br /> Nội dung, kiến thức trừu tượng nên GV gặp khó khăn khi DH<br /> Không đủ thời gian để giảng dạy<br /> Sợ dạy không khéo sẽ phản tác dụng và HS hiểu sai kiến thức, khơi gợi tính tò<br /> mò về những kiến thức không phù hợp<br /> Nội dung bài học không sinh động. HS không thích học<br /> GV ngại nói về những vấn đề này<br /> Khó khăn từ HS<br /> HS còn quá nhỏ không hiểu bài hoặc đặt những câu hỏi khó trả lời<br /> HS rụt rè, ngại giao tiếp nên GV khó truyền thụ kiến thức.<br /> Khó khăn từ phụ huynh<br /> Phụ huynh không đồng ý vì nghĩ rằng trẻ còn nhỏ chưa cần học GDGT<br /> <br /> trên cơ thể người (đặc biệt là bộ phận sinh dục)”, “Chúng<br /> ta được hình thành như thế nào?” và “Sự khác nhau giữa<br /> bạn trai và bạn gái” là do còn e ngại phải nhắc đến thuật<br /> ngữ đúng về bộ phận sinh dục khi dạy cho HS lớp 1. Kết<br /> quả khảo sát cho thấy, GV đều mong muốn HS được<br /> trang bị các kiến thức về giới tính, nhưng chưa thực sự tự<br /> tin dạy những kiến thức được cho là “nhạy cảm”.<br /> Nội dung 3: Những khó khăn thầy (cô) gặp phải khi<br /> dạy GDGT cho HS lớp 1?<br /> Việc dạy các nội dung GDGT là rất cần thiết, tuy<br /> nhiên, để dạy được những nội dung này cho HS ngay từ<br /> khi lớp 1, GV gặp những khó khăn gì, được chúng tôi<br /> tổng hợp thành 3 nhóm như bảng 3.<br /> Trên đây là những khó khăn của GV gặp phải trong quá<br /> trình khảo sát. Những khó khăn này chia thành 3 nhóm:<br /> Nhóm 1: Những khó khăn từ bản thân của GV gặp<br /> phải khi DH những nội dung GDGT. Khó khăn đầu tiên<br /> mà hầu hết GV khảo sát cho biết đó là tài liệu ít và không<br /> có chương trình cụ thể, nội dung, kiến thức trừu tượng<br /> nên GV gặp khó khăn khi DH. Mặt khác, sợ dạy không<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 82,3<br /> 91,7<br /> 93,75<br /> 100<br /> 96,9<br /> 96,9<br /> 100<br /> Tỉ lệ (%)<br /> 100<br /> <br /> 93<br /> 78<br /> <br /> 96,9<br /> 81,25<br /> <br /> 81<br /> <br /> 84,4<br /> <br /> 28<br /> 9<br /> <br /> 29,2<br /> 9,4<br /> <br /> 93<br /> 46<br /> <br /> 96,9<br /> 47,9<br /> <br /> 36<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> 26<br /> <br /> khéo léo sẽ phản tác dụng, sợ HS hiểu sai kiến thức hay<br /> khơi gợi tính tò mò về những kiến thức không phù hợp,<br /> hay không đủ thời gian để giảng dạy cũng là lựa chọn của<br /> 78 GV được khảo sát. Điều này phản ánh thực tế chương<br /> trình DH cho HS lớp 1 không có phần hướng dẫn chi tiết<br /> và tài liệu đi kèm để DH GDGT. Mặt khác, đây là vấn đề<br /> được khuyến khích chứ chưa bắt buộc GV phải thực<br /> hiện, do đó, đa số GV chưa thực sự đầu tư thời gian cho<br /> DH các nội dung này.<br /> Nhóm 2: Những khó khăn từ phía HS. Có 93 GV cho<br /> rằng “HS còn quá nhỏ không hiểu bài hoặc HS đặt những<br /> câu hỏi tò mò làm GV khó trả lời”. Thêm vào đó “HS rụt<br /> rè, ngại giao tiếp nên GV khó truyền thụ kiến thức” là<br /> nhận định của 46 GV. Tuy nhiên, theo đánh giá của<br /> chúng tôi, HS lớp 1 rất hồn nhiên và luôn có những thắc<br /> mắc về cơ thể mình và rất muốn tìm hiểu chúng. Đây<br /> chính là điều kiện thuận lợi để GV dạy các kiến thức về<br /> GDGT một cách dễ dàng. Theo quan điểm “trẻ càng nhỏ<br /> việc dạy GDGT càng tự nhiên và càng hiệu quả” và<br /> chương trình DH của một số nước như Hà Lan, Pháp,…<br /> thì HS lớp 1 nên được trang bị các kiến thức về giới tính<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 24-29; 19<br /> <br /> và phòng chống xâm hại. Đối với những HS rụt rè, ngại<br /> giao tiếp, GV cần lôi cuốn bằng các phương tiện DH hấp<br /> dẫn và phương pháp DH phù hợp.<br /> Nhóm 3: Những khó khăn từ phía phụ huynh. Kết quả<br /> khảo sát cho thấy, chỉ có 36 GV cho rằng “Phụ huynh<br /> không đồng ý vì nghĩ rằng trẻ còn nhỏ chưa cần học<br /> GDGT”. Những phụ huynh không đồng ý do xuất phát từ<br /> văn hóa truyền thống của người Việt Nam vẫn còn ngại đề<br /> cập đến vấn đề GDGT. Tuy nhiên, các phương tiện truyền<br /> thông cho thấy, việc trẻ em bị lạm dụng và xâm hại tình<br /> dục ngày một tăng, đã làm thay đổi quan điểm của phụ<br /> huynh về GDGT cho HS ngay từ lớp 1. Mặt khác, kiến<br /> thức về GDGT bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau và trẻ<br /> em nên được trang bị một cách hệ thống từ đơn giản đến<br /> phức tạp theo giai đoạn phát triển về tâm sinh lí.<br /> Qua khảo sát, nhận thấy rằng, hầu hết GV đều muốn HS<br /> được học về GDGT ở tuổi tiểu học, nhưng khi bắt đầu ở HS<br /> lớp 1 vẫn còn một vài ý kiến trái chiều. Nguyên nhân có thể<br /> do chương trình chưa bắt buộc, tài liệu hướng dẫn rất ít và<br /> một phần từ quan niệm truyền thống của người Việt Nam.<br /> 2.4.2. Đề xuất nội dung giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1<br /> Nghiên cứu này xây dựng một số nội dung vừa là kiến<br /> thức khoa học, vừa rèn kĩ năng để GDGT cho HS lớp 1.<br /> Một số nội dung được cho là nhạy cảm như sự khác biệt<br /> giữa nam và nữ ở bộ phận sinh dục, chúng ta được hình<br /> thành và sinh ra như thế nào hay kiến thức liên quan đến<br /> hình thành kĩ năng vệ sinh cơ thể và phòng tránh xâm hại,<br /> được chúng tôi lựa chọn để thử nghiệm, đánh giá sự phù<br /> hợp và hiệu quả khi triển khai DH cho HS lớp 1.<br /> 2.4.2.1. Sự khác nhau trên cơ thể nam và nữ<br /> Độ tuổi từ 3-4, trẻ đã bắt đầu có ý thức về giới tính,<br /> nghĩa là chúng bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa nam và<br /> nữ. Như là một sự tò mò rất bản năng, chúng cũng muốn<br /> khám phá và xem xét sự khác nhau giữa mình và những<br /> bạn khác giới. Việc tự khám phá giới tính ở trẻ nhỏ có<br /> thể sẽ bị bóp méo nếu trẻ tìm kiếm thông tin không lành<br /> mạnh, hoặc bị những kẻ xấu lợi dụng. Ở giai đoạn mầm<br /> non, sự khác nhau giữa nam và nữ được thể hiện qua<br /> trang phục, kiểu tóc. Tuy nhiên, đến giai đoạn HS lớp 1,<br /> sự khác biệt giữa nam và nữ được phân biệt cụ thể và<br /> chính xác ở cơ quan sinh dục.<br /> 2.4.2.2. Chúng ta được hình thành và sinh ra như thế nào?<br /> Đây là một câu hỏi mà rất nhiều HS thắc mắc khi bắt<br /> đầu khám phá cơ thể. Nhiều phụ huynh có xu hướng trả lời<br /> rằng con được sinh ra từ nách, từ bắp cải, ba mẹ nhặt<br /> được,… và sau đó lái qua câu chuyện khác để lẩn tránh câu<br /> trả lời. Khi không nhận được đáp án thỏa mãn trẻ sẽ tự tìm<br /> hiểu từ nhiều nguồn thông tin trên các phương tiện truyền<br /> thông hay mạng xã hội,… Vậy, tại sao người lớn không trả<br /> lời trẻ một cách đúng sự thật bằng những ngôn ngữ hình ảnh<br /> <br /> 27<br /> <br /> phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trên thực tế, câu hỏi này chính<br /> là một phần của khoa học thường thức và cần được trả lời<br /> một cách chính xác, phù hợp với tâm sinh lí của trẻ.<br /> 2.4.2.3. Vùng riêng tư<br /> Ngay khi học xong bài cơ thể người, HS lớp 1 được học<br /> về vệ sinh cơ thể. Khi GDGT cho HS bắt đầu từ lớp 1, GV<br /> phải thường xuyên nhấn mạnh: “Vùng cơ thể mặc đồ bơi là<br /> vùng bất khả xâm phạm” hay “vùng riêng tư”, hoặc “Nếu ai<br /> cố tình động chạm vào cơ thể con mà không được sự cho<br /> phép của con thì đó là người xấu”... Dựa trên những nguyên<br /> tắc đó, HS lớp 1 có thể phát hiện ra đâu là tình huống an toàn<br /> và không an toàn, từ đó có những cách xử lí đúng.<br /> 2.4.2.4. Quy tắc 5 ngón tay<br /> Theo thống kê, cứ 3 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình<br /> dục, cứ 5 bé trai lại có 1 bé bị xâm hại tình dục… Trong<br /> khi cha mẹ không thể ở bên bảo vệ con mình 24/24 giờ, vì<br /> vậy trẻ cần được trang bị những kiến thức cần thiết để có<br /> thể bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại. GV nên<br /> GDGT cho HS lớp 1 bằng cách đưa ra những nguyên tắc,<br /> chứ không cần đề cập đến những tình huống quá cụ thể và<br /> chi tiết. Đối với trẻ lớp 1 kiến thức cơ bản nhất dễ nhớ nhất<br /> để trẻ ghi nhớ và tự bảo vệ đó là quy tắc 5 ngón tay.<br /> 2.4.3. Thiết kế một số hoạt động dạy học và thử nghiệm<br /> Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, đặc biệt từ kết quả của<br /> việc khảo sát tìm hiểu ý kiến GV về GDGT cho HS lớp<br /> 1 ở trường tiểu học, chúng tôi đã thiết kế một số nội dung<br /> và hoạt động GDGT cho HS lớp 1. Với mỗi nội dung,<br /> chúng tôi thiết kế lần lượt 4 hoạt động như bảng 4.<br /> Bảng 4. Các hoạt động GDGT đã thiết kế<br /> TT Nội dung<br /> Hoạt động<br /> GV đưa tình huống<br /> Con trai - Xem phim: “Con trai - Con gái”<br /> 1<br /> Con gái<br /> Trò chơi: “Đào vàng”<br /> Đóng vai<br /> Trò chơi “Vùng riêng tư của em”<br /> Xem phim “Vùng riêng tư”<br /> Vùng<br /> 2<br /> riêng tư<br /> Trò chơi: “Lu Lu về nhà”<br /> Đóng vai<br /> Thi kể “Những người quanh em”<br /> Quy tắc 5 Xem phim “Quy tắc 5 ngón tay”<br /> 3<br /> ngón tay Trò chơi “Bàn tay của em”<br /> Đóng vai<br /> GV đưa tình huống<br /> Chúng ta Xem phim: “Chúng ta được hình<br /> được hình thành như thế nào?”<br /> 4<br /> thành như<br /> thế nào? Trò chơi: “Xây dựng nông trại”<br /> Vệ sinh cơ thể<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 24-29; 19<br /> <br /> 2.4.3.1. Mục đích, yêu cầu chung của những hoạt động<br /> giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1<br /> Mục đích: Cung cấp kiến thức GDGT cho HS một<br /> cách nhẹ nhàng, tự nhiên, dễ hiểu, thu hút sự hứng thú và<br /> tập trung của HS. Qua các hoạt động GDGT, HS được<br /> hình thành các kĩ năng sống cơ bản.<br /> Yêu cầu: Đảm bảo tính hệ thống, gắn với khả năng tích<br /> hợp vào trong môn học và hoạt động giáo dục của HS;<br /> Đảm bảo nguyên tắc trực quan phù hợp với đặc điểm tâm<br /> sinh lí của HS lớp 1; Cung cấp kiến thức giới tính cơ bản,<br /> dễ hiểu cho HS; Sử dụng hoạt động, trò chơi hấp dẫn, sinh<br /> động và đa dạng; Kết hợp đồ dùng DH phù hợp, đẹp mắt;<br /> Đảm bảo việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho HS.<br /> 2.4.3.2. Định hướng sử dụng phương tiện và phương<br /> pháp dạy học<br /> Nội dung về GDGT vẫn được cho là khá nhạy cảm đối<br /> với GV khi dạy cho HS lớp 1. Vì vậy, với các nội dung<br /> GDGT đã đề xuất và xây dựng, việc lựa chọn phương tiện<br /> và phương pháp DH phù hợp sẽ quyết định sự thành công<br /> khi thử nghiệm. Trong nghiên cứu này, phương tiện được<br /> ưu tiên lựa chọn là dữ liệu điện tử với các hình ảnh, đoạn<br /> phim ngắn, giúp GV truyền tải kiến thức đến HS một cách<br /> nhẹ nhàng và đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác<br /> và khoa học. Phương pháp DH chủ đạo là các trò chơi học<br /> tập nhằm giúp HS học tập và củng cố kiến thức một cách<br /> sinh động, tạo không khí sôi động, hấp dẫn. Bên cạnh đó,<br /> chúng tôi sử dụng phương pháp đóng vai trong các tình<br /> huống giả định, để HS vừa học kiến thức khoa học, vừa<br /> thực hành, từng bước xây dựng các kĩ năng phòng chống<br /> xâm hại và bảo vệ bản thân.<br /> 2.4.4. Thử nghiệm<br /> Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 4 nội dung:<br /> “Chúng ta được hình thành như thế nào?”, “Vùng riêng<br /> tư”, “Quy tắc năm ngón tay” và “Con trai - con gái” tại<br /> Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1), Trường Tiểu học<br /> Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) và Trường Tiểu học Lương<br /> Thế Vinh (quận 7). Các trường tiểu học được lựa chọn<br /> để thử nghiệm đều nằm ở các vị trí trung tâm của quận,<br /> với chất lượng giáo dục rất tốt và triết lí giáo dục khá hiện<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> Ý kiến<br /> Rất thích<br /> Thích<br /> Không thích<br /> Tổng cộng<br /> <br /> đại. Mỗi trường tiểu học thực nghiệm, chúng tôi chọn 2<br /> lớp khác nhau, mỗi lớp có 35 HS. Sau khi dạy thử<br /> nghiệm chúng tôi thu thập ý kiến đánh giá của 210 HS.<br /> Đồng thời, chúng tôi cũng thu thập ý kiến của 30 GV tiểu<br /> học dự giờ để đánh giá hiệu quả của các hoạt động<br /> GDGT đã thiết kế. Mỗi trường lựa chọn 2 GV để dạy ở<br /> 2 lớp 1 khác nhau để so sánh kết quả.<br /> 2.4.4.1. Kết quả thử nghiệm từ phía học sinh<br /> Đối với HS lớp 1, việc đọc viết chưa thành thạo nên<br /> đánh giá hiệu quả nội dung thực nghiệm bằng cách cho<br /> HS giơ tay lựa chọn và phỏng vấn. Với câu hỏi: “Em có<br /> thích nội dung này không?” được trình chiếu lên bảng và<br /> đưa ra ba đáp án là: Rất thích; Thích; Không thích thì thu<br /> được kết quả chi tiết trong bảng 5.<br /> Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 2,86% ý kiến HS<br /> không thích các hoạt động GDGT đã thiết kế, còn lại đều<br /> thích và rất thích. Như vậy, có thể kết luận, những nội<br /> dung thử nghiệm rất hiệu quả và thu hút sự quan tâm của<br /> HS. Một số ý kiến không thích tập trung ở nội dung “Cơ<br /> thể chúng ta hình thành như thế nào?” và “Quy tắc năm<br /> ngón tay”. Khi khảo sát các hoạt động mà HS thích nhất,<br /> chúng tôi chiếu lên bảng kèm hình ảnh của hoạt động đó<br /> để HS dễ dàng nhớ lại. Kết quả thu được như bảng 6.<br /> Kết quả điều tra từ câu hỏi này cho thấy, hoạt động<br /> 100% HS thích nhất là hoạt động xem phim và chơi trò<br /> chơi học tập. Do đặc điểm tâm - sinh lí của HS lớp 1 là<br /> tư duy trực quan hành động nên được xem phim là một<br /> điều rất thú vị. Cũng cùng lí do đó, chơi trò chơi có các<br /> nhân vật hoạt hình như: Lu Lu, những con vật trong nông<br /> trại, bác thợ đào vàng đều khiến trẻ cảm thấy thích thú,<br /> hào hứng và tích cực tham gia trả lời câu hỏi. Có thể kết<br /> luận rằng, việc sử dụng những nhân vật nhiều màu sắc và<br /> có sự chuyển động cùng những đối tượng cần sự giúp đỡ<br /> khi trả lời đúng câu hỏi sẽ giúp HS tích cực và hứng thú<br /> học tập hơn. Các hoạt động HS chọn với tỉ lệ thấp hơn<br /> (từ 77,14% đến 94,76%) như: GV đưa tình huống kích<br /> thích sự tò mò, đóng vai và thi kể. Kết quả này cho thấy,<br /> các hoạt động được tổ chức đều được hầu hết HS tham<br /> <br /> Bảng 5. Kết quả khảo sát HS về các nội dung GDGT<br /> Chúng ta được hình<br /> Con trai - Con gái<br /> Vùng riêng tư<br /> thành như thế nào?<br /> Tỉ lệ<br /> Tỉ lệ<br /> Tỉ lệ<br /> Tần số<br /> Tần số<br /> Tần số<br /> (%)<br /> (%)<br /> (%)<br /> 180<br /> 85,71<br /> 168<br /> 80<br /> 174<br /> 82,86<br /> 54<br /> 25,71<br /> 42<br /> 20<br /> 36<br /> 17,14<br /> 6<br /> 2,86<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 210<br /> 100<br /> 210<br /> 100<br /> 210<br /> 100<br /> <br /> 28<br /> <br /> Quy tắc<br /> năm ngón tay<br /> Tỉ lệ<br /> Tần số<br /> (%)<br /> 138<br /> 65,71<br /> 66<br /> 31,43<br /> 6<br /> 2, 86<br /> 210<br /> 100<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2