intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÂY DỰNG PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

169
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 Đồng Nai là tỉnh đi đầu ở Việt Nam về số lượng các khu công nghiệp (KCN) và nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía nam. Song song thực trạng đó là sự khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về môi trường nhất là ở các KCN, bởi các cơ sở pháp lý như Luật Bảo vệ Môi trường, các Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam,… khi áp vào địa bàn tỉnh gặp phải nhiều vướng mắc do hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÂY DỰNG PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

  1. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 XÂY DỰNG PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Trần Thanh Quang Khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi Trường, Trường Đại Học Lạc Hồng Email:cnsh_edu@yahoo.com, thanhquang2021@gmail.com Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu nội dung phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Có hai phân vùng chính là nước mặt và không khí. Phân vùng môi trường nước mặt được chia làm hai phần là phân vùng các sông, suối và phân vùng hồ để tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp. Môi trường không khí bao gồm bốn phân vùng tiếp nhận khí thải công nghiệp với các hệ số vùng tương ứng. Các phân vùng này áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Summary: this written text introduces the deviding conten of section of the receiving environment of waste water and industrial water air on vicinity of the Dong Nai province. There are two main environment dividing section which are floating water and air. The floating water dividing srction is devided in two parts river dividing section and lake dividing section to receive the industrial waste water sounces. The air environment includes four dividing sections to riceive the industrial air with the corresponding section. The dividings applies on vicinity of the Dong Nai province until 2010, orienting until 2020. I. GIỚI THIỆU Đồng Nai là tỉnh đi đầu ở Việt Nam về số lượng các khu công nghiệp (KCN) và nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía nam. Song song thực trạng đó là sự khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về môi trường nhất là ở các KCN, bởi các cơ sở pháp lý như Luật Bảo vệ Môi trường, các Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam,… khi áp vào địa bàn tỉnh gặp phải nhiều vướng mắc do hiện trạng chất lượng môi trường , quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương trên địa 1
  2. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 bàn tỉnh rất khác nhau. Ngoài ra, chất lượng môi trường, lương lượng/dung tích của các nguồn tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp cũng không giống nhau nên nhu cầu về một phân vùng tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp là rất cấp thiết và không thể thiếu trong hệ thống cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay và định hướng phát triển trong tương lai. Trong tình hình đó, Quyết định số 210/2005/QĐ-UBT ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành “Quy định về phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN 2001 trên địa bàn Tỉnh” ra đời để giải quyết cơ bản yêu cầu trên. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong các tiêu chuẩn xả nước thải và khí thải công nghiệp đồng thời làm cho Quyết định số 210/2005/QĐ-UBT không còn phù hợp với luật định nữa. Năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định 65/2007/QĐ- UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường thay thế cho Quyết định số 210/2005/QĐ-UBT. Quyết định này dựa trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN 2005 để thực hiện. Tuy nhiên, với một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh như Đồng Nai thì sự thay đổi về môi trường cũng diễn biến nhanh không kém. Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội như: Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; quy hoạch mở rộng Thành phố Biên Hòa; Quy hoạch thành phố mới Nhơn Trạch, các khu đô thị mới và khu công nghiệp lần lượt được triển khai; Nghị quyết 125/2008/NQ- HĐND về việc thông qua đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cộng với sự xuất hiện của các Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) bắt buộc áp dụng khiến làm nảy sinh một nhu cầu cấp thiết là xây dựng phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Với mục tiêu như vậy và trên cơ sở thống kê, phân tích, đánh giá về chế độ khí tượng thủy văn,chất lượng môi trường, hiện trạng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 để xây dựng phân vùng môi trường tiếp nhận nước 2
  3. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 thải và khí thải công nghiệp mới trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt Nam. II. NỘI DUNG Sau quá trình nghiên cứu, các phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp được đề xuất như sau: A. Về phân vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp: Tùy theo hiện trạng chất lượng môi trường sông, suối, hồ; mục đích cấp nước hiện tại ( dùng cho sinh hoạt hay mục đích bảo vệ thủy sinh) và định hướng quy hoạch sử dụng, bảo vệ trong tương lai để phân vùng quy định các nguồn xã thải, giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm. 1) Phân vùng môi trường các sông, suối: a) Phân vùng môi trường các sông, suối hiện đang sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Bảng 1: Bảng phân vùng môi trường các sông, suối cấp nước sinh hoạt Đến Từ Từ Từ Lưu lượng năm năm năm năm STT Tên sông, suối dòng chảy 2010 2011 2016 2020 Qtb (m3/s) Cột Sông Đồng Nai: Đoạn từ Nam Cát Tiên đến xã Ngọc 346,86 A A A A Định. 1 Đoạn từ nhà máy thủy điện Trị An đến dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với 770,65 A A A A khoảng cách 500m. 2 Sông La Ngà 186,00 A A A A 3
  4. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 3 Sông Bé (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) 255,47 A A A A 4 Sông Thao 7,07 A A A A b) Phân vùng môi trường các sông, suối theo định hướng bảo vệ: Bảng 2: bảng phân vùng môi trường các sông, suối định hướng bảo vệ Đến Từ Từ Từ Lưu lượng năm năm năm năm STT Tên sông, suối dòng chảy 2010 2011 2016 2020 Qtb (m3/s) Cột Sông Đồng Nai: Đoạn từ dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m đến dưới >770 B B A A hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng 1 cách 500m. Đoạn từ dưới hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m về >770 B B B A phía hạ lưu sông Đồng Nai. Sông Ray (đoạn qua tỉnh Đồng 2 14,41 B A A A Nai) 3 Sông Buông > 200 B A A A Suối Gia Ui (thượng nguồn sông 4 5,90 B B A A Dinh) 5 Suối Cả (thuộc huyện Long Thành) 11,79 B B A A 6 Sông Thị Vải 243 B B B A 4
  5. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 7 Sông Đồng Hưu 1,49 B B B A 8 Sông Lòng Tàu – Đồng Tranh 43,11 B B B A 9 Suối Nước Trong 4,66 B A A A 2) Phân vùng môi trường các hồ: a) Phân vùng môi trường các hồ hiện đang sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Bảng 3: Bảng phân vùng môi trường các hồ cấp nước sinh hoạt Đến Từ Từ Từ Dung tích năm năm năm năm STT Tên hồ Địa điểm 2010 2011 2016 2020 V(106.m3) Cột Huyện Định Quán, 1 Hồ Trị An 2,765 x 103 A A A A Tân Phú, Vĩnh Cửu 5 Hồ Núi Le Huyện Xuân Lộc 3,5 A A A A 6 Hồ Gia Ui Huyện Xuân Lộc 10,8 A A A A 9 Hồ Sông Mây Huyện Trảng Bom 14,8 A A A A 13 Hồ Suối Tre Thị xã Long Khánh 2,416 A A A A Hồ Cầu Mới Huyện Cẩm Mỹ 9,0 13 - Tuyến V A A A A và Long Thành 21,0 - Tuyến VI 5
  6. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 b) Phân vùng môi trường các sông, suối theo định hướng bảo vệ: Bảng 4: Bảng phân vùng môi trường các hồ định hướng bảo vệ Đến Từ Từ Từ Dung tích năm năm năm năm STT Tên hồ Địa điểm 2010 2011 2016 2020 V(106.m3) Cột 2 Hồ Đa Tôn Huyện Tân Phú 19,0 B A A A 3 Hồ Bà Hào Huyện Vĩnh Cửu 2,8 B A A A 4 Hồ Mo Nang Huyện Vĩnh Cửu 1,0 B A A A 7 Hồ Suối Vọng Huyện Cẩm Mỹ 4,0 B A A A 8 Hồ Suối Đôi 3 Huyện Cẩm Mỹ 12,0 B B A A Hồ Thanh 10 Huyện Trảng Bom 0,6 B A A A Niên 11 Hồ Bà Long Huyện Trảng Bom 1,2 B A A A 12 Hồ Suối Dầm Huyện Trảng Bom 1,2 B A A A B. Phân vùng môi trường không khí để tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp: Dựa trên cơ sở phân vùng theo Quyết định 65/2007/QĐ-UBND về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tiến hành xây dựng, điều chỉnh phân vùng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm 04 vùng sau: 6
  7. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 1. Vùng 1: Áp dụng hệ số vùng Kv = 0,6, bao gồm: Nội thành đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I; rừng đặc dụng; di sản nhiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng. Khi áp vào thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có kết quả như sau: a. Vườn Quốc gia Cát Tiên; Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu; rừng đặc dụng, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa khác được xếp hạng, trong đó: - Rừng đặc dụng xác định theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. - Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng bao gồm các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, thủ tướng chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng. b. Cơ sở chế biến, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 1 dưới hai (02) km. 2. Vùng 2: Áp dụng hệ số Kv = 0,8, bao gồm: Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV; vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km. Khi áp vào thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có kết quả như sau: a. Nội thành, nội thị các đô thị sau: - Thành phố Biên Hòa; - Thuộc quy hoạch thành phố Nhơn Trạch; - Thị xã Long Khánh gồm các phường: Xuân Trung, Xuân Thanh, Xuân Hòa, Xuân An, Phú Bình, Xuân Bình; - Thị trấn Long Thành thuộc huyện Long Thành; - Thị trấn Trảng Bom thuộc huyện Trảng Bom; - Thị trấn Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất. b. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoàng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 2 dưới hai (02) km. 7
  8. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 3. Vùng 3: Áp dụng hệ số Kv = 1,0 gồm: Khu công nghiệp; đô thị loại V; vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; các Khu công nghiệp . Khi áp vào thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có kết quả như sau: a. Nội thành, nội thị các đô thị sau: - Thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu; - Thị trấn Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc; - Thị trấn Định Quán thuộc huyện Định Quán; - Thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Phú. b. Vùng ngoại thành, ngoại thị của các đô thị của điểm a của vùng 2 có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị các đô thị này lớn hơn hoặc bằng hai (02) km. c. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập hoặc phê duyệt quy hoạch. Trường hợp khu công nghiệp, cụm công nghiệp nằm trong khu vực thuộc vùng 1, vùng 2 nhỏ hơn hai (02) km thì áp dụng hệ số Kv tương ứng của vùng 1 hoặc vùng 2. d. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a, b, c của vùng 3 dưới hai (02) km. 4. Vùng 4: Vùng nông thôn – miền núi áp dụng hệ số Kv = 1,2 1. Địa bàn các xã thuộc các huyện và thị xã Long Khánh 2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có ranh giới nằm giữa từ 02 vùng trở lên và nhỏ hơn 02 km thì áp dụng khu vực ưu tiên lần lượt theo các vùng 1, 2, 3 và 4 (hệ số Kv tương ứng: 0,6; 0,8; 1,0; 1,2). III. KẾT LUẬN Kết quả đề tài này là cơ sở để áp dụng vào công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh. Dựa trên phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp này các công tác thanh kiểm tra môi trường, thu phí nước thải, áp dụng các tiêu chuẩn thải trên địa bàn tỉnh. 8
  9. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 Ngoài ra, đề tài còn là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng các phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn các tình khác. Chỉ có kết hợp với phân vùng này các quyết định, TCVN, QCVN về môi trường đối với nước thải và khí thải mới trở nên thật sự đúng đắn. Cần có những nội dung nghiên cứu tiếp theo nhằm định hướng phát triển đề tài để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn tại Đồng Nai: - Trên cơ sở bản đồ quy hoạch sử dụng đất, địa giới hành chính tỉnh và các phần mềm GIS tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp. - Xây dựng phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải chi tiết hơn cho những sông, suối, hồ có lưu lượng/diện tích nhỏ để cụ thế hóa các phân vùng. - Xây dựng phân vùng môi trường tiếp nhận cho các lưu vực sông. - Kết hợp với các tỉnh/thành lân cận để xây dựng nên phân vùng môi trường tiếp khí thải công nghiệp khu vực cũng như bản đồ phân vùng cho khu vực. - Tiến tới xây dựng và áp đặt từng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho từng đoạn sông suối, hồ và vùng lãnh thổ đặc trưng. IV.LỜI CẢM ƠN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Cuối cùng là lời cảm ơn xin gởi đến ThS.Cáp Trương Quốc Hiếu đã hướng dẫn cho tác giả trong quá thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng tư liệu từ các nguồn: [1] Cục thống kê , Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, Cục thống Kê Đồng Nai, 2007. [2] Bộ Tài nguyên và môi trường, Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường, 2006. [3] Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai, Điều tra, bổ xung, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tháng 9/2006. 9
  10. Một trong những vấn đề của quản lý môi trường, Đồng Nai, tháng 12 năm 2009 [4] Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Quyết định số 65/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 2007. [5] Trung tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật Môi Trường Đồng Nai, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2007, 2008, trung tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật Môi Trường, 2007. [6] Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, Nghị Quyết 125/2008/NQ-HĐND Về việc thông qua đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, 2008. [7] http//:www.google.com.vn [8] http://ww.dongnai.gov.vn CỐ VẤN KHOA HỌC SINH VIÊN THỰC HIỆN ThS.Cáp Trương Quốc Hiếu Trần Thanh Quang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2