Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
X©y dùng ph¬ng ph¸p vµ thuËt to¸n<br />
x¸c ®Þnh vËn tèc gãc b»ng hÖ ®a gia tèc<br />
kÕt hîp con quay vËn tèc gãc<br />
NGUYỄN HOÀNG MINH*, TRẦN ĐỨC THUẬN**, NGUYỄN SỸ LONG*,<br />
NGUYỄN VIỆT HƯNG***<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp và thuật toán sử dụng bộ lọc<br />
Kalman phi tuyến mở rộng để xác định vận tốc góc bằng hệ đa gia tốc kế kết hợp<br />
con quay vận tốc góc. Phương pháp và thuật toán có giá trị khi xây dựng hệ<br />
thống dẫn đường quán tính không đế dựa trên các loại cảm biến có độ chính xác<br />
thấp và trung bình.<br />
Từ khóa: Tên lửa, Dẫn đường quán tính, Hệ đa gia tốc kế.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hệ dẫn đường quán tính không đế sử dụng hệ cảm biến gồm ba con quay vận tốc góc,<br />
ba gia tốc kế và có thể kết hợp thêm ba từ kế hoặc GPS để xác định tất cả các trạng thái<br />
chuyển động của vật thể. Tuy nhiên, nó còn nhiều nhược điểm: giá thành cao (cảm biến có<br />
độ chính xác cao), độ trôi lớn (cảm biến có độ chính xác thấp), Ở nước ngoài và ở Việt<br />
Nam đã có một số bài báo đưa ra các phương pháp để nâng cao độ chính xác của hệ thống<br />
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bài báo [1,3] đưa phương pháp kết hợp con quay vận<br />
tốc góc với gia tốc kế và từ kế chỉ áp dụng được trong trường hợp vật thể chuyển động gần<br />
đều. Trong bài báo [2,4] đưa ra phương pháp kết hợp hệ con quay, gia tốc kế, từ kế với<br />
vận tốc kế. Phương pháp này có thể áp dụng được trong mọi trường hợp, nhưng để triển<br />
khai trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, để xác định vận tốc chuyển động cho vật<br />
thể bay có thể sử dụng tín hiệu từ GPS hoặc sử dụng ống Pi tô. Nếu sử dụng tín hiệu GPS<br />
thì chỉ ứng dụng được cho vật thể chuyển động trên mặt đất vì sự cung cấp hạn chế chất<br />
lượng GPS của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Mặt khác, hiện nay ở Việt Nam chưa chế tạo được<br />
ống Pi tô, bên cạnh đó rất khó khăn khi mua được ống Pi tô có dải đo phù hợp cho thiết bị<br />
bay (tên lửa, máy bay, ...) từ nước ngoài.<br />
Ngày nay, công nghệ vi cơ điện tử (MEMS) đã sản xuất được các loại cảm biến có nhiều<br />
ưu điểm như kích thước rất nhỏ, giá thành hạ, công suất tiêu thụ thấp và dễ dàng mua trên thị<br />
trường. Thế nên, cảm biến MEMS là sự lựa chọn tiềm năng để xây dựng hệ dẫn đường quán<br />
tính không đế tại Việt Nam. Với công nghệ hiện nay, gia tốc kế MEMS ngày càng chính<br />
xác, nó đã gần đạt đến độ chính xác cấp chiến thuật. Nhưng chất lượng con quay MEMS vẫn<br />
còn thấp: độ trôi lớn, giá trị trôi khởi tạo còn thay đổi lớn sau mỗi lần bật tắt, khả năng chống<br />
sốc còn hạn chế, độ bền còn kém, ... Bên cạnh đó, giá thành của con quay MEMS còn đắt<br />
hơn gia tốc kế MEMS nhiều lần (Nguồn Digikey và Mouser).<br />
Vì vậy, giải pháp xác định vận tốc góc bằng hệ đa gia tốc kế có triển vọng sẽ chính<br />
xác hơn khi chỉ đo bằng con quay vận tốc góc đơn thuần. Trong bài báo này sẽ trình bày<br />
phương pháp và thuật toán xác định vận tốc góc của vật thể bằng hệ đa gia tốc kế kết hợp<br />
với con quay vận tốc góc.<br />
2. HỆ ĐA GIA TỐC KẾ<br />
Ở nước ngoài, giải pháp ước lượng vận tốc góc của vật thể bằng nhiều gia tốc kế được<br />
sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu. Từ những năm 60 [5], Shuler đã mô tả cấu hình gồm 6,<br />
8, 9 gia tốc kế kết hợp để xác định vận tốc góc. Nhưng hầu hết những công trình đó chỉ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 3<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
thông báo kết quả, không nêu rõ thuật toán. Trong bài báo này, tác giả xem xét cấu hình<br />
cảm biến gồm có 4 hệ gia tốc kế 3 trục kết hợp 1 hệ con quay vận tốc góc 3 trục.<br />
Để hiểu rõ bản chất việc xác định tốc độ góc trên cơ sở hệ đa gia tốc kế, ta xem xét<br />
chuyển động của một vật rắn lý tưởng như hình 1. Giả sử, vật rắn chuyển động phức hợp<br />
<br />
có gia tốc góc , vận tốc góc , gia tốc dài aO . Khi đó phương trình cơ bản mô tả gia<br />
tốc của một điểm P bất kỳ trên vật rắn như sau:<br />
<br />
aP aO aPht aPtt (1)<br />
<br />
trong đó, aP , aO là gia tốc dài tại điểm P và O; aPht là gia tốc hướng tâm tại P; aPtt là gia<br />
tốc tiếp tuyến tại P; O là tâm khối của vật thể.<br />
<br />
aPtt<br />
P <br />
aO<br />
<br />
<br />
O aPht <br />
<br />
<br />
Hình 1. Chuyển động phức hợp của vật rắn lý tưởng.<br />
Chúng ta biết rằng [6]:<br />
<br />
aPtt rP 0 (2)<br />
<br />
aPht ( rP 0 ) (3)<br />
từ (1), (2), (3) suy ra:<br />
<br />
aP a0 rP 0 ( rP 0 ) (4)<br />
Theo [6], áp dụng công thức nhân 2 véc tơ có hướng ta có:<br />
0 rz ry x 0 rz ry x<br />
(5)<br />
rP 0 rz 0 rx y rz 0 rx y<br />
ry rx 0 z ry rx 0 z<br />
x2<br />
y2<br />
0 rx rx ry rz 0<br />
z2 (6)<br />
( rP O ) ry 0 ry rx 0 rz<br />
x y<br />
rz rz 0 0 rx ry<br />
x z<br />
y z<br />
Xem xét mô hình hệ cảm biến gồm 4 hệ gia tốc kế 3 trục và 1 hệ con quay vận tốc góc<br />
3 trục như sau:<br />
Z<br />
Y<br />
4 3<br />
<br />
<br />
<br />
2 O 1<br />
<br />
<br />
<br />
X<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình 4 hệ gia tốc kế 3 trục kết hợp 1 hệ con quay vận tốc góc 3 trục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 N. H. Minh, T. Đ. Thuận,..., “Xây dựng phương pháp và thuật toán ... vận tốc góc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hệ tọa độ OXYZ là hệ tọa độ liên kết của vật thể bay, tất cả các cảm biến có trục nhạy<br />
song song với các trục tương ứng của hệ tọa độ liên kết.<br />
Giả sử, hệ gia tốc kế số 1 nằm cách tâm khối O khoảng cách:<br />
r1x r ; r1 y 0; r1z 0 (7)<br />
Từ công thức (1), (5), (6) ta có chỉ số của hệ gia tốc kế số 1 như sau:<br />
A1 x a x0 0 r ( y2 z2 )<br />
A1 y a 0y r z r x y (8)<br />
A1 z a z0 r y r x z<br />
trong đó, A1x ; A1 y ; A1z là các chỉ số chỉ số lý tưởng của hệ gia tốc kế số 1; ax0 ; a 0y ; az0 là các<br />
gia tốc dài của vật thể; x ; y ; z là các vận tốc góc của vật thể; x ; y ; z là các gia tốc<br />
góc của vật thể. Hệ gia tốc kế số 2 nằm cách tâm khối O khoảng cách:<br />
r2 x r; r2 y 0; r2 z 0 (9)<br />
Từ công thức (1), (5), (6) ta có chỉ số gia tốc kế số 2 như sau:<br />
A2 x a x0 0 r ( y2 z2 )<br />
A2 y a y0 r z r x y (10)<br />
A2 z a 0<br />
z r y r x z<br />
trong đó, A2 x ; A2 y ; A2 z là các chỉ số chỉ số lý tưởng của hệ gia tốc kế số 2. Hệ gia tốc<br />
kế số 3 nằm cách tâm khối O khoảng cách:<br />
r3 x 0; r3 y r ; r3 z 0 (11)<br />
Từ công thức (1), (5), (6) ta có chỉ số gia tốc kế số 3 như sau:<br />
A3 x a x0 r z r x y<br />
A3 y a y 0 r ( x2 z2 )<br />
0 (12)<br />
A3 z a z0 r x r y z<br />
trong đó, A3 x ; A3 y ; A3 z là các chỉ số chỉ số lý tưởng của hệ gia tốc kế số 3. Hệ gia tốc kế số<br />
4 nằm cách tâm khối O khoảng cách:<br />
r4 x 0; r4 y 0; r4 z r (13)<br />
Từ công thức (1), (5), (6) ta có chỉ số gia tốc kế số 4 như sau:<br />
A3 x a x0 r y r x z<br />
A3 y a y r x <br />
0<br />
r y z (14)<br />
A3 z a z0 0 r ( x2 y2 )<br />
trong đó, A4 x ; A4 y ; A4 z là các chỉ số chỉ số lý tưởng của hệ gia tốc kế số 4. Cộng 2 vế của<br />
phương trình (8) với phương trình (10) nhận được:<br />
a x0 A1 x A2 x<br />
0 1 (15)<br />
a y A1 y A2 y<br />
2<br />
a z0 A1 z A2 z<br />
Từ phương trình (15) ta xác định được gia tốc dài aO của vật thể. Trừ hai vế của<br />
phương trình (8) cho phương trình (10) nhận được:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 5<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
A1 x A2 x 0 2 r ( y2 z2 )<br />
A1 y A2 y 2 r z 2 r x y (16)<br />
A1 z A2 z 2 r y 2 r x z<br />
m1 x ; m 2 y ; m 3 z ;<br />
Đặt m 2 ; m 2 ; m 2 ; (17)<br />
4 x 5 y 6 z<br />
<br />
m<br />
7 <br />
x y ; m 8 <br />
x z ; m 9 y z ;<br />
<br />
Từ phương trình (16), (17) suy ra:<br />
m5 m 6 ( A1 x A2 x ) / 2 r<br />
(18)<br />
m3 m 7 ( A1 y A2 y ) / 2 r<br />
<br />
m 2 m8 ( A1 z A2 z ) / 2 r<br />
Từ phương trình (12), (15) và (17) có thể rút ra như sau:<br />
m 3 m 7 (2 A3 x A1 x A2 x ) / 2 r<br />
(19)<br />
m 4 m 6 (2 A3 y A1 y A2 y ) / 2 r<br />
<br />
m1 m 9 (2 A3 z A1 z A2 z ) / 2 r<br />
Tương tự, từ phương trình (14), (15) và (17) cũng có:<br />
m2 m8 (2 A4 x A1 x A2 x ) / 2 r<br />
(20)<br />
m1 m9 (2 A4 y A1 y A2 y ) / 2 r<br />
<br />
m4 m5 (2 A4 z A1 z A2 z ) / 2 r<br />
Giải hệ 9 phương trình tuyến tính (18), (19), (20) với 9 ẩn mi ; i 1..9 ta có:<br />
m1 x (2 A3 z 2 A4 y A1z A2 z A1 y A2 y ) / 4r (21)<br />
m2 y (2 A4 x A1x A2 x A1 z A2 z ) / 4r (22)<br />
m3 z ( A1 y A2 y 2 A3 x A1x A2 x ) / 4r (23)<br />
2<br />
m4 ( A1x A2 x 2 A3 y A1 y A2 y 2 A4 z A1z A2 z ) / 4r<br />
x (24)<br />
m5 y2 (2 A4 z A1z A2 z A1x A2 x 2 A3 y A1 y A2 y ) / 4r (25)<br />
2<br />
m6 (2 A3 y A1 y A2 y A1x A2 x 2 A4 z A1z A2 z ) / 4r<br />
z (26)<br />
m7 x y ( A1 y A2 y 2 A3 x A1x A2 x ) / 4r (27)<br />
m8 xz (2 A4 x A1x A2 x A1z A2 z ) / 4r (28)<br />
m9 yz (2 A3 z A1z A2 z 2 A4 y A1 y A2 y ) / 4r (29)<br />
Từ (15) và các nghiệm mi ; i 1..9 ở trên ta thấy rằng, bằng một hệ đa gia tốc kế có<br />
thể xác định được gia tốc dài, gia tốc góc và thành phần bậc hai vận tốc góc của vật thể khi<br />
chuyển động phức hợp. Để xác định vận tốc góc của vật thể có thể dùng hai cách sau đây:<br />
- Tích phân gia tốc góc, hay là tích phân các nghiệm m1 ; m2 ; m3 ;<br />
- Rút ra từ các thành phần bậc hai của vận tốc góc, chính là rút ra từ các nghiệm<br />
m4 ; m5 ; m6 ; m7 ; m8 ; m9 ;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6 N. H. Minh, T. Đ. Thuận,..., “Xây dựng phương pháp và thuật toán ... vận tốc góc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ THUẬT TOÁN XÁC ĐỊNH VẬN TỐC GÓC BẰNG<br />
HỆ ĐA GIA TỐC KẾ KẾT HỢP CON QUAY VẬN TỐC GÓC<br />
3.1. Bộ lọc Kalman<br />
Bộ lọc Kalman là một công cụ toán học giúp cho việc đánh giá véc tơ trạng thái hệ<br />
động học trên cơ sở thông tin quan sát véc tơ tín hiệu đầu ra. Giả sử quá trình chuyển động<br />
của vật thể hoặc quá trình công nghệ được mô tả bởi hệ phương trình động học dưới dạng<br />
rời rạc như sau:<br />
X k Fk 1 ( X k 1 ) Gw k , F ( X k ) ( f1 ( X k ), f 2 ( X k ),..., f n ( X k ))T ,<br />
(30)<br />
Z k C ( X k ) k , C ( X k ) (c1 ( X k ), c2 ( X k ),...cn ( X k ))T<br />
X k , X k 1 là các véc tơ trạng thái X (n chiều) ở bước thứ k và bước thứ (k-1), Z k là giá trị<br />
của véc tơ đầu ra (m chiều, thường m n ). Véc tơ đầu ra này có thể đo được bằng các<br />
phương tiện đo. Fk 1 là véc tơ hàm số F (.) ở bước thứ k-1, f1 , f 2 ,..., f n là các hàm phi<br />
tuyến với biến số là véc tơ X. Z k là véc tơ hàm số C (.) ở bước thứ k, C (c1 , c2 ,...cn )T ,<br />
w k , k là các véc tơ nhiễu động học và nhiễu đo có dạng ồn trắng với kỳ vọng toán học<br />
bằng 0: G -ma trận hệ số nhiễu, w k ~ N (0, Qk ), k ~ N (0, Rk ) . Pk ([X k Xˆ k ][X k Xˆ k ]T ) ,<br />
(.) là ký hiệu kỳ vọng toán học. Thủ tục của thuật toán đánh giá trạng thái X trên cơ sở<br />
véc tơ quan sát Z theo Kalman như sau:<br />
f C k<br />
Xˆ k ( ) f k 1 ( Xˆ k 1 ( )), k 1 k 1 , Zˆ k C k ( Xˆ k ( )), H k ,<br />
X X Xˆ k 1 ( ) X X Xˆ k ( )<br />
(31)<br />
Pk ( ) k 1 Pk 1 ( ) Tk 1 G k 1Q k 1G k 1 , K k Pk ( ) H kT ( H k Pk ( ) H kT Rk ) 1<br />
Xˆ ( ) Xˆ ( ) K ( Z Zˆ ), P ( ) ( I K H ) P ( )<br />
k k k k k k k k k<br />
<br />
Để áp dụng được thuật toán lọc Kalman phi tuyến mở rộng cần phải xác định được:<br />
các hàm động học f1 ( X k ), f 2 ( X k ) , f3 ( X k ),..., f n ( X k ) ;các hàm quán sát c1 ( X k ), c2 ( X k ) ,<br />
c3 ( X k ),..., cm ( X k ) ; ma trận hệ số nhiễu G ; véc tơ nhiễu động học w k , véc tơ nhiễu<br />
quan sát k và các ma trận cường độ nhiễu Q, R . Sau đây bài báo trình bày các<br />
vấn đề này cho bài toán xác định véc tơ tốc độ góc quay của vật thể chuyển động.<br />
3.2. Thuật toán kết hợp<br />
Từ phần luận giải ở mục 2, ta thấy rằng khi sử dụng hệ đa gia tốc kế thì có thể xác<br />
định được vận tốc góc của vật thể theo hai cách. Tuy nhiên, cả hai cách nêu trên đều có<br />
những hạn chế. Nếu dùng cách thứ hai, rút ra từ thành phần bậc hai vận tốc góc thì chúng<br />
ta chỉ có thể biết được độ lớn của vận tốc góc chứ không biết được hướng. Nếu dùng<br />
cách thứ nhất, tích phân gia tốc góc , thì nếu không biết vận tốc góc khởi tạo 0 cũng<br />
không xác định được. Hơn nữa tính theo cách này sẽ có sai số tích lũy theo thời gian.<br />
Để giải quyết vấn đề trên, ta xem xét giải pháp đưa vào một con quay vận tốc góc ba<br />
trục. Con quay dùng để khởi tạo vận tốc góc ban đầu và sẽ làm hội tụ nhanh hơn phép tính<br />
toán, giới hạn các sai số. Nó đặc biệt hữu dụng khi chất lượng phép đánh giá gia tốc góc<br />
và thành phần bậc hai vận tốc góc quá tồi, ví dụ, sai số lớn khi vật thể chuyển động<br />
biến đổi chậm. Nên việc kết hợp con quay vận tốc góc vào hệ đa gia tốc kế giúp cho việc<br />
xác định gia tốc được chính xác hơn, vì khi có nhiều gia tốc kế thì nhiễu sẽ được trung<br />
bình. Nếu con quay cho tín hiệu chất lượng thấp hoặc khi vật thể chuyển động biến đổi<br />
nhanh, tín hiệu con quay khi đó không còn tin cậy vì giới hạn của dải đo thì khi đó hệ đa<br />
gia tốc kế sẽ cho chất lượng tốt hơn. Ta có chỉ số gia tốc kế đo được như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 7<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
A ( k ) A ( k ) ba ( k ) a ( k ) (32)<br />
trong đó, A (k ) là chỉ số của các gia tốc kế tại thời điểm k, A(k ) là gia tốc thực tại thời<br />
điểm k, ba ( k ) là độ trôi của gia tốc kế tương ứng tại thời điểm k, a ( k ) là nhiễu đo của<br />
gia tốc kế tại thời điểm k.<br />
Tương tự cho con quay vận tốc góc ta có<br />
(k ) (k ) bg (k ) g (k ) (33)<br />
trong đó, (k ) là chỉ số của các con quay tại thời điểm k, (k ) là vận tốc góc thực tại<br />
thời điểm k, bg (k ) là độ trôi của con quay tương ứng tại thời điểm k, g ( k ) là nhiễu đo<br />
của con quay tại thời điểm k. Mô hình trạng thái của hệ thống được xây dựng dựa trên 18<br />
trạng thái như sau:<br />
X [x1 x2 x3 ...x18 ]T<br />
(34)<br />
[x y z bgx bgy bgz ba1x ba1 y ba1z ba 2 x ba 2 y ba 2 z ba 3 x ba 3 y ba 3 z ba 4 x ba 4 y ba 4 z ]T<br />
trong đó, x , y , z là các vận tốc góc của vật thể chiếu lên 3 trục của hệ tọa độ liên kết;<br />
bgx , bgz , bgz là độ trôi của con quay vận tốc góc theo 3 trục của hệ tọa độ liên<br />
kết; baix , baiy , baiz là độ trôi của gia tốc kế thứ i theo 3 trục của hệ tọa độ liên kết với i=1...4.<br />
Ta có thể tính vận tốc góc theo trục x của vật thể tại thời điểm (k+1) khi biết thông tin<br />
về gia tốc góc cúa nó:<br />
x (k 1) x (k ) x (k ).t (35)<br />
Từ (32), (21), (17) phương trình (35) sẽ có dạng như sau:<br />
x1 (k 1) x (k 1) f1 ( X (k )) w1 (k )<br />
x (k ) t (2 A3 z 2 A 4 y A1z A 2 z A1 y A 2 y ) / 4r<br />
t (2ba 3 z 2ba 4 y ba1z ba 2 z ba1 y ba 2 y ) / 4r<br />
(36)<br />
t (2 a 3 z 2a 4 y a1z a 2 z a1 y a 2 y ) / 4r<br />
x1 (k ) t (2 A3 z 2 A 4 y A1z A2 z A1 y A2 y ) / 4r<br />
t (2 x15 (k ) 2 x17 (k ) x9 (k ) x12 (k ) x8 (k ) x11 (k )) / 4r w1 (k )<br />
trong đó, w1 ( k ) t (2 a 3 z 2 a 4 y a1z a 2 z a1 y a 2 y ) / 4r<br />
Tương tự cho y và z như sau:<br />
x2 ( k 1) y (k 1) f 2 ( X (k )) w 2 (k ) x2 (k )<br />
t (2 A 4 x A1x A 2 x A1z A 2 z ) / 4r (37)<br />
t (2 x16 x7 x10 x9 x12 ) / 4r<br />
t (2 a 4 x a1x a 2 x a1z a 2 z ) / 4r<br />
x3 (k 1) z (k 1) f 3 ( X (k )) w 3 (k )<br />
x3 (k ) t ( A1 y A 2 y 2 A3 x A1x A 2 x ) / 4r (38)<br />
t ( x8 x11 2 x13 x7 x10 ) / 4r t (a1 y a 2 y 2a 3 x a1x a 2 x ) / 4r<br />
Bên cạnh đó, nếu coi độ trôi của các cảm biến là không đổi theo thời gian thì ta có:<br />
+Ba độ trôi của ba con quay đo tốc độ góc:<br />
<br />
<br />
8 N. H. Minh, T. Đ. Thuận,..., “Xây dựng phương pháp và thuật toán ... vận tốc góc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
bg (k 1) bg (k ) (39)<br />
+Mười hai độ chệch không (độ trôi) của 12 gia tốc kế:<br />
ba (k 1) ba (k ) (40)<br />
Khi đó, trạng thái thứ 4 đến thứ 18 của hệ sẽ có dạng sau:<br />
xi (k 1) fi ( X (k )) xi (k ) (41)<br />
với xi là trạng thái thứ i của hệ, i=4...18. Ba phương trình (36), (37), (38) cùng với 15<br />
phương trình dạng (41) sẽ tạo thành hệ động học của bộ lọc Kalman. Dễ dàng nhận thấy<br />
ma trận G sẽ là ma trận bậc [18 3] với các phần tử như sau: g11 g 22 g 33 1 còn các<br />
phần tử khác đều bằng 0. Mô hình quan sát của hệ thống được xây dựng dựa trên 9 quan<br />
sát như sau:<br />
Z [z1 z2 z3 z4 z5 z6 z7 z8 z9 ]T<br />
T (42)<br />
x y z m 4 m 5 m 6 m 7 m 8 m 9 <br />
trong đó, x , y , z là các chỉ số con quay vận tốc góc theo 3 trục; m<br />
i là thành phần bậc<br />
hai của vận tốc góc tính theo chỉ số của các gia tốc kế A . Từ (33) ta có:<br />
i<br />
<br />
x (k ) x (k ) bgx gx<br />
x1 (k ) x4 (k ) gx (43)<br />
c1 ( X (k )) gx<br />
y (k ) y (k ) bgy gy<br />
x2 (k ) x5 (k ) gy (44)<br />
c2 ( X (k )) gy<br />
z (k ) z (k ) bgz gz<br />
x3 (k ) x6 (k ) gz (45)<br />
c3 ( X (k )) gz<br />
Từ (24) và (32) suy ra:<br />
m 4 (k ) ( A1x A2 x 2 A3 y A1 y A2 y 2 A4 z A1z A 2 z ) / 4r<br />
( A1 x A2 x 2 A3 y A1 y A2 y 2 A4 z A1z A2 z ) / 4r<br />
(ba1x ba 2 x 2ba 3 y ba1 y ba 2 y 2ba 4 z ba1z ba 2 z ) / 4r<br />
( a1x a 2 x 2a 3 y a1 y a 2 y 2 a 4 z a1z a 2 z ) / 4r (46)<br />
x12 ( x7 x10 2 x14 x8 x11 2 x18 x9 x12 ) / 4r<br />
( a1x a 2 x 2a 3 y a1 y a 2 y 2 a 4 z a1z a 2 z ) / 4r<br />
c4 ( X (k )) 4<br />
trong đó,<br />
x12 x2 ( A1x A2 x 2 A3 y A1 y A2 y 2 A4 z A1z A2 z ) / 4r (theo (24))<br />
c4 ( X ) x12 ( x7 x10 2 x14 x8 x11 2 x18 x9 x12 ) / 4r<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 9<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
4 ( a1x a 2 x 2a 3 y a1 y a 2 y 2 a 4 z a1z a 2 z ) / 4r<br />
Tương tự áp dụng cho m 5 ; m 6 ; m 7 ; m 8 ; m 9<br />
m (k ) (2 A A A A A 2 A A A ) / 4r<br />
5<br />
<br />
4z 1z 2z 1x 2x 3y 1y 2y<br />
2<br />
x (2 x18 x9 x12 x7 x10 2 x14 x8 x11 ) / 4r<br />
2<br />
(47)<br />
(2 a 4 z a1z a 2 z a1x a 2 x 2 a 3 y a1 y a 2 y ) / 4r<br />
c5 ( X (k )) 5<br />
m 6 (k ) (2 A3 y A1 y A2 y A1x A 2 x 2 A 4 z A1z A 2 z ) / 4r<br />
x32 (2 x14 x8 x11 x7 x10 2 x18 x9 x12 ) / 4r<br />
(48)<br />
(2 a 3 y a1 y a 2 y a1x a 2 x 2a 4 z a1z a 2 z ) / 4r<br />
c6 ( X (k )) 6<br />
m 7 (k ) ( A1 y A 2 y 2 A3 x A1x A 2 x ) / 4r<br />
x1 x2 ( x8 x11 2 x13 x7 x10 ) / 4r<br />
(49)<br />
( a1 y a 2 y 2a 3 x a1x a 2 x ) / 4r<br />
c7 ( X (k )) 7<br />
m 8 (k ) (2 A 4 x A1 x A2 x A1 z A2 z ) / 4r<br />
x1 x3 (2 x16 x7 x10 x9 x12 ) / 4r<br />
(50)<br />
(2a 4 x a1x a 2 x a1z a 2 z ) / 4r<br />
c8 ( X (k )) 8<br />
<br />
m 9 (k ) (2 A4 x A1z A 2 z 2 A 4 y A1 y A 2 y ) / 4r<br />
x2 x3 (2 x16 x9 x12 2 x17 x8 x11 ) / 4r<br />
(51)<br />
(2a 4 x a1z a 2 z 2a 4 y a1 y a 2 y ) / 4r<br />
c9 ( X (k )) 9<br />
Lấy đạo hàm riêng f i ( X (k )), (i 1, 2,3,...,18) theo các biến số x j ( j 1, 2,3,...,18)<br />
f i<br />
có ma trận (t ) kích thước (18x18) có các phần tử là x j . Lấy đạo hàm riêng<br />
ci ( X (k )), (i 1,...,9) theo các biến số x j ( j 1, 2,3,...,18) có ma trận H (t ) kích thức<br />
ci<br />
(9x18) có các phần tử là x j . Khi nhiễu đo không tương quan lẫn nhau thì ma trận hiệp<br />
phương sai nhiễu trạng thái Q và ma trận hiệp phương sai nhiễu quan sát R của hệ thống là<br />
ma trận đường chéo. Ma trận Q là ma trận có kích thước [3x3] và có các phần tử<br />
q11 , q22 , q33 khác 0. Từ biểu thức (36) có:<br />
t<br />
q11 (2 a23 z 2 a24 y a21z 2 a22 z a21 y a22 y ) (52)<br />
4r<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10 N. H. Minh, T. Đ. Thuận,..., “Xây dựng phương pháp và thuật toán ... vận tốc góc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trong đó, a2 là các phương sai nhiễu đo của các gia tốc kế tương ứng. Từ biểu thức (37),<br />
(38) sẽ xác định được q22 , q33 tương tự như (52). Còn ma trận R là ma trận có kích thước<br />
[9x9] có các phần tử rii , i 1, 2,3,..., 9 khác không. Từ biểu thức (43), (44), (45) có:<br />
r11 gx2 , r22 gy2 , r33 gz2 (53)<br />
2<br />
trong đó, gx , gy2 , gz2 là các phương sai nhiễu đo của các con quay đo tốc độ góc.<br />
Từ biểu thức (46) có:<br />
r44 ( a21x a22 x 2 a23 y a21 y a22 y 2 a24 z a21z a22 z ) / (4r ) (54)<br />
Tương tự (54) từ các công thức (47), (48), (49). (50), (51) sẽ tính được các<br />
rii , i 5, 6, 7,8,9 .<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG KIỂM NGHIỆM THUẬT TOÁN<br />
Sử dụng thuật toán đã đề xuất, mô phỏng trên phần mềm Matlab mô hình hệ 4 gia tốc<br />
kế kết hợp với con quay có các tham số đầu vào như sau:<br />
- Khoảng cách từ tâm khối đến 4 gia tốc kế:<br />
+ Gia tốc kế thứ nhất: r1x 0,1m; r1 y 0,1m; r1z 0,1m;<br />
+ Gia tốc kế thứ hai: r2 x 0,1m; r2 y 0,1m; r2 z 0,1m;<br />
+ Gia tốc kế thứ ba: r3 x 0,1m; r3 y 0,1m; r3 z 0,1m;<br />
+ Gia tốc kế thứ tư: r4 x 0,1m; r4 y 0,1m; r4 z 0,1m;<br />
<br />
- Gia tốc góc chuẩn theo 3 trục của hệ tọa độ liên kết:<br />
+ Trục x: x (t ) .cos(t /16000) /180;( o / s 2 )<br />
+ Trục y: y (t ) .cos(t / 6000) / 180;(o / s 2 )<br />
+ Trục z: z (t ) .cos(t / 26000) /180;( o / s 2 )<br />
<br />
- Vận tốc góc chuẩn theo 3 trục hệ tọa độ liên kết:<br />
+ Trục x: x (t t ) x (t ) x (t ).t<br />
+ Trục y: y (t t ) y (t ) y (t ).t<br />
+ Trục z: z (t t ) z (t ) z (t ).t<br />
<br />
Trên hình 3, 4, 5 mô tả đồ thị vận tốc góc chuẩn, tín hiệu của con quay vận tốc góc,<br />
vận tốc góc sau khi lọc Kalman trên 3 trục của hệ tọa độ liên kết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 11<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
4<br />
Tin hieu<br />
3<br />
Kalman<br />
2 Chuan<br />
Omega X (do/s)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
-1<br />
<br />
-2<br />
<br />
-3<br />
<br />
-4<br />
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000<br />
Thoi gian (s)<br />
Hình 3. Đồ thị Omega X.<br />
2<br />
Tin hieu<br />
1.5 Kalman<br />
Chuan<br />
1<br />
Omega Y (do/s)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0<br />
<br />
-0.5<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1.5<br />
<br />
-2<br />
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000<br />
Thoi gian (s)<br />
Hình 4. Đồ thị Omega Y.<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
Omaga Z (do/s)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tin hieu<br />
0 Kalman<br />
Chuan<br />
-1<br />
<br />
-2<br />
<br />
-3<br />
<br />
-4<br />
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000<br />
Thoi gian (s)<br />
Hình 5. Đồ thị Omega Z.<br />
Từ kết quả mô phỏng thấy rằng hệ thống đáp ứng được yêu cầu, nhiễu ước lượng vận tốc<br />
góc sau khi lọc Kalman giảm khoảng 4 lần so với nhiễu đo từ con quay vận tốc góc.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Khi sử dụng hệ đa gia tốc kế kết hợp con quay vận tốc góc cho ước lượng tốt hơn so<br />
với việc chỉ đo vận tốc góc bằng con quay có chất lượng trung bình và thấp. Có thể sử<br />
dụng hệ này để xây dựng hệ thống dẫn đường quán tính không đế có chất lượng tốt từ các<br />
cảm biến gia tốc, cảm biến con quay có chất lượng trung bình và thấp. Phương pháp và<br />
thuật toán này đặc biệt có giá trị trong điều kiện nước ta chưa sản xuất được các phần tử<br />
<br />
<br />
<br />
12 N. H. Minh, T. Đ. Thuận,..., “Xây dựng phương pháp và thuật toán ... vận tốc góc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
đo của thiết bị dẫn đường quán tính và chỉ mua được ở nước ngoài các phần tử đo có chất<br />
lượng trung bình và thấp.<br />
Để có thể áp dụng mô hình này vào thiết bị thực, khi thiết kế cần chú ý tính toán tâm<br />
khối của hệ để xác định chính xác các khoảng cách từ tâm khối hệ đến các cảm biến. Sai<br />
số của khoảng cách này ảnh hưởng lớn đến kết quả ước lượng vận tốc góc. Bên cạnh đó<br />
cần chú ý đến việc hiệu chỉnh các cảm biến và xác định sai số lắp đặt của từng cụm cảm<br />
biến so với hệ tọa độ liên kết của hệ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Đức Thuận, Trương Duy Trung, Nguyễn Quang Vịnh, Nguyễn Sĩ Long, Trần<br />
Xuân Kiên, Bùi Hồng Huế, Nguyễn Văn Diên, (2013), “Xây dựng thuật toán xác định<br />
tham số định hướng cho phương tiện chuyển động trên cơ sở kết hợp con quay tốc độ<br />
góc với từ kế và gia tốc kế”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN Quân sự, Viện KH&CN<br />
Quân sự, (25), tr 7-16.<br />
[2]. Trương Duy Trung, Nguyễn Quang Vịnh, Nguyễn Quang Hùng, Trần Đức Thuận,<br />
(2013), “Xây dựng thuật toán xác định tham số dẫn đường cho phương tiện chuyển<br />
động trên cơ sở kết hợp con quay tốc độ góc với từ kế, gia tốc kế và vận tốc kế”, Tạp<br />
chí Nghiên cứu KH&CN Quân sự, Viện KH&CN Quân sự, (21), tr 3-12.<br />
[3]. Anshu Pihadia “GPS/INS Integration Aided with Gyroscope-Free IMU for Pedestrian<br />
Applications”. MSc Thesis, Department of Geomatics Engineering, University of<br />
Calgary, Canada, 12-2010.<br />
[4]. Cardou, P. and J. Angeles “Angular velocity estimation from the angular<br />
acceleration matrix” Journal of Applied Mechanics, vol. 75, no. 2, 2008.<br />
[5]. Brown, R. and P. Hwang “Introduction to Random Signals and Applied Kalman<br />
Filtering”. Wiley, 1997.<br />
[6]. Корн Г, Корн Т., Справочник по математике для научных работников и<br />
инженеров, Издательство “Наука”, Москва, 1978<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CONSTRUCTING METHOD AND ALGORITHM FOR ANGULAR VELOCITY<br />
ESTIMATION BY MULTI-ACCELEROMETER WITH GYROSCOPE<br />
This paper describes concept of multi-accelerometer, method and algorithm for<br />
angular velicity estimation by multi-accelerometer with gyroscope using non-linear<br />
Kalman filter. This method and algorithm are serviceable when constructing<br />
strapdown inertial navigation system on the basis of low-cost sensors.<br />
Keywords: Missille, Inertial navigation system, Multi-accelerometer<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 29 tháng 08 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 25 tháng 09 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 11 năm 2014<br />
<br />
Địa chỉ: * Viện Tên Lửa – Viện KH&CNQS,<br />
** Phòng Đào Tạo – Viện KH&CNQS,<br />
*** Học viện Bưu chính Viễn thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 13<br />