Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SILYBIN TRONG<br />
DƯỢC LIỆU HẠT CÚC GAI VÀ CHẾ PHẨM TỪ CÚC GAI<br />
(SILYBUM MARIANUM (L.) GAERTN) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC<br />
Ngô Thị Thanh Diệp*, La Hoàng Anh*, Hà Quốc Huấn*, Tạ Công Minh Huy*<br />
<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Cây Cúc gai, tên khoa học Silybum marianum (L.) Gaertn., trong thành phần hóa học chứa<br />
các flavonolignan với hoạt chất chính là silybin đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gan<br />
in vitro và in vivo. Các loại thuốc và thực phẩm chức năng từ Cúc gai đã xuất hiện khá nhiều trên thị<br />
trường trong nước và thế giới. Việc tiêu chuẩn hóa dược liệu Cúc gai tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất<br />
các chế phẩm thuốc điều trị bệnh gan thận, đồng thời kiểm tra chất lượng các chế phẩm có nguồn gốc từ<br />
Cúc gai đang lưu hành trên thị trường là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.<br />
Mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng silybin trong dược liệu hạt Cúc gai Silybum marianum (L.)<br />
Gaertn. và chế phẩm từ hạt cúc gai bằng phương pháp HPLC.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là silybin có trong dược liệu và chế<br />
phẩm từ Cúc gai. Tiến hành khảo sát các thông số cho quy trình định lượng. Từ đó, xây dựng và thẩm định<br />
quy trình định lượng Silybin trong hạt Cúc gai và các chế phẩm từ hạt Cúc gai trên thị trường được mã<br />
hóa FY, ZE bằng phương pháp HPLC và áp dụng quy trình này để xác định hàm lượng silybin trong hạt<br />
Cúc gai và các chế phẩm FY, ZE.<br />
Kết quả: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng Silybin trong hạt Cúc gai và một số chế phẩm<br />
từ hạt Cúc gai bằng phương pháp HPLC với các thông số: Cột sắc ký Knauer C18 (5 µm, 250 mm × 4,6<br />
mm), bước sóng phát hiện 288 nm, tốc độ dòng 1 ml/phút, nhiệt độ cột: 40 oC, thể tích tiêm mẫu: 10 µl, pha<br />
động: dung môi A: nước – methanol – acid phosphoric (80 : 20 : 0,5), dung môi B: nước – methanol – acid<br />
phosphoric (20 : 80 : 0,5) theo chương trình rửa giải gradient. Kết quả thẩm định cho thấy quy trình có tính<br />
đặc hiệu, khoảng tuyến tính rộng, độ chính xác với RSD < 5%, tỷ lệ phục hồi của Silybin nằm trong khoảng<br />
90-110%. Áp dụng quy trình đã xây dựng để xác định hàm lượng Silybin trong hạt Cúc gai và một số chế<br />
phẩm từ hạt Cúc gai trên thị trường. Kết quả cho thấy hàm lượng silybin trong hạt Cúc gai là khoảng 1,79<br />
mg/g tính theo dược liệu khô kiệt; trong chế phẩm FY – 49,17 mg/viên; trong chế phẩm ZE – 40,82 mg/viên.<br />
Kết luận: Đã xây dựng và thẩm định được quy trình định lượng Silybin trong dược liệu hạt Cúc gai<br />
và chế phẩm từ hạt Cúc gai. Quy trình có thể sử dụng để đánh giá chất lượng của dược liệu và chế phẩm từ<br />
hạt Cúc gai trên thị trường hiện nay.<br />
Từ khóa: Cúc gai, milk thistle seed, silybin, HPLC.<br />
ABSTRACT<br />
QUANTITATIVE DETERMINATION OF SILYBIN IN MILK THISTLE SEEDS (SILYBUM<br />
MARIANUM (L.) GAERTN.) AND THEIR PRODUCTS BY HPLC METHOD<br />
Ngo Thi Thanh Diep, La Hoang Anh, Ha Quoc Huan, Ta Cong Minh Huy<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 512 – 518<br />
<br />
*<br />
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Thanh Diệp ĐT: 0776671588 Email: thanhdiep73@yahoo.com<br />
<br />
<br />
512 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Introduction: Milk thistle, scientific name is Silybum marianum (L.) Gaertn, in chemical<br />
compositions containing flavonolignans with major active ingredient silybin has been shown to be effective<br />
in treating liver disease in vitro and in vivo. Drugs and dietary supplements from milk thistle have<br />
appeared quite in the domestic market and in the world. Therefore, the standardization of this medicinal<br />
herbs – seeds Milk thistle and controlling the quality of their products is necessary.<br />
Objectives: This study aims to quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.)<br />
Gaertn. and their products by HPLC method.<br />
Materials and methods: The study subject was Silybin in seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and<br />
corresponding products. Parameters for the quantitative procedure were determined. After that, the<br />
quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and their products on the<br />
market by HPLC method was developed and validated. The procedure was applied to determine Silybin in<br />
seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and FY, ZE products.<br />
Results: The quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.) Gaertn and their<br />
products by HPLC method was developed and validated with parameters: column Knauer C18 (5 µm, 250 mm ×<br />
4.6 mm); warelenght detection of 288 nm, column temperature of 40 oC, injection volume of 10 µL, water –<br />
methanol – acid phosphoric (80 : 20 : 0.5) was used as mobile phase A and water – methanol – acid<br />
phosphoric (20 : 80 : 0.5) was used as mobile phase B at a gradient, flow rate 1 mL/min. The results<br />
illustrated that the procedure had selectivity, wide linearity, intra-day relative standard deviation was below<br />
5%; accuracy with the recovery range was 90-110% for Silybin. The validated method was applied to<br />
determine Silybin in Silybum marianum (L.) Gaertn. seeds and their products on the market. The results<br />
also showed that Silybin in Silybum marianum (L.) Gaertn. seeds were about 1.79 mg/g of the dried<br />
material and in FY, ZE products were 49.17 mg and 40.82 mg /unit, respectively.<br />
Conclusion: The method for quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.)<br />
Gaertn. and their products was developed and evaluated effectively, was suitable for testing the quality of<br />
seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and their products.<br />
Key words: Silybum marianum (L.) Gaertn, Milk Thistle seeds, Silybin, HPLC<br />
ĐẶTVẤNĐỀ: Thành phần hóa học của Cúc gai chứa<br />
<br />
Cây Cúc gai (còn gọi là kế sữa, kế thánh, flavonolignan đã được chứng minh có tác<br />
<br />
kế đức mẹ...), tên khoa học Silybum marianum dụng tốt trong điều trị bệnh gan trên in vitro<br />
<br />
(L.) Gaertn. là một loài thuộc họ Cúc và in vivo. Flavonolignan chính trong Cúc gai<br />
<br />
(Asteraceae). Cúc gai đã được sử dụng làm là silymarin (1-4% thành phần quả khô).<br />
<br />
thuốc bảo vệ gan mật từ lâu. Nhiều loại thuốc Silymarin là một hỗn hợp ít nhất 3<br />
<br />
và thực phẩm chức năng từ Cúc gai được sử flavonolignan polyphenol gồm silybin,<br />
<br />
dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và châu Âu cũng silydianin và silychristin, trong đó thành phần<br />
<br />
như nhiều nơi trên thế giới để chữa cải thiện chính là silybin (khoảng 40%)(1).<br />
<br />
chức năng của gan. Hơn thế, nghiên cứu gần Cúc gai và các chế phẩm từ Cúc gai hiện<br />
đây trên thế giới đã cho thấy nhiều tác dụng đã được sử dụng rộng rãi như một phương<br />
dược lý khác như kháng HIV, chống oxy hóa, thuốc dân gian điều trị các bệnh hiểm nghèo<br />
chống ung thư… về gan, thận hiện đang phổ biến ở nước ta(5).<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 513<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
Việc tiêu chuẩn hóa dược liệu Cúc gai tạo Chất đối chiếu:<br />
nguồn nguyên liệu cho sản xuất các chế phẩm Silybin do Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP.<br />
thuốc điều trị bệnh gan thận, đồng thời kiểm Hồ Chí Minh cung cấp, số lô: QT198 060717,<br />
hàm lượng 90,2%.<br />
tra chất lượng các chế phẩm có nguồn gốc từ<br />
Cúc gai đang lưu hành trên thị trường, góp Hóa chất, dung môi<br />
phần nâng cao sức khỏe người dân là một vấn Petroleum ether, n-hexan, toluen, aceton,<br />
ethyl acetat, cloroform, acid formic, methanol,<br />
đề đang được quan tâm và rất cấp thiết hiện<br />
dùng loại AR do Trung Quốc sản xuất, một số<br />
nay. Xuất phát từ tình hình này, đề tài được<br />
hóa chất và thuốc thử thông thường khác<br />
thực hiện với các mục tiêu sau: trong phòng thí nghiệm.<br />
Xây dựng quy trình định lượng silybin Các dung môi (methanol, acetonitril, acid<br />
trong dược liệu hạt Cúc gai Silybum marianum phosphoric) loại tinh khiết dùng cho HPLC<br />
(L.) Gaertn và chế phẩm từ hạt Cúc gai bằng (Merck), nước cất hai lần dùng trong quy trình<br />
phương pháp HPLC. định lượng.<br />
<br />
Thẩm định quy trình đã xây dựng và áp Trang thiết bị<br />
dụng để xác định hàm lượng silybin trong Hệ thống HPLC Waters Alliance e2695,<br />
dược liệu (hạt Cúc gai) và một số chế phẩm từ đầu dò PDA Waters 2998, cột sắc ký Knauer<br />
hạt Cúc gai trên thị trường. C18 (5 µm, 250 mm × 4,6 mm), bộ chiết Soxhlet,<br />
<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU bể siêu âm Elma, tủ sấy điện WM500CO, bếp<br />
cách thủy (Memmert), cân phân tích 5 số CP<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
225D (Sartorius) và dụng cụ thủy tinh thông<br />
Silybin có trong dược liệu và chế phẩm từ<br />
thường khác trong phòng thí nghiệm.<br />
Cúc gai.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nguyên vật liệu, chất chuẩn, hóa chất, dung Dựa vào DĐVN V(2), USP 41(4), áp dụng<br />
môi, trang thiết bị kỹ thuật sắc ký pha đảo với hệ dung môi<br />
Nguyên liệu phân cực. Trong quá trình thực nghiệm, các<br />
Hạt của cây Cúc gai Silybum marianum (L.) yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tách của<br />
Gaertn được thu mua năm 2017 của hãng phương pháp được khảo sát bao gồm hệ pha<br />
động, cột sắc ký và số lần chiết. Sau khi tìm<br />
Starwest Botanicals (nguồn gốc: Croatia). Hạt<br />
được điều kiện sắc ký thích hợp sẽ tiến hành<br />
được sấy khô, xay thành bột thô. Mất khối<br />
thẩm định quy trình phân tích theo ICH(3) và<br />
lượng do làm khô của mẫu dược liệu được xác ứng dụng quy trình đã thẩm định vào việc<br />
định là 6,87%. định lượng silybin trong mẫu dược liệu hạt<br />
Các chế phẩm là thực phẩm chức năng Cúc gai và chế phẩm.<br />
chứa silymarin có nguồn gốc từ Cúc gai được KẾTQUẢ<br />
thu mua trên thị trường: Dựa vào kết quả khảo sát các điều kiện<br />
Viên nén bao phim FY (số lô 011), mỗi viên thực nghiệm như số lần chiết, chương trình<br />
chứa: Silymarin 200 mg. gradient, hệ pha động, cột sắc ký, chúng tôi đã<br />
Viên nang cứng ZE (số lô 030416), mỗi lựa chọn điều kiện chuẩn bị mẫu và điều kiện<br />
viên chứa: Silymarin 70 mg. sắc ký cho quy trình định lượng như sau:<br />
<br />
<br />
514 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chuẩn bị mẫu Công thức tính kết quả:<br />
Mẫu thử (hạt Cúc gai) Hàm lượng Silybin có trong dược liệu<br />
Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu được tính theo công thức sau:<br />
<br />
vào túi giấy lọc rồi đặt vào bình chiết Soxhlet S 100 x 100 1<br />
X (mg/g) = t x C c x x<br />
Sc m 100 - h 1000<br />
250 ml có chứa 160 ml n-hexan (TT). Đun hồi<br />
lưu trên cách thủy trong 5 giờ, để nguội, loại bỏ Trong đó:<br />
<br />
lớp n-hexan, để bay hơi hoàn toàn dung môi ra X: hàm lượng silybin có trong dược liệu khô kiệt (mg/g)<br />
St: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu thử<br />
khỏi dược liệu. Chuyển dược liệu và túi giấy<br />
(µV.s)<br />
lọc đựng dược liệu sang bình nón nút mài 100<br />
Sc: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu chuẩn<br />
ml, có chứa 70 ml ethyl acetat (EA). Đun hồi (µV.s)<br />
lưu trên cách thủy 1 giờ, thu lấy dịch chiết (làm Cc: nồng độ silybin của mẫu chuẩn (µg/ml)<br />
3 lần). Gộp dịch chiết 3 lần cho vào cốc 250 ml. m: khối lượng bột dược liệu cân được (g)<br />
Cô cách thủy đến cạn. Dùng methanol (TT) để h: hàm ẩm dược liệu (%)<br />
hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định Hàm lượng Silybin có trong chế phẩm<br />
mức 100 ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc được tính theo công thức:<br />
đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.<br />
Mẫu thử (chế phẩm)<br />
Bỏ lớp bao phim, cân và nghiền thành Trong đó:<br />
X: hàm lượng silybin có trong 1 viên chế phẩm<br />
bột 20 viên, tính khối lượng trung bình viên.<br />
(mg/viên)<br />
Cân chính xác một lượng bột thuốc tương<br />
St: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu thử<br />
ứng với 100 mg silymarin vào bình định (µV.s)<br />
mức 100 ml, thêm 60 ml methanol, hòa tan Sc: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu chuẩn<br />
bằng cách siêu âm trong khoảng 20 phút, bổ (µV.s)<br />
sung methanol (TT) đến vạch, lắc đều. Hút Cc: nồng độ silybin của mẫu chuẩn (µg/ml)<br />
chính xác 10 ml cho vào bình định mức 25 mtb: khối lượng bột thuốc trong một đơn vị chế phẩm (g)<br />
ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc đều, a: khối lượng bột thuốc cân được (g)<br />
<br />
lọc qua màng lọc 0,45 µm. Khảo sát điều kiện sắc ký<br />
Mẫu chuẩn Điều kiện sắc ký thích hợp được lựa<br />
chọn: Cột sắc ký Knauer C18 (5 µm, 250 mm<br />
Cân chính xác khoảng 28 mg chất đối<br />
× 4,6 mm), thể tích tiêm mẫu: 10 µL, nhiệt<br />
chiếu silybin (hàm lượng 90,2%) vào bình định độ cột: 40 oC. Hệ pha động: Dung môi A: nước<br />
mức 10 ml, thêm MeOH đến vạch để thu được – methanol – acid phosphoric (80 : 20 : 0,5);<br />
dung dịch chuẩn gốc có nồng độ silybin là Dung môi B: nước – methanol – acid<br />
2500 µg/ml. Từ dung dịch chuẩn gốc pha các phosphoric (20 : 80 : 0,5)<br />
dung dịch chuẩn có nồng độ lần lượt khoảng Chương trình Gradient:<br />
10 µg/ml; 50 µg/ml; 100 µg/ml; 250 µg/ml; 500 Thời gian Tốc độ dòng Dung môi A Dung môi B<br />
(phút) (ml/phút) (%) (%)<br />
µg/ml, lọc qua màng lọc 0,45 µm, để khảo sát 0-5 1 85 15<br />
khoảng tuyến tính khi thẩm định quy trình 5-20 1 85 → 55 15 → 45<br />
20-50 1 55 45<br />
định lượng.<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 515<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
Thẩm định quy trình định lượng<br />
Khảo sát tính tương thích hệ thống<br />
Bảng 1: Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống<br />
tR (phút) S (µV.s) Rs k T N<br />
Silybin A TB 32,33 1598199 - 11,21 1,08 42298<br />
RSD% 0,17 2,34 - 0,21 0,75 5,04<br />
Chuẩn<br />
Silybin B TB 34,56 1663731 3,42 12,07 1,12 38009<br />
RSD% 0,17 2,29 2,18 0,18 0,67 4,34<br />
Silybin A TB 32,33 994016 13,75 11,22 1,13 40440<br />
RSD% 0,39 1,62 2,96 0,56 0,56 5,27<br />
Hạt Cúc gai<br />
Silybin B TB 34,60 1621800 3,24 1,42 1,42 31595<br />
RSD% 0,36 1,75 2,12 0,57 0,57 4,48<br />
Silybin A TB 32,47 1191277 - 11,28 1,08 42683<br />
RSD% 0,31 1,75 - 0,34 0,51 6,36<br />
Chế phẩm<br />
Silybin B TB 34,76 20041066 3,32 12,14 1,40 32703<br />
RSD% 0,27 2,00 2,43 0,30 1,46 5,35<br />
Các thông số sắc ký của 6 lần tiêm mẫu độ phân giải (Rs) > 1,5; hệ số kéo đuôi T nằm<br />
chuẩn, 6 lần tiêm mẫu thử hạt Cúc gai và 6 lần trong khoảng từ 0,8 đến 1,5; số đĩa lý thuyết<br />
tiêm mẫu thử chế phẩm có RSD% của thời (N) > 10000. Như vậy quy trình có tính tương<br />
gian lưu (tR) < 1%, của diện tích pic (Spic) < 3%, thích hệ thống.<br />
Khảo sát tính đặc hiệu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Sắc ký đồ thẩm định tính đặc hiệu<br />
<br />
<br />
516 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Thời gian lưu của các pic silybin A và silybin Khảo sát tính tuyến tính<br />
B trên sắc ký đồ của mẫu thử hạt Cúc gai và mẫu Có sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ<br />
thử chế phẩm tương đương với thời gian lưu của silybin và diện tích pic, trong khoảng nồng độ<br />
các pic silybin A và silybin B trên sắc ký đồ của khảo sát từ 10 đến 500 µg/ml; phương trình<br />
mẫu chuẩn. Trên sắc ký đồ mẫu trắng và mẫu hồi qui: ŷ = 31133x, R² = 0,9969.<br />
pha động không xuất hiện các pic có thời gian Khảo sát độ chính xác<br />
lưu tương ứng với các pic chính trên sắc ký đồ Hàm lượng silybin trong 6 mẫu thử ngày<br />
mẫu chuẩn. Khi thêm một lượng chất chuẩn vào thứ 2 có RSD% < 5% và hàm lượng silybin<br />
mẫu thử, diện tích pic silybin A và silybin B đều trong 12 mẫu thử ở cả 2 ngày của mẫu thử hạt<br />
tăng thêm so với trước khi thêm chuẩn. Như Cúc gai và chế phẩm có RSD% < 5%.<br />
vậy, quy trình có tính đặc hiệu (hình 1).<br />
Bảng 2: Kết quả khảo sát độ chính xác<br />
Độ lặp lại Độ chính xác trung gian<br />
TB RSD (%) (n=6) TB (n=6) RSD (%) (n=6) TB RSD (%) (n=12)<br />
(n=6) (n=12)<br />
Hạt Cúc gai 1,84 3,32 1,84 2,90 1,84 2,97<br />
Chế phẩm 58,57 2,62 57,69 1,00 58,13 2,06<br />
<br />
Khảo sát độ đúng silybin đối chiếu thêm vào lần lượt là 80%,<br />
Từ kết quả trung bình khi đánh giá độ 100% và 120% hàm lượng các chất có trong<br />
chính xác, xác định hàm lượng silybin mẫu. Tại mỗi mức chuẩn thêm vào thực<br />
trong mẫu thử dược liệu và chế phẩm. Sau hiện 3 mẫu độc lập phân tích theo quy<br />
đó tiến hành đánh giá độ đúng với lượng trình đã xây dựng.<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả khảo sát độ đúng<br />
Silybin trong hạt Cúc gai Silybin trong chế phẩm<br />
Mức hàm<br />
Mẫu Lượng thêm Lượng tìm thấy Tỉ lệ phục hồi Lượng thêm Lượng tìm Tỉ lệ phục<br />
lượng<br />
vào (µg) (µg) (%) vào (µg) thấy (µg) hồi (%)<br />
1 680 686 101,0 2055 1973 96,0<br />
2 80% 680 678 99,8 2055 1978 96,2<br />
3 680 701 103,1 2055 1850 90,0<br />
1 850 876 103,1 2580 2429 94,2<br />
2 100% 850 857 100,8 2580 2405 93,2<br />
3 850 838 98,5 2580 2388 92,6<br />
1 1030 1009 98,0 3090 2801 90,6<br />
2 120% 1030 978 94,9 3090 2816 91,1<br />
3 1030 1050 102,0 3090 2804 90,7<br />
Tỷ lệ phục hồi trung bình 100,1 92,7<br />
RSD% 2,7 2,5<br />
Nhận xét: Tỷ lệ phục hồi của silybin trong chế phẩm ZE là viên nang cứng được trình<br />
mỗi mẫu ở các mức nồng độ thẩm định từ 90% bày trong bảng 5.<br />
đến 110% và RSD% < 5%. Bảng 4: Kết quả định lượng silybin trong các mẫu<br />
Ứng dụng quy trình định lượng silybin thực nghiệm<br />
Kết quả định lượng silybin trong mẫu hạt Mẫu Hàm lượng silybin<br />
Hạt Cúc gai 1, 79 (mg/g)<br />
Cúc gai, chế phẩm FY là viên nén bao phim, Chế phẩm FY 49,17 (mg/viên)<br />
Chế phẩm ZE 40,82 (mg/viên)<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 517<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
BÀNLUẬN hiệu, khoảng tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng<br />
cho thấy các quy trình đều có độ đặc hiệu tốt,<br />
Xử lý hạt Cúc gai trong quy trình chiết mẫu<br />
khoảng tuyến tính rộng, độ lặp lại tốt và độ<br />
thử khó khăn vì hạt Cúc gai có chứa lượng dầu<br />
đúng với độ phục hồi phù hợp. Áp dụng các<br />
béo rất cao, khoảng 30%. Do đó, trước khi chiết<br />
quy trình đã được thẩm định để xác định<br />
flavonolignan phải tiến hành loại dầu béo nhiều<br />
được hàm lượng silybin trong hạt Cúc gai là<br />
lần bằng n-hexan. Sử dụng cột Knauer C18 (5<br />
1,79 mg/g (tính trên dược liệu khô kiệt); trong<br />
µm, 250 mm × 4,6 mm) để định lượng silymarin<br />
các chế phẩm FY, ZE lần lượt là 49,17 mg và<br />
trong hạt Cúc gai theo DĐVN V và USP 40 trên<br />
40,82 mg trong 1 viên chế phẩm. Quy trình đã<br />
máy HPLC Waters Alliance e2695, đầu dò PDA<br />
được xây dựng góp phần kiểm soát chất lượng<br />
Waters 2998 cho thấy pic của các flavonolignan<br />
của dược liệu hạt Cúc gai và các chế phẩm có<br />
khác có trong cúc gai như silydianin (theo tỉ lệ<br />
nguồn gốc từ Cúc gai.<br />
thời gian lưu khoảng 0,73 so với pic silybin A)<br />
không đạt độ tinh khiết và độ phân giải (dính TÀILIỆUTHAMKHẢO<br />
liền với pic của một chất chưa rõ có hàm lượng 1. Ahlam E, Ahlam E, Sameh A (2013), “Silymarin content in<br />
Silybum marianum fruits at different maturity stages”, Journal<br />
khá lớn), pic silychristin (tỉ lệ thời gian lưu of Medicinal Plants Research, Vol. 7 (23), pp. 1665-1669.<br />
khoảng 0,68 so với pic silybin A) cũng không đạt 2. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Tập 2, Nhà xuất bản<br />
độ tinh khiết. Điều kiện phân tích bằng HPLC Y học, Hà Nội, tr. 1129-1130.<br />
3. ICH Harmonised Tripartite Guideline (2005),<br />
của DĐVN V đòi hỏi tổng thời gian phân tích lên Validation of analytical procedures: text and<br />
tới 80 phút, của USP 40 là 55 phút. Do đó, quy methodology, Q2 (R1), pp. 1 - 13.<br />
4. United States Pharmcopeial Convention, U.S.<br />
trình định lượng được đề ra với thời gian phân<br />
Pharmacopeia National Formulary USP 41 NF 36, (2018),<br />
tích ngắn hơn và cho độ phân giải, độ tinh khiết Dietary Supplements: Milk Thistle<br />
của các pic tốt hơn; cùng với thay đổi cách tính 5. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất<br />
bản y học, Hà Nội, tr. 670-671.<br />
toán để đánh giá chất lượng dược liệu và chế<br />
phẩm qua hàm lượng silybin (tổng hàm lượng<br />
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018<br />
silybin A và silybin B).<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018<br />
KẾTLUẬN Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019<br />
<br />
Đã xây dựng được quy trình định lượng<br />
silybin trong hạt Cúc gai và chế phẩm. Kết quả<br />
thẩm định quy trình đã xây dựng về tính đặc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
518 Chuyên Đề Dược<br />