intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng quy trình xác định vitamin C trong trái cây bằng phương pháp chuẩn độ điện thế sử dụng thuốc thử 2,6–Dichlorphenol indophenol

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng quy trình xác định vitamin C trong trái cây bằng phương pháp chuẩn độ điện thế sử dụng thuốc thử 2,6–Dichlorphenol indophenol" khảo sát được giá trị tối ưu của một số thông số của máy chuẩn độ điện thế; tìm được dung môi tối ưu là H2C2O4 cho quá trình chiết mẫu và môi trường tối ưu cho phản ứng chuẩn độ acid ascorbic với chất chuẩn 2,6 – DPIP (pH 4,0). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng quy trình xác định vitamin C trong trái cây bằng phương pháp chuẩn độ điện thế sử dụng thuốc thử 2,6–Dichlorphenol indophenol

  1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH VITAMIN C TRONG TRÁI CÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐIỆN THẾ SỬ DỤNG THUỐC THỬ 2,6 – DICHLORPHENOL INDOPHENOL Huỳnh Anh Tuấn1, Huỳnh Nguyên Thảo Vy2 1. Viện Phát triển ứng dụng. Email: tuanha@tdmu.edu.vn. 2. Trung tâm Tuyển sinh TÓM TẮT Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó tham gia vào các quá trình oxi hoá – khử khác nhau ở cơ thể. Thiếu vitamin C cơ thể sẽ bị bệnh hoại huyết, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự vệ của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng khác. Ngày nay có nhiều phương pháp xác định vitamin C, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó. Bài báo này được thực hiện nhằm xác định vitamin C trong trái cây bằng phương pháp chuẩn độ điện thế sử dụng thuốc thử 2,6-Dichlorphenol indophenol (2,6-DPIP). Kết quả đã khảo sát được giá trị tối ưu của một số thông số của máy chuẩn độ điện thế; tìm được dung môi tối ưu là H2C2O4 cho quá trình chiết mẫu và môi trường tối ưu cho phản ứng chuẩn độ acid ascorbic với chất chuẩn 2,6 – DPIP (pH 4,0). Từ khoá: 2,6- Dichlorphenol indophenol, Chuẩn độ hiệu điện thế, Vitamin C 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vitamin C hay acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, có thể tìm thấy trong nhiều hệ sinh học và thực phẩm như rau tươi và trái cây, cụ thể là cây có múi như cam, chanh, bưởi,…. Nó phân bố rộng rãi trong tế bào thực vật, nơi đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và trao đổi chất. Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C có khả năng loại bỏ một số loại oxy phản ứng khác nhau, giữ cho chất chống oxy hóa a-tocopherol liên kết màng ở trạng thái khử, hoạt động như một yếu tố duy trì hoạt động của một số enzym (bằng cách giữ các ion kim loại trong trạng thái giảm), dường như là chất nền cho quá trình sinh tổng hợp oxalat và tartrat và có vai trò trong việc chống stress (Arrigoni & De Tullio, 2002; Davey, 2000; Klein & Kurilich, 2000). Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp collagen (Shingo Tajima, 1982) , sự hấp thụ sắt, và kích hoạt phản ứng miễn dịch và được tham gia trong việc chữa lành vết thương. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại các gốc tự do gây ra bệnh. Ngoài ra, vitamin C còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích thượng thận bài tiết các corticosteroid, làm tăng sự trưởng thành của hồng cầu. Thiếu vitamin C có thể làm vết thương chậm lành, khiếm khuyết cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng (Nguyễn Thị Hiền và nnk, 2010). Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như ớt, nước cam, chanh, quýt và có hàm lượng cao trong rau xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel, rau cải, cà chua, ớt. Tên theo IUPAC của Vitamin C: 2-oxo-L-threo-hexono-1,4- lactone-2,3-enediol; có công thức phân tử: C6H8O6 và công thức cấu tạo: 184
  2. 2,6-Dichlorophenol indophenol (DPIP) là một hợp chất hóa học được sử dụng làm thuốc nhuộm oxi hóa khử. Khi bị oxy hóa, DPIP có màu xanh với độ hấp thụ cực đại ở 600nm; khi giảm, DPIP không màu. DPIP có thể được sử dụng để đo tốc độ quang hợp. DPIP có công thức phân tử: C12H7NCl2O2 và công thức cấu tạo: Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định vitamin C bao gồm chuẩn độ, quang phổ, điện hoá, sắc ký, động học…. Nhưng do những hạn chế sẵn có, những kỹ thuật (trừ chuẩn độ và quang phổ) không thường được sử dụng để phân tích thường xuyên. Tuy nhiên, phương pháp chuẩn độ điện thế được quan tâm nhiều vì dễ dàng tiếp cận, chi phí tương đối thấp và độ nhạy tương đối, thích hợp cho việc xác định hàm lượng vitamin C bằng nhiều loại thuốc thử. Do đó tôi tiến hành khảo sát và xây dựng quy trình xác định vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ điện thế sử dụng thuốc thử DPIP (TCVN 6427-2:1998). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thực nghiệm Hoá chất: Dung dịch acid oxalic 2%, dung dịch CH3COONa 10%, dung dịch Vitamin C 0.002N, dung dịch chuẩn C12H6Cl2NNaO2.2H2O 0.002N, dung dịch NaOH 1M, dung dịch CH3COONa 1M, dung dịch HCl 1M, dung dịch đệm acetate pH = 4.46. Dụng cụ: Máy chuẩn độ điện thế, tủ hút, cân phân tích, các dụng cụ thường sử dụng trong phòng thí nghiệm 2.2. Phương pháp phân tích DPIP là một thuốc nhuộm oxi hóa khử thường được sử dụng như một tác chất của các phản ứng quang hoá. Phản ứng này có tính thuận nghịch, DPIP không màu, có thể bị oxy hoá sang màu xanh (Wikipedia,2015). Nếu có mặt vitamin C, một tác nhân khử, thuốc nhuộm sẽ từ màu xanh chuyển sang màu hồng trong môi trường acid và bị khử thành một hợp chất không màu bởi acid ascorbic. DPIP (màu xanh) + H + → DPIPH (màu hồng) DPIPH (màu hồng) + Vitamin C– → DPIPH2 (không màu) 185
  3. Trong quá trình chuẩn độ, khi tất cả các acid ascorbic trong dung dịch đã được sử dụng, sẽ không có bất kỳ điện tử có sẵn để khử DPIPH và dung dịch sẽ vẫn còn màu hồng do thừa các DPIPH. Điểm cuối chuẩn độ dung dịch có màu hồng bền trong 10 giây hoặc nhiều hơn. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khảo sát các thông số của máy chuẩn độ điện thế Để tối ưu hoá các thông số trên máy chuẩn độ điện thế, chúng tôi tiến hành chuẩn độ 5 mL acid ascorbic 0.002 N bằng dung dịch chuẩn 2,6 – dichlorphenol indophenol 0.002 N trong môi trường acid oxalic. Hiệu chuẩn chế độ MET (monotonic equivalence point) U, MET Ipol và MET Upol sử dụng điện cực platin 60431100 và điện cực platin 60338100 Các thông số khảo sát là Signal.Drift, EPC (end point criterion), I (pol) và U (pol). 3.1.1. Kết quả khảo sát các thông số trên máy chuẩn độ điện thế sử dụng điện cực Pt 60431100 Kết quả khảo sát các thông số trên máy chuẩn độ điện thế (hình 1) cho thấy khi sử dụng điện cực Pt 60431100 máy chỉ ghi nhận được tín hiệu và thông tin chuẩn độ khi sử dụng chế độ MET U, không ghi nhận được tín hiệu trong trường hợp MET Upol và MET Ipol. 20 1 0,9 U (mV) 10 0,8 0 0,7 0 1 2 3 4 5 6 -10 0,6 U (mV) -20 0,5 0,4 -30 0,3 -40 0,2 -50 0,1 -60 0 V (mL) 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 V (mL) a. MET U b. MET Upol 1 0,9 0,8 0,7 0,6 U (mV) 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 V (mL) c. MET Ipol (overrange) Hình 1. Đồ thị khảo sát thông số chế độ MET U, MET Upol và MET Ipol với thuốc thử DPIP sử dụng điện cực Pt 60431100 Ghi nhận sự biến đổi thế theo thể tích dung dịch chuẩn thêm vào, kết quả đường vi phân ∆E/∆V theo V trung bình được thể hiện ở hình 2. Kết quả này cho thấy điểm tương đương ghi nhận được tương ứng V trung bình là 4.35 mL. 186
  4. 150 100 50 0 0 1 2 3 4 5 6 7 ∆U/∆V -50 -100 -150 -200 -250 Hình 2. Đồ thị dạng vi phân máy ghi nhận MET U với thuốc thử DPIP sử dụng điện cực Pt 60431100 Bảng 1. Kết quả khảo sát thông số trên máy với thuốc thử DPIP sử dụng điện cực Pt 60431100 với chế độ MET – U Thông số Giá trị VEP (mL) CAA thực tế (N) CAA lý thuyết (N) (%) Sai số tương đối 10 4,355 0,0017 0,0021 19,05 Signal drift 20 4,355 0,0017 0,0021 19,05 (mV/min) 30 4,355 0,0017 0,0021 19,05 (EPC = 10 mV) 40 4,355 0,0017 0,0021 19,05 0.258 0.0001 95,24 5 0,0021 EPC 4,355 0,0017 19,05 (Signal drift = 10 4,355 0,0017 0,0021 19,05 10 mV/min) 15 4,355 0,0017 0,0021 19,05 20 4,355 0,0017 0,0021 19,05 Kết quả so sánh V tương đương trên máy và theo đồ thị vi phân là tương đương nhau, kết quả này so với giá trị đúng có sai số tương đối khoảng 19.05 (%). Ngoài ra, khi thay đổi các thông số signal drift (bảng 1) sẽ nhận thấy thông số signal drift không ảnh hưởng đến giá trị V tương đương cũng như số điểm tương đương ghi nhận. Trong khi đó, nếu EPC thấp, máy sẽ ghi nhận nhiều điểm tương đương, do đó nên chọn khoảng EPC phù hợp để giảm sai số. Các kết quả khảo sát trên cũng cho thấy với điện cực Pt 60431100 chỉ thích hợp cho chế độ MET–Uvới các thông số Signal.Drift = 10 mV/min và EPC = 10 mV. 3.1.2. Kết quả khảo sát các thông số trên máy chuẩn độ điện thế sử dụng điện cực Pt 60338100 Kết quả khảo sát các thông số trên máy chuẩn độ điện thế (hình 3) cho thấy khi sử dụng điện cực Pt 60338100 máy chỉ ghi nhận được tín hiệu và thông tin chuẩn độ khi sử dụng chế độ MET Upol và MET Ipol, không ghi nhận được tín hiệu trong trường hợp MET U. 1 1,2 0,9 1 0,8 0,7 0,8 0,6 U (mV) 0,6 U (mV) 0,5 0,4 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 0 0 0 1 2 3 4 5 6 7 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 -0,2 V (mL) V (mL) a. MET U b. MET Upol 187
  5. 800 U (mV) 700 600 500 400 300 200 100 0 0 1 2 3 4 5 V (mL)6 c. MET Ipol Hình 3. Đồ thị khảo sát thông số chế độ MET U, MET Upol và MET Ipol với với thuốc thử DPIP sử dụng điện cực Pt 60338100 Ghi nhận sự biến đổi thế theo thể tích dung dịch chuẩn thêm vào, kết quả đường vi phân ∆E/∆V theo V trung bình được thể hiện ở hình 4. Kết quả này cho thấy điểm tương đương ghi nhận được tương ứng V trung bình chế độ MET Upol bằng 4.25 mL (19.05%) và MET Ipol bằng 5.25 mL (4.76%). 12 1500 1000 10 500 8 0 6 0 1 2 3 4 5 6 7 ∆U/∆V -500 ∆U/∆V 4 -1000 -1500 2 -2000 0 0 10 20 30 40 50 60 -2500 -2 -3000 a. Đồ thị dạng vi phân máy ghi nhận MET b. Đồ thị dạng vi phân máy ghi nhận MET Upol Ipol Hình 4. Đồ thị dang vi phân máy ghi nhận MET Upol và MET Ipol với thuốc thử DPIP sử dụng điện cực Pt 60338100 Bảng 2. Kết quả khảo sát thông số trên máy với thuốc thử DPIP sử dụng điện cực Pt 60338100 với chế độ MET – Upol Giá Kết quả trên máy CAA CAA (%) Sai số Thông số trị (mL) thực tế (N) lý thuyết (N) tương đối 1,157 0,0005 76,19 1 5,150 0,0020 0,0021 4,76 5,780 0,0023 9,52 1,157 0,0005 76,19 5 5,150 0,0020 0,0021 4,76 U (pol) - µA 5,780 0,0023 9,52 (EPC = 0,5 mV) 1,157 0,0005 76,19 10 5,150 0,0020 0,0021 4,76 5,780 0,0023 9,52 1,157 0,0005 76,19 20 0,0021 5,150 0,0020 4,76 188
  6. Giá Kết quả trên máy CAA CAA (%) Sai số Thông số trị (mL) thực tế (N) lý thuyết (N) tương đối 5,780 0,0023 9,52 1,157 0,0005 76,19 0.5 5,150 0,0020 0,0021 4,76 5,780 0,0023 9,52 EPC – mV 1,157 0,0005 76,19 (U (pol) = 1 µA) 0.6 5,150 0,0020 0,0021 4,76 5,780 0,0023 9,52 0.7 5,780 0,0023 0,0021 9,52 0.8 5,780 0,0023 0,0021 9,52 Bảng 3. Kết quả khảo sát thông số trên máy với thuốc thử DPIP sử dụng điện cực Pt 60338100 với chế độ MET – Ipol Kết quả CAA CAA (%) Sai số Thông số Giá trị trên máy (mL) thực tế (N) lý thuyết (N) tương đối 1,517 0,0006 71,43 1 0,0021 5,150 0,0022 4,76 1,517 0,0006 71,43 5 0,0021 I (pol) µA 5,150 0,0022 4,76 (EPC = 1 mV) 1,517 0,0006 71,43 10 0,0021 5,150 0,0022 4,76 1,517 0,0006 71,43 20 0,0021 5,150 0,0022 4,76 1,517 0,0006 71,43 1 0,0021 5,150 0,0022 4,76 EPC 5 5,150 0,0020 0,0021 4,76 (I(pol) = 5 µA) 10 5,150 0,0020 0,0021 4,76 15 5,150 0,0020 0,0021 4,76 Nhận xét: qua kết quả khảo sát thông số trên máy chuẩn độ điện thế sử dụng điện cực Pt 60338100 chỉ thích hợp cho chế độ MET-Upol và MET Ipol. Ở chế độ MET-Upol, chúng tôi đã khảo sát được giá trị tối ưu của hai thông số U (pol) = 1µA và EPC = 0.8 mV, ở chế độ MET Ipol, đã khảo sát được giá trị tối ưu của hai thông số I (pol) = 1 µA và EPC = 5 mV. Bảng 4. Kết quả vi phân khảo sát thông số trên máy với thuốc thử DPIP Chế độ Kết quả vi phân (mL) CAA thực tế (N) CAA lý thuyết (N) (%) Sai số tương đối MET U 4,35 0,0017 0,0021 19,05 MET Upol 4,25 0,0017 0,0021 19,05 MET Ipol 5,25 0,0022 0,0021 4,76 Để tối ưu hóa quy trình khảo sát các thông số trên máy chuẩn độ điện thế dùng trong chuẩn độ acid ascorbic bằng dung dịch chuẩn DPIP trong môi trường acid oxalic, thì chế độ MET Ipol đã được chọn, ở chế độ này cho kết quả sai số thấp nhất và có độ sai lệch thấp giữa kết quả trên máy và kết quả vi phân. 3.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH Để khảo sát ảnh hưởng của pH giữa acid ascorbic với 2,6 – dichlorphenol indophenol. Hút chính xác 5 mL acid ascorbic vào beacher 250 mL, thêm 100 mL nước cất. Sau đó, điều chỉnh pH dung dịch thay đổi từ 1 – 14 và chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn 2,6 – dichlorphenol indophenol 0.002 N. 189
  7. Bảng 5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH với thuốc thử DPIP CAA (N) lý thuyết pH đầu pH cuối VDPIP (mL) CAA (N) thực tế (%) Sai số tương đối 1,17 1,61 1,55 0,0775 22,5 2,01 2,38 2,25 0,1125 12,5 3,19 5,07 2,55 0,1275 27,5 3,89 6,83 2,05 0,1025 2,5 5,12 7,14 1,55 0,0775 22,5 0,100 N 6,25 12,85 0,65 0,0325 67,5 7,1 7,00 0,45 0,0225 77,5 8,15 8,00 0,25 0,0125 87,5 9,97 9,14 0,15 0,0075 92,5 10,94 10,62 0,15 0,0075 92,5 12,90 13,01 0,15 0,0075 92,5 0,14 CAA 0,12 0,1 0,08 0,06 0,04 0,02 0 0 2 4 6 8 10 12 pH 14 Hình 5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH với thuốc thử DPIP Nhận xét: Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy, khoảng pH thích hợp để chuẩn độ acid ascorbic với chất chuẩn 2,6 – dichlorphenol indophenol là khoảng 4.0. Tại khoảng pH này, có thể nhận thấy sai số tương đối của phép chuẩn độ là thấp nhất. 3.3. Khảo sát quy trình xử lý mẫu Để khảo sát quy trình xử lý mẫu vitamin C trong thực phẩm (rau, củ quả), tiến hành cân 10 g mẫu rau quả đã được loại bỏ hạt, nghiền nhỏ, chuyển tất cả vào bình định mức 100 ml và định mức lên bằng nước, CH3COOH 10% và C2H2O4 2%. Để yên 10 phút cho acid ascorbic trong mẫu hoà tan hết, đem lọc và thu dung dịch qua lọc. Sau đó, chuẩn độ dung dịch thu được bằng phương pháp chuẩn độ điện thế sử dụng dung dịch chuẩn DPIP 0.002 N với các điều kiện tối ưu ở trên. Kết quả quy trình xử lý mẫu được thể hiện trong bảng 7. Nhận xét: Qua kết quả khảo sát các dung môi chiết. Ta thấy rằng, sử dụng dung môi chiết H2C2O4 cho hiệu suất thu hồi cao hơn CH3COOH và H2O. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn H2C2O4 làm dung môi chiết tối ưu cho qui trình xử lý mẫu. Bảng 6. Kết quả khảo sát dung môi chiết không thêm chuẩn với thuốc thử DPIP Loại mẫu Dung môi chiết m mẫu (g) CDPIP (N) VDPIP (mL) AA (mg/g mẫu) H2O 10,0065 2,25 1,98 Sơ ri CH3COOH 10,0005 0,0020 3,85 3,39 H2C2O4 10,0125 4,25 3,74 190
  8. Bảng 7. Kết quả khảo sát dung môi chiết khi thêm chuẩn với thuốc thử DPIP Loại mẫu Dung môi chiết m mẫu + m chuẩn (g) CDPIP (N) VDPIP (mL) AA (mg/g mẫu) H% H2O 10,0210 + 0,1201 2,35 2,04 49,96 Sơ ri CH3COOH 10,0002 + 0,1125 0.0021 3,90 3,40 88,89 H2C2O4 10,0127 + 0,1004 4,40 3,83 89,64 Nhận xét: Qua kết quả khảo sát các loại dung môi chiết. Chúng tôi thấy rằng, sử dụng dung môi chiết H2C2O4 cho hiệu suất thu hồi cao hơn CH3COOH và H2O. Vì thế, quyết định chọn H2C2O4 làm dung môi chiết tối ưu cho qui trình xử lý mẫu. 3.4. Khảo sát hiệu suất thu hồi và phân tích mẫu Để khảo sát hiệu suất thu hồi của quy trình, tiến hành thêm acid ascobic vào mẫu ban đầu, xử lý mẫu thêm chuẩn và không thêm chuẩn bằng dung dịch chiết thích hợp, dung dịch sau chiết được chuẩn bằng dung dịch chuẩn 2,6 – dichlorphenol indophenol 0.002 N với các điều kiện tối ưu ở trên. Từ đó tính được hiệu suất thu hồi của quy trình. Kết quả hiệu suất thu hồi của quy trình được thể hiện trong bảng 8 và 9: Bảng 8. Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi của quy trình không thêm chuẩn sử dụng thuốc thử DPIP Loại mẫu m mẫu (g) VDPIP (mL) CDPIP (N) m AA (mg/g) ̅ AA (mg/g) 𝒎 4,25 3,74 Sơ ri 10,0125 4,25 0,0020 3,74 3,80 ± 0,24 4,35 3,91 Bảng 9. Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi của quy trình khi thêm chuẩn với thuốc thử DPIP Loại mẫu m chuẩn + mẫu (g) CDPIP (N) V DPIP (mL) AA (mg/g) H% ̅̅̅% 𝐇 4,50 3,92 87,46 Sơ ri 10,0034 + 0,1029 0,0021 4,50 3,92 87,46 87,46 4,50 3,92 87,46 Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả trên, thấy hiệu suất thu hồi của phương pháp khi sử dụng thuốc thử DPIP tương đối cao (gần 100%). Với hiệu suất này ta có thể định lượng chính xác lượng vitamin C với độ tin cậy cao. 3.5. Phân tích mẫu Cân 5 - 10 g mẫu đã cắt nhỏ, cho vào cối sứ 10 mL dung dịch acid oxalic 2%, nghiền nhỏ, lọc gạn phần dịch trong sang becher 100 mL. Cho thêm 10 mL dung dịch acid oxalic, nghiền nhỏ và tiếp tục lọc gạn phần dịch trong sang becher. Thêm 10 mL dung dịch acid oxalic 2%, nghiền nhỏ, gộp tất cả vào bình định mức 100 mL, tráng cối và chày sứ bằng dung dịch acid oxalic, cho vào bình định mức và định mức và định mức đến vạch. Để yên 10 phút cho acid ascorbic trong mẫu hoà tan hết, đem lọc và thu dung dịch qua lọc. Lưu ý phải loại bỏ một vài mL dịch lọc đầu. Lấy 1 mL mẫu đã lọc, 2 mL đệm pH = 4.6. Chuẩn độ bằng 2,6 DPIP và ghi nhận thể tích 2,6 DPIP tiêu tốn, vẽ đồ thị và xác định hàm lượng vitamin C. Công thức tính toán: Hàm lượng Vitamin C, tính bằng miligam, có trong 100 gam mẫu được tính theo công thức: mg ascorbic 100 ⁄100g = (C × V)DPIP × D × F × (mg/100g) m 191
  9. Trong đó: F: là hệ số pha loãng D : đương lượng gam acid ascorbic C,V : nồng độ và thể tích của lượng DPIP tiêu tốn m: khối lượng mẫu (g) Bảng 10. Kết quả phân tích mẫu với thuốc thử DPIP Loại mẫu m mẫu (g) VDPIP (mL) mAA (mg/100g) ̅ 𝑨𝑨 (mg/100g) 𝒎 5,55 488,39 5,45 479,59 Sơ ri 10.0075 5,40 475,91 481,30 ± 15,92 1,50 121,20 1,55 125,24 Từ bảng 10, có thể thấy hàm lượng vitamin C trong quả sơ ri rất nhiều, kết quả này cũng trùng khớp với nhóm tác giả Lê Mỹ Hồng khi khảo sát hàm lượng vitamin để chế biến nước trái cây. Mezadri và nnk, 2006, cũng đã nói so với các loại trái khác thì sơ ri là loại trái cây có nguồn vitamin C dồi dào, từ 695 đến 4827 mg/100 g trái tươi. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này tìm được giá trị tối ưu của một số thông số của máy chuẩn độ điện thế; tìm được dung môi tối ưu là H2C2O4 cho quá trình chiết mẫu và môi trường tối ưu cho phản ứng chuẩn độ acid ascorbic với chất chuẩn 2,6 – DPIP (pH 4,0). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arrigoni, O., & De Tullio, M. C. (2002). Ascorbic acid: Much more than just an antioxidant. Biochimica et Biophysica Acta, 1569, 1–9 2. Davey, M. W., Van Montagu, M., Inze´, D., Sanmartin, M., Kanellis, A., Smirnoff, N., et al. (2000). Plant L-ascorbic acid: Chemistry, function, metabolism, bioavailability and effects of processing. Journal of the Science of Food and Agriculture, 80, 825–860. 3. Klein, B. P., & Kurilich, A. C. (2000). Processing effects on dietary antioxidants from plant foods. HortScience, 35(4), 580–584. 4. Lê Mỹ Hồng, Nguyễn Thị Minh Duyên, Võ Ngọc Thúy, Nguyễn Thái Hiếu Hạnh, Quá trình chế biến nước trái cây hỗn hợp (sơ ri, khóm, chanh dây) (2009), Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2009:11 235-244 5. Mezadri T, Fernández-Pachón MS, Villaño D, García-Parrilla MC, Troncoso AM. El fruto de la acerola: composición, características productivas e importancia económica [The acerola fruit: composition, productive characteristics and economic importance]. Arch Latinoam Nutr. 2006 Jun;56(2):101-9. Spanish. 6. Nguyễn Thị Hiền, Từ Việt Phú, Trần Thanh Đại (2010), “Phân tích thực phẩm”, NXB Lao Động. 7. Shingo Tajima, Sheldon R. Pinnell, Regulation of collagen synthesis by ascorbic acid. Ascorbic acid increases type I procollagen mRNA, Biochemical and Biophysical Research Communications, Volume 106, Issue 2, 1982, Pages 632-637, 8. TCVN 6427-2: 1998 “Rau, quả và các sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng acid ascorbic. Phần 2: Phương pháp thông dụng” 9. Wikipedia - https://en.wikipedia.org/wiki/Dichlorophenolindophenol 192
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2