JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 42-53<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0068<br />
<br />
XÂY DỰNG SÁCH ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ SINH VIÊN SƯ PHẠM<br />
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
Thái Hoài Minh1, Đặng Thị Oanh2<br />
1 Khoa<br />
<br />
Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh<br />
2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học là<br />
một trong những năng lực cần thiết của người giáo viên trong thời đại số ngày nay. Bài báo<br />
giới thiệu quy trình xây dựng cũng như nội dung của sách điện tử (e-book) hỗ trợ sinh viên<br />
(SV) sư phạm rèn luyện năng lực ứng dụng ICT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.<br />
Kết quả thực nghiệm sư phạm trên hai cặp lớp thực nghiệm đối chứng trong học phần “Tin<br />
học ứng dụng trong Hóa học” tại Khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM năm<br />
học 2014-2015 bước đầu cho thấy tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng e-book để rèn<br />
luyện năng lực ICT trong dạy học cho SV.<br />
Từ khóa: Sách điện tử, e-book, năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông,<br />
sinh viên sư phạm hóa học, dạy học hóa học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đang ngày càng khẳng định được tính hữu dụng<br />
và tầm quan trọng to lớn trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống trong thời đại<br />
ngày nay. Với ngành giáo dục, ICT đã và đang tạo nên cuộc “cách mạng” trong công tác dạy – học<br />
và là “chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [6]. Nhiều công trình nghiên cứu<br />
trên thế giới đã cho thấy việc ứng dụng ICT trong dạy học hóa học có thể làm tăng hiệu quả quản<br />
lí, tổ chức lớp, phát huy tính tích cực, tăng cường sự hứng thú và niềm yêu thích của học sinh đối<br />
với môn Hóa học [8]. Tại Việt Nam, theo chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực chung do Bộ Giáo<br />
dục và Đào tạo đề xuất trong chương trình phổ thông mới [1], năng lực ứng dụng ICT là một trong<br />
tám năng lực học sinh cần phải có được sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Do đó,<br />
ngoài việc người GV cần có năng lực ICT để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của bản thân,<br />
GV còn có thể hình thành và phát triển năng lực ICT cho học sinh trong bộ môn của mình.<br />
Nhằm hỗ trợ giáo viên và SV sư phạm hóa học ứng dụng ICT hiệu quả trong quá trình dạy<br />
học, một số tài liệu trong nước về chủ đề này đã được xuất bản [2, 4, 5]. Trong đó, các tài liệu<br />
thường giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm thông dụng dưới dạng văn bản (bao<br />
gồm kênh chữ và kênh hình). Tuy nhiên, theo kết quả điều tra trên 139 SV thuộc các khối lớp sư<br />
phạm năm 3, 4 tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM [3], trên 60% SV cho rằng cảm thấy khó<br />
khăn khi hình dung thao tác thực hành khi tham khảo những tài liệu bằng văn bản, bên cạnh đó là<br />
Ngày nhận bài: 8/3/2016. Ngày nhận đăng: 12/7/2016.<br />
Liên hệ: Thái Hoài Minh, e-mail: hoaiminhsp@gmail.com<br />
<br />
42<br />
<br />
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ sinh viên sư phạm rèn luyện năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin...<br />
<br />
những khó khăn khác như hạn chế về ngoại ngữ (53,24%) hoặc thiếu những ví dụ cụ thể liên quan<br />
đến quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông (35.97%). Trên mạng internet có nhiều phim<br />
hướng dẫn về mặt kĩ thuật nhưng rất ít phim hướng dẫn phù hợp với nội dung dạy học hóa học.<br />
Trong tự điển của Oxford, sách điện tử hay e-book được định nghĩa là một dạng sách được<br />
hiển thị trên các màn hình vi tính hay các thiết bị điện tử cầm tay [11]. Nhiều công trình nghiên<br />
cứu về việc sử dụng e-book trong lớp học cho thấy loại tài liệu này có thể cung cấp cho học sinh<br />
thông tin và các chỉ dẫn linh hoạt và hiệu quả dưới dạng đa phương tiện, từ đó có thể hỗ trợ và<br />
làm tăng hiệu quả của quá trình học tập [10]. Với đặc thù của việc rèn luyện năng lực ứng dụng<br />
ICT trong dạy học là liên quan nhiều đến các thao tác thực hành kĩ thuật, việc khai thác những ưu<br />
điểm vượt trội của e-book như tích hợp đa dạng tài liệu đa phương tiện, khả năng tương tác cao,<br />
gọn nhẹ, linh hoạt và tiết kiệm để thiết kế tài liệu điện tử hỗ trợ hiệu quả việc rèn luyện năng lực<br />
ứng dụng ICT trong dạy học hóa học là điều cần thiết và khả thi.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Một số năng lực ứng dụng ICT trong dạy học cần bồi dưỡng cho SV sư<br />
phạm hóa học<br />
<br />
ICT là chữ viết tắt của Information and Communication Technologies (Công nghệ thông tin<br />
và truyền thông) được định nghĩa là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ<br />
được sử dụng để trao đổi, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin.”[7]. Năng lực ứng dụng<br />
ICT trong dạy học có thể hiệu là khả năng sử dụng các công cụ và tài nguyên công nghệ để giao<br />
tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin hiệu quả trong các hoạt động dạy học. Các công<br />
cụ và tài nguyên công nghệ bao gồm thiết bị kĩ thuật (máy tính, máy chiếu, mạng internet. . . ) và<br />
các phần mềm trên máy tính và các ứng dụng trực tuyến.<br />
Trên thế giới, một số tổ chức có uy tín cũng đã giới thiệu một số khung năng lực ICT dành<br />
cho giáo viên. Phổ biến là khung năng lực do tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên<br />
hiệp quốc (gọi tắt là UNESCO) đề xuất vào năm 2008, điều chỉnh và bổ sung vào năm 2011 [12].<br />
Khung năng lực đề cập đến sáu lĩnh vực khá đa dạng trong công tác của GV, trong đó không những<br />
đề cập đến việc GV sử dụng thành thạo công cụ mà còn phải hiểu biết về mặt lí luận chính sách,<br />
vận dụng các công cụ đó trong những hoạt động cụ thể của mình. Bên cạnh đó, yêu cầu về năng<br />
lực ICT trong dạy học dành cho GV không chỉ dừng lại ở mức sử dụng thành thạo và hiệu quả<br />
những cái có sẵn, mà còn khuyến khích đạt ở mức độ sáng tạo, tạo ra cái mới dựa trên yêu cầu của<br />
thực tiễn.<br />
Năm 2008, Hiệp hội Quốc tế về công nghệ trong giáo dục của Hoa Kì (Internaltional Society<br />
for Technology in Education - ISTE) [9] xuất bản bộ chuẩn về kĩ năng công nghệ dành cho giáo<br />
viên gồm 5 tiêu chuẩn, trong mỗi tiêu chuẩn lại bao gồm 4 chỉ số. Văn bản này xác định những kĩ<br />
năng cũng như tư tưởng sư phạm mà các nhà giáo dục cần có trong thời đại số. Thang đo này cũng<br />
cho thấy việc ứng dụng ICT của GV không chỉ được yêu cầu ở mức độ có kĩ năng sử dụng công<br />
nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, mà còn đề cập đến sự am hiểu về lí luận, thực tiễn và quan<br />
trọng hơn còn đề cập đến thái độ tích cực, đúng đắn và khả năng lãnh đạo khi sử dụng các công cụ<br />
và tài nguyên số.<br />
Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức quy định về tiêu chuẩn ICT dành<br />
cho GV. Trong quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học<br />
phổ thông được ban hành năm 2009 [1] chỉ đề cập đến tiêu chí sử dụng các phương tiện dạy học.<br />
Dựa trên các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến năng lực ứng dụng ICT dành cho GV<br />
và giáo sinh hóa học, đồng thời tham khảo kết quả khảo sát nhu cầu thực tiễn của SV [3], chúng<br />
tôi đề xuất sáu năng lực ứng dụng ICT thành phần cần bồi dưỡng cho SV sư phạm hóa học là:<br />
43<br />
<br />
Thái Hoài Minh, Đặng Thị Oanh<br />
<br />
(1) Năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề về ứng dụng ICT trong dạy học, (2) Năng lực sử dụng<br />
các phương tiện kĩ thuật, (3) Năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế và thực hiện bài dạy hóa học<br />
phổ thông, (4) Năng lực ứng dụng ICT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, (5) Năng<br />
lực ứng dụng ICT trong quản lí, tổ chức lớp học, (6) Năng lực ứng dụng ICT trong bồi dưỡng<br />
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Xây dựng và sử dụng e-book “Ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học ở<br />
trường phổ thông”<br />
<br />
2.2.1. Phối hợp các phần mềm để thiết kế e-book<br />
E-book được xây dựng theo 4 bước.<br />
<br />
Hình 1. Các bước phối hợp phần mềm để thiết kế e-book<br />
Bước 1. Phối hợp các phần mềm để thiết kế nội dung thành phần trong e-book. Phần lớn<br />
các thông tin trong e-book được thể hiện dưới dạng văn bản, phim, hình ảnh và âm thanh. Các tư<br />
liệu này được xây dựng và hiệu chỉnh bằng bốn phần mềm như sau:<br />
- Phần mềm BB Flash dùng để quay các đoạn phim hướng dẫn thao tác sử dụng phần mềm.<br />
Phần mềm này cho phép phân cảnh, chèn ghi chú, âm thanh, hiệu chỉnh các đoạn phim phù hợp<br />
với kịch bản sư phạm.<br />
- Phần mềm Microsoft Word dùng để soạn thảo các văn bản hướng dẫn thao tác thực hiện,<br />
bài thực hành, bài kiểm tra.<br />
- Phần mềm PhotoShop dùng để chỉnh sửa hình ảnh để làm tăng tính sinh động, hấp dẫn<br />
trong e-book.<br />
- Phần mềm Proshow Gold dùng để thiết kế các đoạn phim giới thiệu từ các hình ảnh riêng<br />
lẻ.<br />
Bước 2. Sử dụng Powerpoint và Isping Presenter để thiết kế các mođun bài giảng.<br />
Đầu tiên, bài giảng gồm các nội dung như văn bản, hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng được thiết<br />
kế trên Powerpoint.Các nội dung được triển khai dưới dạng ý trên các trang trình chiếu để người<br />
học tập trung vào những ý chính. Những nội dung diễn giải cũng như những ghi chú khác được<br />
chèn vào bảng ghi chú.<br />
Sau đó, sử dụng chức năng đính kèm tài liệu (attatchment) của phần mềm Ispring Presenter<br />
để cung cấp cho người học một số tài liệu tham khảo khi xem bài giảng. Các tài liệu đính kèm có<br />
thể là văn bản, đoạn phim hay địa chỉ trang web.<br />
Tiếp theo, chúng tôi sử dụng chức năng Presentation Explorer trong phần mềm Ispring<br />
44<br />
<br />
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ sinh viên sư phạm rèn luyện năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin...<br />
<br />
presenter đểsắp xếp nội dung lại theo thứ bậc để người học dễ truy xuất đến vị trí bài giảng cần<br />
thiết. Việc làm này giống phân chia đề mục để thiết lập mục lục trong sách in thông thường.<br />
Nhằm làm e-book sinh động hơn, GV có thể thu âm và chèn lời giảng của mình vào bài<br />
giảng. Lúc này, các hiệu ứng chuyển động các đối tượng trên slide sẽ được đồng bộ với lời giảng.<br />
GV có thể thu âm bằng các chương trình ghi âm khác trên máy tính hay thu trực tiếp bằng phần<br />
mềm Ispring Presenter. Nếu có điều kiện, GV có thể ghi hình khi giảng. Điều này góp phần làm<br />
tăng tính tương tác giữa người dạy và người học.<br />
Chức năng Quiz trong chương trình Ispring Presenter được sử dụng để thiết kế các bài kiểm<br />
tra ngắn dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Bài kiểm tra ngắn với chức<br />
năng tự chấm điểm sẽ giúp người học tự đánh giá mức độ hiểu của bản thân sau khi hoàn thành<br />
xong bài học.<br />
GV có thể Việt hóa giao diện để bài giảng thân thiện hơn với người học và điều chỉnh một<br />
số thông số khác như lựa chọn giao diện, thêm thông tin giảng viên. . . trước khi đóng gói và xuất<br />
bản bài giảng. Cuối cùng GV cần lựa hình thức xuất bản phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ,<br />
nếu muốn phân phối giáo trình cho SV thông qua các đĩa CD, GV có thể xuất bản dưới dạng trang<br />
web HTML hay hay flash. Nếu muốn đưa bài giảng lên hệ thống quản lí học tập LMS có sẵn, cần<br />
xuất bản theo đúng chuẩn như SCORM, AICC hay Blackboard.<br />
Bước 3. Sử dụng Dreamweaver để thiết kế giao diện của e-book<br />
Chúng tôi sử dụng phần mềm Dreamwear để thiết kế phần giao diện cho e-book vì tính thân<br />
thiện và linh hoạt của phần mềm. Các công cụ bảng (Tables) trong Dreamweaver được dung để<br />
thiết kế bố cục trang và hình ảnh, đồng thời các thông số trong hộp thoại Page Properties được<br />
điều chỉnh để thiết lập thuộc tính cho các đối tượng trong trang chủ. Từ các hình biểu tượng, liên<br />
kết được khởi tạo từ trang chủ đến các trang khác bằng cách ghi địa chỉ (links) và chọn đích đến<br />
trong bảng Properties. Tương tự, các trang thành phần như bài giảng, thư viện và hướng dẫn sử<br />
dụng được thiết kế và tạo liên kết với nhau. Phía dưới trang thành phần có hệ thống nút điều hướng<br />
giúp người sử dụng dễ dàng quay trở về trang chủ, trang kế tiếp cũng như trang trước đó.<br />
<br />
2.2.2. Giới thiệu nội dung e-book “Ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học ở trường<br />
phổ thông”<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc nội dung e-book “Ứng dụng ICT trong dạy học hóa học<br />
ở trường phổ thông”<br />
E-book gồm 3 phần chính là bài giảng, thư viện và hướng dẫn sử dụng. Mục “Bài giảng”<br />
45<br />
<br />
Thái Hoài Minh, Đặng Thị Oanh<br />
<br />
là nội dung chính của e-book bao gồm 8 mođun với 8 chủ đề khác nhau gồm 196 trang nội dung,<br />
77 đoạn phim hướng dẫn và 60 tài liệu đính kèm có liên quan đến các chủ đề.Ngoài hệ thống bài<br />
giảng, mục “Thư viện” trong e-book còn cung cấp cho SV hơn 80 tư liệu về về mô phỏng, bài<br />
giảng điện tử hóa học và các địa chỉ liên kết hữu ích. Các tài liệu này góp phần làm phong phú<br />
nguồn tư liệu tham khảo cho SV khi thiết các bài giảng có ứng dụng ICT. Mục “Hướng dẫn sử<br />
dụng” có các chỉ dẫn nhằm hướng dẫn các thao tác sử dụng e-book cho người sử dụng.<br />
<br />
Hình 3. Hình ảnh giao diện trang chủ e-book Hình 4. Hình ảnh tài liệu về mô phỏng hóa học<br />
<br />
Hình 5. Giao diện một trang bài giảng<br />
<br />
TT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
46<br />
<br />
Hình 6. Giao diện trang bài kiểm tra<br />
<br />
Bảng 1. Mô tả nội dung của các mođun trong mục “Bài giảng” của e-book<br />
Tên mođun<br />
Mô tả nội dung<br />
Môđun trình bày một số vấn đề lí luận chung về việc ứng dụng ICT<br />
Tổng quan về trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Những thông tin trong<br />
ứng dụng ICT môđun giúp SV có nhận thức đúng về vai trò của công nghệ trong<br />
trong<br />
DHHH dạy học, đánh giá thực trạng của việc ứng dụng ICT trong dạy học<br />
ở trường phổ hóa học ở Việt Nam hiện nay, từ đó có thái độ tích cực đối với việc<br />
thông.<br />
rèn luyện năng lực ứng dụng ICT để vận dụng hiệu quả vào nghề<br />
nghiệp tương lai.<br />
Tìm<br />
kiếm, Môđun giới thiệu và hướng dẫn SV sử dụng các công cụ và phương<br />
chuyển tải, lưu pháp tìm kiếm thông tin trực tuyến hiệu quả. Đồng thời, SV cũng<br />
trữ, chia sẻ trên được rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ trực tuyến để lưu trữ,<br />
internet.<br />
chia sẻ thông tin.<br />
<br />