intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng thị trường bán buôn công suất phản kháng cho Việt Nam

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dịch vụ cung cấp công suất phản kháng là dịch vụ quan trọng không thế thiếu trong hệ thống cung cấp điện. Để giữ ổn định điện áp lưới điện, ngoài phương án đặt bù, các đơn vị vận hành lưới điện phải huy động công suất phản kháng từ các nhà máy. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết "Xây dựng thị trường bán buôn công suất phản kháng cho Việt Nam" dưới đây. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng thị trường bán buôn công suất phản kháng cho Việt Nam

PHÂN BAN B4. Kinh doanh điện năng và thị trường điện lực<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG<br /> CHO VIỆT NAM<br /> <br /> Nguyễn Hương Mai, Nguyễn Thị Như Vân<br /> Khoa Quản lý năng lượng - Trường Đại học Điện lực<br /> <br /> Tóm tắt: Dịch vụ cung cấp công suất phản kháng là dịch vụ quan trọng không thế<br /> thiếu trong hệ thống cung cấp điện. Để giữ ổn định điện áp lưới điện, ngoài phương<br /> án đặt bù, các đơn vị vận hành lưới điện phải huy động công suất phản kháng từ các<br /> nhà máy. Hiện tại, ở Việt Nam mới chỉ có quy định rõ ràng về cơ chế bán công suất<br /> phản kháng của EVN nhưng chưa có quy định về việc chào mua công suất phản kháng<br /> từ các nhà máy. Bài báo sẽ phân tích những ưu nhược điểm trong cơ chế mua bán<br /> công suất phản kháng hiện hành. Từ đó đề xuất xây dựng cơ chế chào giá công suất<br /> phản kháng cho các nhà máy phù hợp với thị trường điện cạnh tranh trong tương lai.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU CHUNG<br /> <br /> Ngành điện đã góp phần tạo dựng cơ sở hạ tầng và là động lực phát triển cho nhiều ngành kinh tế<br /> khác, để duy trì và phát triển điều đó trong những năm tiếp theo, với nhu cầu sử dụng điện năng<br /> ngày càng tăng cao, ngành Điện phải đáp ứng nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện ổn định, chất<br /> lượng và uy tín, để thực hiện được điều đó cần phải có một thị trường điện phù hợp, năng động để<br /> đáp ứng kịp thời các vấn đề này.<br /> <br /> Ngày 08/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg quy định về<br /> lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện<br /> lực tại Việt Nam. Theo đó, thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3<br /> cấp độ: Thị trường phát triện cạnh tranh (từ nay đến hết năm 2014); thị trường bán buôn điện cạnh<br /> tranh (thí điểm từ năm 2015 - 2016 và hoàn chỉnh từ năm 2017 - 2021) và thị trường bán lẻ điện<br /> cạnh tranh thí điểm (từ năm 2021 – 2023) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ sau<br /> năm 2023).<br /> <br /> Hiện nay ngành điện Việt nam đang chuyển dần từ cơ chế thị trường điều tiết sang thị trường phi<br /> điều tiết, đi kèm với thị trường cạnh tranh mua bán điện năng cần phải có các thị trường dịch vụ<br /> phụ trợ để đảm bảo tính an ninh trong cung cấp điện như dự phòng khởi động nhanh, dự phòng<br /> nguội, dự phòng vận hành phải phát, công suất phản kháng, điều khiển tần số... do ràng buộc an<br /> ninh hệ thống điện. Trong các dịch vụ này, giao dịch về công suất phản kháng đã được xây dựng<br /> theo dạng thị trường ở một số nước trên thế giới. Nhìn chung, thị trường công suất phản kháng có<br /> thể chia làm 4 dạng khác nhau.<br /> <br /> <br /> 721<br /> HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC<br /> <br /> Dạng đầu tiên là ở một số nước có nhà vận hành thị trường độc lập như Anh và xứ Wales,<br /> Australia, India, Belgium, Hà Lan và một số tỉnh thuộc Canada. Ở thị trường này vấn đề bù công<br /> suất phản kháng sẽ do nhà vận hành thị trường quyết định huy động các tổ máy cung cấp công<br /> suất phản kháng. Trong dạng thị trường này thì có quốc gia sẽ coi việc cung cấp công suất phản<br /> kháng như là một dịch vụ phụ trợ và việc mua bán và định giá được xác định theo thị trường. Còn<br /> một số quốc gia sẽ quy định khoảng tối thiểu bắt buộc các máy phát phải cung cấp công suất phản<br /> kháng, và các máy phát chỉ được thanh toán khi cung cấp ngoài khoảng đã định.<br /> <br /> Dạng thứ hai là thị trường công suất phản kháng ở Thuỵ điển. Quốc gia này có chính sách hoàn<br /> toàn khác. Thị trường này xem việc bù công suất phản kháng là bắt buộc do đó sẽ không có bất cứ<br /> khoản thanh toán nào cho nhà cung cấp.<br /> <br /> Dạng thứ ba là thị trường ở Alberta (Canada). Thị trường này sẽ phạt các bên không thực hiện<br /> đúng yêu cầu bù hoặc hấp thụ công suất phản kháng do nhà vận hành thị trường đưa ra. Ở<br /> Argentina phạt công suất phản kháng không chỉ áp dụng đối với máy phát mà còn áp dụng với bên<br /> vận hành truyền tải, vận hành phân phối và các phụ tải lớn. Bài báo sẽ tập trung xét tính khả thi<br /> của việc xây dựng thị trường công suất phản kháng tại Việt Nam theo mô hình này<br /> <br /> Dạng thị trường cuối cùng là ở Nhật bản. Vấn đề bù công suất phản kháng được trở thành một<br /> chính sách tài chính khuyến khích hộ tiêu thụ cuối cùng nâng cao hệ số công suất. Kinh nghiệm<br /> này có thể được áp dụng cho thị trường của Việt Nam để nâng cao hệ số công suất của các hộ tiêu<br /> thụ cuối cùng.<br /> <br /> Trên thực tế, việc mua bán công suất phản kháng ở Việt Nam đã được thực hiện từ năm 2006 theo<br /> thông tư 07 của Bộ Công Nghiệp. Bộ Công Thương vừa có Thông tư 15/2014 thay đổi một số<br /> điều trong thông tư 07/2006 cho phù hợp hơn với điều kiện thị trường hiện tại. Như vậy, việc giao<br /> dịch công suất phản kháng ở nước ta đã được thực hiện từ trước khi có thị trường điện.<br /> <br /> Thông tư quy định rõ các khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử<br /> dụng cực đại từ 80 kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên và có hệ số công suất<br /> cos < 0,9 phải mua công suất phản kháng. Trường hợp bên bán điện không đảm bảo chất lượng<br /> điện theo quy định của Chính phủ thì bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi hệ<br /> số công suất cos < 0,9.<br /> <br /> Tiền mua công suất phản kháng là số tiền bên mua điện phải trả cho bên bán điện để bù đắp các<br /> khoản chi phí mà bên bán điện phải đầu tư thêm nguồn công suất phản kháng hoặc thay đổi<br /> phương thức vận hành lưới điện do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy<br /> định. Theo Thông tư này, bên bán điện được quy định là các đơn vị bán buôn và bán lẻ điện có<br /> giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ điện. Hiện tại chỉ có Tập đoàn<br /> Điện lực Việt Nam (EVN) là có đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng này.<br /> <br /> Việc mua công suất phản kháng của bên mua điện được xác định tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện<br /> thông qua hệ số công suất trung bình. Hệ số công suất trung bình (cos) được tính bằng lượng<br /> điện năng ghi được tại công tơ đo đếm điện năng tác dụng và điện năng phản kháng trong một kỳ<br /> ghi chỉ số công tơ, được xác định như sau:<br /> <br /> <br /> <br /> 722<br /> PHÂN BAN B4. Kinh doanh điện năng và thị trường điện lực<br /> <br /> <br /> (1)<br /> √<br /> <br /> <br /> Trong đó:<br /> Ap: Điện năng tác dụng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ (kWh);<br /> Aq: Điện năng phản kháng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ tương ứng (kVArh).<br /> <br /> Tiền mua công suất phản kháng được tính theo công thức:<br /> Tq =Ta´k%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (2)<br /> <br /> Trong đó:<br /> Tq: Tiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế giá trị gia tăng);<br /> Ta: Tiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế giá trị gia tăng);<br /> k : Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy<br /> định.<br /> <br /> Trường hợp bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên hệ thống điện và bên bán<br /> điện có nhu cầu mua công suất phản kháng thì hai bên có thể thoả thuận việc mua bán công suất<br /> phản kháng thông qua hợp đồng. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì kiến nghị Bộ<br /> Công Thương xem xét quyết định.<br /> <br /> Thực tế, việc giao dịch công suất phản kháng hiện tại mới chỉ dừng ở mức quy định chi tiết về số<br /> tiền mua công suất phản kháng đối với khách hàng có hệ số phụ tải nhỏ hơn 0.9. Số tiền này sẽ<br /> được thanh toán cho bên bán điện (hiện tại là EVN). Việc bán công suất phản kháng chưa có quy<br /> định rõ ràng, thể hiện bằng 1 điều khoản nhỏ là hai bên có thể thỏa thuận thông qua hợp đồng.<br /> Tuy nhiên, hiện tại cũng chưa có hợp đồng mua công suất phản kháng đối với các nhà máy điện<br /> ngoài EVN. Việc giao dịch công suất phản kháng như hiện tại có ưu điểm là dễ tính toán số tiền<br /> khách hàng phải nộp nếu có hệ số phụ tải thấp hơn 0.9 thông qua các thiết bị đo đếm đã có sẵn.<br /> Tuy nhiên, giá mua công suất phản kháng quy định theo cơ chế hiện tại sẽ không có tính linh hoạt<br /> theo nhu cầu thị trường. Sẽ xảy ra trường hợp nhiều đơn vị không quan tâm đến việc bù công suất<br /> phản kháng khi số tiền mua thấp hơn số vốn đầu tư cho hệ thống bù.<br /> <br /> Thêm vào đó, cơ chế giao dịch công suất phản kháng hiện tại không công bằng. Có nhiều trường<br /> hợp các nhà máy phải giảm công suất tác dụng để phát công suất phản kháng nhằm đảm bảo ổn<br /> định lưới điện. Các nhà máy này sẽ chịu thiệt hại do giảm doanh thu từ phần công suất tác dụng<br /> không được phát mà lại không nhận được thanh toán khi phát công suất phản kháng. Đối với thị<br /> trường bán buôn điện cạnh tranh, cơ chế này là không minh bạch vì số tiền mua công suất phản<br /> kháng hiện tại do EVN quản lý. Trong khi trên thị trường có rất nhiều nhà máy không thuộc EVN<br /> tham gia. EVN cũng không có cơ chế mua công suất phản kháng từ các nhà máy này.<br /> <br /> Các nhà máy không được chào bán công suất phản kháng, sẽ làm giảm động lực trong việc tham<br /> gia vào công tác giữ ổn định lưới điện chung. Cơ chế mua bán công suất phản kháng hiện tại cũng<br /> không đảm bảo được tất cả các khách hàng sẽ tìm cách nâng hệ số phụ tải lên trên 0.9.<br /> <br /> <br /> 723<br /> HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC<br /> <br /> Do vậy bài báo đề xuất xây dựng cơ chế chào giá công suất phản kháng cho các nhà máy phù hợp<br /> với thị trường điện cạnh tranh trong tương lai. Cơ chế chào giá công suất phản kháng sẽ giống như<br /> cơ chế chào giá công suất tác dụng, tuy nhiên phần giá công suất phản kháng sẽ nhỏ hơn so với<br /> giá công suất tác dụng vì chi phí của việc phát công suất phản kháng chủ yếu là chi phí cơ hội,<br /> không có chi phí nhiên liệu. Bài báo tập trung tính toán chi phí công suất phản kháng để khi đưa<br /> thị trường công suất phản kháng vào vận hành, các nhà máy không bị giảm nhiều lợi nhuận và chi<br /> phí điện năng cho các khách hàng không bị tăng quá cao<br /> <br /> 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br /> <br /> 2.1. Giới hạn công suất của máy phát điện<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> a. b.<br /> <br /> Hình 1. Giới hạn công suất của máy phát điện<br /> <br /> Ở chế độ vận hành bình thường, máy phát điện đồng bộ làm việc với sức điện động E cao hơn<br /> điện áp đầu cực máy phát UF (chế độ quá kích thích, đưa công suất phản kháng Q vào hệ thống, Q<br /> > 0). Khi máy phát làm việc ở chế độ thiếu kích thích hoặc mất kích thích, sức điện động E thấp<br /> hơn điện áp UF, máy phát nhận công suất phản kháng từ hệ thống (Q < 0).<br /> <br /> Trên hình 1, Qbase là phần công suất phản kháng cho phần tự dùng.<br /> <br /> Giả sử công suất cần phát là PA MW, máy phát có thể phát công suất phản kháng trong khoảng từ<br /> Qbase đến QA mà không cần thay đổi công suất tác dụng<br /> <br /> Tuy nhiên, nếu hệ thống yêu cầu phát công suất phản kháng QB>QA để đảm bảo ổn định điện áp<br /> thì máy phát phải phát công suất tác dụng PB
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2