Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non
lượt xem 5
download
Bài viết Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non trình bày các vấn đề lí thuyết về Quyền trẻ em, năng lực thực hiện Quyền trẻ em và xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của các cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm tiêu chí đánh giá năng lực thể chế của nhà trường và năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0099 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 120-131 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON Nguyễn Thị Luyến Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bối cảnh hiện nay, Quyền trẻ em là vấn đề được đặc biệt quan tâm của quốc gia và quốc tế. Nhưng việc thực hiện Quyền trẻ em trong thực tiễn của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo tất cả Quyền của trẻ em đáng được hưởng. Trong đó, ở các cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn hiện tượng vi phạm nhân quyền của trẻ em, trong khi hệ thống quản lí nhà trường và các cấp trong ngành giáo dục chưa có tiêu chuẩn đánh giá, định hướng việc thực hiện Quyền trẻ em của các cơ sở GDMN. Bài báo này trình bày các vấn đề lí thuyết về Quyền trẻ em, năng lực thực hiện Quyền trẻ em và xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của các cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm tiêu chí đánh giá năng lực thể chế của nhà trường và năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trong nhà trường. Bộ tiêu chí này là cơ sở để nghiên cứu đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non ở Việt Nam, từ đó để xuất giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí, giáo viên mầm non và nhân viên trong trường mầm non. Từ khóa: Quyền trẻ em, năng lực thực hiện Quyền trẻ em, tiêu chí đánh giá, cơ sở giáo dục mầm non. 1. Mở đầu Thế kỉ XXI, Việt Nam dù có nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế xã hội trong các cộng đồng dân cư khác nhau, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đảm bảo những quyền tối thiểu và tất yếu của mình. Từ năm 1990 đến nay, mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách quan tâm tới phát triển Quyền trẻ em (QTE), công tác chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Theo UNICEF Việt Nam, có rất nhiều trẻ em không được đi học, không hoàn thành bậc tiểu học hoặc trung học và các em có quyền đòi hỏi được hưởng một nền giáo dục có ý nghĩa [1]. Theo số liệu của tổng đài tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567, trong hơn 10 năm hoạt động từ khi ra mắt ngày 19/5/2004 đến tháng 12/2015 có tới hơn 2 triệu cuộc gọi đề nghị được tư vấn và hỗ trợ trẻ em. Trong số này, các cuộc gọi về bảo vệ trẻ em chiếm hơn 3% (tương đương 60.000 trường hợp), trong số các cuộc gọi về bảo vệ trẻ em, gần 70% liên quan đến xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em, còn lại là các vấn đề khác như trẻ em bị lạc, bị bỏ rơi, bị mua bán,… [2]. Riêng năm 2021, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 507.861 cuộc gọi đến, tiếp nhận 1.651 lượt thông báo qua ứng dụng app và zalo của tổng đài [3]. Thực trạng này càng trở nên trầm trọng do số liệu về trẻ em ở Việt Nam còn manh mún, điều đó không chỉ tạo ra những thách thức to lớn trong việc xây dựng và thực hiện chính sách cho trẻ em, mà còn thách thức việc thực hiện các nghĩa vụ giám sát và báo cáo về mục tiêu phát triển bền vững và quyền của con người tại Việt Nam. Ngày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Luyến. Địa chỉ e-mail: luyennt@hnue.edu.vn 120
- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non Trong khi Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành cùng các tổ chức phi Chính phủ khác tại Việt Nam đang nỗ lực vào việc thực thi QTE và bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em, thì đóng góp của ngành giáo dục nước nhà chưa tương xứng với vai trò của ngành. Kể từ ngày 11/11/1991, sau khi Nghị định số 374/HĐBT quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành đã xác định trách nhiệm của Bộ GD-ĐT tại điều 10 [4], chưa có văn bản chính thức nào của Bộ GD-ĐT quy định rõ việc thực hiện QTE trong các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng, ngoài Điều lệ trường mầm non (Điều 27, khoản 3) [5]. Một số vụ việc vi phạm QTE, đặc biệt là bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục, trẻ em bị xâm hại thân thể và xâm hại tình dục vẫn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn hiệu quả [6]. Mặc dù QTE đã được quy định trong Công ước Quốc tế của Liên hiệp Quốc và Luật trẻ em của Việt Nam, nhưng các thông tin này đối với cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) và nhân viên (NV) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) còn hạn chế. Tại các cơ sở GDMN, là nơi trực tiếp làm việc với trẻ em, ít có hoạt động chuyên môn cung cấp kiến thức cho CBQL và GVMN về QTE, các chính sách pháp luật về QTE và kĩ năng đảm bảo thực hiện QTE. Điều này dẫn đến một thực tế là, GVMN làm việc với trẻ em chủ yếu dựa trên các quy chuẩn về đạo đức, chứ chưa dựa trên các quy định pháp lí về QTE đáng được hưởng. Đội ngũ giáo viên (GV) ở một số cơ sở GDMN chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không được đào tạo bài bản, thiếu kĩ năng xử lí tình huống nên đã xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; ứng xử của một số CBQL, GV, NV đối với trẻ còn chưa chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, làm các bậc cha mẹ lo lắng, gây bức xúc trong trong dư luận [7]. Mặt khác, chưa có bộ công cụ, tiêu chí nào để đánh giá cơ sở GDMN dựa vào kết quả thực hiện QTE trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của họ, do đó việc kiểm tra đánh giá các cơ sở GDMN còn mang tính hình thức, chưa thực chất, chưa vì trẻ em. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết cơ bản về QTE và năng lực thực hiện QTE, từ đó xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện QTE của cơ sở GDMN, làm công cụ đánh giá thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN dựa trên việc đảm bảo QTE. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “Quyền trẻ em” Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em [8], Luật trẻ em của Việt Nam 2016 [9], mặc dù là những văn bản pháp lí quan trọng về QTE nhưng chưa đưa ra khái niệm “Quyền trẻ em”. Theo Ziba Vaghri, Adem Arkadas, 2010, Quyền trẻ em có nghĩa là điều mọi trẻ em đều được hưởng, như sự an toàn và nuôi dưỡng trong thời thơ ấu, được phát triển hết khả năng của mình, không bị bạo lực, được bảo vệ khỏi bị bỏ rơi và bóc lột; có sức khỏe tốt, được học tập và vui chơi; tức là trẻ được tận hưởng tuổi thơ của mình một cách trọn vẹn. Quyền của trẻ em là quyền hợp pháp, được đảm bảo trong luật pháp quốc tế với Công ước Liên hợp quốc về QTE (CRC) được các quốc gia thành viên thông qua năm 1989 [10]. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Luyến (2020) xác định: “Quyền trẻ em là điều trẻ em đáng được hưởng và được đảm bảo bởi pháp luật” [11]. Bài báo này sử dụng khái niệm Quyền trẻ em của Nguyễn Thị Luyến (2020). QTE là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình [12]. QTE cũng là Quyền con người, được áp dụng cho tất cả mọi trẻ em, không phân biệt tuổi tác, giới tính, quốc tịch hoặc các đặc điểm khác. Do đó, trẻ em có các quyền giống như người lớn. Tất cả trẻ đều có quyền được đối xử bình đẳng [theo 11]. Quyền khác với nhu cầu. Nhu cầu: điều kiện cơ bản để con người tồn tại như một con người. Quyền: những điều mà theo công 121
- Nguyễn Thị Luyến bằng và chính đáng thì một con người phải được hưởng hoặc được làm. Tuy nhiên, nhu cầu có thể được đáp ứng hoặc không được đáp ứng. Khi nói về nhu cầu, người ta không nghĩ đến việc ai có trách nhiệm đáp ứng. Nhưng khi đề cập đến "quyền", xã hội phải có trách nhiệm đáp ứng. Các “nhu cầu” cơ bản nhất được đề cập như là các “quyền” [theo 11]. 2.2. Các quyền cơ bản của trẻ em Dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em [8] và Luật trẻ em của Việt Nam 2016 [9], bài báo trình bày một số quyền cơ bản của trẻ em như sau: 2.2.1. Quyền được sống và phát triển Mọi trẻ em đều có quyền được sống bẩm sinh và được phát triển tối đa (tức là dựa trên khả năng), kể cả những em mắc bệnh tật, khuyết tật về thể chất và tinh thần. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ dạy dỗ con cái và chăm sóc sức khỏe của chúng. Nhiều quyền khác của trẻ em phải được đảm bảo để trẻ phát triển hết mức có thể như quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được học hành, vui chơi và nghỉ ngơi. Gia đình là môi trường sống tự nhiên của đứa trẻ. Cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nhà nước có trách nhiệm phải nuôi dạy và phát triển những đứa trẻ không được sống trong gia đình mình. Một môi trường cho phép đứa trẻ phát triển tốt nhất có thể có nghĩa là đứa trẻ phải được đảm bảo một tuổi thơ tốt nhất có thể. Một đứa trẻ phải được nuôi dạy sao cho các kĩ năng và năng lực tự nhiên của nó được thể hiện, được phát triển hài hòa, yêu thương, hạnh phúc và hiểu biết. 2.2.2. Quyền được bảo vệ Một đứa trẻ không phải lúc nào cũng có thể tự bảo vệ mình. Đồng thời, điều quan trọng là trẻ phải được chăm sóc trong mọi tình huống bằng các phương tiện phù hợp với lứa tuổi của trẻ và sự an toàn của trẻ được đảm bảo. Trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi bạo lực về tinh thần và thể chất, sự bất công, sự cẩu thả, đối xử hoặc bóc lột bất cẩn hoặc tàn nhẫn cũng như lạm dụng tình dục hoặc các hình thức khác. Trẻ em có quyền được gia đình, xã hội, chính quyền địa phương và tiểu bang giúp đỡ và bảo vệ đặc biệt. Các Quyền cụ thể trong Quyền được bảo vệ như: Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực (không bị ngược đãi, đánh đập, lăng mạ, xúc phạm, ép ăn…), được bảo vệ khỏi bóc lột sức lao động, được bảo trợ xã hội (VD: bảo hiểm xã hội, y tế, được nhà nước hỗ trợ kinh tế nếu cha mẹ không thể nuôi dưỡng trẻ), được bảo vệ khỏi các chất gây nghiện, chất kích thích. 2.2.3. Quyền được chăm sóc sức khỏe Quyền được bảo vệ sức khỏe gắn liền với quyền được sống. Một đứa trẻ phải được đảm bảo cơ hội được khỏe mạnh và được trợ giúp y tế. Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng sức khỏe, trang thiết bị y tế và điều trị tốt nhất có thể và quyền bình đẳng được nhận hỗ trợ và chăm sóc. Trẻ em ở Việt Nam sẽ có bảo hiểm y tế miễn phí cho đến khi chúng đủ 6 tuổi. Trẻ em có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Điều này có nghĩa là trẻ có trách nhiệm vệ sinh cá nhân, ăn uống lành mạnh, phát triển thể chất và nghỉ ngơi đầy đủ. 2.2.4. Quyền riêng tư Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào cuộc sống riêng tư, chuyện gia đình, thư từ của trẻ một cách tùy tiện và bất hợp pháp. Trẻ em có quyền có cuộc sống cá nhân, bạn bè và người quen. Điều này có nghĩa là một đứa trẻ phải được đảm bảo quyền riêng tư trong mọi tình huống, kể cả trong gia đình. Quyền riêng tư cũng có nghĩa là gia đình và ngôi nhà của trẻ phải được bảo vệ khỏi sự xâm nhập bất hợp pháp. Quyền riêng tư của trẻ em ở trường học có thể bị vi phạm bởi video giám sát. Khi xem xét áp dụng giám sát video, cần phải tìm hiểu xem nó có mục tiêu hợp pháp hay không. Giám sát video có thể được áp dụng chính đáng ở cửa trước của trường học để ngăn chặn trộm cắp và các hành vi sai trái khác nhưng để kiểm tra xem giáo viên hoặc học sinh đang làm gì trong lớp có thể không chính đáng. Quyền riêng tư của trẻ em không thể bị xâm phạm bằng sự can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp, vi phạm danh dự, nhân phẩm và danh 122
- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non tiếng tốt của trẻ. Việc can thiệp thô bạo vào cuộc sống riêng tư của trẻ có thể được coi là cơ sở để đưa ra biện pháp hành chính hoặc kỉ luật đối với người vi phạm, kể cả cha mẹ cũng sẽ bị hạn chế hoặc tước quyền giám hộ. 2.2.5. Quyền được chăm sóc bởi cả cha và mẹ Gia đình là môi trường phát triển tự nhiên của một đứa trẻ. Trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy và phát triển một đứa trẻ thuộc về cha mẹ của chúng. Trẻ em có quyền được cả cha và mẹ quan tâm, có quyền giao tiếp với cả cha và mẹ ngay cả khi không chung sống. Trẻ em có quyền được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc. Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất của một đứa trẻ. Nhà nước có nhiệm vụ giáo dục cha mẹ, gia đình và hỗ trợ thiết lập các điều kiện phát triển cần thiết cho trẻ em. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc con cái, được thực hiện quyền nuôi con và có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về sức khỏe, đời sống tinh thần của đứa trẻ, và bị pháp luật xử lí nếu có hành vi bạo hành, bỏ bê con cái. Một đứa trẻ chỉ có thể bị tách khỏi cha mẹ nếu điều đó vì lợi ích của đứa trẻ. 2.2.6. Quyền được khai sinh và có quốc tịch Mỗi người đều khác biệt và đặc biệt, tức là duy nhất. Do đó, mọi người có quyền được thừa nhận, được đảm bảo đăng ký khai sinh và cấp giấy tờ phù hợp. Trẻ em có quyền có tên khi sinh ra. Tên phân biệt và nhấn mạnh tính duy nhất. Một đứa trẻ nhận được họ và tên, mã nhận dạng cá nhân và giấy khai sinh khi chúng được nhập vào sổ đăng ký dân số Việt Nam. Theo luật, bắt buộc phải đăng ký cho con trong vòng 60 ngày sau khi sinh (Điều 15, Luật Hộ tịch 2014). Một đứa trẻ không có giấy khai sinh không tồn tại trong nhà nước. Nếu không có đăng ký khai sinh, một đứa trẻ có thể không nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ của nhà nước - chăm sóc y tế và giáo dục mà chúng cần. 2.2.7. Quyền nói tiếng mẹ đẻ và có văn hóa riêng Ngôn ngữ chính thức của người Việt Nam là tiếng Việt. Ở Việt Nam có 54 dân tộc, trẻ em dân tộc khác nhau, hoặc có nguồn gốc quốc gia khác có quyền trở thành một phần của nền văn hóa, thực hiện tôn giáo và nói tiếng mẹ đẻ của mình. Quyền biết tiếng mẹ đẻ của trẻ em thể hiện trẻ em dân tộc thiểu số phải có khả năng học tiếng mẹ đẻ, có quyền lựa chọn để học ngôn ngữ chính thức của quốc gia để trong tương lai họ sẽ có cơ hội bình đẳng ở Việt Nam. Thiếu kiến thức về ngôn ngữ chính thức khiến trẻ em gốc thiểu số, so với người Kinh, ở vị trí không bình đẳng. Vì vậy, trẻ em có tiếng mẹ đẻ không phải là ngôn ngữ chính thức, phải có cơ hội học ngôn ngữ của dân tộc để không mất liên kết với văn hóa của mình, nhưng chúng phải được giáo dục bằng ngôn ngữ chính thức để có thể cạnh tranh trong giáo dục đại học và thị trường việc làm. 2.2.8. Quyền được giáo dục Trẻ em có quyền được giáo dục. Nhà nước phải duy trì mở đủ các cơ sở giáo dục để giáo dục có sẵn cho tất cả những ai có nhu cầu. Các tài liệu học tập cần thiết và giáo dục mầm non, giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông phải được cung cấp miễn phí hoặc với mức học phí rất thấp (với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm). Ngoài ra, quyền được giáo dục có nghĩa là môi trường học tập phải phù hợp và phải có giáo dục theo sở thích. Quyền được giáo dục đi kèm với việc đi học bắt buộc. Việc đi học là bắt buộc cho đến khi hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản. Trẻ em có nghĩa vụ học tập theo khả năng của mình và chuẩn bị cho cuộc sống tự lập với đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa là các em có khả năng xử lí các mối quan hệ xã hội với tư cách là một công dân. Quyền được giáo dục cũng có nghĩa là trẻ em còn có quyền được giáo viên cung cấp tài liệu học tập. Trẻ em có nhu cầu đặc biệt cũng có quyền tương tự. Trẻ em có quyền được giáo dục nhằm phát triển nhân cách, năng khiếu, khả năng thể chất và tiềm năng của mình một cách đầy đủ nhất có thể. Vì vậy, giáo dục phải dạy tôn trọng quyền con người, tăng cường tôn trọng văn hóa và các giá trị khác. Hệ thống kỉ luật của trường không được vi phạm nhân phẩm của trẻ. 123
- Nguyễn Thị Luyến 2.2.9. Quyền tự do bày tỏ ý kiến Trẻ em là một thành viên bình đẳng trong xã hội và ý kiến của trẻ là quan trọng. Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình về mọi vấn đề mà trẻ quan tâm và trẻ có quyền được lắng nghe và xem xét ý kiến của mình. Điều này có nghĩa là trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mình. Trẻ em phải được đối xử như một thành viên tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội, Quyền tự do ngôn luận của trẻ có nghĩa là quyền được hỏi, nhận và tiết lộ thông tin và ý tưởng bằng miệng, bằng văn bản, dưới hình thức nghệ thuật hoặc theo bất kỳ cách nào khác mà trẻ chọn. Quyền tự do ngôn luận chỉ có thể bị hạn chế nếu vi phạm luật pháp, ảnh hưởng đến quyền hoặc uy tín của người khác, đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức cộng đồng. Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình và những người khác có nghĩa vụ xem xét ý kiến đó trong mọi vấn đề liên quan đến trẻ em. Để trẻ bày tỏ ý kiến của mình, cần giới thiệu cho trẻ các cách thức và cơ hội để bày tỏ ý kiến và kết quả của việc bày tỏ ý kiến. Muốn bày tỏ ý kiến, trẻ cũng có quyền nhận thông tin đa dạng. 2.2.10. Quyền được nghỉ ngơi, vui chơi Mọi trẻ em đều có quyền chơi và thời gian nghỉ ngơi được sử dụng cho các hoạt động vui vẻ và phù hợp với lứa tuổi, tùy theo sức khỏe, mong muốn và khả năng. Trẻ em phải được nghỉ ngơi đầy đủ để không bị ốm do mệt mỏi. Mệt mỏi đe dọa sự phát triển của trẻ. Thời gian nghỉ ngơi đủ không chỉ bao gồm thời gian ngủ. Bên cạnh trường học, việc học, việc nhà và công việc, một đứa trẻ phải có đủ thời gian cho những sở thích, đam mê và thư giãn. Cha mẹ phải cân nhắc khi bắt con mình làm việc nhà hoặc học tập quá sức và giáo viên phải tuân thủ những điều trên khi giao bài tập về nhà và đặt thời hạn cho việc đó. Mỗi đứa trẻ phải được vui chơi. Điều này đòi hỏi các điều kiện phù hợp. Hầu hết các trò chơi có một hiệu ứng phát triển. Điều quan trọng là phải chú ý đến an toàn trong khi chơi. Trẻ em phải có quyền lựa chọn để chơi các trò chơi không cần cha mẹ hướng dẫn và tham gia. Trẻ em cần được tự do trong khi chơi và khả năng chơi một cách sáng tạo và an toàn. Quyền được chơi thường được coi là ít quan trọng hơn, vì mối liên hệ giữa sự phát triển của trẻ và việc chơi chưa được hiểu rõ. Đây là một hạn chế đối với cơ hội vui chơi của trẻ em. Cha mẹ và giáo viên hãy là người thông thái, tạo cơ hội cho trẻ em vui chơi theo nhu cầu của chúng, qua chơi, trẻ học được các kiến thức, kĩ năng một cách sâu sắc và thú vị. Đó là những trải nghiệm quan trọng cần thiết đối với tuổi thơ. 2.3. Năng lực thực hiện Quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non 2.3.1. Khái niệm “Năng lực thực hiện Quyền trẻ em” Theo UNICEF (2019), thực hiện QTE là việc cải thiện các điều kiện thực hiện các quyền của trẻ em trong tất cả các lĩnh vực. Chiến lược thực hiện gồm: thủ tục/chính sách – cân đối, hài hòa – giám sát thực hiện ở hai chủ đề ưu tiên: 1-cải tiến tình trạng nguồn nhân lực và tăng cường hòa nhập xã hội và 2- hỗ trợ các giá trị, chuẩn mực và các mẫu hành vi quan trọng đối với tính bền vững của xã hội [13, tr7]. Theo Malcolm Langford và cộng sự [14, tr17], thực hiện QTE được xác định theo “một cách tiếp cận có kết cấu mở hơn” có các mức độ thực hiện là: “1- mức độ cam kết hợp pháp/thể chế đối với QTE; 2- thực hiện các quyền cụ thể; và 3- chất lượng của các bước để giải quyết các lĩnh vực cụ thể cần quan tâm”. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng: Năng lực thực hiện quyền trẻ em là khả năng đạt được sự cam kết, xây dựng thế chế/chính sách/thủ tục; trên cơ sở đó triển khai hành động đáp ứng các Quyền cụ thể của trẻ em theo từng bước có chất lượng trên tất cả các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em. 124
- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non 2.3.2. Các thành tố của năng lực thực hiện Quyền trẻ em Nhằm xác định các thành tố của năng lực thực hiện QTE, bài báo tìm hiểu các nghiên cứu về các tiêu chí/ chỉ số đánh giá năng lực thực hiện QTE. Theo Ziba Vaghri, Adem Arkadas và nhóm nghiên cứu (2010) được hỗ trợ bởi UNICEF đã công bố Sổ tay hướng dẫn các chỉ số về quyền trẻ em (Manual for Early Childhood Rights Indicators) nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về QTE với sự tôn trọng đặc biệt nhu cầu của trẻ và khắc phục các “lỗ hổng” trong thực hiện QTE [10]. Hướng dẫn này trình bày một bộ gồm 15 chỉ số QTE ở tuổi mầm non, để hỗ trợ công tác đánh giá, thu thập và phân tích dữ liệu, báo cáo và giám sát đầy đủ hơn về quyền của trẻ nhỏ. Mười lăm chỉ số này có thể nhóm lại thành 6 loại được xây dựng dựa trên 6 báo cáo: Các biện pháp thực hiện chung (General Measures of Implementation); Quyền công dân và tự do (Civil Rights and Freedom); Môi trường gia đình và chăm sóc thay thế (Family Environment and Alternative Care); Sức khỏe và phúc lợi cơ bản (Basic Health and Welfare); Giáo dục, giải trí và hoạt động văn hóa (Education, Leisure and Cultural Activities); Các biện pháp bảo vệ đặc biệt (Special Protection Measures). Một chương trình đào tạo về thực hiện QTE (Realising Children’s Rights) dành cho các giáo viên và những người làm việc với trẻ em, của tác giả Ellie Keen và cộng sự (2015) được hỗ trợ bởi Ủy ban Châu Âu và Làng trẻ em quốc tế SOS năm 2015 đã được triển khai [15]. Tiêu chí để đánh giá năng lực thực hiện QTE của những người tham gia tập huấn là: (1)Hiểu biết về quyền trẻ em và quyền con người; (2) có khả năng xác định các hành động hạn chế hoặc vi phạm quyền của trẻ em; (3) đánh giá được sự cần thiết của việc đáp ứng nhu cầu của trẻ em trong dịch vụ chăm sóc để các quyền của trẻ được tôn trọng; (4) có chiến lược để đưa quyền trẻ em vào công việc của họ một cách hiệu quả hơn; (5) hiểu rõ quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm và coi trẻ em là “con người toàn diện”; (6) có tinh thần cởi mở, sẵn sàng thử những cách làm việc mới và có động lực để thực hiện. Dựa vào các phân tích trên, chúng tôi xác định năng lực thực hiện QTE của một cá nhân bao gồm các thành tố: Kiến thức: Hiểu biết về quyền trẻ em, quyền con người; các văn bản pháp luật cơ bản của quốc tế và Việt Nam về QTE; trách nhiệm của cá nhân và nhà trường cũng như các tổ chức cộng đồng trong việc bảo vệ và thực thi Quyền trẻ em Kĩ năng – hành vi: Xác định được các hành động vi phạm QTE; thực hiện đáp ứng QTE trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày; đề xuất và áp dụng các giải pháp/chiến lược đưa QTE vào công việc của bản thân. Thái độ - giá trị: Tôn trọng QTE, tin tưởng vào ý nghĩa và kết quả tốt đẹp của việc thực hiện QTE của cá nhân và cộng đồng, nghiêm túc và sẵn sàng đấu tranh chống mọi hành vi xâm phạm QTE để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ. Bên cạnh đó, năng lực thực hiện QTE còn được xác định với các tổ chức, doanh nghiệp. Năm 2013, Unicef công bố “Quyền trẻ em trong các đánh giá tác động” đối với doanh nghiệp và đưa ra 10 nguyên tắc với 58 tiêu chí hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tôn trọng QTE và cam kết hỗ trợ QTE [16]. Đây cũng là một trong các cơ sở lí thuyết để xác định năng lực thực hiện QTE của các cơ sở GDMN, bao gồm năng lực của nhà trường mầm non và năng lực của các thành viên trong nhà trường. 2.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở GDMN Dựa trên ba tài liệu chính: Human Rights Indicators Framework (2011) [17], Human Rights Education Core Competencies (2010) [18] và Quyền trẻ em trong các đánh giá tác động (2013) [16], chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của cơ sở 125
- Nguyễn Thị Luyến GDMN bao gồm: năng lực của nhà trường (về hệ thống thiết chế quản lí) và năng lực của nguồn nhân lực trong nhà trường (CBQL và GVMN), thể hiện ở Bảng 1 và 2 dưới đây. Bảng 1. Tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện QTE của nhà trường Tiêu chuẩn Tiêu chí 1.1. Nhà trường đã đưa các yêu cầu liên quan về quyền trẻ em vào trong nguyên tắc kinh doanh, quy định, quy chế hoạt động của trường mầm non 1.2. Nhà trường đưa nội dung về QTE vào trong chương trình giáo dục trong trường mầm non. TC1 1.3. Nhà trường dựa trên QTE để xây dựng các hoạt động hợp tác với đối tác Nhà trường nhằm đảm bảo và tôn trọng QTE. thực hiện 1.4. Dựa vào QTE được quy định, xây dựng chế độ chăm sóc, đảm bảo trẻ trách nhiệm được sống và phát triển. tôn trọng 1.5. Nhà trường có một trình tự sàng lọc, lựa chọn, đánh giá và ưu tiên nhà quyền trẻ cung ứng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em em và cam kết hỗ 1.6. Nhà trường xây dựng các tiêu chí đánh giá việc thực hiện trách nhiệm và trợ nhân nghĩa vụ trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. quyền 1.7. Nhà trường có các cơ chế khiếu nại hiệu quả và dễ dàng tiếp cận dành cho của trẻ em. việc giải quyết các vi phạm QTE 1.8. Có hợp tác với các đơn vị, cơ quan pháp luật để đưa ra các biện pháp khắc phục cho các tác động xấu đến trẻ em 1.9. Nhà trường xây dựng bộ phận phụ trách giám sát và đánh giá hoạt động đảm bảo QTE trong trường. 2.1. Có quy định và các biện pháp rõ ràng không khoan nhượng với hành vi bạo lực, bóc lột và xâm hại trẻ em (bao gồm cả lạm dụng tình dục). TC2 2.2. Có hướng dẫn tiến hành giám sát, theo dõi quá trình đánh giá việc không Nhà trường tuan thủ các quy định không khoan nhượng đối với việc bóc lột, bạo lực và đảm bảo sự xâm hại trẻ em trong mọi hoạt của trường mầm non. bảo vệ an 2.3. Có chương trình đào tạo cụ thể đối với toàn bộ CB, GV, NV về nhận thức toàn cho trẻ trẻ có dấu hiệu bị mất an toàn trong từng tình huống cụ thể; Đào tạo về chính em trong tất sách, quy định không khoan nhượng với các hành vi về bạo lực, bóc lột và xâm cả các hoạt hại trẻ em. động 2.4. Có một cơ chế khiếu nại chính thức dành cho tiếp nhận, xử lí, điều tra và giải quyết các báo cáo về bạo lực, bóc lột và xâm hại trẻ em trong các hoạt động của nhà trường. TC 3 3.1. Có các chính sách, quy định về cách thức đảm bảo sự an toàn của trẻ em Nhà trường trong quá trình trẻ sử dụng các dịch vụ của nhà trường, trong mọi hoạt động đảm bảo sinh hoạt tại trường bao gồm tất cả các quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. các sản 3.2. Có đảm bảo rằng quyền trẻ em được tôn trọng trong mọi hoạt động tại phẩm và trường, mọi khunng thời gian trong lớp học tại trường mầm non, trong chăm dịch vụ an sóc, giáo tiếp, giáo dục. toàn và hỗ 3.3. Có sẵn các thủ tục cho nhà trường và PH trong việc giám sát quá trình trợ QTE chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm xác định những mối nguy hiểm (về tinh thần, đạo 126
- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non đức, hay thể chất) đối với sức khỏe và sự an toàn của trẻ em. 3.4. Có một hệ thống dành cho việc đảm bảo rằng các nhãn mác và hướng dẫn sử dụng của các sản phẩm cung cấp đầy đủ thông tin về sự an toàn của trẻ em. 3.5. Có các thủ tục cho nhà trường và PH đánh giá và giám sát việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ không bị sử dụng để xâm hại, bóc lột hay tổn thương trẻ em. 3.6. Nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non có đưa ra mục tiêu, phương pháp, cách thức lồng ghép nhằm thực hiện QTE trong mọi hoạt động, sinh hoạt tại trường. 3.7. Có một cơ chế khiếu nại chính thức dành cho tiếp nhận, xử lí, nghiên cứu và giải quyết các khiếu nại từ cha mẹ/người giám hộ và cộng đồng, bao gồm cả trẻ em, về các nguy cơ của dịch vụ chăm sóc- giáo dục của nhà trường đối với trẻ em. 4.1. Nhà trường có xây dựng được một môi trường làm việc cung cấp điều kiện chuẩn mực, đầy đủ, hợp lí cho CB, GV, NV trong hoạt động nghề nghiệp. 4.2. Có các quy định rõ ràng về cách thức ngăn chặn, xác định và xử TC 4 lí bất kỳ vi phạm cáo buộc nào về quyền của người lao động. Nhà trường 4.3. Có hỗ trợ, đào tạo, phát triển kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ cho CB, GV, NV. tạo môi trường làm 4.4. Có một cơ chế khiếu nại chính thức dành cho tiếp nhận, xử lí, điều tra và việc tốt cho giải quyết, các báo vi phạm về quyền của người lao động CB, GV, 4.5. Có các chính sách quy định quyền lợi của người lao động một cách rõ NV ràng, đảm bảo sự công bằng, đảm bảo mức sống cho CB, GV, NV trong trường. 4.6. Có cung cấp các điều kiện làm việc để hỗ trợ, đảm bảo công bằng, quyền lợi, mức sống cho CB, GV, NV. TC 5 5.1. Có các hoạt động nâng cao nhận thức cho cha mẹ/người giám hộ về QTE Nhà trường 5.2. Có các hành động tư vấn, giúp đỡ gia đình, ngăn cấm sự phân biệt đối xử có các dịch và bạo hành trẻ em tại gia đình trẻ. vụ hỗ trợ cha mẹ trẻ 5.3 Có các dịch vụ hỗ trợ cha mẹ và người giám hộ yên tâm làm việc và người giám hộ 5.4. Có các chính sách hỗ trợ gia đình trẻ thuộc nhóm dễ bị tổn thương (trẻ trong thực khuyết tật, trẻ mồ côi, hộ nghèo). hiện QTE Bảng 2. Tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của CBQL, GVMN Tiêu chuẩn Tiêu chí 1. Hiểu biết 1.1. Có kiến thức về lịch sử và triết lí về quyền con người; mối quan hệ giữa về QTE và quyền con người và các hệ thống đạo đức/chuẩn mực xã hội; bản chất phát việc thực triển của khuôn khổ quyền con người; nguồn gốc của Liên hợp quốc; Tuyên hiện QTE ngôn Thế giới về Quyền con người. trong cơ sở 1.2. Biết các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (ví dụ: ICCPR, ICESCR và các GDMN hiệp ước khác tùy thuộc vào mức độ phù hợp với người học); các tiêu chuẩn 127
- Nguyễn Thị Luyến nhân quyền khu vực có liên quan; mục đích cốt lõi là bảo vệ phẩm giá con người; quy trình phát triển các tiêu chuẩn 1.3. Biết tình trạng phê chuẩn các điều ước quốc tế và khu vực trong phạm vi quốc gia và luật pháp và chính sách quốc gia liên quan 1.4. Có khả năng lập luận ủng hộ và phản biện quyền con người phổ quát; tính không thể phân chia của các quyền; sự phụ thuộc lẫn nhau của các quyền; các quyền xung đột với nhau; quyền tập thể. 1.5. Xác định được các cơ chế nhân quyền và trách nhiệm giải trình ở quốc tế, khu vực và quốc gia các cấp (bao gồm các tổ chức và các tác nhân) 1.6. Giải thích được tại sao vi phạm nhân quyền xảy ra 1.7. Xác định các nguyên tắc về quyền con người: tham gia; bình đẳng và không phân biệt đối xử; sự phát triển; trách nhiệm giải trình 1.8. Xác định các yếu tố góp phần hỗ trợ hoặc làm suy yếu quyền con người trong môi trường nhà trường (ví dụ: chính trị, luật pháp, văn hóa/xã hội, kinh tế) 1.9. Biết ai có thể khiếu nại với cơ quan nào trên cơ sở nào; làm thế nào để khiếu nại, chống lại sự vi phạm quyền trong môi trường riêng của một người 1.10. Hiểu rằng Quyền như một khung giá trị có thể cắt ngang/hợp nhất trong khuôn khổ tôn giáo và là một công cụ để gắn kết xã hội 1.11. So sánh giữa mức độ được hưởng quyền/ bị vi phạm quyền của con người tại địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. 1.12. Biết các cơ quan pháp luật chịu trách nhiệm giám sát thực hiện QTE 1.13. Xác định mối quan hệ giữa nhân quyền, hòa bình và an ninh, kinh tế và con người, phát triển và toàn cầu hóa. 2. Năng lực 2.1. Có kiến thức về quyền con người, QTE, luật trẻ em từ đó là cơ sở nền xác định các tảng để xác định các hành động hạn chế/ vi phạm quyền trẻ em. hành động 2.2. Chỉ ra được các vấn đề nhân quyền, QTE liên quan tới cụ thể các hoạt hạn chế/vi động trọng trường mầm non. phạm QTE 2.3. Xác định được các yếu tố vi phạm QTE, xác định được nguyên nhân gốc rễ. 2.4. Sử dụng các tiêu chuẩn về QTE để yêu cầu đối với những cá nhân phải chịu trách nhiệm trong môi trường mầm non. 2.5. Sử dụng được các quy định trong trường liên quan mật thiết tới QTE làm căn cứ giám sát, theo dõi phát hiện những hành vi vi phạm QTE trong trường mầm non. 2.6. Vận dụng được các chế tài, quy chế xử lí các vi phạm về QTE. 2.7. Sử dụng khuôn khổ nhân quyền, QTE để giải quyết xung đột giữa các cá nhân; áp dụng kiến thức về quyền của trẻ em trong việc phán đoán, đưa ra quyết định và xử lí các tình huống nhằm bảo vệ trẻ em. 2.8. Thể hiện sự tự tin, động lực và khả năng lãnh đạo, cũng như các kĩ năng xây dựng và duy trì các nỗ lực hợp tác 3. Năng lực Đối với 3.1. Thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em lứa tuổi mầm đáp ứng CBQL non Quyền của 3.2. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển trẻ em một dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. cách tôn 3.3. Xác định các nhu cầu thiết yếu của trẻ từng lứa tuổi làm cơ trọng trong sở đưa ra các biện pháp, cách thức, phương pháp chăm sóc, quá trình giáo dục trẻ đảm bảo luôn tôn trọng trẻ. 128
- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non chăm sóc 3.4. Mọi kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục thể hiện rõ giáo dục trẻ việc đảm bảo quyền lợi của trẻ, giúp trẻ phất triển tối đa dựa trên nguyên tắc tôn trọng trẻ. 3.5. Tự tin tuyên bố nhân quyền; sự mong đợi của những người mang nghĩa vụ để bảo vệ, tôn trọng và thực hiện các QTE 3.6. Quan tâm/đồng cảm với những trẻ em bị vi phạm nhân quyền (đặc biệt là nhóm trẻ em dễ bị tổn thương) 3.7. Quan tâm đến việc hợp tác với những người khác để thúc đẩy quyền trẻ em 3.8. Sự tham gia của cá nhân trong việc xây dựng văn hóa nhân quyền; cam kết không đứng ngoài cuộc khi QTE bị vi phạm. Đối với 3.1. Có kiến thức nền tảng về đặc điểm tâm sinh lí trẻ em, nắm GVMN rõ các nhu cầu theo lứa tuổi. 3.2. Coi chơi là phương pháp chính để tổ chức hoạt động nhằm phát triển nhận thức và vận động cho trẻ ở trường mầm non 3.3. Xây dựng nội dung cụ thể về thực hiện QTE trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của lớp. 3.4. Thực hiện đáp ứng nhu cầu của trẻ trong quá trình chăm sóc và giáo dực trẻ mầm non tại trường. 3.5. Thực hiện tự đánh giá, giám sát, rút kinh nghiệm các nội dung thực hiện nhằm đảm bảo QTE. 3.6. Tôn trọng trẻ em trong các hoạt động: quyền trẻ được đưa ra ý kiến, quyền tự do lựa chọn, quyền tham gia, … từ đó chú ý cách thức tổ chức và giao tiếp với trẻ đảm bảo tôn trọng QTE. 3.7. Chú ý phát triển quá trình hợp tác với Ban giám hiệu, với cha mẹ học sinh để thúc đẩy các yếu tố về QTE. 3.8. Định hướng trẻ biết được quyền và trách nhiệm, bổn phận của mình. 4. Năng lực Đối với 4.1. Thường xuyên xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung đề xuất và áp CBQL hạn dài hạn về thực hiện quyền trẻ em trong chương trình dụng các GDMN của trường. chiến 4.2. Đề xuất kêu gọi sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo ban ngành lược/hành về thực hiện quyền trẻ em sâu rộng và mang tính thiết thực nhất động đưa trong các cơ sơ mầm non. QTE vào 4.3. Xây dựng các kế hạch thực hiện QTE, tôn trọng quyền trẻ công việc em, cụ thể chi tiết hướng dẫn GV, NV thực hiện có định hướng. của GVMN 4.4. Có lộ trình theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực và CBQL hiện và đưa QTE vào trong công việc hàng ngày trong trường mầm non 4.5. Xây dựng chuyên đề về QTE trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho GV Đối với 4.1. Vận dụng các kiến thức về QTE vào thực tiễn công việc GVMN hàng ngày trong ứng xử với trẻ em. 4.2. Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc nâng cao hiểu biết và năng lực thực hiện QTE của người GVMN. 4.3. Xây dựng nội dung, tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với phụ 129
- Nguyễn Thị Luyến huynh về đảm bảo thực hiện QTE trong gia đình và nhà trường. 4.4. Kịp thời đề xuất các biện pháp can thiệp để giúp đỡ trẻ em không được đáp ứng hoặc bị vi phạm QTE tại lớp học và ở gia đình. 4.5. Thực hiện tích hợp giáo dục QTE trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục hàng ngày: Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, sử dụng phương pháp, hình thức phù hợp. 3. Kết luận Nghiên cứu đã xác định năng lực thực hiện Quyền trẻ em của các cơ sở giáo dục mầm non gồm hai nhóm: năng lực thể chế của nhà trường và năng lực của nguồn nhân lực trong nhà trường (CBQL, GVMN). Trong đó, năng lực thể chế gồm 5 năng lực thành phần với 30 tiêu chí, năng lực của nguồn nhân lực gồm 4 năng lực thành phần với 47 tiêu chí. Hạn chế của nghiên cứu này là mới dựa trên các nghiên cứu lí thuyết, cần có khảo sát trong thực tiễn các trường mầm non ở Việt Nam nhằm chuẩn hóa bộ tiêu chí để có thể đưa vào sử dụng rộng rãi. Bộ tiêu chí này không nhằm đánh giá năng lực của nhà trường để thi đua, khen thưởng hay xếp loại mà nhằm giúp các nhà trường phát hiện các mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện Quyền của trẻ em để cải thiện tốt hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.unicef.org/vietnam/vi/giáo-dục [2] https://nhandan.vn/duong-day-nong-bao-ve-tre-em-gan-hon-voi-cong-dong-post251664. html [3] http://tongdai111.vn/tin/tai-lieu-truyen-thong-bao-ve-tre-em-cua-tong-dai-111 [4] https://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/Pages/vbpq-print.aspx?ItemID=11445 [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020. Điều lệ trường mầm non, ban hành kèm theo thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020. [6] https://tuyengiao.vn/khoa-giao/cong-tac-bao-ve-tre-em-mot-so-dinh-huong-trong-thoi- gian-toi-132590 [7] Bộ GD-ĐT, 2016. Thông báo kết quả Hội thảo “Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non - Thực trạng và giải pháp”. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao- duc-mam-non/Pages/chi-tiet-van-ban-chi-dao-dieu-hanh.aspx?ItemID=2132 [8] Liên Hợp Quốc, 1989. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Nguồn Microsoft Word - 03 - Cong uoc LHQ ve quyen tre em 1989.doc (unicef.org) [9] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa 13, 2016. Luật trẻ em. [10] Ziba Vaghri, Adem Arkadas, 2010. Manual for Early Childhood Rights Indicators. Copyright by UNICEF. [11] Nguyễn Thị Luyến, 2020. Tiếp cận Quyền trẻ em trong giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol 65, Issue 11A, pp136-145. [12] http://tongdai111.vn/tin/quyen-tre-em-la-gi-tai-sao-lai-phai-ton-trong-quyen-cua-tre-em [13] UNICEF, 2019. Strategy for Exercising the Rights of the Child 2019-2023. https://www.unicef.org/montenegro/media/11026/file/MNE-media- MNEpublication331.pdf 130
- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non [14] M.Langford, M.Skivenes, K.H.Sovig, T.L.Kirkebo, 2018. Children’s Rights in Norway. Introduction: Implementing Child Rights. DOI: 10.18261/9788215031415-2019-02 [15] Ellie Keen (main author), 2015. Realising Children’s Rights: A Training Manual for Care Professionals Working with Children in Alternative Care. SOS Children’s Villages International. [16] UNICEF, Viện nghiên cứu nhân quyền Đan Mạch, 2013. Quyền trẻ em trong các đánh giá tác động: Hướng dẫn tích hợp Quyền trẻ em vào các đánh giá tác động và hành động vì trẻ em. Nguồn: www.unicef.org/csr/156.htm. [17] OHCHR Switzerland, 2011. Human Rights Indicators Framework- A Guide to Measurement and Implementation Summary. https://www.ohchr.org/sites/default/files/ Documents/Issues/HRIndicators/Summary_en.pdf [18] INEE, 2010. Human Rights Education Core Competencies For Learners (ages 12+) in Formal and Nonformal Learning Settings Revised draft for Discussion. https://inee.org/sites/default/files/resources/Tibbitts_Human_Rights_Education_Core_Com petencies_2010_Eng.pdf ABSTRACT Building Criteria for Assessment Capacity to Implement Children’s Rights of Preschools Nguyen Thi Luyen Faculty of Early Childhood Education, Hanoi National University of Education In the current context, Children’s Rights (CR) are an issue of special national and international concern. But the implementation CR in practice in Vietnam has many shortcomings, not ensuring all the rights of children. In particular, there are still violations of children's human rights in preschools, while the management system does not have standards to assess and orient them. This article presents theoretical issues on CR, and the capacity to implement CR and develops criteria for assessing the capacity to implement CR in preschools, including evaluation criteria for institutional capacity and evaluation criteria for managers and preschool teachers’ capacity. This set of criteria is the basis for studying and assessing the capacity of preschools to implement children's rights in Vietnam, from which to propose solutions to improve the capacity of managers, teachers, and staff. Keywords: Children’s rights, capacity to implement children’s rights, evaluation criteria, preschool. 131
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vận dụng Rubrics để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học
6 p | 500 | 52
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá các nhóm lớp mầm non tư thục Tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay - Một đòi hỏi cấp bách
7 p | 133 | 8
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm
8 p | 82 | 7
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
6 p | 19 | 6
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chuẩn đầu ra cấp chương trình đào tạo
8 p | 55 | 5
-
Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
10 p | 28 | 5
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nữ sinh viên học Giáo dục Thể chất 5 môn Bóng chuyền Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh -
3 p | 7 | 4
-
Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm
11 p | 96 | 4
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên đại học sư phạm Toán
3 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam sinh viên tự chọn môn Bóng chuyền Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 10 | 3
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại
6 p | 34 | 3
-
Tiêu chí đánh giá kĩ năng mềm của sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
6 p | 23 | 3
-
Cơ sở lí luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông Việt Nam
4 p | 73 | 3
-
Các phần mềm ứng dụng trong hoạt động thông tin - thư viện và yêu cầu xây dựng các tiêu chí đánh giá
10 p | 172 | 3
-
Năng lực thực hành và bộ tiêu chí đánh giá năng lực thực hành cho học sinh trung học phổ thông
8 p | 62 | 2
-
Bộ tiêu chí đánh giá trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên
5 p | 15 | 1
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo vận dụng vào môn học Lịch sử và Địa lý lớp 4
3 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn