BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
XÂY DỰNG TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG PHÙ HỢP SẼ<br />
CÓ ĐƯỢC PHƯƠNG CÁCH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ<br />
Nguyễn Thị Thanh Huyền1<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
<br />
Quản lý hiệu quả luôn đem lại lợi ích cho bất kỳ đơn vị, tổ chức nào trên mọi<br />
phương diện. Trước hết, nó giúp cho đơn vị tiết kiệm được chi phí, nguồn nhân lực, sau<br />
đó là giúp cho đơn vị nâng cao được uy tín và vị thế, dễ dàng thu hút các dự án hợp tác,<br />
đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện được quản lý một cách có hiệu quả không phải là điều<br />
đơn giản. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, công việc đã khó, quản trị nhân sự còn khó<br />
hơn. Vậy thì lời giải cho bài toán quản lý hiệu quả là gì? Đó chính là xác định được tôn<br />
chỉ hoạt động ngay từ đầu một cách đúng đắn và khoa học.<br />
<br />
Về mặt học thuật, tôn chỉ hoạt động trước hết phải xác định được nét đặc trưng,<br />
định vị hình ảnh riêng biệt của đơn vị trên thương trường. Chẳng hạn, nói đến dầu gội<br />
Clear là nói đến tính năng trị gầu, nói đến bột giặt Omo là nói đến “chuyên gia” giặt tẩy<br />
chất bẩn. Đề cập đến trường Đại học kinh tế quốc dân là nói đến sự nghiên cứu chuyên<br />
sâu (hàn lâm) và đa dạng, trường Đại học ngoại thương là nói đến sự nổi trội về ngoại<br />
ngữ, các hoạt động ngoại giao (dancing, giao tiếp…). Khi có sự thay đổi tất yếu theo nhu<br />
cầu của toàn cầu hóa thương mại, của xã hội chẳng hạn như: các trường đại học, cao<br />
đẳng phải chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang hệ thống tín chỉ, các trường phải tiến<br />
hành kiểm định chất lượng thông qua các hoạt động đánh giá trong và đánh giá ngoài…<br />
thì cũng chỉ là các hoạt động “hòa nhập chung cùng cộng đồng”, còn các trường vẫn<br />
phải hướng tới con đường riêng mà mình đã lựa chọn. Đây còn là phương cách mà đơn<br />
vị tạo dựng được lợi thế cạnh tranh rất hiệu quả. Trong bối cảnh thông tin có quá nhiều,<br />
con người chỉ có thể nhớ đến những gì đơn giản nhất, cô đọng nhất và mang tính chuyên<br />
biệt sâu nhất.<br />
<br />
Sau khi xác định được đúng phù hợp tôn chỉ hoạt động cho đơn vị mình, bước<br />
tiếp theo là kế hoạch hành động tổng thể và chi tiết để triển khai thực hiện. Các nhánh kế<br />
hoạch nhỏ, cụ thể cho từng người, từng mốc thời gian và phân bổ ngân sách tương ứng<br />
sẽ giúp cho đơn vị bạn hoàn thành mục tiêu một cách dễ dàng hơn, đồng thời nó còn là<br />
<br />
1<br />
ThS – Trưởng khoa QTKD – Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội<br />
<br />
<br />
340<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”<br />
<br />
công cụ kiểm tra, đánh giá hữu hiệu mức độ, năng lực và cường độ làm việc của mỗi<br />
nhân viên.<br />
<br />
Vậy câu trả lời đầu tiên cần trả lời là: đơn vị của bạn sẽ định hình một vị trí, một<br />
hình ảnh như thế nào trong tương lai? Tôn chỉ hoạt động bao gồm tầm nhìn, sứ mạng, kế<br />
hoạch hành động cho phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.<br />
<br />
2. Tôn chỉ hoạt động và phong cách quản lý tại Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội<br />
<br />
Trường Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) Hà Nội có một lợi thế rất lớn là luôn cố<br />
gắng đáp ứng nhu cầu học của xã hội, nâng cao vị thế của trường trong cộng đồng dân<br />
cư. Điều này thể hiện trên 4 mảng lĩnh vực hoạt động chính:<br />
<br />
- Thời gian nâng cấp trường nhanh nhất: xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội<br />
là các học viên mong muốn được học ở bậc đại học. Do đó, trường đã nâng cấp từ bậc<br />
dạy nghề (năm 1997), lên trung học chuyên nghiệp (1998), lên cao đẳng (năm 2005) và<br />
mục tiêu hướng tới là đại học vào năm 2013.<br />
<br />
- Tốc độ nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nhanh nhất: Năm 2005, tỷ<br />
lệ cán bộ, giảng viên, giáo viên trong trường có trình độ sau đại học là 5%, năm 2010, tỷ<br />
lệ này là 60%.<br />
<br />
- Là trường CĐ tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi hình thức đào tạo niên chế<br />
sang hệ thống tín chỉ: Bắt đầu từ năm học 2010-2011, trường đã tổ chức thực hiện sự<br />
chuyển đổi này, đi kèm với nội dung này là một loạt chương trình hành động để áp dụng<br />
hệ thống quản lý đồng bộ theo ISO kể từ đầu năm 2011.<br />
<br />
- Lãnh đạo nhà trường khuyến khích “tính tự chủ” cho các khoa đào tạo<br />
chuyên ngành: Mọi thông tin được cập nhật thường xuyên, các khoa được chủ động xây<br />
dựng chương trình đào tạo tổng thể trên cơ sở chương trình khung, rà soát và quyết định<br />
thay đổi nội dung môn học được cập nhật đưa vào giảng dạy trong thời gian ngắn... Một<br />
vấn đề quan trọng hơn cả, lãnh đạo nhà trường khuyến khích các khoa nỗ lực định hịnh<br />
và phát triển theo một phong cách riêng, đặc thù từng ngành nghề.<br />
<br />
Với cương vị là trưởng khoa Quản trị kinh doanh, trường CĐCĐ Hà Nội, tôi xin<br />
chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc “hoạch định con đường đi cho khoa” trong lĩnh<br />
vực quản lý đào tạo của mình, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý vị để tôi hoàn thiện<br />
công tác quản lý tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
341<br />
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
Xác định tôn chỉ đào tạo: Tăng cường thực hành kỹ năng nghề nghiệp trên mô hình<br />
mô phỏng và doanh nghiệp thực tế<br />
<br />
- Tên khoa : Quản trị kinh doanh<br />
- Chuyên ngành đào tạo : Quản trị Marketing<br />
- Phương châm : Năng động trong đào tạo kỹ năng<br />
- Slogan : Cƣờng thịnh kỹ năng, gia tăng phú quý<br />
- Tầm nhìn chiến lược : Hợp tác, liên kết cấp bằng quốc tế từ năm 2015<br />
- Mục tiêu đào tạo: Sau khi học xong khóa học, học viên có khả năng:<br />
Thuyết trình trước công chúng<br />
Xác định mục tiêu, lập kế hoạch hành động<br />
Phát triển thương hiệu<br />
Tổ chức công việc, sự kiện<br />
Phỏng vấn xin việc làm<br />
- Để thực hiện được mục tiêu đào tạo như trên, kế hoạch hành động được thực hiện<br />
trên 6 mảng hoạt động chính:<br />
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học: thiên hướng về huấn luyện kỹ năng: học<br />
viên phải tự nghiên cứu tài liệu, giáo trình ở nhà, trên lớp sẽ thực hành kỹ năng và giải<br />
quyết các bài tập tình huống thực tế.<br />
<br />
Các kỹ năng nghề bao gồm: giao tiếp, thuyết trình, tìm hiểu tâm lý khách hàng, xác<br />
định mục tiêu và kế hoạch, tổ chức sự kiện, khai thác thị trường, tiếp thị sản phẩm, giám<br />
sát bán hàng, làm việc theo nhóm.<br />
<br />
Biên soạn chương trình, giáo trình, ngân hàng câu hỏi thi (chủ yếu là trắc<br />
nghiệm), bài giảng điện tử.<br />
<br />
Tăng cường các hoạt động truyền thông quảng bá: tham gia các chương trình<br />
game show trên truyền hình, thành lập trang Web của khoa trong trang Web của trường<br />
(với các chuyên mục mang tính đặc thù chuyên ngành), thiết kế logo riêng mang phong<br />
cách chuyên ngành Marketing...<br />
<br />
Đề xuất với nhà trường kế hoạch huấn luyện cho các học viên thực hành kỹ năng<br />
tổ chức sự kiện, giao tiếp, dẫn chương trình bằng việc phối hợp với nhà trường cùng<br />
<br />
342<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”<br />
<br />
tham gia tổ chức và triển khai các sự kiện trong trường (chẳng hạn như ngày khai giảng,<br />
miting 20/11, bế giảng năm học…).<br />
<br />
Tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp để tạo cơ hội việc làm bán thời gian<br />
cho học viên, đồng thời tạo điều kiện thực hành kỹ năng nghề nghiệp thực tế hơn. Đã<br />
triển khai từ năm 2009.<br />
<br />
Tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức xã hội, tổ chức và tham gia các<br />
chương trình từ thiện, câu lạc bộ sở thích… nhằm thực hành các kỹ năng làm việc với<br />
cộng đồng. Đã triển khai từ năm 2009.<br />
<br />
Xây dựng mô hình căng tin trong trường do khoa Quản trị kinh doanh quản lý để<br />
học viên có cơ hội thực hành nghề. Dự kiến thực hiện vào năm 2014.<br />
<br />
- Căn cứ vào 6 mảng hoạt động chính nêu trên khoa đã xây dựng các kế hoạch chi<br />
tiết cho từng phần, từng giai đoạn, tôi xin giới thiệu một số biểu mẫu giao kế hoạch:<br />
<br />
Biểu 1: kế hoạch công việc tổng thể<br />
<br />
Thứ Ngƣời Thời Yêu cầu<br />
Nội dung Ngƣời Ngân<br />
TT tự ƣu phối gian về kết<br />
công việc chủ trì sách<br />
tiên hợp quả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Với mỗi một công việc cụ thể đều có bản mô tả công việc kèm theo người chủ trì<br />
cần phải làm, chịu trách nhiệm.<br />
<br />
Biểu 2: Bảng theo dõi tiến độ công việc<br />
<br />
PHIẾU GIAO KẾ HOẠCH DỰ THI HỘI GIẢNG CẤP TRƢỜNG<br />
<br />
Năm học: 2010 - 2011<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Bích Phượng<br />
Số năm giảng dạy : < 3 năm<br />
Số lần đã tham gia : chưa<br />
Học phần/ môn : ……………………………………………………...<br />
Tên bài dự thi : ……………………………………………………..<br />
<br />
<br />
343<br />
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian Tháng 9 Tháng 10 T11<br />
T8<br />
TT 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2<br />
Chọn và đăng ký bài thi<br />
Soạn giáo án, thông qua tổ trưởng<br />
chuyên môn<br />
Giáo án thông qua trưởng khoa<br />
Trình bày ý tưởng và phương pháp<br />
cho tổ trưởng & trưởng khoa<br />
Soạn bài giảng trên Powerpoint<br />
Khoa duyệt và đóng góp ý kiến<br />
Chỉnh sửa hoàn tất<br />
Tham gia hội giảng<br />
Hà Nội, ngày ….. tháng …… năm 2010<br />
<br />
Trƣởng khoa (Đã ký) Ngƣời thực hiện (Đã ký)<br />
<br />
3. Tóm lại<br />
<br />
Trên cơ sở xác định một “phong cách” đào tạo riêng cho chuyên ngành quản trị<br />
Marketing, khoa đã thiết kế các biểu mẫu giao kế hoạch cho từng tổ bộ môn, từng giáo<br />
viên, đồng thời sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ cho công tác quản lý. Dựa trên quan<br />
điểm quản lý con người bằng hiệu quả công việc và các kế hoạch việc làm chi tiết được<br />
triển khai. Trong quá trình thực hiện, có những thay đổi, những sự kiện tác động đan xen<br />
sẽ được xem xét định hướng giải quyết ngay lập tức cho phù hợp. Đó chính là con<br />
đường mà khoa Quản trị kinh doanh trường CĐCĐHN đã, đang và sẽ thực hiện và có<br />
hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
344<br />