130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ<br />
KHOA HỌC HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5,<br />
CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG<br />
<br />
Phạm Thị Quỳnh Anh, Ngô Thị Tâm<br />
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Thuật ngữ môn khoa học (gọi tắt là thuật ngữ khoa học) là một bộ phận từ quan<br />
trọng trong chương trình khoa học lớp 5. Nó có tác động lớn trong quá trình học sinh<br />
Tiểu học tiếp thu các tri thức khoa học. Trong môn Khoa học lớp 5, có khá nhiều thuật<br />
ngữ lần đầu tiên các em được biết, nên không phải thuật ngữ khoa học nào cũng dễ hiểu.<br />
Nếu không hiểu đúng sẽ dễ dẫn đến sai lệch kiến thức. Hơn nữa, trong quá trình giảng<br />
dạy, các giáo viên cũng có nhiều cách giải thích khác nhau, và đôi khi có những cách<br />
giải thích chưa phù hợp với các học sinh yếu về tư duy ngôn ngữ. Chính vì vậy, để giúp<br />
các em và giáo viên thuận lợi trong quá trình dạy và học, cần xây dựng từ điển giải nghĩa<br />
các thuật ngữ khoa học.<br />
Từ khóa: thuật ngữ, khoa học, từ điển, từ điển thuật ngữ, vật chất, năng lượng.<br />
<br />
Nhận bài ngày 26.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.2.2019<br />
Liên hệ tác giả: Phạm Thị Quỳnh Anh; Email: ptqanh@hnmu.edu.vn<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Hiện nay, khái niệm, thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc<br />
sống của con người. Ngay cả ở trong chương trình học của học sinh Tiểu học, hệ thống<br />
thuật ngữ khoa học đã được đưa vào để các em tiếp xúc, làm quen. Nhưng có nhiều em còn<br />
chưa hiểu hết khái niệm của thuật ngữ đó, và việc dạy học - giải nghĩa các thuật ngữ đôi<br />
khi còn mang tính hàn lâm, sách vở. Vì thế để quá trình dạy và học các thuật ngữ trở nên<br />
hấp dẫn hơn, bản thân mỗi giáo viên nên tự xây dựng một cuốn từ điển nhằm hỗ trợ quá<br />
trình dạy và học.<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ khoa học<br />
Cũng như các nhà ngôn ngữ học thế giới, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học ở Việt<br />
Nam đã đưa ra nhiều cách hiểu, cắt nghĩa về thuật ngữ. Cố giáo sư Đỗ Hữu Châu có quan<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 131<br />
<br />
niệm về thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng<br />
được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm... trong những ngành<br />
kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từ<br />
thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng... có<br />
thực trong thực tế, đối tượng của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa<br />
biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như<br />
chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực<br />
tế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một “cái nhãn” dán vào<br />
đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó” [1, tr.32].<br />
Hay như trong cuốn “Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấy<br />
chục năm qua” hai tác giả Lưu Vân Lăng và Nguyễn Như Ý đã có quan điểm: “Thuật ngữ<br />
là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa<br />
học, kĩ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã được tổ chức một<br />
cách có trí tuệ” [4, tr.48].<br />
Xét về đặc điểm, hai nhà nghiên cứu Corsunôp và Xuburôva đã dẫn ra các đặc điểm<br />
của thuật ngữ, đó là: “Không có thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành; không có từ đồng<br />
nghĩa; phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm; tính hệ thống” [7, tr.89]. Nhà<br />
nghiên cứu Dafydd Cribbon đã khẳng định tính chính xác, khoa học của thuật ngữ, đó là<br />
thuật ngữ khoa học thì tuyệt đối không chứa những đặc điểm thừa và nó có hình thức ngữ<br />
pháp tương ứng với khái niệm.<br />
Ở Việt Nam, cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã đề cập khá đầy đủ về những yêu cầu của<br />
thuật ngữ chuẩn. Theo ông: “(1) Mỗi ý phải có một danh từ để gọi; (2) Danh từ ấy phải<br />
dùng riêng về ý đấy; (3) Mỗi ý đừng có nhiều danh từ; danh từ trong các môn phải thành<br />
một thể duy nhất và liên lạc; (4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý; (5) Danh từ trong các<br />
môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc; (6) Danh từ phải gọn; (7) Danh từ phải<br />
có âm hưởng Việt Nam; (8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính<br />
chất quốc gia” [2, tr.45]. Với những đặc điểm trên thì ba đặc điểm đầu tiên thể hiện tính<br />
chính xác của thuật ngữ, điểm thứ 4 thể hiện tính chất dễ nhớ của thuật ngữ. Điểm thứ 5<br />
thể hiện tính hệ thống, điểm thứ 6 thể hiện tính ngắn gọn, điểm thứ 7 và điểm thứ 8 thể<br />
hiện tính dân tộc của thuật ngữ. Trong bản báo cáo về vấn đề xây dựng thuật ngữ tại Hà<br />
Nội. Năm 1977, tác giả Nguyễn Như Ý cũng đề cập đến đặc điểm của thuật ngữ trong bài<br />
báo: “Vấn đề đối chiếu trong từ điển thuật ngữ” đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, về tính<br />
chính xác, tính hệ thống chặt chẽ về kết cấu và tính tiện dụng. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp<br />
cũng khẳng định đặc điểm của thuật ngữ trong cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt”, xuất bản<br />
năm 1998, đó là tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế [3, tr.15].<br />
132 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
2.2. Mục đích và yêu cầu xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ<br />
trợ dạy học môn Khoa học lớp 5, chủ đề Vật chất và Năng lượng<br />
<br />
2.2.1. Mục đích<br />
Việc xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ trợ dạy học môn Khoa học lớp<br />
5 là cần thiết, bởi chủ đề Vật chất và Năng lượng là một trong bốn chủ đề trong chương<br />
trình và nó khá khó đối với các em học sinh. Nhiều thuật ngữ khoa học lần đầu tiên xuất<br />
hiện trong nhận thức của các em khiến các em còn bỡ ngỡ trong việc hiểu nghĩa của nó.<br />
Hơn nữa, trong độ tuổi này, khả năng tư duy, tưởng tượng của các em còn chưa cao nên<br />
khó có thể hình dung được bản chất, nội hàm của các thuật ngữ. Do vậy, để giúp học sinh<br />
mở rộng vốn từ khoa học, hiểu rõ thuật ngữ và các thuật ngữ liên quan, cần phải xây dựng<br />
một hệ thống từ điển giải nghĩa thuật ngữ nhằm hỗ trợ các em, giúp các em có thể hiểu<br />
được nội dung bài học, có cơ sở để học tốt bộ môn khoa học lớp 5, đồng thời có thêm công<br />
cụ tra cứu để hỗ trợ quá trình tự học môn học này.<br />
Đối với giáo viên, để dạy tốt chủ đề Vật chất và Năng lượng và có những bài dạy định<br />
hướng giải nghĩa từ, giúp học sinh nắm chắc kiến thức thì cần chủ động xây dựng từ điển<br />
giải nghĩa thuật ngữ. Nếu chỉ dựa vào các kiến thức trong sách giáo khoa thì bài giảng của<br />
người giáo viên sẽ không hấp dẫn, cuốn hút học sinh. Nhiều từ, thuật ngữ trong sách chưa<br />
được rõ nghĩa, khó hiểu, học sinh không hiểu đúng nghĩa sẽ dẫn đến hiểu sai nội dung bài<br />
học. Bên cạnh đó, việc giải nghĩa như trong sách giáo khoa không phải lúc nào cũng phù<br />
hợp bởi trong một lớp có những em học sinh yếu về tư duy ngôn ngữ sẽ không hiểu được<br />
nghĩa của từ. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và giải nghĩa từ, người giáo viên cần có các<br />
phương pháp dạy độc đáo, sử dụng phối hợp các phương tiện, cách thức lôi cuốn để học<br />
sinh có thể hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu bản chất của từ ngữ được đề cập trong bài học. Từ đó,<br />
bài học sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em.<br />
<br />
2.2.2. Một số yêu cầu khi xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học trong<br />
dạy học chủ đề Vật chất và Năng lượng<br />
Yêu cầu về thiết kế<br />
- Tính thẩm mĩ: bất kì sản phẩm nào cũng đều đòi hỏi có tính thẩm mĩ. Tính thẩm mĩ<br />
vô cùng quan trọng, nó giúp cho người xem cảm thấy thu hút hơn vì cái đẹp luôn được mọi<br />
người trân trọng.<br />
- Tính khoa học: giúp cho cuốn từ điển trở nên khoa học và logic hơn. Hay cụ thể hơn<br />
là các từ ngữ được giải nghĩa và trình bày hợp lí.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 133<br />
<br />
- Tính chính xác: Các thuật ngữ khi được giải nghĩa phải đảm bảo được độ chính xác.<br />
Nếu nghĩa của các thuật ngữ không rõ ràng, mờ nghĩa hay tối nghĩa sẽ bị loại bỏ và thay<br />
thế vào đó là cách giải nghĩa chính xác hơn.<br />
- Tính tiện dụng: Từ điển được xây dựng phải phù hợp với đối tượng sử dụng.<br />
Yêu cầu về thuật ngữ được giải nghĩa<br />
Các khái niệm, thuật ngữ thông dụng về cơ bản, học sinh đã hiểu, nắm rõ. Việc xây<br />
dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học chỉ áp dụng với các<br />
khái niệm, thuật ngữ mới, khó với nhận thức của học sinh. Do vậy, giáo viên khi xây dựng<br />
từ điển giải nghĩa thuật ngữ cần nắm bắt được năng lực nhận thức, trình độ ngôn ngữ của<br />
học sinh cũng như hiểu biết về bản chất, nội hàm của các thuật ngữ, khái niệm ấy. Hệ<br />
thống các từ cần giải nghĩa ở chủ đề Vật chất và Năng lượng trong chương trình khoa học<br />
lớp 5 từ bài 22 đến bài 50 được thể hiện ở bảng thống kê dưới đây:<br />
<br />
TT TỪ TT TỪ TT TỪ<br />
<br />
1 Bi- o- ga 17 Dung dịch 33 Nước đá<br />
<br />
2 Ăn mòn 18 Gạch 34 O- xi<br />
<br />
3 Biến đổi hóa học 19 Gang 35 Pin<br />
<br />
4 Biến đổi lí học 20 Gỉ 36 Sắt<br />
<br />
5 Cac- bo-nic 21 Gió 37 Song<br />
<br />
6 Cao su 22 Hỗn hợp 38 Than đá<br />
<br />
7 Cát trắng 23 Hợp kim 39 Thép<br />
<br />
8 Cầu chì 24 Mạch điện 40 Thủy tinh<br />
<br />
9 Chất dẻo 25 Mặt trời 41 Thuyền buồm<br />
<br />
10 Chưng cất 26 Mây 42 Tính đàn hồi<br />
<br />
11 Công tơ điện 27 Máy phát điện 43 Tre<br />
<br />
12 Đá vôi 28 Năng lượng 44 Tua- bin<br />
<br />
13 Dầu mỏ 29 Nến 45 Xăng<br />
<br />
14 Dây điện 30 Ngói 46 Xi măng<br />
<br />
15 Dây tóc 31 Nhôm<br />
<br />
16 Đồng 32 Ni- to<br />
134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
Yêu cầu về bố cục, trình bày<br />
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại từ điển và hầu hết các cuốn từ điển đều<br />
được trình bày dưới dạng: từ mới - từ loại - giải nghĩa - ví dụ minh họa. Tuy vậy, những<br />
cuốn từ điển đó, học sinh không hứng thú lắm bởi nó chưa có các hình ảnh để minh họa<br />
cho nghĩa của từ.<br />
Chính vì lí do trên, chúng ta cần thiết kế một cuốn từ điển khoa học sao cho phù hợp<br />
với từng đối tượng người sử dụng và lại cuốn hút. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra cách bố<br />
cục, trình bày như sau: từ điển sẽ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái a, b, c. Từ mới được in<br />
đậm và giải nghĩa. Bên cạnh là hình ảnh minh họa cho từ giải nghĩa. Phía dưới hình ảnh là<br />
ví dụ và một số cách giải nghĩa khác. Sau đây là phần mô phỏng thiết kế từ điển bằng<br />
Microsoft Word. Với phần mềm này, mỗi giáo viên đều có thể tự xây dựng từ điển thuật<br />
ngữ hỗ trợ dạy học các môn học, sau khi được in ra và đóng thảnh cuốn, việc mang theo từ<br />
điển bên mình mọi lúc mọi nơi sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 135<br />
<br />
Đương nhiên, nguyên tắc cao nhất khi xây dựng từ điển là phải bảo đảm tính chính<br />
xác, tính khoa học của các khái niệm, thuật ngữ, song với đối tượng là học sinh, lại là học<br />
sinh lớp 5, cách bố cục, trình bày từ điển giải nghĩa một số thuật ngữ khoa học mới, chưa<br />
hiểu, khó hiểu, khó hình dung như trên sẽ giúp các em nhanh chóng nắm bắt, ghi nhớ được<br />
chúng, từ đó bổ sung thêm vốn từ, tăng sự hiểu biết và dễ dàng nhận diện chúng trong tự<br />
nhiên và đời sống hàng ngày.<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
<br />
Từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học lớp 5 là công cụ hỗ trợ quá trình dạy học của<br />
giáo viên và học sinh. Không chỉ hỗ trợ quá trình dạy học mà cuốn từ điển còn có thể hỗ<br />
trợ học sinh tự học môn học này một cách dễ dàng và thú vị hơn. Học sinh sẽ nắm được<br />
các khái niệm, các thuật ngữ mà các em chưa từng biết đến hoặc mới nghe qua một cách<br />
đầy đủ nhất về mặt tư duy lẫn tưởng tượng. Bên cạnh những thuận lợi đó, cuốn từ điển còn<br />
có một số thuật ngữ trừu tượng không thể minh họa bằng hình ảnh đôi khi khiến các em<br />
gặp khó khăn. Chúng tôi mong muốn trong tương lai, cuốn từ điển này sẽ được phát triển<br />
trở thành từ điển online về tất cả các chủ đề của chương trình khoa học của Tiểu học để có<br />
thể hỗ trợ được tất cả các đối tượng học sinh chứ không riêng gì các em học sinh lớp 5.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ , tập II (Từ hội học), - Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
2. Hoàng Xuân Hãn (1948), Danh từ khoa học, - Vĩnh Bảo, Sài Gòn.<br />
3. Lưu Vân Lăng (1977), Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, - Nxb Khoa học Xã hội, Hà<br />
Nội.<br />
4. Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý (1971), “Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt<br />
trong mấy chục năm qua”, - Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 .<br />
5. PGS. Hồ Lê (2018), Từ điển tiếng Việt, - Nxb Thanh niên.<br />
6. Phạm Lê Biên (2018), Từ điển tiếng Việt cho học sinh, - Nxb Hồng Đức.<br />
7. Corsunôp và G.G. Xuburôva X.L (1968), Công tác thuật ngữ, nguyên lí và phương pháp, -<br />
Nxb Khoa học, Matxcơva.<br />
8. Dafydd Cribbon (1999), The importance of terminology, - Nxb Elsevier, Hà Lan.<br />
136 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BUILDING DICTIONARY TO EXPLAIN SCIENCE TERM IN<br />
SUPPORTING SCIENCE TEACHING OF 5TH GRADE, MATERIALS<br />
AND ENERGY TOPIC<br />
<br />
Abstract: Scientific terminology (referred to scientific term) is an important part of the 5th<br />
grade science program. It has a great impact in the process of elementary students<br />
absorbing scientific knowledge. In Science class 5, there are quite a lot of terms for the<br />
first time they are known, so not all scientific terms are easy to understand. If you do not<br />
understand correctly, it will lead to knowledge bias. Moreover, in the teaching process,<br />
teachers also have many different interpretations, and sometimes there are unsuitable<br />
explanations for students with weak language thinking. Therefore, in order to help<br />
children and teachers facilitate the process of teaching and learning, there should be a<br />
system of interpretation of scientific terms.<br />
Keywords: Terminology, science, dictionary, material, energy, scientific terminology,<br />
scientific terms, teaching science.<br />