intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy nhà trường và gia đình còn hạn chế trong việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng về giáo dục giới tính (GDGT) cho học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Minh Trí*, Vũ Nguyễn Thủy Tiên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả chính, Email: nguyenminhtri.tlh@gmail.com TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy nhà trường và gia đình còn hạn chế trong việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng về giáo dục giới tính (GDGT) cho học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS). Kết quả nghiên cứu nhu cầu cho thấy HS có nhu cầu được tiếp cận về những nội GDGD với các hình thức mới lạ. Xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ GDGT cho HS THCS xuất phát từ nhu cầu và thực trạng vừa nêu trên. Ứng dụng hỗ trợ GDGT SAS gồm có 3 phần chính: Thư viện (cung cấp những thông tin khoa học, sinh động về GDGT), Luyện tập (nơi có trò chơi ôn tập các nội dung đã tìm hiểu ở Thư viện) và Hỗ trợ (cung cấp các thông tin kết nối với các tổng đài miễn phí giải đáp thắc mắc cho HS). Đặc biệt, ngoài việc cung cấp các thông tin về giới tính, ứng dụng còn cung cấp các thông điệp giáo dục giúp định hướng HS có những cách ứng xử phù hợp với các vấn đề liên quan đến giới tính. Từ khóa: Giáo dục giới tính, xây dựng ứng dụng, xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở. DEVELOPING A MOBILE APPLICATION IN ASSISTANCE TO SECONDARY STUDENTS IN SEX EDUCATION Nguyễn Minh Trí*, Vũ Nguyễn Thủy Tiên Ho Chi Minh City University of Education. *Corresponding Author, Email: nguyenminhtri.tlh@gmail.com ABSTRACT Keywords: Sex education, deveploping a mobile application, developing mobile application in assistance to secondary students in sex eduacation. The purpose of this reseach is developing mobile application in assistance to secondary students in sex eduacation. The status quo of sex education for secondary students by schools and families is inadequate in delivering sex knowledge and skills to teenagers. Besides, students absolutely and strongly wanted to learn more about sex by attracted way. With all the reasons mentioned above, we proceeded to develop a mobile app in assistance to secondary students in sex education. The interfaces of SAS include: Library (Each level has its individual topics, lessons, and videos about sex eduacation), Practice (This is a game to review the knowledge learned in Library) and Support (It connects students with associations or orgnizations that can deliver free and reliable help to them). Especially, at the end of each topic in Library is a message about sex education related to the topic, as an attempt to raise and direct the student’s awareness and adjust their attitude and behaviors into a sexually suitable manner. TỔNG QUAN HS THCS là lứa tuổi thiếu niên với rất nhiều sự biến động về tâm sinh lý. Sự phát triển về mặt sinh lý ở thiếu niên có đặc điểm là tốc độ phát triển cơ thể rất nhanh, mạnh, nhưng không đồng đều về mọi mặt, đồng thời xuất hiện hiện tượng dậy thì đánh dấu sự trưởng thành về hệ sinh dục. Những biến đổi rõ rệt về mặt giải phẫu sinh lý làm cho thiếu niên trở thành người 39
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 lớn theo quy luật tự nhiên và làm nảy sinh trong các em cảm giác mình là người lớn. Sự phát dục làm cho thiếu niên xuất hiện những rung cảm giới tính mới lạ, khiến các em quan tâm nhiều hơn đến người khác giới. Chính vì vậy, GDGT ở THCS là một vấn đề hết sức quan trọng. Thực trạng GDGT hiện nay cho HS THCS còn nhiều hạn chế. Rất nhiều HS vẫn còn nhận thức vấn đề giới tính là thầm kín, tế nhị. Điều này dẫn đến việc khi gặp 1 số vấn đề liên quan đến giới tính, các em có xu hướng ngại chia sẻ hoặc hỏi người lớn, các em thường lên internet tự tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề mình đang gặp phải. Song, các thông tin trên internet về giới tính thường thiếu tính khoa học hoặc chỉ cung cấp thông tin mà chưa cung cấp thông điệp giáo dục liên quan đến giới tính. Chính việc tiếp thu không có chọn lọc ở HS THCS sẽ dẫn đến việc lệch hướng trong nhận thức và có các hành vi ứng xử liên quan đến giới tính không phù hợp. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường vẫn chưa dành sự quan tâm đúng mức cho các vấn đề liên quan đến giới tính của HS THCS. Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để các em có thể tìm kiếm được các thông tin về giới tính một cách khoa học nhưng vẫn đảm bảo được tính hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS THCS. Ngoài ra, có thể thuận lợi cho việc tìm kiếm, tra cứu các thông tin mọi lúc, mọi nơi và được cung cấp những thông điệp giáo dục rõ ràng. Từ đó, đề tài xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ GDGT cho HS THCS được ra đời với sản phẩm là một ứng dụng hỗ trợ GDGT SAS. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lý luận, chúng tôi sử dụng phương pháp này với mục đích xây dựng các khái niệm công cụ, các chỉ báo nghiên cứu về mặt lý luận. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa lý thuyết và các công trình nghiên cứu được đăng trên sách báo, tạp chí, internet… về vấn đề liên quan đến giới tính, GDGT… Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng và nhu cầu về GDGT của HS THCS trên 320 khách thể (57.5% nam, 42.5% nữ) là HS tại 4 trường: THCS Phú Long (80 HS), THCS Phước An (80 HS), THCS Hiệp Bình (80 HS), THCS Huỳnh Văn Nghệ (80 HS). Ngoài ra, còn tiến hành phương pháp điều tra bảng hỏi trên 40 khách thể (52.5% nam, 47.5% nữ) là HS THCS tại 2 trường: THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm và THCS Phước An để đánh giá về tính khả thi của ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ GDGT cho HS THCS. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu phụ của đề tài, được tiến hành phỏng vấn với 20 GV (100% nữ) tại 4 trường: THCS Phú Long (5GV), THCS Phước An (5GV), THCS Hiệp Bình (5GV), THCS Huỳnh Văn Nghệ (5GV). Thông qua phỏng vấn, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn về thực trạng GDGT của HS THCS tại các trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành phương pháp chuyên gia (phương pháp nghiên cứu phụ của đề tài) nhằm khai thác ý kiến đánh giá của 5 chuyên gia (4 Thạc sĩ, 1 Tiến sĩ) tại Khoa Tâm lý học, trường ĐHSP TP. HCM để đánh giá tính khả thi của ứng dụng hỗ trợ GDGT cho HS THCS. Từ đó, đưa ra những giải pháp tối ưu cho vấn đề và ứng dụng GDGT sau này. Phương pháp thống kê toán học cũng được chúng tôi sử dụng trong đề tài này. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng chương trình phần mềm SPSS để xử lý và phân tích các số liệu như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, xếp hạng,... trong quá trình nghiên cứu thực tiễn. Lập các bảng thống kê trên các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc phân tích và là cơ sở để áp dụng các phương pháp tinh vi hơn để đi đến các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu. KẾT QUẢ 40
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 Thực trạng về GDGT ở HS THCS Tỉ lệ % Nội dung Biết do Biết do Biết do tự Không GV cung gia đình tìm hiểu biết cấp cung cấp Giải phẫu bộ phận sinh dục nam, nữ 34.06 7.19 22.19 36.56 Quan hệ tình dục 25.00 5.94 35.31 33.13 Hôn nhân 25.00 35.31 20.31 19.38 LGBT 7.19 5.00 64.38 22.19 Sinh sản, quá trình thụ tinh 61.88 4.69 13.13 19.69 Các mối quan hệ tình cảm (gia đình, 18.13 20.31 46.56 14.69 bạn bè, …) Khủng hoảng tuổi dậy thì 23.13 19.06 30.00 27.81 Sức khỏe sinh sản (vệ sinh thân thể, 26.25 29.38 31.88 11.56 các hiện tượng dậy thì) Bảng 1. Thực trạng chung về các nội dung GDGT cho HS THCS Nhìn chung có 2/8 nội dung về giới tính HS THCS được GV cung cấp nhiều nhất, 1/8 nội dung về giới tính HS THCS được gia đình cung cấp nhiều nhất, 4/8 nội dung về giới tính HS tự tìm hiểu nhiều nhất, 1/8 nội dung về giới tính HS không biết nhiều nhất. Từ đây có thể thấy HS THCS tự tìm kiếm các vấn đề về GDGT HS là chủ yếu do tâm lý ngại ngùng, ít chia sẻ chuyện “thầm kín” và cùng ngại tìm kiếm sự chia sẻ. Nhà trường và gia đình cũng hạn chế trong việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng về GDGT cho HS THCS. Nhu cầu về GDGT ở HS THCS Nội dung Điểm trung bình Xếp hạng Vệ sinh thân thể 3.88 1 Các loại bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục và cách 3.76 2 phòng, chống Các vùng an toàn trên cơ thể 3.70 3 Khoảng cách an toàn khi giao tiếp 3.63 4 Khủng hoảng tuổi dậy thì (biểu hiện, biện pháp, …) 3.59 5 Dậy thì nam, nữ (hiện tượng kinh nguyệt, mụn, xuất 3.53 6 tinh lần đầu, mộng tinh, …) Cách cư xử với người khác giới 3.52 7 Quan hệ tình cảm (bạn bè cùng giới, bạn bè khác giới, 3.45 8 gia đình, …) Tình yêu, hôn nhân (quyền lợi, nghĩa vụ, cách cư xử, 3.30 9 …) LGBT 3.12 10 Sinh sản, quá trình thụ tinh 3.06 11 41
  4. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 Quan hệ tình dục (quan hệ tình dục nam nữ, thủ dâm, 2.92 12 tránh thai, …) Cấu tạo bộ phận sinh dục nam, nữ 2.90 13 ĐTB chung 3.41 Bảng 2. Các nội dung mong muốn được tiếp cận trong GDGT Từ bảng 2 thấy rằng, ĐTB chung = 3.41 cho thấy nội dung mong muốn được tiếp cận trong GDGT đạt mức “cao” (3.4 < ĐTB ≤ 4.2). Sơ đồ 1. Hình thức mong muốn được tiếp cận GDGT của HS THCS Qua sơ đồ 1 cho thấy có 61.25% có nhu cầu được tiếp cận GDGT bằng “Ứng dụng trên thiết bị di động (App)” ; 16.56% có nhu cầu được tiếp cận GDGT qua “Thầy cố vấn hướng dẫn” ; 7.50% có nhu cầu được tiếp cận GDGT bằng “Video truyền thông” ; 6.56% có nhu cầu được tiếp cận GDGT qua “Ba mẹ hướng dẫn” ; 4.38% HS có nhu cầu được tiếp cận GDGT bằng “Tranh ảnh, sách báo”; 3.75% HS có nhu cầu được tiếp cận GDGT bằng “Cẩm nang (sổ tay). Xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ GDGT cho HS THCS Hệ thống hóa các Khảo sát nhu cầu Xây dựng ứng dụng nội dung GDGT của HS THCS về trên thiết bị di động thông qua việc các nội dung hỗ trợ GDGT cho tham khảo các tài GDGT đã được xác HS THCS có các liệu. lập ở cơ sở lý luận. nội dung GDGT theo nhu cầu của HS đã được khảo sát. Sơ đồ 2. Quy trình xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ GDGT cho HS THCS Ứng dụng Giáo dục giới tính SAS là một ứng dụng hoạt động trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android, có thể hoạt động được khi không kết nối mạng (ngoại trừ phần trò chơi và xem video clip), nhằm hỗ trợ giáo dục giới tính cho các bạn HS THCS. Với thông điệp “Students always smile”, mong muốn mang đến những nụ cười cho các bạn HS thông qua việc hiểu rõ bản thân. Ứng dụng Giáo dục giới tính SAS có 3 nút chức năng chính: 42
  5. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 Thư viện gồm những nội dung, hình ảnh hoặc video liên quan đến GDGT nhằm cung cấp thông tin cho HS THCS. Luyện tập: Đây là một trò chơi giúp ôn tập kiến thức đã được tìm hiểu trong phần Thư viện. Trò chơi dựa trên ý tưởng người chơi sẽ hóa thân thành nhân vật. Hỗ trợ: Kết nối HS đến những thông tin như số điện thoại, địa chỉ, trang web,… của các tổ chức, trung tâm uy tín và miễn phí, giúp các bạn giải đáp các thắc mắc của bản thân. Đánh giá về tính khả thi của ứng dụng Điểm trung bình Nội dung GDGT Chuyên HS gia Khủng hoảng tuổi dậy thì (biểu hiện, biện pháp, …) 4.18 3.80 Sinh sản, quá trình thụ tinh 4.10 3.80 Dậy thì nam, nữ (hiện tượng kinh nguyệt, mụn, xuất tinh lần đầu, 4.08 3.80 mộng tinh, …) Cách cư xử với người khác giới 4.08 3.80 Các vùng an toàn trên cơ thể 4.08 4.00 Quan hệ tình dục (quan hệ tình dục nam nữ, thủ dâm, tránh thai, …) 4.03 4.00 Vệ sinh thân thể 4.03 4.00 Các loại bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục và cách phòng, chống 4.03 3.80 Quan hệ tình cảm (bạn bè cùng giới, bạn bè khác giới, gia đình, …) 4.03 3.60 Tình yêu, hôn nhân (quyền lợi, nghĩa vụ, cách cư xử, …) 4.03 4.00 LGBT 3.95 3.80 Cấu tạo bộ phận sinh dục nam, nữ 3.90 4.00 Khoảng cách an toàn khi giao tiếp 3.90 4.00 ĐTB chung 4.03 3.88 Bảng 3. Đánh giá tính khả thi về nội dung GDGT của ứng dụng SAS Thông qua bảng 4.22, ĐTB chung = 3.88 cho thấy tính khả thi về nội dung GDGT của ứng dụng mà chuyên gia đánh giá đạt mức “khả thi” (3.4 < ĐTB ≤ 4.2). Đồng thời, thông qua ĐTB chung = 4.03 cũng cho HS đánh giá nội dung GDGT của ứng dụng đạt mức “khả thi” (3.4 < ĐTB ≤ 4.2). KẾT LUẬN Thông qua thực hiện đề tài xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ GDGT cho HS THCS, đã cung cấp số liệu về thực trạng và nhu cầu GDGT ở HS THCS. Đồng thời, xây dựng được ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ GDGT (Ứng dụng GDGT SAS) cho HS THCS đầu tiên tại Việt Nam, đảm bảo được nội dung khoa học và hình thức sinh động (xuất phát từ một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, bài bản). Đặc biệt hơn hết, mỗi nội dung GDGT đều có truyền tải thông điệp giáo dục về giới tính nhằm định hướng cho HS các hành vi ứng xử phù hợp. 43
  6. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi, Ngọc Oánh. 2008. Tâm lý học giới tính và GDGT. Nhà xuất bản Giáo dục. Kwan, A. C., Chu, S. K., Hong, A. W., Tam, F., Lee, G. M., & Mellecker, R. (2015). Making smart choices: A serious game for sex education for young adolescents. International Journal of Game-Based Learning (IJGBL), 5(1), 18-30. 44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0