Xây dựng và khai thác học liệu số tại thư viện Đại học RMIT Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết "Xây dựng và khai thác học liệu số tại thư viện Đại học RMIT Việt Nam" trình bày một số ưu tiên trong chủ trương chuyển đổi hoạt động sang môi trường số của Đại học RMIT, phát triển học liệu số tại Thư viện Đại học RMIT Việt Nam, các dịch vụ hỗ trợ khai thác học liệu số tại Thư viện Đại học RMIT Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng và khai thác học liệu số tại thư viện Đại học RMIT Việt Nam
- Đỗ Văn Châu, Trường Đại học RMIT Việt Nam 1. Bối cảnh chung Năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện đã tạo ra nhiều thách thức chưa từng có, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Một trong những giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch là chính phủ, doanh nghiệp và xã hội chuyển đổi các hoạt động sang môi trường số. Vì vậy, chuyển đổi số trở thành chủ đề nóng được thảo luận và thúc đẩy triển khai mạnh mẽ bởi các cấp, các ngành, ở nhiều lĩnh vực trên phạm vi cả nước. Ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định Số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nhà nước xác định giáo dục đào tạo là một trong tám lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số tại mục VIII “Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số”. Theo đó, định hướng chính cho quá trình chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm “phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến,...” (Quyết định số 749/QĐ-TTg 2020, mục VIII). Ngày 9/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo” tại Hà Nội có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, các trường đại học, tổ chức quốc tế và các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước. Bộ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh những việc cần phải làm để thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục, bao gồm xây dựng nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành học, xây dựng kho tài nguyên học tập số, ...Bộ cũng trình bày báo cáo tổng kết kết quả bước đầu của quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục như đưa vào sử dụng cơ sở quốc gia về giáo dục với 53,000 trường học, phát triển học liệu số gồm 5,000 bài giảng e-learning, 2,000 bài giảng trên truyền hình, 200 đầu sách giáo khoa phổ thông, 200 thí nghiệm ảo và 35,000 câu hỏi trắc nghiệm (Hội thảo 2020, mục 4 vấn đề cơ bản thúc đẩy chuyển đổi số trong GDĐT). Có thể thấy nguồn học liệu số này còn rất khiêm tốn về số lượng và chủng loại so với nhu cầu sử dụng đa dạng của hàng triệu giáo viên, học sinh và sinh viên trên cả nước. 487
- Trong khi đó, thư viện đại học có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp học liệu cho hoạt động dạy học trong Trường và đang lưu giữ số lượng lớn học liệu dạng in. Điều này đã được quy định rõ tại Khoản a, Điều 14, Luật Thư viện số 46/2019/QH14 về vai trò của thư viện đại học như sau: “Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cơ sở giáo dục đại học” (Luật Thư viện 2019, Khoản a, Điều 14). Do vậy, thư viện đại học sẽ phải chủ động chuyển đổi các hoạt động của mình, đặc biệt là phát triển học liệu số để đáp ứng yêu cầu dạy và học trực tuyến đang diễn ra ở nhiều trường. 2. Một số ưu tiên trong chủ trương chuyển đổi hoạt động sang môi trường số của Đại học RMIT Trường đại học RMIT Việt Nam (RMIT VN) được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2000 tại Tp.Hồ Chí Minh và là cơ sở đào tạo ở nước ngoài lớn nhất của Đại học RMIT Melbourne (RMIT Úc). Đến nay, Trường có ba cơ sở đào tạo ở Việt Nam tọa lạc tại Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Từ năm 2015, Đại học RMIT đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020 mang tên “Sẵn sàng cho công việc và cuộc sống” triển khai đến các cơ sở đào tạo trên toàn thế giới. Tài liệu này nêu rõ sứ mệnh, các giá trị và mục tiêu mà RMIT cần đạt được trong giai đoạn này. Theo đó, RMIT đặt mục tiêu trở thành mô hình trường đại học cung cấp cho người học những trải nghiệm có thể thay đổi cuộc sống, quản lý và sử dụng tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng. Trong chiến lược này, RMIT đặt ra một số ưu tiên liên quan đến việc đầu tư hạ tầng công nghệ và nội dung số cho các hoạt như sau: Quản lý, tìm kiếm và chia sẻ dễ dàng nội dung chương trình đào tạo Nâng cao hiệu quả và mở rộng cơ hội học tập cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khuyết tật Giảng viên được hỗ trợ sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa quá trình dạy học Sinh viên có thể truy cập tài nguyên học tập bất cứ khi nào cần và theo cách phù hợp với nhu cầu của mình Sinh viên được trang bị kỹ năng làm việc và thích nghi trong môi trường số Kết nối sinh viên ở các cơ sở đào tạo của RMIT với nhau, với giảng viên, nhân viên, cựu sinh viên RMIT và với nhà tuyển dụng. Kết nối cộng đồng cựu sinh viên RMIT trên toàn cầu Hỗ trợ đơn giản hóa các quy trình làm việc, truyền thông và sự hợp tác của nhân viên trong toàn hệ thống RMIT 488
- Tạo lập và quản lý dữ liệu, thống kê hỗ trợ cho quá trình ra quyết định xử lý công việc nhanh chóng và đáng tin cậy Thúc đẩy sự hợp tác và sáng tạo trong môi trường số (RMIT University 2015) Hiện tại, RMIT đã cơ bản thành công trong việc tạo lập hạ tầng công nghệ số, ứng dụng và đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ số cho người dùng, xây dựng tài nguyên dạy và học số,…Điều này đã hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển đổi các hoạt động của Trường sang môi trường số, đặc biệt là dạy và học trực tuyến thuận lợi và nhanh chóng. 3. Phát triển học liệu số tại Thư viện Đại học RMIT Việt Nam Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của Trường, Thư viên đã điều chỉnh chính sách phát triển học liệu theo hướng ưu tiên tìm kiếm, tạo lập, đăng ký mua quyền sử dụng nguồn tài nguyên dạy và học dạng số. Đồng thời, thư viện thanh lọc và giảm dần tỉ trọng kho sách in, tái thiết kế lại không gian thư viện nhằm bố trí thêm nhiều máy tính và các thiết bị hỗ trợ cho sinh viên khai thác học liệu số. Về cơ bản, thư viện phát triển học liệu số theo ba hướng sau đây: 3.1 Tạo lập tài nguyên số nội sinh: Tài nguyên số nội sinh là các dạng tài liệu, dữ liệu được hình thành từ các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại RMIT VN như sách, báo-tạp chí, luận văn, luận án, báo cáo nghiên cứu, tác phẩm của sinh viên, băng ghi âm, ghi hình, hình ảnh, hiện vật phản ánh lịch sử phát triển của Trường,…Các loại tài liệu này hoặc được xuất bản và lưu trữ dưới dạng điện tử ngay từ đầu, hoặc được số hóa nếu chúng ở dạng in ấn do được xuất bản khá lâu. Phần lớn tài liệu số nội sinh được Thư viện Đại học RMIT tại Úc thu thập, quản lý tập trung, và cung cấp quyền truy cập đến cho thư viện tại các cơ sở đào tạo của RMIT trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Thống kê đến thời điểm hiện tại (4/2021), số lượng tài nguyên số nội sinh truy cập và sử dụng được tại Đại học RMIT VN như sau: Cơ sở dữ liệu ấn phẩm nghiên cứu: 63,000 chương sách, luận văn, luận án, bài báo, báo cáo khoa học,…cho phép truy cập mở Cơ sở dữ liệu nghiên cứu: 1,500 hình ảnh, video, ghi âm phỏng vấn, ghi chép của hai dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực thiết kế sáng tạo do RMIT tài trợ. Bộ sưu tập đề thi cũ thuộc nhiều ngành: 1,600 đề thi Bộ sưu tập ấn phẩm báo chí: 500 ấn phẩm báo chí của sinh viên được xuất bản từ năm 1944 Bộ sưu tập hình ảnh chụp các sự kiện về RMIT: 2,000 tấm ảnh Bộ sưu tập hình ảnh chụp kiến trúc của Úc: 1,500 tấm ảnh 489
- Bộ sưu tập đồ án của sinh viên: 1,500 tác phẩm thuộc lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế và nghệ thuật sáng tạo Thông tin chi tiết về nguồn tài liệu nội sinh tại RMIT tại địa chỉ sau: https://rmit.primo.exlibrisgroup.com/discovery/collectionDiscovery?vid=61RM IT_INST:RMITU Bên cạnh đó, Thư viện RMIT VN được giao nhiệm vụ số hóa và quản lý bộ sưu tập gần 100 tác phẩm nổi bật của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Các tác phẩm được sưu tầm không chỉ đến từ những nghệ sỹ có tên tuổi, có mặt trong các triển lãm nghệ thuật quan trọng, trong các bộ sưu tập tư nhân uy tín mà còn có những nghệ sỹ trẻ đang muốn thể hiện các chủ đề gai góc theo cách nhìn mới. Đại học RMIT đi đầu trong giáo dục sáng tạo và bộ sưu tập này cho phép cả sinh viên trường và cộng đồng bên ngoài trải nghiệm những ý tưởng nghệ thuật của thế hệ nghệ sĩ đương đại trọng yếu của Việt Nam. Đồng thời, bộ sưu tập cũng góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam cho các thế hệ kế tiếp cũng như khách tham quan quốc tế. Thông tin về bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật này tại đại chỉ sau: https://www.rmit.edu.vn/art-collection 3.2 Mua quyền truy cập, sử dụng cơ sở dữ liệu học thuật và thương mại từ các nhà xuất bản Thư viện RMIT Úc chịu trách nhiệm chính trong việc lựa chọn và đàm phán mua giấy phép truy cập đến các cơ sở dữ liệu học thuật và thương mai từ các nhà xuất bản ở nhiều lĩnh vực, phù hợp với chương trình đào tạo của RMIT. Giấy phép này sẽ cho phép giảng viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu và nhân viên của các cơ sở đào tạo của RMIT trên toàn thế giới truy cập đầy đủ và dễ dàng đến các nguồn tài liệu này ở mọi lúc, mọi nơi. Tính đến cuối năm 2020, Thư viện RMIT cung cấp quyền truy cập toàn văn đến hơn 600 cơ sở dữ liệu chứa trên 500,000 tựa sách điện tử, hơn 130,000 tựa báo, tạp chí điện tử, và trên 130,000 video phát sóng lại, báo cáo ngành, phim và ảnh tư liệu, cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế,… Như vậy có thể thấy thư viện RMIT đã cung cấp khả năng truy cập đến nguồn tài nguyên thông tin số khổng lồ, đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo của Trường. Chi tiết về các cơ sở dữ liệu hiện có tại thư viện RMIT tại địa chỉ sau: https://www.rmit.edu.au/library/borrowing-and-collections/collections 3.3 Sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER) Theo định nghĩa của UNESCO, “Tài nguyên giáo dục mở (OER) bao gồm tất cả các dạng tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu 490
- trong nhà trường được cấp phép truy cập mở. OER cho phép việc nhân bản, sử dụng, thay đổi và chia sẻ lại nội dung tài liệu hoàn toàn miễn phí và hợp pháp (UNESCO 2019, trang OER). Tài nguyên giáo dục mở bao gồm nhiều loại từ sách giáo khoa (SGK) đến chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, báo cáo, âm thanh, hình ảnh và chương trình mô phỏng. Từ năm 2016, thư viện đại học RMIT VN đã phối hợp với Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) mới được thành lập tại Trường để khởi động dự án đánh giá, đào tạo và sử dụng OER trong hoạt động dạy và học tại RMIT VN nói riệng và chia sẻ với các trường trong hệ thống giáo dục của Việt Nam nói chung. Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức về giá trị, lợi ích của việc sử dụng OER cũng như đào tạo kỹ năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng OER vào khóa học cho cán bộ thư viện, giảng viên và sinh viên trong và ngoài Trường. Kết quả là thư viện đã xây dựng thành công cổng thông tin về OER, cung cấp khả năng truy cập miễn phí và dễ dàng tới nguồn OER gồm hàng trăm nghìn tài liệu có chất lượng, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo tại Trường. Giao diện của trang được dịch sang tiếng Việt nhằm hỗ trợ cộng đồng người dùng tại các trường học của Việt Nam có thể tiếp cận thuận lợi. Trang thông tin về OER của RMIT được truy cập miễn phí tại địa chỉ sau: https://rmit.libguides.com/openeducationalresources 4. Các dịch vụ hỗ trợ khai thác học liệu số tại Thư viện Đại học RMIT Việt Nam Nhằm giúp người dùng tìm kiếm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên số, thư viện đã cung cấp nhiều dịch vụ khai thác và tư vấn sử dụng thông tin như sau: 4.1 Cổng tìm kiếm thông tin tập trung (LibrarySearch): Từ năm 2020, thư viện đã khởi đông dự án chuyển đổi phần mềm quản lý tài nguyên thông tin thư viện Spydus (Singapore) sang nền tảng mới là Alma của Tập đoàn Ex Libris (Israel). Phầm mềm Alma cho phép thư viện quản lý và cung cấp khả năng tìm kiếm tập trung nguồn tài nguyên thông tin hiện có bao gồm tài liệu in, tài liệu số hóa, cơ sở dữ liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu mua quyền truy cập,…Đồng thời, Alma cũng tích hợp các công cụ hỗ trợ khai thác tài liệu như công cụ chỉ dẫn thông tin theo chủ đề (subject guide), công cụ quản lý danh mục môn học (Reading list), quản lý trích dẫn tài liệu (EndNote, Mendeley),… LibrarySearch có giao diện được thiết kế đơn giản và thân thiện, giúp người dùng tìm kiếm thông tin bằng từ khóa tương tự như cỗ mày tìm kiếm thông dụng Google. Đặc biêt, LibrarySearch hỗ trợ lọc kết quả tìm được theo rất nhiều tiêu chí như chủ đề, dạng tài liệu, nơi lưu trữ, nhà xuất bản, ngôn ngữ, tác giả, thời gian xuất bản,…Từ đó, người dùng nhanh chóng chọn được thông tin phù hợp nhất với nhu cầu của mình. 491
- 4.2 Chỉ dẫn thông tin theo chủ đề (subject guide): Trong quá trình hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin, cán bộ thư viện nhận thấy sinh viên thường gặp khó khăn khi tìm thông tin theo các chủ đề trong ngành học. Nguyên nhân là khối lượng rất lớn thông tin theo chủ đề có trong nhiều cơ sở dữ liệu thuộc nhiều nhà xuất bản khác nhau nên sinh viên sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Bên cạnh đó, các cơ sở dữ liệu được thiết kế khác nhau đòi hỏi cách tiếp cận và kỹ năng tìm kiếm thông tin riêng. Do vậy, thư viện đã tham vấn nội dung chương trình giảng dạy với giảng viên của các bộ môn, khoa để xây dựng công cụ chỉ dẫn về các nguồn tài nguyên thông tin học thuật theo chủ đề có trong và ngoài thư viện. Đồng thời, thư viện đã ứng dụng công cụ Subject guide của Công ty Springshare (Hoa Kỳ) để xây dựng, quản lý và cung cấp truy cập thông tin chỉ dẫn này cho sinh viên. Công cụ chỉ dẫn thông tin này cũng được tích hợp vào trang quản lý môn học trong hệ thống quản trị dạy học trực tuyến (Canvas) của Trường. Hiện tại, thư viện RMIT đang cung cấp công cụ chỉ dẫn thông tin theo 122 chủ đề thuộc nhiều ngành trong chương trình đào tạo thuộc RMIT. Thông tin về công cụ chỉ dẫn thông tin theo chủ đề tại địa chỉ sau: https://rmit.libguides.com/?b=g&d=a 4.3 Quản lý danh mục tài liệu môn học (Leganto Reading lists) Thư viện đang thử nghiệm ứng dụng Leganto của Ex Libris để giúp giảng viên dễ dàng quản lý danh mục môn học trên hệ thống quản trị học tập trực tuyến Canvas. Leganto sẽ cung cấp các tính năng sau cho người dạy, đặc biệt là trên nền tảng học tập trực tuyến: Thiết kế và cập nhật danh mục tài liệu toàn môn học có tính tương tác cao, hỗ trợ truy cập được toàn văn theo nhiều cách đa dạng, linh hoạt, và đơn giản Tìm kiếm tài liệu cho môn học có trong và ngoài thư viện Tương tác với thư viện để nhận hỗ trợ về mua tài liệu mới, số hóa tài liệu, kiểm tra tình trạng bản quyền của tài liệu,… Liên kết tài liệu đến nội dung từng bài học trong chương trình giảng dạy Sao chép, điều chỉnh tài liệu trong danh mục dễ dàng Tương tác và trả lời mọi thắc mắc của sinh viên về tài liệu có trong danh mục Thống kê được số lượt sinh viên đã xem tài liệu trong danh mục 4.4 Tư vấn trực tuyến: Thư viện cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến thông qua phần mềm hỗ trợ trò chuyện hoặc đặt lịch hẹn giữa giảng viên và sinh viên với cán bộ thư viện để trả lời mọi câu hỏi liên quan đến tìm kiếm, đánh giá và sử dụng học liệu của thư 492
- viện và trên mạng internet. Nội dung tư vấn tập trung hỗ trợ các hoạt động dạy và học như sau: Nhu cầu tìm tài liệu để soạn bài giảng/làm bài tập/thực hiện dự án kết thúc môn Phương pháp tìm kiếm thông tin trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành Tìm kiếm và sừ dụng tài nguyên giáo dục mở (OER) Đánh giá tài liệu tìm được trên internet có đáp ứng tiêu chí học thuật Sử dụng tài liệu hợp lý để phù hợp với quy định về bản quyền Trích dẫn tài liệu theo đúng quy định Sử dụng phần mềm quản lý trích dẫn Phần mềm hỏi đáp trực tuyến của thư viện cũng được tích hợp vào trang hỗ trợ học tập trên Hệ thống quản lý học tập trực tuyến Canvas của Trường. 4.5 Đào tạo kỹ năng kiến thức thông tin cho người dùng Hoạt động tập huấn kỹ năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin cho giảng viên và sinh viên không chỉ được thực hiện vào đầu năm học mà còn diễn ra xuyên suốt cả năm. Đặc biệt, thư viện phối hợp chặt chẽ với giảng viên ở các khoa, bộ môn để tổ chức rất nhiều buổi tập huấn trong khoảng từ 30 đến 60 phút vào đầu hoặc cuối buổi học đầu tiên của môn nhằm đảm bảo cung cấp nội dung phù hợp nhất nhóm sinh viên cụ thể. Nội dung tập huấn bao gồm giới thiệu các nguồn thông tin của thư viện phù hợp với môn học; cách tìm kiếm, đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin này; cách trích dẫn tài liệu và sử dụng phần mềm quản lý trích dẫn,…Buổi tập huấn diễn ra ở cả hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Song song đó, thư viện RMIT Úc còn thiết kế và cung cấp 10 module đào tạo trực tuyến nhằm trang bị kiến thức về công nghệ và kỹ năng cho người dùng về học tập, nghiên cứu, giao tiếp, cộng tác, sáng tạo... trong môi trường số như sau: (RMIT Library 2021, page Digital literacy creds) 493
- Các khóa học này có thể được sử dụng độc lập hoặc tích hợp vào chương trình giảng dạy môn học. Kiến thức và kỹ năng thu được không chỉ hữu ích trong chương trình học mà còn giúp sinh viên thích nghi nhanh chóng với công việc sau khi tốt nghiệp. 5. Một số yếu tố quan trọng cho sự phát triển học liệu số: Từ kinh nghiệm hỗ trợ phát triển và khai thác học liệu số tại Thư viện RMIT VN, tác giả mạn phép đề xuất một số khuyến nghị để phát triển và khai thác hiệu quả học liệu số trong các trường đại học như sau: Trước yêu cầu ưu tiên chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, các trường đại học chắc chắn sẽ có chính sách và kế hoạch đầu tư thỏa đáng để chuyển đổi dần các hoạt động học thuật sang môi trường số. Thư viện cũng phải được chú trọng trong kế hoạch này bởi vì đây là nơi cung cấp chủ yếu học liệu cho hoạt động dạy và học trong trường đại học. Chằng hạn, hiệu quả của các hoạt động học thuật trong môi trường số sẽ hạn chế nếu như người dạy và người học trên các nền tảng trực tuyến không thể truy cập toàn văn đến học liệu có sẵn tại thư viện. Sự hợp tác chặt chẽ giữa thư viện và các khoa, bộ môn để đảm bảo chính sách phát triển học liệu số phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của giảng viên và sinh viên. Thư viện có chính sách xây dựng và khai thác học liệu số cụ thể, phản ánh những ưu tiên và các mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn có tính đến các nguồn lực hỗ trợ hiện có Tuân thủ các quy định về bản quyền của Việt Nam và quốc tế trong số hóa và khai thác, chia sẻ học liệu số. Điều này sẽ giúp thư viện tránh được tình trạng số hóa hàng loạt nhưng việc truy cập phải hạn chế rất nhiều vì vướng các quy định về bản quyền tác giả. Xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện có kiến thức và kỹ năng hỗ trợ người dùng khai thác hiệu quả học liệu số trong và ngoài thư viện, đặc biệt là nguồn tài nguyên giáo dục mở. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ người dùng khai thác thuận lợi và tối đa lợi ích củahọc liệu số, phù hợp với nhu cầu của họ; hạn chế tình trạng khai thác nội dung số theo cách cũ như người dùng phải đến sử dụng mạng nội bộ cùa trường hoặc thư viện mới truy cập được toàn văn tài liệu số. Chiến lược truyền thông hiệu quả tài nguyên số và các dịch vụ hỗ trợ khai thác đến người dùng bởi vì theo thói quen, đại đa số người dùng sẽ tìm đến công cụ tìm kiếm của Google trước tiên mỗi khi có nhu cầu tìm thông tin. Đào tạo người dùng thường xuyên và theo nhiều hình thức phù hợp về kỹ năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin trong môi trường học thuật số. Đầu tư hạ tầng công nghệ để hỗ trợ việc xây dựng, lưu trữ, quản lý và truy cập nội dung số diễn ra thông suốt, tiện lợi, an toàn và bền vững. 494
- Tài liệu tham khảo: [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2020, Hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”, được truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2021, . [2]. RMIT Library 2021, RMIT Creds: digital literacy, được truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2021, < https://rmit.libguides.com/library_creds>. [3]. RMIT University 2015, RMIT’s Strategic plan to 2020, được truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2021, < https://www.rmit.edu.au/about/our-strategy>. [4]. Thư viện pháp luật 2020, Quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2021,. [5]. Thư viện pháp luật 2019, Luật Thư viện, được truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2021, . [6]. UNESCO 2019, Open Educational Resources (OER), được truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2021, < https://en.unesco.org/themes/building-knowledge-societies/oer>. 495
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thư viện điện tử Trường Đại học Tổng hợp Amsterdam và vấn đề xây dựng thư viện điện tử Việt Nam
7 p | 147 | 16
-
Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng khai thác tư liệu dạy học trên internet cho sinh viên sư phạm hóa học
6 p | 123 | 11
-
Xây dựng từ điển số hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong môi trường học thuật số tại Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 15 | 6
-
Khai thác dữ liệu giáo dục
3 p | 15 | 5
-
Đẩy mạnh xây dựng học liệu điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
9 p | 34 | 3
-
Khai thác ưu thế tài nguyên giáo dục mở trong dạy học theo chương trình mới
8 p | 21 | 3
-
Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
3 p | 7 | 3
-
Tổ chức không gian trong thư viện đại học
8 p | 41 | 3
-
Xây dựng và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua chủ đề “Một số nền văn minh thế giới thời cổ - trung đại”, lớp 10)
3 p | 27 | 2
-
Quan điểm và định hướng về cơ chế chính sách và hạ tầng kỹ thuật để xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc tế
8 p | 72 | 2
-
Xây dựng tình huống dạy học theo hướng ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề “Thống kê” cho học sinh lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên
8 p | 7 | 2
-
Quản lí và khai thác biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu nửa đầu thế kỉ XIX
11 p | 20 | 2
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay
10 p | 23 | 2
-
Luật giáo dục song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở
9 p | 26 | 2
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động giáo dục đại học
12 p | 32 | 2
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong bối cảnh của giáo dục mở và chuyển đổi số
6 p | 42 | 1
-
Năng lực đóng góp của thư viện đại học trong việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cấp quốc gia
7 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn