Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính học lớp 1 hòa nhập
lượt xem 3
download
Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề lí luận và thực trạng về việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính, đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính, giúp giáo viên tổ chức tiết Học vần cho học sinh khiếm thính một cách hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính học lớp 1 hòa nhập
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0129 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 210-216 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỂ DẠY HỌC VẦN CHO HỌC SINH KHIỂM THÍNH HỌC LỚP 1 HÒA NHẬP Nguyễn Minh Phượng Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính học lớp 1 hòa nhập là một yêu cầu khách quan, nó giúp cho việc học tập phân môn Học vần của học sinh khiếm thính trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ hiểu, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Thực tế hiện nay, các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng, sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính, khiến cho việc tổ chức các tiết Học vần chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề lí luận và thực trạng về việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính, đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính, giúp giáo viên tổ chức tiết Học vần cho học sinh khiếm thính một cách hiệu quả hơn. Từ khóa: Học vần, Học sinh khiếm thính, Trò chơi học tập. 1. Mở đầu Giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, số lượng học sinh khuyết tật trong đó có học sinh khiếm thính được tham gia học hoà nhập ngày một tăng lên. Ở lớp 1, phân môn Học vần có vị trí vô cùng quan trọng. Phân môn này giúp học sinh lĩnh hội được chữ viết một công cụ mới để sử dụng suốt đời trong học tập và giao tiếp. Học sinh khiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậy mà khả năng tư duy của các em bị hạn chế [7, 9]. Phân môn Học vần thực sự là một môn học khó đối với các em, các em thường cảm thấy tự ti, mệt mỏi khi học chung với các học sinh nghe được bình thường. Hơn nữa khi chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1, học sinh đã có sự thay đổi hoạt động chủ đạo: từ hoạt động “vui chơi” sang hoạt động “học tập”. Điều này tạo ra một thay đổi cơ bản trong hoạt động của các em. Chúng ta cần giúp học sinh thích ứng với hoạt động học tập bằng cách sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo cho học sinh hứng thú với việc học. Trò chơi với tính hấp dẫn tự thân của nó có một tiềm năng lớn để trở thành phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của học sinh[1],[5]. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức phân môn Học vần dễ dàng và hứng thú hơn, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học hoà nhập cho học sinh khiếm thính. Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 10/8/2015. Liên hệ: Nguyễn Minh Phượng, e-mail: minhphuong.dhsp@gmail.com. 210
- Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiểm thính... Đã có một số nghiên cứu khẳng định vai trò của PP dạy học bằng trò chơi và việc sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy học vần cho học sinh lớp 1 nói chung. Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1” [5] cũng coi phương pháp dạy học sử dụng trò chơi là 1 phương pháp cơ bản để dạy học vần “ trò chơi có tác dụng giúp giờ học trở nên sinh động, duy trì hứng thú của trẻ, các em học tập một cách chủ động tích cực”. Một số tài liệu tham khảo đã xây dựng, giới thiệu hệ thống trò chơi học vần như: “Vui học Vần” [3], “Trò chơi học âm, vần Tiếng Việt” [2], “Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ” [6]. Các tài liệu này đã nghiên cứu về cơ sở lí luận chung của trò chơi, giới thiệu một số trò chơi quen thuộc và đưa ra một số gợi ý hướng dẫn tổ chức trò chơi cho học sinh. Nghiên cứu của tác giả Ngô Hải Chi trong bài viết “Nâng cao hiệu quả dạy học vần cho học sinh lớp 1 bằng trò chơi học tập”, tác giả đã phân tích vai trò, cách thức sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy học vần cho học sinh lớp 1 [1]. Tuy nhiên những tài liệu nói trên mới chỉ chú ý đến việc nghiên cứu về cơ sở lí luận chung của trò chơi, chưa hướng dẫn cụ thể về quy trình, phương pháp tổ chức trò chơi dạy Học vần, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề xây dựng, sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính học lớp 1 hòa nhập. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm và những yêu cầu của việc xây dựng, sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập Khái niệm Trò chơi học tập Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho học sinh, trong đó nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi [5]. Xây dựng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính Xây dựng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập là quá trình thiết kế và tạo dựng ra những trò chơi học tập gồm có mục đích, yêu cầu về trò chơi, luật chơi, nội dung chơi, cách tổ chức trò chơi để qua đó giáo viên thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập. Việc xây dựng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập cần phải tuân theo những nguyên tắc, yêu cầu sau: - Đảm bảo tính giáo dục. - Đảm bảo phù hợp với năng lực, trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khiếm thính lớp 1 hoà nhập. - Đảm bảo tính phân bậc: Trò chơi được xây dựng phải có tính phân bậc nghĩa là phải được phân hoá thành các mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ của học sinh, đồng thời phải tính đến sự tương quan giữa học sinh khiếm thính và học sinh bình thường. - Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học. - Đảm bảo về quỹ thời gian, về không gian và các phương tiện cần thiết cho trò chơi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, trường học. Sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính Sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập là quá trình tổ chức những trò chơi học tập đã thiết kế trong các tiết học toàn lớp, các tiết cá nhân, trong các hoạt động vui chơi để giúp học sinh khiếm thính lĩnh hội tốt các mục tiêu, nội dung Học vần trong lớp hoà nhập. Việc sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập 211
- Nguyễn Minh Phượng cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Thời điểm sử dụng phù hợp với tiến trình bài học. - Đảm bảo cho học sinh khiếm thính hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. - Đảm bảo phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh khiếm thính trong quá trình tổ chức trò chơi. - Đảm bảo tổ chức một cách tự nhiên, không gò ép, học sinh tham gia chơi một cách thoải mái. - Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lí . - Đảm bảo tính linh hoạt khi sử dụng. - Đảm bảo tổ chức với tinh thần thi đua đồng đội. 2.2. Thực trạng việc xây dựng, sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hòa nhập Kết quả khảo sát trên 24 giáo viên dạy trẻ khiếm thính tại trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và một số trường tiểu học hòa nhập có học sinh khiếm thính trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội cho thấy một số vấn đề chính như sau: - Về nhận thức, các giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập cũng như tác dụng của các trò chơi đó:100% giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc làm này là quan trọng (điểm trung bình X = 3,38đ), trong đó có 37,5% giáo viên cho rằng việc làm này hết sức quan trọng; các giáo viên đều cho rằng trò chơi có các tác dụng sau: gây hứng thú học tập cho học sinh (có X = 3đ, xếp thứ bậc 1), phát triển giác quan (X = 2,67đ, xếp thứ bậc 2), xây dựng sự tương tác (X = 2,63đ, xếp thứ bậc 3), củng cố kiến thức (X = 2,46đ, xếp thứ bậc 4), tiếp thu kiến thức mới (X = 2,17đ, xếp thứ bậc 5). - Tuy nhiên, trong thực tế do điều kiện khách quan và chủ quan từ phía giáo viên, các giáo viên lại chưa sử dụng thường xuyên phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập trong quá trình dạy học phân môn Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập (phương pháp dạy học bằng trò chơi chỉ xếp ở vị trí thứ 5 với điểm trung bình X = 2,25đ) - Thời gian chủ yếu giáo viên sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập là trong giờ học vần buổi sáng (X =2,5đ, xếp bậc 2) và giờ luyện tập buổi chiều (X =2,64đ, xếp bậc 1), giáo viên rất hiếm khi tổ chức trò chơi cho các em chơi trong giờ ra chơi (X =1,27đ, xếp bậc 5), hướng dẫn các em về nhà chơi (X =1,59đ, xếp bậc 4), hoặc trong tiết cá nhân cho học sinh khiếm thính (X =1,79đ, xếp bậc 3). - Hiện nay, hệ thống trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập được đánh giá là thiếu và cần xây dựng thêm (100% ý kiến). Hầu hết các giáo viên đều tổ chức các trò chơi Học vần do tham khảo các giáo viên khác (chiếm tỉ lệ 75%), sưu tầm từ các sách hướng dẫn tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học (66,7%) mà rất ít giáo viên tự xây dựng trò chơi đảm bảo những nguyên tắc, các bước nhất định của quá trình xây dựng (37,5%). Các giáo viên hầu như chưa được đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi mà chủ yếu họ tự học hỏi lẫn nhau và tự tổ chức theo kinh nghiệm bản thân. Thực tế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức trò chơi không đạt được hiệu quả như mong muốn. - Khi xây dựng, sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính, các GV chưa tuân theo 1 quy trình nhất định, chủ yếu chỉ dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học để nghĩ ra các trò chơi đơn giản, dễ dàng tổ chức cho các em chơi. - Khi tổ chức trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất, về kĩ năng tổ chức trò chơi và thiếu trò chơi, thiếu 212
- Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiểm thính... sách, tài liệu hướng dẫn cụ thể. Đây là những khó khăn chủ yếu mà hầu hết các giáo viên đều gặp phải. Xuất phát từ những khó khăn trên, theo các giáo viên, việc tổ chức trò chơi học tập dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập cần phải cải thiện những điều kiện sau: Nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tổ chức trò chơi và bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận và có hướng giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập cho học sinh khiếm thính. 2.3. Quy trình xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hòa nhập 2.3.1. Quy trình xây dựng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hòa nhập Việc xây dựng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập có thể biểu thị qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình xây dựng trò chơi học tập Xác định đặc điểm, khả năng, nhu cầu của học sinh ↓ Xác định mục đích, yêu cầu của phân môn, của bài học ↓ Xác định mục đích của trò chơi ↓ Xây dựng nội dung của trò chơi ↓ Xác định cách thức tiến hành trò chơi ↓ Xác định các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị ↓ Xác định thời điểm tổ chức trò chơi Bước 1. Xác định đặc điểm, khả năng, nhu cầu của học sinh trong lớp hoà nhập Đây là khâu đầu tiên của quy trình xây dựng trò chơi học tập, là cơ sở để xác định mục tiêu cụ thể của bài học, xây dựng nội dung và cách thức tổ chức trò chơi học tập. Trước tiên, giáo viên cần xác định khả năng, nhu cầu và sở thích của tất cả các học sinh trong lớp. Ngoài ra, đối với học sinh khiếm thính giáo viên cần xác định thêm: - Khả năng nghe của học sinh: mức độ khiếm thính, thời gian bị khiếm thính, học sinh được phát hiện khiếm thính khi nào, có được can thiệp sớm (CTS) hay không, học sinh nghe được những âm thanh gì, không nghe được những âm thanh gì. . . Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu nghe của học sinh: Nghe có phải là nhu cầu chủ yếu để trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trong học tập và sinh hoạt hàng ngày không? Hay nghe không phải là nhu cầu chủ yếu cần đáp ứng (thường trong những trường hợp điếc nặng và sâu, không được CTS). Với trường hợp này, giáo viên cần đáp ứng nhu cầu giao tiếp của học sinh bằng những cách khác mà trong đó “nghe” là phụ. - Nhu cầu và khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp: Sự phát triển ngôn ngữ liên quan mật thiết đến khả năng nghe của học sinh. Khi tìm hiểu nhu cầu và khả năng phát triển ngôn ngữ của 213
- Nguyễn Minh Phượng học sinh khiếm thính, giáo viên cần xem xét tới hai dạng ngôn ngữ phổ biến là: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Những thông tin này sẽ giúp giáo viên xác định được mục đích, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi phù hợp với khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính. Bước 2. Xác định mục đích, yêu cầu của phân môn Học vần và của từng bài học Trước tiên, giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu chung của phân môn Học vần và mục đích, yêu cầu cụ thể của từng bài học cho phù hợp với tất cả học sinh trong lớp. Sau đó, cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng của học sinh khiếm thính để xác định những mục tiêu riêng cho phù hợp. Việc xác định mục tiêu cho học sinh khiếm thính cần dựa trên các quan điểm: Bình thường hoá (học cùng chương trình, cùng nội dung, phương pháp), quan điểm bình đẳng (tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào mọi hoạt động), quan điểm phát triển (tạo điều kiện để trẻ phát triển hết khả năng của mình). Bước 3. Xác định mục đích của trò chơi Các trò chơi được xây dựng phải thể hiện rõ mục đích giáo dục của trò chơi là gì, trò chơi nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục gì trong các mục tiêu cụ thể của bài học, môn học đã đề ra cho học sinh khiếm thính hoặc cho cả hai đối tượng (học sinh khiếm thính và học sinh bình thường) trong lớp hoà nhập. Bước 4. Xác định nội dung của trò chơi Nội dung của trò chơi phải đảm bảo thực hiện được mục đích giáo dục đã đề ra đồng thời phải vừa sức với học sinh. Đối với những trò chơi sử dụng cho cả hai đối tượng (học sinh bình thường và học sinh khiếm thính) giáo viên cần lựa chọn nội dung chơi phù hợp với cả hai đối tượng học sinh, khơi gợi được hứng thú, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của các em. Tuỳ theo khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính giáo viên có thể thay đổi yêu cầu trò chơi cho phù hợp. VD: Với học sinh khiếm thính sử dụng phương tiện giao tiếp bàng ngôn ngữ kí hiệu, cử chỉ điệu bộ, giáo viên có thể thay đổi nội dung yêu cầu học sinh phát âm bằng cách yêu cầu học sinh đánh chữ cái ngón tay, viết, nhận diện âm, vần đang học trong trò chơi. Bước 5. Xác định cách thức tiến hành trò chơi Sau khi đã xác định được mục đích, nội dung của trò chơi, giáo viên cần xác định cách thức tiến hành trò chơi, bao gồm: Hình thức tổ chức, luật chơi, cách giải thích hướng dẫn cho học sinh, cách đánh giá sau khi chơi. Sao cho học sinh dễ dàng hiểu và thực hiện được trò chơi, tham gia chơi một cách hứng thú và đạt hiệu quả giáo dục đã đề ra. Đối với những học sinh khiếm thính có khả năng nghe tương đối tốt, được CTS, sử dụng cách giao tiếp bằng ngôn ngữ nói thông thường, giáo viên có thể xác định cách tiến hành trò chơi như đối với học sinh bình thường, chú ý nói to và cho học sinh quan sát hình miệng. Đối với học sinh khiếm thính có khả năng nghe kém, không được CTS, giáo viên cần thay đổi cách thức tiến hành trò chơi, sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, cử chỉ điệu bộ để giải thích, hướng dẫn cho học sinh. Bước 6. Xác định các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị Tuỳ thuộc vào nội dung, cách thức tiến hành trò chơi giáo viên xác định và chuẩn bị đầy đủ, có chất lượng các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết. Nên tận dụng những đồ dùng sẵn có, đơn giản, dễ làm, không tốn kém về kinh phí, đảm bảo an toàn và có tính thẩm mĩ. Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị một phần theo hướng dẫn của giáo viên. Bước 7. Xác định thời gian tổ chức trò chơi Trò chơi có thể tổ chức trong các tiết học buổi sáng, trong giờ luyện tập buổi chiều hoặc trong tiết cá nhân dành riêng cho trẻ khiếm thính. Thời gian tổ chức trò chơi cần phù hợp, cân đối với các hoạt động khác, đảm bảo về quỹ thời gian chung của tiết học, đồng thời đem lại hiệu quả giáo dục cao. 214
- Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiểm thính... 2.3.2. Quy trình sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hòa nhập Việc sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập có thể tuân theo các bước sau: Sơ đồ2 : Quy trình sử dụng trò chơi học tập Lựa chọn trò chơi ↓ Chuẩn bị tổ chức trò chơi ↓ Tổ chức trò chơi ↓ Nhận xét, đánh giá sau khi chơi ↓ Rút ra bài học, nhấn mạnh các kiến thức học vần trong trò chơi Bước 1. Lựa chọn trò chơi : Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên phải phân chia bài dạy Học vần thành các hoạt động cụ thể, xác định nhiệm vụ, mục đích của từng hoạt động. Sau đó, giáo viên mới xem xét trong số các hoạt động đó, hoạt động nào có thể tổ chức bằng trò chơi. Xác định lượng thời gian, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động đó và lựa chọn trò chơi thích hợp. Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi vừa chọn với mục đích yêu cầu của hoạt động. Để kích thích sự hứng thú của học sinh, GV cần tránh lặp đi lặp lại một trò chơi khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và mất dần sự hứng thú với trò chơi. Đồng thời phải luân phiên các trò chơi để trẻ có thể nhớ luật chơi. Bước 2. Chuẩn bị tổ chức trò chơi: GV cần thiết kế giáo án tổ chức trò chơi bao gồm: Tên trò chơi, mục đích giáo dục của trò chơi, chuẩn bị, cách tiến hành. Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức trò chơi đó. Bước 3. Tổ chức trò chơi : Khi tổ chức trò chơi, GV cần thực hiện các nội dung sau: Giới thiệu tên, yêu cầu của trò chơi; Hướng dẫn trò chơi: giải thích luật chơi, cho học sinh chơi thử; Thực hiện chơi. Khi tổ chức trò chơi cho học sinh khiếm thính, giáo viên cần tạo và duy trì hứng thú cho các em bằng cách: Tạo ra tình huống chơi bất ngờ, thú vị để đưa học sinh đến với trò chơi, động viên, khuyến khích học sinh kịp thời bằng ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ điệu bộ; luân phiên vai chơi một cách thường xuyên và sử dụng phong phú các loại trò chơi khác nhau với nhiều hình thức chơi khác nhau để tăng cường sự hứng thú cho các em. Để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, giáo viên phải là người cộng tác, người làm mẫu, cổ vũ, khuyến khích học sinh chơi, theo dõi, quan sát học sinh chơi và giúp đỡ khi cần thiết, đồng thời giáo viên phải phân nhóm chơi một cách hợp lí, điều phối các mối quan hệ giữa các học sinh bình thường và học sinh khiếm thính để giúp học sinh thiết lập các mối quan hệ, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, phối hợp cùng nhau trong quá trình chơi. Bước 4. Nhận xét, đánh giá sau khi chơi: Kết thúc trò chơi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét về các nội dung sau: Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi của học sinh; Thành tích của học sinh trong trò chơi; Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi. 215
- Nguyễn Minh Phượng Sau khi các học sinh nhận xét, giáo viên cần nhận xét lai, khen thưởng học sinh chơi tốt. Bước 5. Rút ra bài học, nhấn mạnh các kiến thức học vần Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại các kiến thức âm, vần ôn tập trong trò chơi để khắc sâu kiến thức học vần cho học sinh khiếm thính và học sinh bình thường. 3. Kết luận Việc xây dựng, sử dụng trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập một cách hiệu quả là một yêu cầu khách quan phải thực hiện, nó giúp cho việc học tập phân môn Học vần của học sinh khiếm thính trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ hiểu, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Việc xây dựng, sử dụng các trò chơi học tập để dạy Học vần cho học sinh khiếm thính trong lớp hoà nhập cần phải tuân theo những nguyên tắc, yêu cầu, các bước nhất định. Có như vậy, trò chơi được xây dựng, sử dụng mới có tính khả thi và hiệu quả. Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, giáo viên cần điều chỉnh trò chơi phù hợp và sử dụng linh hoạt các trò chơi để đảm bảo hiệu quả giáo dục đã đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Hải Chi, 2006. Nâng cao hiệu quả dạy học vần cho học sinh lớp 1 bằng trò chơi học tập. Tạp chí giáo dục, số 130 (tr34-35/31). [2] Trần Mạnh Hưởng, 2005. Trò chơi học tập Tiếng Việt. NXB Giaó dục, 2005. [3] Nguyễn Tất Lâm, Nguyễn Tất Đạt, 2000. Vui học vần. NXB Trẻ, Hà Nội, 2000. [4] Nguyễn Lân, 1998. Từ điển từ và ngôn ngữ Việt Nam. NXB TP Hồ Chí Minh. [5] Lê Phương Nga, Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga, 2004. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. NXB Đại học Sư phạm. [6] Đặng Thu Quỳnh, 2003. Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ. NXB Giáo dục. [7] Sinhiak V.A, Nudenman N.M, 1998. Những đặc điểm của sự phát triển tâm lí trẻ điếc. NXB Chính trị quốc gia. [8] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), 2000. Tâm lí học đại cương. NXB Giáo dục. [9] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2005. Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính. NXB Đại học Sư phạm. ABSTRACT Creating and using learning games to teach syllabary to hearing impaired children in Grade 1 an inclusive class setting Building and using learning games to teach syllabary to hearing impaired children in Grade 1 is needed, it makes learning easier and more interesting for hearing impaired children and it helps the children acquire more knowledge. In fact, teachers have not been highly successful in creating and using learning games to teach syllabary to hearing impaired children. In this article we analyze some of the theoretical issues and the status of creating and using learning games to teach syllabary to children with a hearing impairment, and we propose a process of creating and using learning games to teach syllabary to hearing impaired children which will help teachers organize syllabary subject for the children more effectively. Keywords: Syllabary; Children with hearing impairment; Learning games. 216
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về Lịch sử hình thành vùng đất An Giang: Phần 2
49 p | 169 | 36
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục học ở trường đại học Đồng Tháp - Ths. Nguyễn Kim Chuyên
104 p | 170 | 25
-
Động cơ Stirling và việc vận dụng vào quá trình dạy học chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” Vật lí 10, trung học phổ thông
10 p | 171 | 22
-
Xây dựng và sử dụng hồ sơ điện tử phục vụ dạy học Địa lí 11, trung học phổ thông - Lê Văn Nhương
10 p | 90 | 11
-
Kết hợp xây dựng câu chuyện và trò chơi toán học trong dạy học môn Toán lớp 3, 4
10 p | 24 | 8
-
Xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập để dạy học phân hóa học phần sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học
7 p | 70 | 5
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò chiến lược của dân quân tự vệ và du kích trong sự nghiệp cách mạng
8 p | 12 | 4
-
Vai trò của khoa học xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
7 p | 82 | 4
-
Vai trò của thư viện, tài nguyên học tập trong việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ
5 p | 57 | 4
-
Xây dựng và sử dụng ứng dụng CNNPHYSICS trên điện thoại thông minh trong dạy học Vật lí bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 10
5 p | 9 | 4
-
Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương “Trao đổi chất và năng lượng” (Sinh học 8)
5 p | 25 | 4
-
Xây dựng và sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc
8 p | 50 | 4
-
Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng hồ sơ mục tiêu trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại ở lớp 9
11 p | 60 | 2
-
Xây dựng và sử dụng tranh ảnh hỗ trợ giao tiếp cho trẻ có rối loạn tự kỉ
10 p | 53 | 2
-
Xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 70 | 2
-
Xây dựng và sử dụng website để hỗ trợ dạy học học phần phương pháp dạy học Sinh học lớp 12 theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
8 p | 91 | 2
-
Phương pháp xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tập dựa trên ChatGPT API
12 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn