An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 114 – 120<br />
<br />
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG<br />
Võ Văn Dễ1<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 10/02/2016<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
16/04/2016<br />
Ngày chấp nhận đăng: 10/2017<br />
Title:<br />
Developing a learning website<br />
to support General Physics<br />
courses teaching at An Giang<br />
University<br />
Keywords:<br />
Physics, higher education,<br />
multimedia resource, learning<br />
website, Mechanics, Heat and<br />
Thermaldynamics<br />
Từ khóa:<br />
Vật lí, giáo dục đại học, tài<br />
liệu đa phương tiện, trang<br />
web học tập, Cơ học, Nhiệt<br />
học.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
It is clear that there is an increasing number of teachers and students accessing<br />
the Internet for their teaching and learning over the recent years. Therefore,<br />
developing a learning website would encourage learners to be better in their<br />
self-study. The study has built a system of website together with an available<br />
learning resource to support students in learning General Physics courses<br />
(Mechanics, Heat and Thermaldynamics). The website creates multimedia<br />
materials based on the curriculum of General Physics course and is divided<br />
into some sections including a summary of knowledge, a review of knowledge,<br />
assignments, and multiple choice questions. Moreover, knowledge of lessons is<br />
designed through topics in order to help learners study and evaluate by<br />
themselves. The result showed that the website is considered a great resource<br />
for their learning and teaching. It is suggested that in the future there will be<br />
other functions through the website like more simulation of experiments and<br />
online testing system to serve more teaching and learning process.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việc khai thác các tài nguyên học tập từ Internet đã trở nên khá phổ biến trong<br />
giảng viên và sinh viên. Xây dựng tài liệu học tập trên môi trường Internet để<br />
người học có thể sử dụng góp phần khuyến khích sự tự học và tự ôn luyện của<br />
người học. Đề tài này xây dựng hệ thống các trang web có nội dung nhằm hỗ<br />
trợ sinh viên học Vật lí đại cương phần Cơ - Nhiệt. Các nội dung của web dựa<br />
trên kiến thức của phần Cơ học, Nhiệt học được cấu trúc thành các phần: tóm<br />
tắt kiến thức, hệ thống kiến thức, bài tập ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm. Các kiến<br />
thức được thiết kế theo từng chủ đề để người học có thể tự học, tự kiểm tra kiến<br />
thức của mình. Bước đầu khảo sát sinh viên cho thấy đây là một tài liệu đa<br />
phương tiện hữu ích đối với họ. Tương lai, website tiếp tục phát triển thêm các<br />
chức năng như các thí nghiệm ảo tương tác, chức năng kiểm tra trực tuyến,…<br />
để website không chỉ là tài liệu tham khảo trực tuyến mà còn là công cụ phục vụ<br />
quá trình dạy và học của giảng viên và sinh viên.<br />
<br />
yếu hiện nay là xây dựng dạng website cung cấp<br />
thông tin thông qua blog hay các trang cá nhân,<br />
mạng xã hội, các chương trình quản lí học tập<br />
nhằm lưu trữ chia sẻ tài nguyên dưới dạng tập tin<br />
như KHANACADEMIC<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Việc xây dựng website ở tổ chức và cá nhân hiện<br />
nay đang rất phổ biến. Nhiều đề tài khoa học giáo<br />
dục cũng đã làm theo hướng này. Các hướng chủ<br />
113<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 114 – 120<br />
<br />
học các học phần đang học trực tiếp trên lớp hầu<br />
như chưa có.<br />
<br />
(khanacademy.org),<br />
OPEN<br />
CULTURE<br />
(openculture.com), MEMRISE (memrise.com).<br />
Các trang bằng tiếng Việt khá quen thuộc với<br />
cộng đồng mạng ở Việt Nam có thể kể đến như:<br />
VIOLET (violet.vn), Giải Toán qua Internet<br />
(violympic.vn),<br />
W3Schools.com<br />
(w3schools.com),<br />
Thư<br />
viện<br />
Vật<br />
lý<br />
(thuvienvatly.com),… Tuy nhiên, việc xây dựng<br />
các trang web phục vụ trực tiếp phổ biến kiến<br />
thức, học tập với nội dung cụ thể trên lớp ít được<br />
phát triển. Về dạy học và phổ biến kiến thức Vật<br />
lý, các trang nổi tiếng có thể kể đến như<br />
HyperPhysics<br />
(http://hyperphysics.phystr.gsu.edu/) của Trường Đại học Georgia State<br />
(Canada),<br />
Physics<br />
2000<br />
(http://www.colorado.edu/physics/2000) của Đại<br />
học Colorado (Mỹ). Ở nước ta, gần đây các<br />
trường như Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh,<br />
Đại học Bách khoa Hà Nội bước đầu xây dựng<br />
môn Vật lý đại cương dưới dạng website nhưng<br />
chủ yếu là cung cấp các kiến thức thông thường.<br />
<br />
Do đó, yêu cầu có một tài liệu hỗ trợ học tập là<br />
cần thiết, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.<br />
Bên cạnh những tài liệu, giáo trình truyền thống,<br />
các tài nguyên trên môi trường Internet ngày càng<br />
được sinh viên đón nhận và khai thác thường<br />
xuyên. Đề tài nghiên cứu nhằm tạo ra một tài liệu<br />
học tập dưới dạng website để giúp sinh viên học<br />
Vật lý đại cương thêm hiệu quả.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Mẫu nghiên cứu<br />
Nội dung kiến thức dựa trên Đề cương chi tiết của<br />
chương trình Vật lý đại cương A1 hiện hành của<br />
Trường Đại học An Giang, có kết hợp với các<br />
giáo trình và tài liệu giảng dạy đã xuất bản.<br />
Các câu hỏi, bài tập dựa trên Ngân hàng Vật lý<br />
đại cương A1 được nhiệm thu của Trường, tác giả<br />
có chọn lọc, lựa chọn một số bài tập từ các tài liệu<br />
trong và ngoài nước.<br />
<br />
Đối với Trường Đại học An Giang, hiện nay<br />
giảng viên bắt đầu chú ý sử dụng và khai thác hệ<br />
thống blog trên hệ thống của trường (blog cá nhân<br />
được phát triển trên nền WordPress do Trung tâm<br />
Tin học quản lý). Các trang blog cá nhân phát<br />
triển mục đích là cập nhật các tài liệu học tập, trao<br />
đổi thông tin với sinh viên và đã mang lại những<br />
hiệu quả nhất định trong giảng dạy. Kết quả<br />
nghiên cứu khoa học, bài viết của giảng viên của<br />
Trường Đại học An Giang “Tài liệu Nội sinh” tại<br />
địa chỉ http://dspace.agu.edu.vn/ cũng được quan<br />
tâm phát triển, hiện có đến 1763 ấn phẩm được<br />
lưu trữ ở đây (tính đến ngày 15/12/2015). Việc<br />
xây dựng website dưới dạng tài liệu hỗ trợ dạy<br />
<br />
Về chọn mẫu khảo sát, tác giả chọn ngẫu nhiên 04<br />
nhóm với tổng số 189 sinh viên (110 nữ, 79 nam)<br />
trong hai năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015 có<br />
học học phần Vật lý đại cương A1. Các sinh viên<br />
sử dụng tài liệu này trong quá trình học Vật lý đại<br />
cương, sau đó họ thực hiện phiếu khảo sát.<br />
2.2 Thiết kế cấu trúc nội dung<br />
Có nhiều cách tổ chức nội dung để người dùng dễ<br />
dàng tiếp cận, truy cập đến các trang được liên kết<br />
nhanh chóng và thuận tiện. Trang web này được<br />
cấu trúc như Hình 1, từ đây người dùng có thể<br />
truy cập đến những nội dung chi tiết trong hệ<br />
thống website.<br />
<br />
Hình 1. Thiết kế theo cấu trúc các nội dung<br />
<br />
114<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 114 – 120<br />
<br />
Trong mỗi đơn vị kiến thức (module), hệ thống cấu trúc các kiến thức theo hướng một tài liệu trong học<br />
tập (Hình 2), gồm các thành phần: Kiến thức (mở đầu, chi tiết kiến thức, tóm tắt), tóm tắt và phần bài tập.<br />
<br />
Hình 2. Thiết kế cấu trúc của từng nội dung<br />
<br />
Về tổng thể, các trang chính trong hệ thống được thiết kế theo sơ đồ Hình 3.<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc các trang chính của website<br />
<br />
2.3 Tóm tắt tiến trình nghiên cứu<br />
Tiến trình nghiên cứu có thể tóm tắt như sơ đồ sau:<br />
<br />
115<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 114 – 120<br />
<br />
Nghiên cứu lược sử<br />
<br />
Nghiên cứu nội dung kiến thức, các kỹ thuật<br />
về xây dựng website<br />
<br />
Xây dựng website và từng bước hoàn thiện<br />
<br />
Phản<br />
hồi<br />
Xuất bản website<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ tóm tắt tiến trình nghiên cứu<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Hệ thống kiến thức vật lý dưới dạng siêu<br />
văn bản<br />
<br />
mỗi module có các phần: phần giới thiệu chung,<br />
các nội dung chi tiết, ví dụ minh họa, tóm tắt kiến<br />
thức và phần bài tập áp dụng. Người dùng có thể<br />
xem chi tiết các nội dung dựa vào mục lục bên trái<br />
hoặc các liên kết được tạo lập giữa các nội dung<br />
liên quan. Dưới đây xin giới thiệu một trong số<br />
các module của website: Động học chất điểm. Các<br />
nội dung chi tiết của website xem ở đĩa kèm theo<br />
hoặc truy cập tại địa chỉ:<br />
<br />
Các kiến thức Vật lý đại cương phần Cơ học và<br />
Nhiệt học được cấu trúc dựa trên đề cương môn<br />
học hiện hành của Trường. Theo đó, nội dung<br />
kiến thức của website chia thành 8 module, gồm:<br />
Tổng quan, Động học chất điểm, Động lực học<br />
chất điểm, Định luật bảo toàn, Vật rắn, Dao động<br />
cơ học, Cơ học chất lưu và Nhiệt học. Cấu trúc<br />
<br />
http://staff.agu.edu.vn/~vvde/physics/ .<br />
<br />
Hình 5. Phần giới thiệu chung của module Động học chất điểm<br />
<br />
116<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 114 – 120<br />
<br />
Hình 6. Một nội dung kiến thức trong module Động học chất điểm<br />
<br />
3.2 Tóm tắt các nội dung<br />
Sử dụng các sơ đồ tóm tắt các nội dung kiến thức của website để hệ thống kiến thức vật lý. Từ trang<br />
chính, người dùng có thể chọn mục Tóm tắt để có thể ôn tập toàn bộ kiến thức của chương trình.<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ cấu trúc các nội dung kiến thức phần Vật lý đại cương A1<br />
<br />
Từ sơ đồ chung này, người dùng có thể liên kết đến các sơ đồ tóm tắt nội dung khác.<br />
3.3 Các gói câu hỏi trắc nghiệm<br />
Sử dụng các hệ thống bài tập để luyện tập, vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập.<br />
<br />
Hình 8. Các gói câu hỏi trắc nghiệm<br />
<br />
117<br />
<br />