intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xếp hạng đại học: Các tiêu chí và việc áp dụng cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xếp hạng đại học: Các tiêu chí và việc áp dụng cho Việt Nam" khảo sát sơ bộ các tiêu chí cơ bản của một số bảng xếp hạng đại học tiêu biểu trên thế giới, có tham khảo đến Việt Nam, từ đó đưa ra khuyến nghị đối với việc xếp hạng đại học ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, gắn liền đào tạo với nhu cầu thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xếp hạng đại học: Các tiêu chí và việc áp dụng cho Việt Nam

  1. XẾP HẠNG ĐẠI HỌC: CÁC TIÊU CHÍ VÀ VIỆC ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM TS. Võ Minh Tuấn* 1 Tóm tắt: Việc xếp hạng đại học (university ranking) có một số tác dụng nhất định, chẳng hạn như nó giúp cho các trường đại học định hướng được mục tiêu đào tạo để xây dựng chiến lược phát triển, góp phần công khai chất lượng và uy tín của các trường để sinh viên, phụ huynh, xã hội có cơ sở tham khảo và lựa chọn. Trên thế giới, đây không phải là điều mới mẻ, nhưng với Việt Nam thì mới chỉ là bắt đầu. Bài viết này sẽ khảo sát sơ bộ các tiêu chí cơ bản của một số bảng xếp hạng đại học tiêu biểu trên thế giới, có tham khảo đến Việt Nam, từ đó đưa ra khuyến nghị đối với việc xếp hạng đại học ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, gắn liền đào tạo với nhu cầu thực tiễn. Từ khóa: Tiêu chí, xếp hạng, đại học, thế giới, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại sao sự quan tâm đến xếp hạng đại học ở Việt Nam ngày càng tăng? Có ba lý do cơ bản cho điều này: thứ nhất, do sự giao lưu đa dạng và mật thiết giữa các quốc gia hiện nay đã làm xuất hiện nhu cầu so sánh chất lượng của các trường đại học ở các quốc gia khác nhau và ở bản thân mỗi quốc gia; thứ hai, do sự cạnh tranh về giáo dục đại học khiến các trường phải quan tâm đến vị trí của mình trong bảng xếp hạng và xem đó là mục tiêu để nâng cao uy tín tuyển sinh; và thứ ba, do các quốc gia ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng về thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng đại học như một chỉ báo quan trọng cho trình độ phát triển giáo dục đại học trong nước. Vì thế, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu sắc, không một quốc gia, một trường đại học nào có thể đứng ngoài cuộc chơi xếp hạng này, cho dù việc xếp hạng vẫn có một vài bất cập nhất định. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Học viện Ngân hàng.
  2. 108 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Khảo sát, phân tích, tổng hợp là ba phương pháp được sử dụng lần lượt và kết hợp trong bài viết này. Khảo sát nhằm tìm kiếm các tiêu chí xếp hạng đại học của một số bảng xếp hạng đại học tiêu biểu trên thế giới, có tham khảo đến Việt Nam, từ đó sẽ phân tích nhằm rút ra (tổng hợp) được những điểm chung trong việc xếp hạng đại học, và đó sẽ là căn cứ để đưa ra khuyến nghị đối với việc xếp hạng đại học ở Việt Nam. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về xếp hạng đại học Trên thế giới, mà chủ yếu là ở các nước phát triển, việc xếp hạng đại học đã được thực hiện cách đây gần 40 năm, và trở thành công việc thường niên của một số tổ chức xếp hạng độc lập. Lần đầu tiên, vào năm 1983, đã xuất hiện bảng xếp hạng đại học USNER của Mỹ. Từ đó trở đi, bảng xếp hạng đại học đã trở thành mối quan tâm thường niên của các trường đại học và các quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có những tổ chức xếp hạng đại học uy tín, ở các cấp độ khác nhau (quốc tế, khu vực, quốc gia), như THE của Anh, ARWU của Trung Quốc, Webometrics của Tây Ban Nha. Để xếp hạng đại học, các bảng xếp hạng của các tổ chức này thường dựa trên một tổ hợp những chỉ số về cơ bản là giống nhau, từ đó đưa ra các danh sách, được gọi là top 100, top 200, top 400, top 500, xếp hạng thứ bậc của các trường đại học. Bên cạnh đó, còn xếp hạng theo lĩnh vực đào tạo của các trường. 3.2. Các tiêu chí xếp hạng đại học của một số tổ chức tiêu biểu 3.2.1. U.S. News Education Rankings (USNER) Vào năm 1983, tạp chí U.S. News đã đi tiên phong trong việc xếp hạng các trường đại học Mỹ với bảng xếp hạng USNER, và kể từ năm 1987, U.S. News công bố việc xếp hạng thường niên. Phương pháp xếp hạng của U.S. News dựa trên dữ liệu thu nhận được từ hai nguồn: từ những cuộc điều tra hằng năm, từ trang web của các trường (khoảng 1800 trường). U.S. News cũng căn cứ một phần vào ý kiến của giảng viên và nhân viên các trường đại học. Các tiêu chí xếp hạng đại học có thể được U.S. News điều chỉnh phần nào qua mỗi năm, nhưng nhìn chung U.S. News không thay đổi các tiêu chí cơ bản của USNER, như: tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp trong tương quan với số sinh viên nhập học cùng khóa đó, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, nguồn lực giảng viên (căn cứ vào tỉ lệ sinh viên/ giảng viên, số lượt trích dẫn bài báo khoa học), danh tiếng học thuật.
  3. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 109 USNER dành trọng số khá cao cho các tiêu chí liên quan đến sinh viên. Năm 2021, các tiêu chí xếp hạng dựa trên 6 tiêu chí với các trọng số như sau: 1. Hiệu quả (nợ sinh viên, tính năng động xã hội, tỉ lệ tốt nghiệp): 40%. 2. Nguồn lực giảng viên (quy mô, tỉ lệ giảng viên/ sinh viên, tỉ lệ giảng viên cơ hữu, thu nhập của giảng viên): 20%. 3. Ý kiến chuyên gia: 20%. 4. Nguồn lực tài chính: 10%. 5. Tỉ lệ sinh viên giỏi: 7%. 6. Sự hài lòng của cựu sinh viên: 3%. Là một tạp chí đa lĩnh vực, nên US News còn xếp hạng cả các trường sau đại học, trường trung học, các chương trình học trực tuyến, thậm chí các bệnh viện, giao thông vận tải (U.S. News, 2021). 3.2.2. QS World University Rankings (QS) QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín trên thế giới. Quacquarelli Symonds bắt đầu thực hiện bảng xếp hạng QS từ năm 2004, và được công bố thường niên vào tháng 9. QS có ba bảng xếp hạng: top 400 và top 600 thế giới, top 300 châu Á. Ngoài ra, có thể có 601+, và có lúc lên đến 701+. Bảng xếp hạng QS khá quy mô, với một đội ngũ hơn 200 nhân viên làm việc tại các văn phòng ở Anh (trụ sở chính), Mỹ, Pháp, Đức, Australia, Singaporere, Trung Quốc, Nam Phi, Tây Ban Nha. Để xếp hạng đại học, QS tiến hành các cuộc khảo sát toàn cầu, phỏng vấn trên 70.000 nhà khoa học để họ giúp chỉ ra các trường đại học tốt nhất trong lĩnh vực của họ, trừ trường của chính họ. Để đánh giá về danh tiếng của
  4. 110 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng, QS khảo sát hơn 40.000 tổ chức đang sử dụng lao động trình độ đại học trên thế giới để họ giúp chỉ ra các trường đại học cung cấp sinh viên tốt nghiệp khiến họ hài lòng nhất. Năm 2021, khi xếp hạng các trường đại học, QS đã dựa trên 6 tiêu chí chủ yếu với các trọng số như dưới đây: 1. Danh tiếng học thuật: 40%. 2. Danh tiếng tuyển dụng (sinh viên tốt nghiệp): 10%. 3. Tỉ lệ giảng viên/ sinh viên: 20% 4. Số lượt trích dẫn bài báo khoa học: 20%. 5. Tỉ lệ giảng viên quốc tế: 5%. 6. Tỉ lệ sinh viên quốc tế: 5%. Quacquarelli Symonds không chỉ xếp hạng các trường đại học, mà còn xếp hạng cả các môn học và các chuyên ngành đào tạo, do đó nó cung cấp cho người ta những kết quả xếp hạng tương đối chuyên sâu (QS top universities, 2021). 3.2.3. Times Higher Education (THE) THE là bảng xếp hạng do tạp chí Times Higher Education hợp tác thực hiện với Quacquarelli Symonds (giai đoạn 2004-2009, sử dụng 6 tiêu chí), và sau đó chấm dứt để chuyển sang hợp tác với Thomson Reuters (từ năm 2010 đến nay, sử dụng 13 tiêu chí). THE là bảng xếp hạng đại học có uy tín, xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới, nó tập trung đánh giá những sứ mệnh cốt lõi của trường đại học: giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt tri thức, và triển vọng quốc tế. Để xếp hạng top 400 trường của thế giới, có 50 chuyên gia từ 15 quốc gia tham gia.
  5. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 111 Có 6 tiêu chí và trọng số xếp hạng của THE (giai đoạn 2004-2009, hợp tác với Quacquarelli Symonds): 1. Đánh giá của giới học thuật từ các trường khác: 40%. 2. Số sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ty toàn cầu: 10%. 3. Giảng viên nước ngoài: 5%. 4. Sinh viên nước ngoài: 5%. 5. Tỉ lệ sinh viên/ giảng viên: 20%. 6. Số lượt trích dẫn bài báo khoa học/ giảng viên: 20%. Có 13 tiêu chí và trọng số xếp hạng của THE (giai đoạn từ 2010 trở đi, hợp tác với Thomson Reuters): 1. Thu nhập từ ngành kinh doanh (trên mỗi giảng viên): 2,5%. 2. Tỉ lệ giảng viên quốc tế: 3%. 3. Tỉ lệ sinh viên quốc tế: 2%. 4. Danh tiếng giảng dạy: 15%. 5. Giải thưởng các loại: 6%. 6. Tỉ lệ sinh viên chưa tốt nghiệp các khóa: 4,5%. 7. Thu nhập: 2,25%. 8. Tỉ lệ sinh viên chưa tốt nghiệp mỗi khóa: 2,25%. 9. Các nghiên cứu nổi tiếng: 19,5%. 10. Thu nhập từ nghiên cứu: 5,25%. 11. Giải thưởng nghiên cứu: 4,5%. 12. Thu nhập nghiên cứu công cộng/tổng cộng: 0,75%. 13. Lượt trích dẫn các bài báo: 32,5% (THE, 2021).
  6. 112 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THE còn xây dựng một bảng xếp hạng chuyên biệt 100 Under 50 Rankings dành cho các trường đại học được thành lập dưới 50 năm. Mục tiêu là khuyến khích các trường này có một sân chơi riêng, từ đó nỗ lực cải thiện thành tích. Bảng xếp hạng này gồm 13 tiêu chí xếp thành 5 nhóm nội dung: giảng dạy, nghiên cứu, trích dẫn bài báo khoa học, thu nhập sau tốt nghiệp, và triển vọng quốc tế (THE, 2015). 3.2.4. Academic Ranking of World Universities (ARWU) Bảng xếp hạng ARWU của Shanghai JiaoTong University (SJTU) được xây dựng từ năm 2003, xếp hạng các trường đại học của Trung Quốc trong hệ thống đại học quốc tế để làm căn cứ xác định chính sách cải cách giáo dục đại học của quốc gia này. ARWU cung cấp danh sách top 500 trong khoảng 1200 trường được xếp hạng. Bộ tiêu chí xếp hạng của ARWU gồm 6 nội dung với các trọng số như sau. 1. Số cựu sinh viên tốt nghiệp đạt giải Nobel và Field: 10%. 2. Số giảng viên đạt giải Nobel và Field: 20%. 3. Số lượt trích dẫn bài báo khoa học: 20%. 4. Số bài báo khoa học (theo tạp chí Nature và Science): 20%. 5. Số bài báo khoa học (theo tạp chí trong danh bạ SGE, SSCT): 20%. 6. Thành tựu của giảng viên và đội ngũ: 10%. ARWU chỉ dựa vào các tiêu chí có liên quan đến thành tích nghiên cứu khoa học và thành tích đào tạo của các trường, với các số liệu được lấy từ bên thứ ba cung cấp chứ không phải do các trường cung cấp (Shanghairanking, 2021). ARWU ngày càng có uy tín trên thế giới cũng như ở châu Á, được đánh giá là bảng xếp hạng có tính khách quan và tin cậy. Một số học giả Việt Nam đã đề nghị Việt Nam nên tham khảo bảng xếp hạng này khi xây dựng bộ tiêu chí xếp hạng đại học của mình.
  7. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 113 3.2.5. Maclean Usiversity Ranking (MUR) Maclean Usiversity là một trường đại học ở Canada, đưa ra bảng xếp hạng thường niên của mình cho các trường đại học ở Canada, mục đích để sinh viên có căn cứ lựa chọn trường phù hợp. Do đó, MUR tập trung vào các tiêu chí liên quan đến việc giảng dạy và học tập như thành tích học tập, quy mô lớp học, thư viện, còn thành tích nghiên cứu khoa học thì ít quan tâm hơn. MUR đưa ra 6 tiêu chí với các trọng số như dưới đây: 1. Thành tựu học thuật của sinh viên: 23%. 2. Quy mô lớp học, sự liên lạc giữa giảng viên và sinh viên: 17%. 3. Trình độ và danh tiếng của đội ngũ giảng viên: 17%. 4. Tài chính: 12%. 5. Danh tiếng của cựu sinh viên: 19%. 6. Thư viện: 12%. Không chỉ xếp hạng đại học nói chung, mà MUR còn xếp hạng các trường trong từng lĩnh vực đào tạo như sinh học, kinh doanh, khoa học máy tính, giáo dục, cơ khí, khoa học môi trường, toán học, tâm lý… (Maclean’s, 2021). 3.2.6. Webometrics Từ năm 2004, Cybermetrics lab, một tổ chức nghiên cứu của Tây Ban Nha, định kỳ vào tháng 1 và tháng 7 hằng năm, công bố bảng xếp hạng đại học Webometrics.
  8. 114 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Bên cạnh việc xếp hạng các trường đại học trên thế giới, Webometrics còn xếp hạng các trường đại học theo khu vực như Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á, Ả rập, châu Phi... Điểm đặc thù của bảng xếp hạng đại học này là dựa trên trang web của các trường đại học trên thế giới. Mục tiêu của việc xếp hạng là nhằm cải tiến và nâng cao các thành tựu về giảng dạy, học tập, và nghiên cứu khoa học của trường đại học trên trang web, thúc đẩy việc truy cập mở các ấn bản khoa học. Các tiêu chí xếp hạng có được từ các kết quả định lượng được cung cấp bởi các công cụ tìm kiếm, bao gồm: 1. Kích cỡ: số trang nội dung xuất hiện dưới cùng một tên miền của trường trên các công cụ tìm kiếm: Google, Yahoo, Live search & exalead: 20%. 2. Khả năng nhận diện: số lượng các đường dẫn từ bên ngoài đến các kết nối bên trong trên một tên miền của trường: 50%. 3. Các tệp dạng RTF: các nghiên cứu được đưa lên trang web dưới dạng các tệp có các định dạng như Adobe Acrobat (.pdf), Adole Postscript (.ps), Microsoft Word (.doc,.docx), và Microsoft Powerpoint (.ppt): 15%. 4. Nội dung học thuật: số bài báo và lượt trích dẫn cho một ngành khoa học được cung cấp bởi Google scholar: 15%. Mặc dù chỉ quan tâm đến các chỉ số đặc trưng cho khả năng xuất bản và công bố các kết quả đào tạo và nghiên cứu trên web, nhưng Webometric cũng có sự tương đồng nhất định với các bảng xếp hạng khác. Ngoài việc căn cứ vào thông tin khoa học mà trường đại học công bố trên website của mình, Webometrics còn sử dụng cả dữ liệu của SCImago về thông tin khoa học mà các nhà khoa học của trường đó công bố trên hệ thống tạp chí Scopus (Ranking web of universities, 2021).
  9. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 115 Việc xếp hạng đại học dựa trên độ đo Webometrics thể hiện được tính khách quan, với chỉ số phong phú, phạm vi xếp hạng rộng hơn so với các bảng xếp hạng đại học theo phương pháp truyền thống (điều tra, sử dụng bảng hỏi). Cho đến nay, mỗi lần xếp hạng, Webometrics đã xếp hạng gần 24.000 trường đại học trên thế giới, điều mà chưa bảng xếp hạng đại học nào làm được. Việt Nam cũng có một số cơ sở giáo dục đại học lọt vào bảng xếp hạng này như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Đà Nẵng... nhưng thứ hạng còn khiêm tốn. 3.3. Vấn đề xếp hạng đại học ở Việt Nam Từ năm 2005, vấn đề xếp hạng đại học bắt đầu được quan tâm, qua các hội thảo khoa học, các mô hình thử nghiệm về xếp hạng đại học. Nó đã được chính thức hóa bởi Nghị định số 73/2015/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học”, ký ngày 8-9-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 25-10-2015. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được phân thành ba tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tiếp tục được xếp vào một trong ba hạng của khung xếp hạng từ cao xuống thấp: hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm cao nhất, hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở giáo dục đại học không thuộc hạng 1 và 3, hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm thấp nhất. Việc phân tầng này được thực hiện theo chu kỳ 10 năm và việc xếp hạng cơ sở giáo dục được thực hiện theo chu kỳ 2 năm. Gần đây, một số nghiên cứu tiếp tục đề xuất các tiêu chí xếp hạng đại học, trong đó đáng chú ý có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình xếp hạng các trường đại học Việt Nam của Lê Ngọc Lan (2017), đưa ra 7 tiêu chí xếp hạng đại học như sau: 1. Giảng viên (tỉ lệ giảng viên/ sinh viên; tỉ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ/ tổng số giảng viên cơ hữu): 15.5%. 2. Nghiên cứu khoa học (tỉ lệ kinh phí thu được từ nghiên cứu khoa học/ tổng nguồn thu; số lượng công trình nghiên cứu khoa học công bố quốc tế; số lượng đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo, sách đã công bố/ xuất bản): 13%. 3. Sinh viên (tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp; tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng): 17.5%. 4. Cơ sở vật chất (diện tích trung bình phục vụ học tập/sinh viên; tổng số đầu sách phục vụ học tập và nghiên cứu): 15%. 5. Tài chính: 10%.
  10. 116 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 6. Kiểm định (các chương trình đào tạo đạt các chứng nhận kiểm định cấp quốc gia, quốc tế): 14%. 7. Quốc tế hóa (tỉ lệ giảng viên quốc tế/ giảng viên cơ hữu; tỉ lệ sinh viên quốc tế/tổng số sinh viên; tỉ lệ sinh viên, giảng viên tham gia các chương trình trao đổi học thuật quốc tế): 15%.   3.4. Nhận xét về các tiêu chí xếp hạng chủ yếu Nhìn chung, tùy theo góc độ tiếp cận và mục đích mà các bộ tiêu chí xếp hạng đại học có thể sẽ khác nhau đôi chút, nhưng về cơ bản thì có những điểm tương đồng. Có thể xem xét các bộ tiêu chí từ một trong hai góc độ sau. Từ góc độ thứ nhất, việc xếp hạng đại học thường căn cứ trên ba nhóm nội dung chính, mỗi nhóm nội dung này lại tiếp tục được chia thành các tiêu chí nhỏ hơn. Về trọng số đánh giá cho mỗi tiêu chí, tùy theo mục đích của tổ chức thực hiện việc xếp hạng mà sẽ có phần nào sự khác biệt. Nhóm nội dung chính thứ nhất chủ yếu đánh giá chất lượng đầu vào (liên quan đến tiêu chí tuyển sinh, năng lực của sinh viên nhập học, năng lực của trường đại học), bao gồm ba nội dung cụ thể như sau. 1. Chất lượng đầu vào của sinh viên, bao gồm năng lực học thuật và các hoạt động khác. 2. Đánh giá trong, được thực hiện bởi các sinh viên và giảng viên của mỗi trường. 3. Đánh giá ngoài, được thực hiện bởi các thiết chế (nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội) và các cá nhân có uy tín. Nhóm nội dung chính thứ hai tập trung vào việc đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học (liên quan đến điểm số trung bình, tỉ lệ tốt nghiệp và hạng tốt nghiệp của sinh viên, tỉ lệ sinh viên/giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên, thành tựu nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất), bao gồm ba nội dung cụ thể như sau.
  11. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 117 1. Nguồn lực học thuật, bao gồm các thành tựu của sinh viên và giảng viên, việc đảm bảo nguồn tài chính và tài nguyên học tập. 2. Chất lượng và quy trình giảng dạy - nghiên cứu - học tập, nhóm cơ sở vật chất -dịch vụ giáo dục. 3. Chất lượng đào tạo sinh viên, căn cứ tỉ lệ giảng viên/sinh viên, thư viện, và cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhóm nội dung chính thứ ba coi trọng việc đánh giá chất lượng đầu ra (liên quan đến tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng lao động, mức thu nhập trung bình của sinh viên tốt nghiệp có việc làm), bao gồm ba nội dung cụ thể như sau. 1. Chất lượng nghiên cứu và chuyển giao tri thức khoa học, căn cứ số bài báo khoa học, lượt trích dẫn, hiệu quả thực tế. 2. Chất lượng và hiệu quả đầu ra của sinh viên, mức độ hài lòng của cựu sinh viên, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm. 3. Mức độ phục vụ cộng đồng và quốc tế hóa của trường đại học, căn cứ các công trình trực tiếp phục vụ cộng đồng, tỉ lệ sinh viên và giảng viên quốc tế. Từ góc độ thứ hai, là dù có bao nhiêu tiêu chí xếp hạng đại học đi nữa, thì trong các bảng xếp hạng đại học trên thế giới, đều có thể thấy 8 chỉ số sau, thường được sử dụng và có trọng số cao nhất, như dưới đây. 1. Đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài trường đại học. 2. Đánh giá của các nhà tuyển dụng. 3. Số lượng công trình khoa học và chỉ số trích dẫn. 4. Tỉ lệ sinh viên/ giảng viên. 5. Thư viện và tài nguyên học liệu. 6. Tỉ lệ sinh viên quốc tế và sinh viên trao đổi. 7. Tỉ lệ giảng viên quốc tế và giảng viên trao đổi. 8. Mức độ hài lòng của sinh viên và cựu sinh viên. 4. Kết luận và khuyến nghị Căn cứ từ nội dung nghiên cứu đã trình bày trên đây, xin đưa ra hai kết luận kèm theo khuyến nghị. Thứ nhất, các bảng xếp hạng đại học trên thế giới tỏ ra tương đối đa dạng và có những sự khác biệt đáng kể về cả tiêu chí, trọng số lẫn mục đích, phương pháp xếp
  12. 118 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP hạng. Do đó có những trường thay đổi thứ hạng đáng kể trong cùng một thời điểm ở những bảng xếp hạng khác nhau. Tuy nhiên, giữa các bảng xếp hạng vẫn có những tiêu chí tương đối thống nhất, và do đó góp phần đánh giá tương đối khách quan thứ hạng của các trường đại học. Những tiêu chí này tập trung vào ba nhóm nội dung chính như đã thảo luận ở trên. Vì vậy, có thể coi ba nhóm nội dung chính này là mẫu số chung nhằm tham khảo khi xây dựng và áp dụng cho việc xếp hạng đại học Việt Nam. Và có thể cho phép tồn tại các bảng xếp hạng đại học khác nhau, thay vì chỉ có một bảng xếp hạng từ một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm phát huy tối đa nguồn lực xã hội. Thứ hai, việc xếp hạng đại học, bên cạnh ý nghĩa tích cực của nó, cũng không phải là không có những hạn chế nhất định. Các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học Việt Nam, vốn có những đặc thù khác nhau về mục tiêu đào tạo, do đó không một bảng xếp hạng nào có thể đánh giá được một cách tuyệt đối chính xác về thứ hạng trường đại học một cách tổng quát. Chưa kể, mỗi bảng xếp hạng lại thiên về một mục đích khác nhau, do đó đưa ra các phương pháp, tiêu chí xếp hạng khác nhau, dẫn đến một trường đại học có thứ hạng cao trong lĩnh vực này nhưng lại có thứ hạng thấp ở lĩnh vực khác, và bản thân thứ hạng của trường đó cũng có sự thay đổi tùy thuộc mỗi bảng xếp hạng. Bởi thế, các bảng xếp hạng đại học có những giá trị nhất định của mình và rất cần thiết, nhưng chỉ nên coi đó là mang tính tham khảo cho một số mục đích nhất định, như để xác lập căn cứ cho sự định hướng trường đại học, để tuyển sinh và lựa chọn ứng tuyển, chứ không nên cho đó là căn cứ cơ bản, thậm chí duy nhất, để xác lập chất lượng và thứ hạng của một trường đại học, dẫn đến việc chỉ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực mà tiêu chí đề cập, thay vì chú ý phát triển chất lượng toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Ngọc Lan (2017), Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình xếp hạng các trường đại học Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B2015-08-20. 2. Maclean’s (2021), http://www.macleans.ca/education/unirankings. 3. QS top universities (2021), http://www.topuniversities.com/qs-world-university-rankings. 4. Ranking web of universities (2021), http://www.webometrics.info/en. 5. Shanghairanking (2021), http://www.shanghairanking.com/. 6. The (2015), https://www.timeshighereducation.com/news/100-under-50-rankings-2015-results/ 2019939.article. 7. The (2021), https://www.timeshighereducation.com. 8. U.S. News (2021), http://www.usnews.com/education.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0