intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng trẻ hóa tội phạm đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định Bộ luật Hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng trẻ hóa tội phạm đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

  1. XU HƯỚNG TRẺ HOÁ TỘI PHẠM ĐỐI VỚI TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC, QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Trương Hoàng Thắng Nguyễn Hải Hậu Huỳnh Đức Huy Tóm tắt: Tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân luôn là nhóm tội phạm cực kỳ nguy hiểm mang lại mối nguy hại đối với chính phủ, nhà nước và gây chia rẽ sâu sắc trong xã hội Việt Nam. Bài viết trình bày thực trạng tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định Bộ luật Hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Từ khóa: Quyền tự do, dân chủ, lợi ích hợp pháp, Nhà nước, cá nhân, tổ chức. 1. Đặt vấn đề Tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân luôn là nhóm tội phạm cực kỳ nguy hiểm mang lại mối nguy hại đối với chính quyền, nhà nước và gây chia rẽ sâu sắc trong xã hội Việt Nam. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam có nhiều vụ án với các bị cáo là người dưới 18 tuổi thực hiện thuộc trường hợp phạm tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ internet hiện nay, các đối tượng xấu đã thực hiện thủ đoạn tinh vi khi nhắm vào đối tượng là người chưa thành niên - nhóm người dễ bị nổi loạn, dễ bị kích động nhằm thực hiện các hành vi phạm tội. Các đối tượng tiếp cận bằng cách tuyên truyền, dụ dỗ thông qua các phương tiện truyền thông, các trang web đen… làm sai lệch tư tưởng, suy nghĩ, đạo đức của người chưa thanh niên dẫn đến những hành vi bồng bột, trái với quy định của pháp luật, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, chính quyền nhà nước. Ðể đảm bảo một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh với những hành vi nêu trên nhất thiết phải chịu những chế tài xử lý nghiêm khắc. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền kiến thức pháp luật và nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong cộng đồng cũng cần được quan tâm. Bởi đó là cách thức bền vững và hữu hiệu để bảo đảm an ninh trật tự, an  Sinh viên lớp Luật K45G, SĐT :0829472478.  Sinh viên lớp Luật K45G.  Sinh viên lớp Luật K45G. 251
  2. toàn xã hội cho mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng, cũng như góp phần tăng cường ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, đất nước. 2. Khái quát chung về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 2.1. Khái quát chung về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Quyền tự do, dân chủ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bao gồm nhiều quyền khác nhau như: quyền được sống, quyền được học tập, quyền được bầu cử, quyền được ngôn luận, quyền tự do hội họp, lập hội, quyền được tự do tín ngưỡng, … Trong thời gian qua, tội phạm thực hiện tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ngày càng nhiều. Điều này gây ra thực trạng đáng báo động trong xã hội. Có nhiều ý kiến cho rằng: “Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, các quyền tự do, dân chủ của công dân ngày càng được đề cao, coi trọng. Bên cạnh những mặt tích cực, có không ít những người có mục đích, ý đồ xấu, thiếu trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng, cố tình lợi dụng các quyền tự do, dân chủ của bản thân để làm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Trong đó đặc biệt là các đối tượng, phần tử cơ hội, phản động, thường xuyên núp bóng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước.” 1Điều này đang đúng khi tình hình về tội phạm ngày càng trở nên phức tạp và diễn biến khôn lường trong giai đoạn hiện nay. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do, dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đây là một tội thuộc nhóm tội về trật tự quản lý hành chính được quy định tại điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó tội phạm này được quy định như sau: “Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Theo đó, các yếu tố cấu thành tội phạm trên có thể phân tích như sau: 1 Theo: http://congan.sonla.gov.vn/yeu-sach-doi-xoa-bo-toi-loi-dung-cac-quyen-tu-do-dan-chu-xam-pham-loi-ich- cua-nha-nuoc-quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-to-chuc-ca-nhan-theo-quy-dinh-tai-dieu-331-bo-luat-hinh-su/ truy cập ngày 20/10/2023 252
  3. * Khách thể Tội phạm này xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ của mình do Hiến pháp quy định. * Mặt khách quan của tội phạm Người phạm tội có hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tội giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các quyền tự do, dân chủ nêu trên là những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Đa số mọi công dân đều sử dụng các quyền này để bảo vệ lợi ích của mình nhưng không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác. Tuy nhiên, cũng có người vì động cơ cá nhân hay những động cơ khác đã “lợi dụng” các quyền đó để xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác. Có thể người phạm tội viết báo để đả kích cơ quan Nhà nước, tung tin không có thật gây hoang mang trong nhân dân, khiếu nại, tố cáo, …gây mất uy tín cho cán bộ công chức, … Điều luật không quy định “xâm phạm” là như thế nào và ở mức độ nào thì mới cấu thành tội phạm. Việc đánh giá trong những trường hợp cụ thể sẽ là cần thiết. – Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi trên và xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Cần phải có hướng dẫn cụ thể thế nào là “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong quá trình triển khai áp dụng, từ đó tránh ngăn chặn sự tuỳ tiện từ phía các cơ quan chức năng, xâm hại đến quyền tự do dân chủ của cá nhân. Bởi cấu thành của tội này rất định tính, các quyền tự do dân chủ của cá nhân có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng cường dân chủ và phản biện xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước. Tội phạm này cần phân biệt với tội vu khống (Điều 156). Ở tội vu khống, người phạm tội nhận thức được tin mà mình loan truyền là bịa đặt, không có thật và nhằm xâm phạm đanh dự, nhân phẩm của đối tượng cụ thể. Trong tội phạm này, người phạm tội không biết tin mình loan truyền là sai sự thật (có thể sai sự thật nhưng người phạm tội không biết), những thông tin không được công khai, thuộc bí mật Nhà nước, tuy nhiên người phạm tội đã loan truyền ra ngoài. * Mặt chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Vì thế, nếu hành vi này kèm theo mục đích “chống chính quyền nhân dân” thì phải bị truy cứu về tội phạm tương ứng. * Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Trong những năm qua số người và số vụ án phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đang gia 253
  4. tăng một cách nhanh chóng. Vấn đề về tội phạm này đang là mối nguy hại cho xã hội cũng như là thách thức đối với các nhà làm luật, các cơ quan chức năng trong việc quản lý và xử lý tội phạm. 2.2. Thực trạng Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hiện nay Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, một số đối tượng cơ hội thường xuyên dùng thủ đoạn lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng để ra sức đả kích, xuyên tạc hoạt động của hệ thống chính trị mà trực tiếp nhất là nhắm vào các cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Ðiều 331 Bộ luật Hình sự "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" hiện đang là mục tiêu hướng đến của các đối tượng chống phá. Lợi dụng những sự việc gây chú ý dư luận về phát ngôn, ứng xử, hoạt động xã hội của một số cá nhân, nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, những sự việc liên quan đến một số cá nhân bị khởi tố và xử lý theo Ðiều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam như trường hợp Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm "Báo Sạch"; Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ðại Nam cùng một số cá nhân liên quan..., một số trang mạng phản động lập tức lớn tiếng rêu rao, xuyên tạc, đòi xóa bỏ Ðiều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017). Cụ thể là sau khi phiên tòa xét xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh và đồng phạm là thành viên nhóm "Báo Sạch" kết thúc, một tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại lập tức đăng tải bài viết: "Vụ xử "Báo Sạch": Việt Nam đừng nên coi truyền thông là kẻ thù". Bài báo đã dẫn lời một cá nhân của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) để quy kết Việt Nam ngăn cản "tự do ngôn luận", từ đó đòi có một sự cải cách trong thực thi quyền công dân. Hay liên quan đến vụ việc Nguyễn Phương Hằng cùng một số đối tượng tổ chức nhiều buổi livestream với nội dung thông tin không kiểm chứng, xâm phạm đời tư của người khác đã bị cơ quan chức năng tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, một số tổ chức, hội nhóm phản động đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, kích động, vu khống các lực lượng chức năng. Ðiển hình như trên facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân cho rằng: "Công an sử dụng Ðiều 331 để khởi tố bà Hằng là sai trái". Còn trang RFA đã phỏng vấn một số cá nhân tự phong là "nhà dân chủ", thiếu thiện chí với Việt Nam, đã chỉ trích Nhà nước, chính quyền, và cho rằng việc bắt Nguyễn Phương Hằng theo Ðiều 331 là "không hợp lý". Các đối tượng không ngừng rêu rao luận điệu nhằm xuyên tạc Ðiều 331 Bộ luật Hình sự là "phục vụ thủ đoạn của chính quyền cộng sản. Các cơ quan chức năng thực 254
  5. hiện theo Ðiều 331 Bộ luật Hình sự là vi phạm quyền tự do dân chủ, nhân quyền". Từ đó quy kết: "Ở Việt Nam, pháp luật không hề tồn tại, quyền dân chủ ở Việt Nam bị bóp nghẹt"; đồng thời kêu gọi đòi xóa bỏ điều luật này với lập luận rằng "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ - một điều luật hoàn toàn thừa thãi", "đây là điều luật mơ hồ", "được tạo ra để chụp mũ lên bất kỳ đối tượng nào mà Việt Nam muốn trừng trị", "cần xóa bỏ điều luật này khỏi Bộ luật Hình sự, ...”. Một thủ đoạn quen thuộc được các đối tượng chống phá tiếp tục sử dụng đó là "tôn vinh" những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật bằng những cái tên mỹ miều như "nhà dân chủ", "nhà phản biện", "luật sư nhân quyền", để rồi lớn tiếng cho rằng việc bắt giam những người này là "vi phạm dân chủ, nhân quyền". Có thể nhận thấy mục đích mà các đối tượng kêu gọi xóa bỏ Ðiều 331 Bộ luật Hình sự là nhằm đưa các đối tượng chống phá ra ngoài vòng pháp luật; xuyên tạc hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng để hạ bệ, bôi nhọ hệ thống pháp luật Việt Nam, chính quyền các cấp, hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với cơ quan công quyền, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng, vai trò quản lý của Nhà nước.2 3. Thực trạng và nguyên nhân xu hướng trẻ hoá tội phạm đối với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 3.1. Thực trạng trẻ hoá tội phạm đối với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết trong ba năm, từ 2016 đến 2018, toàn quốc đã phát hiện 13.794 vụ với 20.367 đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể chia ra một số tội danh như sau: giết người là 183 vụ với 293 đối tượng; cướp tài sản là 475 vụ với 830 đối tượng; cưỡng đoạt tài sản là 88 vụ với 111 đối tượng; cố ý gây thương tích là 2.017 vụ với 3.797 đối tượng; trộm cắp tài sản là 5.565 vụ với 7.611 đối tượng; cướp giật tài sản là 505 vụ với 627 đối tượng3. Cũng theo thống kê của Bộ Công an giai đoạn từ năm 2018 đến quý I/2021, cả nước ghi nhận hơn 10.000 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với 16.000 đối tượng có liên quan. Trong đó, nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm đến 95%. 4Đặc biệt chú ý hơn khi tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân với bản chất là nhóm tội phạm về quản lý trật tự hành chính có tỉ lệ thông thường người phạm tội chủ yếu là người đã thành niên 2 Theo: https://nhandan.vn/loi-dung-quyen-tu-do-dan-chu-de-chong-pha-dat-nuoc-post745580.html, truy cập ngày 10/11/2023 5 Theo: https://lsvn.vn/toi-pham-la-nguoi-chua-thanh-nien-va-cac-giai-phap-han-che1664379544.html, truy cập ngày 22//10/2023 6 Theo: https://tiengchuong.chinhphu.vn/bao-dong-tinh-trang-thanh-thieu-nien-pham-toi-gia-tang- 113220719162948517.htm, truy cập ngày 22/10/2023 255
  6. nay đã bắt đầu manh nha xuất hiện với những đối tượng phạm tội là người chưa thành niên dưới 18 tuổi.Đây cũng là một điều khá mới mẻ và có thể dự đoán từ trước khi bản chất tội phạm này có liên quan rất lớn đến các quyền tự do, dân chủ là những quyền cơ bản của con người cộng thêm việc trong thời gian gần đây khi mạng xã hội đang là công cụ phổ biến để các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù số người chưa thành niên phạm tội lợi dụng quyền tự do dân, chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chưa nhiều nhưng trong những năm qua đã bắt đầu xuất hiện những vụ phạm tội là người dưới 18 tuổi, có thể kể đến một số vụ án sau đây: - Vụ án Nguyễn Thị Thùy Dung (sinh năm 2005, trú tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ xử phạt 18 tháng tù giam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Theo cáo trạng, từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020, Dung đã sử dụng các tài khoản Facebook "Thùy Dung", "Dung Nguyễn" để đăng tải, chia sẻ các bài viết có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. - Vụ án Nguyễn Văn Đông (sinh năm 2004, trú tại phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM) bị Tòa án nhân dân quận 12, thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 15 tháng tù treo về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Theo cáo trạng, từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020, Đông đã sử dụng các tài khoản Facebook "Nguyễn Văn Đông", "Đông Nguyễn" để đăng tải, chia sẻ các bài viết có nội dung phỉ báng, công kích Đảng, Nhà nước và các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. - Vụ án Trần Thị Thu Hằng (sinh năm 2003, trú tại xã Phú Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) bị Tòa án nhân dân huyện Phú Lương xử phạt 12 tháng tù treo về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Theo cáo trạng, từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020, Hằng đã sử dụng các tài khoản Facebook "Hằng Trần", "Trần Hằng" để đăng tải, chia sẻ các bài viết có nội dung xúc phạm, vu khống Đảng, Nhà nước và các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Có thể thấy rằng, điểm chung của các vụ án này là các đối tượng phạm tội là người chưa thành niên và đều sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi phạm tội. Đây là một điều đáng báo động đối với giới trẻ hiện nay cũng như là lời cảnh tỉnh đến các cấp chính quyền trong việc quản lý và xử lý tội phạm, đặc biệt là vấn đề phạm tội trên không gian mạng. Xu hướng trẻ hóa ở tội phạm này đã và đang là thách thức lớn cho các nhà làm luật cũng như các cơ quan chức năng trong việc xử lý tội phạm. 256
  7. 3.2. Nguyên nhân xu hướng trẻ hoá tội phạm đối với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việc người chưa thành niên phạm tội lợi dụng quyền tự do dân, chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước tổ chức, cá nhân dẫn đến nguy cơ có xu hướng trẻ hóa ở tội phạm này xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, với người phạm tội là một người chưa thành niên thì khả năng nhận thức chưa đầy đủ là một nguyên nhân rất lớn gây ra hành vi phạm tội. Nhận thức ở đây được hiểu là khả năng nhận thức những quy định của pháp luật và nhận thức như thế nào là hành vi đã phạm tội và chưa phạm tội. Việc người trẻ dưới 18 tuổi nhận thức tự do, dân chủ chỉ là một quyền cơ bản của con người và khi họ thực hiện những quyền đó vượt quá giới hạn của pháp luật dẫn đến việc phạm tội mà chính bản thân những người này họ vẫn chưa biết là mình đã phạm tội. Từ đó có thể thấy rằng khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi còn thấp là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi phạm tội. Thứ hai, phạm tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong thời gian gần đây chủ yếu được thông qua các phương tiện mạng xã hội như facebook, tik tok, youtube, … nhằm bôi xấu danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Đây được coi là một hình thức khá phổ biến mà tội phạm đã lợi dụng để thực hiện bởi mạng xã hội là nơi mà số lượng người dùng truy cập rất lớn cộng thêm việc thêm việc đây là một kênh phương tiện để truyền tải thông tin đến người đọc. Ngày nay số người chưa thành niên tiếp xúc với mạng xã hội gia tăng một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, việc khả năng nhận thức còn thấp dẫn đến nguy cơ thực hiện hành vi phạm tội khá cao. Đôi khi những người này nghĩ việc thực hiện những hành vi như chỉ đăng bài, chia sẻ bài viết trên mạng hay chỉ là đưa ra quan điểm của bản thân về một tổ chức, cá nhân nào đó chỉ là một việc bình thường vì bản thân họ cho rằng họ được có những quyền đó nhưng họ không biết rằng mình đã vượt quá giới hạn của pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật. Chính điều này đang là nguyên nhân khiến những người chưa thành niên phạm tội có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thứ ba, khả năng nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc hình thành hành vi phạm tội. Với bản chất là một loại tội có có sự nhạy cảm lớn đến chính trị, xã hội, đất nước. Có thể thấy rằng tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân rất dễ bị các đối tượng xấu, phản động trong và ngoài nước lợi dụng nhằm lôi kéo các đối tượng khác thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt là người chưa thành niên. Các đối tượng xấu này lợi dụng khả năng nhận thức còn thấp của những người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội nhằm chống chính quyền, nhà nước, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực tế cũng cho thấy đã có những vụ án là trẻ vị thành niên bị các tổ chức phản động lôi kéo thực hiện hành vi phạm 257
  8. tội. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng phạm tội của người chưa thành niên. Ngoài ra, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường; lối sống hưởng thụ, thực dụng đã và đang tồn tại ở một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội trong thanh, thiếu niên. 4. Một số giải pháp phòng ngừa xu hướng trẻ hoá tội phạm đối với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Đứng trước nguy cơ xu hướng trẻ hóa tội phạm ở tội lợi dụng quyền tự do dân, chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước tổ chức, cá nhân khi người phạm tội là người chưa thành niên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, giải pháp về xây dựng pháp luật. Pháp luật về người chưa thành niên nằm ở là một hệ thống bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Công ước về Quyền trẻ em, Luật Trẻ em, Luật Giáo dục, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự... và rất nhiều các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong đó, có nhiều các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo, những quy định còn khó thực hiện, kém hiệu quả. Ví dụ như cách tính mức phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 101 Bộ luật Hình sự còn có nhiều quan điểm khác nhau hay hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội và trên thực tế, Tòa án rất ít áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét xử. Vì vậy, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để quy định quyền cũng như cơ chế được thực hiện quyền người chưa thành niên. Đồng thời cần quy định thêm những văn bản pháp luật về việc người chưa thành niên phạm tội về tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc ban hành thêm những quy định pháp luật như vậy sẽ góp phần răn đe, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên về tội phạm này. Thứ hai, giải pháp về áp dụng pháp luật. Việc áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải được vận dụng, thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ để bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi đặc biệt là những nhóm tội liên quan đến quyền cơ bản của người chưa thành niên như tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cần phải xây dựng bộ máy tư pháp hoàn chỉnh để áp dụng các quy định đặc thù về người chưa thành niên phạm tội như: công tác cán bộ, cơ sở vật chất, cơ chế phối hợp và các chính sách để người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức được sai lầm của mình, có cơ hội sửa chữa giáo dục, cải tạo để trở thành những công dân tốt, sống có ích cho xã hội. Trong đó, đặc biệt là phải xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm huyết, có trách 258
  9. nhiệm với công tác trẻ em, am hiểu về tâm sinh lý của trẻ em để kết hợp giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tạo tâm lý được bảo vệ, che chở, giúp đỡ khi trẻ em mắc phải sai lầm, khiến trẻ em “tâm phục khẩu phục” sau khi chấp hành xong hình phạt hoặc các biện pháp hành chính. Từ đó tội phạm là người chưa thành niên lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể thay đổi theo hướng tốt hơn, không tái phạm nữa. Thứ ba, giải pháp về tuyên truyền pháp luật và giáo dục. Bên cạnh các giải pháp về xây dựng, áp dụng pháp luật thì cần phải tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật cho đối tượng thanh, thiếu niên. Nội dung tuyên truyền phù hợp với khả năng nhận thức của người chưa thành niên. Cần tuyên truyền một cách chính xác, rõ ràng những quy định về tội lợi dụng quyền tự do dân, chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước tổ chức, cá nhân tránh những trường hợp vì thiếu hiểu biết về pháp luật mà phạm tội một cách không đáng có. Cần đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức. Việc giáo dục đạo đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật và kỹ năng sống để những đứa trẻ phát triển toàn diện, không chỉ nhận thức được những kiến thức khoa học mà còn biết vận dụng, ứng xử trong đời sống xã hội. Đối với những tội phạm liên quan đến chính trị tư tưởng lệch lạc như tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì cần phải cương quyết áp dụng các biện pháp để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp đứa trẻ sống trong môi trường thiếu lành mạnh, thiếu giáo dục và có những tác động tiêu cực đến từ các phần tử phản động dụ dỗ lôi kéo. Thứ tư, tăng cường các biện pháp quản lý xã hội, đặc biệt là quản lý trên không gian mạng và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường. Người chưa thành niên là đối tượng còn thiếu kỹ năng sống, thiếu nhận thức để có thể lựa chọn cho mình những kiến thức, nguồn thông tin lành mạnh. Bởi vậy việc người chưa thành niên tiếp cận với những thông tin, đặc biệt là những thông tin trên không gian mạng cần phải có sự quản lý chặt chẽ của gia đình và của nhà trường. Nhà nước cũng cần phải ban hành và thực hiện các quy phạm pháp luật để quản lý chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội, tránh để người chưa thành niên sử dụng mạng xã hội như là công cụ thực hiện hành vi phạm tội. Các hoạt động liên quan đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm uy tín của người khác trên không gian mạng cần phải được xử lý một cách chặt chẽ và nghiêm khắc. Để phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa ở tội phạm này, trước tiên cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân. Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống; kiểm soát được các mối quan hệ xã hội của chính con em mình để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những lệch lạc, sai trái. 259
  10. Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối với học sinh. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ luật với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ khi còn nhỏ, giúp các em hình thành thói quen, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Từ đó có thái độ tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác, tránh được những hành vi dẫn đến phạm tội. 5. Kết luận Ở Việt Nam, nhà nước luôn đặt quyền tự do dân chủ của công dân lên hàng đầu, sự tôn trọng và đảm bảo được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật. Trong bối cảnh hiện nay, một số người đã cố tình lợi dụng quyền tự do, dân chủ để làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác. Nguy hiểm hơn đối tượng càng ngày được trẻ hóa, một số đối tượng, phần tử cơ hội, phản động thường xuyên sử dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ ta. Ðể đảm bảo một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh với những hành vi nêu trên nhất thiết phải chịu những chế tài xử lý nghiêm khắc. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền kiến thức pháp luật và nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong cộng đồng cũng cần được quan tâm. Bởi đó là cách thức bền vững và hữu hiệu để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội cho mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng, cũng như góp phần tăng cường ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, đất nước DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Diệu Anh (2023), Lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá đất nước, https://nhandan.vn/loi-dung-quyen-tu-do-dan-chu-de-chong-pha-dat-nuoc- post745580.html, truy cập ngày 10/11/2023 2. Phạm Minh Tuyên (2019), Phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, https://tapchitoaan.vn/phong-ngua-nguoi-duoi-18-tuoi- pham-toi-thong-qua-hoat-dong-xet-xu-cua-toa-an-han-che-va-kien-nghi, truy cập ngày 22/10/2023. 3. Giang Oanh (2022), Báo động tình trạng thanh thiếu niên phạm tội gia tăng, https://tiengchuong.chinhphu.vn/bao-dong-tinh-trang-thanh-thieu-nien-pham-toi-gia- tang-113220719162948517.htm, truy cập ngày 22/10/2023. 4. Huyền Trang – Thu Thủy (2021), Phát huy vai trò giáo dục, quản lý của gia đình, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/phat-huy-vai-tro-giao-duc-quan-ly-cua-gia- dinh-681968, truy cập ngày 20/10/2023. 5. http://congan.sonla.gov.vn/yeu-sach-doi-xoa-bo-toi-loi-dung-cac-quyen-tu-do- dan-chu-xam-pham-loi-ich-cua-nha-nuoc-quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-to-chuc-ca- nhan-theo-quy-dinh-tai-dieu-331-bo-luat-hinh-su, truy cập ngày 20/10/2023. 260
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2