intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý nước thải Chitin

Chia sẻ: Sunshine_5 Sunshine_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

99
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chitin là gì ? Chitin có công thức phân tử và phân tử lượng: (C8H13NO5)n (203.19)n, là một vật thể màu trắng vô định hình không màu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý nước thải Chitin

  1. Xử lý nước thải Chitin
  2. Chitin là gì ? Chitin có công thức phân tử và phân tử lượng: (C8H13NO5)n (203.19)n, là một vật thể màu trắng vô định hình không màu. Có thể tan trong Ordinethylactamine (DMA) có chứa 8% lithium choloride hoặc axit đậm, không tan trong nước, axit loãng, xút, cồn hoặc các dung môi hữu cơ khác. Trong tự nhiên, Chitin tồn tại phổ biến trong vỏ ngoài của các lọai nấm khuẩn thực vật cấp thấp, các lọai động vật giáp xác như tôm, cua, côn trùng và trong màng tế bào của các động vật cao cấp v.v… Đây là một loại amylose tuyến tính cao phân tử, tức là một loại amylose keo trung tính trong thiên nhiên. Nếu qua xử lý xút (NaOH) để rút bỏ acetyl sẽ cho ra chất Chitosan, chất Chitin không hoạt động trên hóa học, không thay đổi trong dịch cơ thể, không phản ứng đào thải với cơ thể, không độc tố, có tính kháng huyết khối, đặc điểm chịu khử độc nhiệt độ cao, chitosan là một loại amylose có tính kiềm, có tác dụng khử chua, tiêu viêm, có thể dùng cho việc giảm cholestorin, mở máu. Chitin là nguyên liệu quan trọng trong việc chế tạo Chitosan, dòng sản phẩm Glucosamin, Chitin có tác dụng quan trọng trong các mặt y dược, công nghệ hóa học, thực phẩm chức năng vv…, rộng rãi trong tương lai. Ở nước ta Chitin thường được sản xuất từ vỏ, đầu tôm, cua đang gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ở mức độ cao. Nguồn nước thải phát sinh ở các công đoạn sau:
  3. - Kho chứa vỏ tôm, đầu tôm, cua chưa xử lý; - Nước thải từ công đoạn rửa axít để loại bỏ tạp chất ra khỏi giáp xác; - Nước thải từ công đoạn kèm hóa để loại bỏ Acetyl; - Nước thải sinh hoạt và một ít từ các công đoạn khác. Nước thải sản xuất Chitin có các thành phần ô nhiễm và tiêu chuẩn nước thải sau xử lý như sau: Tính chất nước thải Chitin qua bảng trên thể hiện mức độ ô nhiễm rất cao, tính axit, BOD, COD, độ màu cao nên cần có các giải pháp thiết kế đúng đắn mới giải quyết được Tình trạng ô nhiễm của nước thải Chitin. Chúng tôi là công ty môi trường luôn đi đầu với các giải pháp xử lý mới, phù hợp với từng ngành nghề sản xuất. Với kinh nghiệm thực tiễn, từng xử lý thành công cho các nhà máy sản xuất Chitin với quy trình xử lý như sau: Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải Chitin
  4. Nước thải từ các khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Thiết bị lọc rác tinh đặt trước bể điều hòa để loại bỏ rác có kích thước nhỏ như: sợi vải, vải vụn…, làm giảm SS trong nước thải. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể oxi hóa bậc cao. Bể oxi hóa bậc cao có nhiệm vụ phá vỡ cấu trúc các mạch vòng, màu, các chất khó phân hủy vi sinh để ổn định tính chất nước thải nhằm phục vụ các công trình phía sau. Nước thải sau khi qua bể oxi hóa bậc cao sẽ chảy qua bể phản ứng. Hóa chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải, hình thành các bông cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng 1. Nước thải sau bể lắng 1 sẽ tự chảy qua bể kị khí UASB. Với các nồng độ BOD, COD quá cao nên chúng ta cần xử lý kị khí nhằm đưa BOD về dưới mức 1000 mg/l. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất
  5. hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí ———–> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + … Quá trình phân hủy kị khí có thể chia làm 6 quá trình: • Thủy phân; • Lên men các amino acid và đường; • Phân hủy kị khí các acid béo mạch dài và rượu (alcohols); • Phân hủy kị khí các acid béo dể bay hơi (ngoại trừ acid acetic); • Hình thành khí methane từ acid acetic; • Hình thành khí methane từ hydrogen và CO2. Nước thải sau khi qua bể UASB chảy qua bể Aerotank. Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào bể aerotank, các chất lơ lửng là nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển dần dần tạo thành các cặn bông, các hạt cặn bông này chính là bùn hoạt tính. Tại bể aerotank, nước thải được cung cấp oxi qua hệ thống phân phối khí để tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước thải và tăng sinh khối tạo thành các bông bùn hoạt tính. Nước thải sau khi được xử lý tại bể aerotank, sẽ chảy qua bể lắng 2. Tại đây các bông bùn hoạt tính và các tạp chất không tan được giữ lại, nước thải tiếp tục chạy qua bể khử trùng. Còn bùn lắng, một phần được tuần hoàn lại bể aerotank, một phần được đưa về bể chứa bùn. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc
  6. không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật. Bùn ở bể chứa bùn được được bơm qua máy ép bùn để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2