intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí khi trẻ bỏ giấc trưa

Chia sẻ: Khanhlkkk Kahnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo tiến sĩ Judy Owens, chủ nhiệm khoa nhi về rối loạn giấc ngủ của bệnh viện nhi Hasbro (Providence, Rhode Island, nước Mỹ) thì hầu hết trẻ em chuyển từ ngủ hai giấc thành một giấc từ 12 đến 18 tháng tuổi. Độ tuổi bỏ ngủ trưa hoàn toàn khác nhau ở mỗi trẻ. trẻ gây chuyện rồi nguôi hoặc ngủ gục

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí khi trẻ bỏ giấc trưa

  1. Xử trí khi trẻ bỏ giấc trưa
  2. Theo tiến sĩ Judy Owens, chủ nhiệm khoa nhi về rối loạn giấc ngủ của bệnh viện nhi Hasbro (Providence, Rhode Island, nước Mỹ) thì hầu hết trẻ em chuyển từ ngủ hai giấc thành một giấc từ 12 đến 18 tháng tuổi. Độ tuổi bỏ ngủ trưa hoàn toàn khác nhau ở mỗi trẻ. trẻ gây chuyện rồi nguôi hoặc ngủ gục. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để bỏ giấc ngủ trưa:  Tự tỉnh giấc trong một tâm trạng tốt.  Buồn ngủ vào ban đêm và duy trì giấc ngủ.  Ngủ khoảng 11 đến 12 tiếng một đêm.  Có hành vi phù hợp trong cả ngày, ngay cả khi không ngủ trưa.  “Cuộc chiến” để ép con bạn ngủ trưa mệt mỏi hơn so với hành vi của trẻ khiến bạn nghĩ trẻ cần một giấc ngủ trưa. Giai đoạn chuyển tiếp giờ ngủ trưa Theo tiến sĩ Laura Jana, bác sĩ khoa nhi tại Omaha, Nebraska, nước Mỹ thì có một giai đoạn chuyển tiếp. Theo cô, trong khi một số trẻ em có thể chuyển biến một cách đột ngột, những trẻ khác vẫn ổn khi không ngủ trưa vài ngày, bù lại trẻ sẽ tích lũy sự mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh. Một số trẻ dù đã quá 4 tuổi nhưng có sức khỏe
  3. tốt hơn khi có một giấc ngủ trưa. Bạn nên biết, giấc ngủ trưa còn phụ thuộc vào sự thiết lập một thói quen tốt, môi trường thuận lợi, và/hoặc khả năng buồn ngủ, hoặc do đứa trẻ không thấy mệt mỏi và không cần ngủ trưa. Một số trẻ em, thường từ 2 tuổi, có cha mẹ cho rằng họ không phải là người hay ngủ trưa, nhưng lại hưởng lợi từ giấc ngủ ngắn. Trẻ em cũng bỏ qua quá giấc trưa như vậy, nhưng dễ trở nên cáu kỉnh, u buồn hơn hoặc rên rỉ không bình thường vào đầu giờ chiều. Điều này được các chuyên gia cho là kết quả của sự mệt mỏi. Theo các chuyên gia, giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài khoảng 6 tháng. Đây thật sự là khoảng thời gian dài có thể khiến các bậc cha mẹ cảm giác như tận 6 năm! Tuy vậy, bạn nên có một “giấc trưa” thường xuyên ngay sau bữa ăn, đây là lúc cơ thể có sự giảm nhiệt độ tư nhiên nên dễ buồn ngủ hơn. Hãy gọi con bạn ngồi cạnh bạn và đọc truyện cho trẻ nghe, rồi ôm con vào lòng. Bạn cũng cần bảo đảm môi trường xung quanh cũng hậu thuẫn một cách rõ ràng cho giờ ngủ, vì vậy đừng quên giảm ánh sáng, đóng các màn cửa, tắt TV, dọn dẹp đồ chơi, v.v…. Đọc cho trẻ nghe, mát-xa nhẹ hoặc xoa nhẹ vào lưng để làm dịu trẻ. Nếu trẻ không ngủ trong vòng 45 phút, giấc trưa đã qua và bạn sẽ cần yêu cầu trẻ ngủ đêm sớm để đủ 11 đến 12 tiếng vào đêm hôm đó.
  4. Cần cho trẻ ngủ đêm sớm cho đủ giấc nếu trẻ bỏ giấc ngủ trưa Xử trí với hành vi không chịu ngủ trưa Nếu sau tất cả những cố gắng đó mà trẻ vẫn không ngủ trưa và nguôi, cha mẹ không nên xem đó là thái độ xấu. Thay vào đó, hãy xem đó là hành vi có thể đoán trước dù bạn có thể rất bực bội. Khi nhìn sự việc theo hướng này, cha mẹ trẻ sẽ có thể lên kế hoạch và giải quyết hậu quả, chẳng hạn như cho trẻ đi ngủ sớm buổi tối.
  5. Cuối cùng, bạn cũng cần lưu ý khi trẻ “gục mặt” vì mệt không phải là lúc để “dạy dỗ” trẻ và nghiêm ngặt thực thi các nguyên tắc hành vi tốt hay như mong muốn. Cách làm này có xu hướng tác dụng ngược và chỉ càng làm cho tình hình tệ hơn mà thôi. Trong điều kiện khi nào thực thi giấc trưa và thói quen, tiến sĩ Jana cho rằng nên đánh giá nhu cầu và xu hướng của trẻ để quyết định mức độ cứng rắn. Trẻ có thể bỏ giấc trưa nhiều ngày liên tiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng để bỏ hẳn giấc trưa. Bạn cần xem xét liệu hành vi này có xảy ra thường xuyên hơn qua nhiều tuần liền không. Một vài trẻ cũng có thể tạm thời ngủ trưa lại sau một thời gian gián đoạn nếu trẻ có sự thay đổi trong mức độ hoạt động. Khi giấc ngủ trưa kết thúc, cha mẹ cũng cần một khoảng thời gian chuyển tiếp. Hãy thử bắt đầu một thói quen cùng với trẻ tham gia trong thời gian này. Bạn có thể dùng sách màu, câu đố, tác các phẩm nghệ thuật và hàng thủ công đơn giản, sách đọc, và đồ chơi để đóng giả cho con của bạn tự giải trí nhẹ nhàng. Bằng cách này, bạn cũng được nghỉ xả hơi. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên vội vã dỗ giấc. Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút là đủ tốt cho tất cả chúng ta. Đây là thời gian nghỉ ngơi vừa đủ, cho phép não bắt đầu tích hợp các dữ liệu vào bộ nhớ dài hạn và cung cấp
  6. năng lượng cho nửa sau của ngày. Vì vậy, một giấc ngủ trưa ở mọi lứa tuổi là điều được các chuyên gia khuyên làm. Giấc ngủ trưa ngắn mỗi ngày là cần thiết cho tất cả chúng ta Hãy linh hoạt Chìa khóa thực sự để đối phó với một đứa trẻ trong quá trình bỏ giấc trưa là phải linh hoạt với thời gian biểu. Hãy tiếp tục giấc ngủ trưa. Nếu trẻ cần ngủ trưa, cơ hội là đây. Nếu trẻ không ngủ trưa, giấc ngủ đêm cần được dời lên sớm hơn để trẻ ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nếu trẻ ngủ trưa, thì giấc ngủ đêm có thể trễ hơn.
  7. Nếu có sự lộn xộn vì trẻ không chịu ngủ trưa, bạn nên cố gắng xoa dịu trẻ vào giờ nghỉ trưa. Có thể trẻ có vấn đề gì đó mà không nói ra. Hãy điều chỉnh thời gian nghỉ trưa và để ý các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2