YOMEDIA
ADSENSE
Xử trí kì đầu vết thương bỏng
128
lượt xem 21
download
lượt xem 21
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Loại trừ các tác nhân gây bỏng còn lại ở vết bỏng, chất bẩn, dị vật nếu có. Chẩn đoán diện tích và độ sâu của bỏng. - Đưa thuốc vaò điều trị tại chỗ. B. Yêu cầu: - Càng sớm càng tốt, không gây đau đớn thêm cho bệnh nhân. - Đảm bảo vô khuẩn, thao tác nhẹ nhàng tỷ mỷ. C. Chống chỉ định: Khi có sốc hoặc đe doạ sốc
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xử trí kì đầu vết thương bỏng
- Xử trí kì đầu vết thương bỏng (Phần 1) Phần I: Xử trí tại chỗ vết thương bỏng kỳ đầu A. Mục đích: - Loại trừ các tác nhân gây bỏng còn lại ở vết bỏng, chất bẩn, dị vật nếu có. Chẩn đoán diện tích và độ sâu của bỏng. - Đưa thuốc vaò điều trị tại chỗ. B. Yêu cầu: - Càng sớm càng tốt, không gây đau đớn thêm cho bệnh nhân. - Đảm bảo vô khuẩn, thao tác nhẹ nhàng tỷ mỷ. C. Chống chỉ định: Khi có sốc hoặc đe doạ sốc
- D. Các bước tiến hành: 1. Ngay khi bị bỏng: - Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200c) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm n ước lạnh thì không còn giá trị nữa. - Băng ép chặt vừa phải vùng bị bỏng (để hạn chế sự phát triển của dịch nốt phỏng và phù nề vùng bỏng). - Nếu bị bỏng hoá chất phải dùng các chất để trung hoà. 2. Xử trí bỏng tại tuyến cơ sở: a. Giảm đau: Nếu bỏng diện rộng thì dùng thuốc gây mê để thay băng. Thuốc thường dùng là Ketalar (ketamine) 10mg/kg tiêm bắp thịt, 2mg/kg tiêm tĩnh mạch. -Thuốc giảm đau: + Dolacgan 0,1. 1ống + Pipolfen 0,05.1ống Tiêm bắp trước thay băng 15 phút. Đối với trẻ em phải giảm liều theo cân nặng.
- b. Nguyên tắc thay băng: - Đảm bảo vô khuẩn: + phải thay băng ở các buồng băng vô khuẩn. + Nhân viên thay băng phải mặc quần áo, mũ công tác, đeo khẩu trang đã hấp, rửa tay theo qui định vô khuẩn, đi găng tay đã hấp. + Dụng cụ, phương tiện, vật liệu thay băng đều được tiệt khuẩn. + Người bệnh: trước khi cởi băng phải lau sạch các phần không bị bỏng, cởi bỏ quần áo bẩn ở buồng bệnh trước khi vào buồng băng. - Khi rửa vết thương tuân theo các qui định sau: + Rửa từ vùng sạch- vùng bẩn (đầu, măt rửa trước, vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa sau cùng). + Vùng da lành xung quanh vết bỏng rửa bằng nước đun sôi để nguội và nước xà phòng ( 1 lít nước sôi + 5 gam xà phòng để nguội), lau khô rồi bôi cồn iôd hoặc cồn 700. + Tại vùng bỏng rửa bằng nước xà phòng đã pha, rửa lại bằng dung dịch NMSL 0,9%, lấy bỏ dị vật, cắt bỏ vòm nốt phỏng, lấy bỏ phần da hoại tử. Rửa lại bằng NMSL 0,9% thấm khô.
- - Chẩn đoán diện tích độ sâu của bỏng, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ. - Để hở: vùng mặt. tầng sinh môn, bỏng độ IV hoại tử khô- bôi thuốc đỏ. - Để bán hở: bỏng độ II, sạch không nhiễm khuẩn. - Bôi thuốc tạo màng đối với bỏng độ II, III đến sớm chưa nhiễm khuẩn. (không bôi ở vùng mặt, khớp vận động, tầng sinh môn, đầu chi). - Băng kín vết bỏng đến muộn, đã nhiễm khuẩn, bỏng có hoại tử ướt, đắp gạc kháng sinh, thuốc đắp tại chỗ, đặt gạc khô, băng hút nước, băng kín. 3. Xử trí một số tác nhân gây bỏng hay gặp. * Bỏng do vôi tôi nóng: - Rửa bằng dung dịch NMSL 0,9% - Rửa lại bằng dung dịch NH4CL: 3%, 5%. Ca(OH)2 + 2 NH4CL ----> CaCL2+ 2NH4OH. - Cắt bỏ vòm nốt phỏng, gắp bỏ dị vật, rửa lại bằng NMSL 0,9%. - Đặt gạc tẩm dung dịch axit nhẹ như: axit Bôric 3%, a.Axêtic 6%, dấm thanh, nước vắt quả chanh, đường... Đặt gạc khô, băng kín lại. * Xử trí bỏng do axit:
- - Dùng dung dịch bazơ nhẹ để trung hoà như dung dịch Natri Bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi 5%. Tẩm dung dịch bazơ vào gạc đắp vào vùng bỏng, đặt gạc khô băng kín. + a.H2SO4 dùng Magesulphat rắc vào vết bỏng hoặc tiêm Gluconat dưới vết bỏng. + a. Cacbonic dùng dầu thảo mộc, Glycerin, rượu, cồn để rửa. + a. Fenic, Phenol dùng dầu thảo mộc đắp và băng lại.
- Xử trí kì đầu vết thương bỏng (Phần 2) Phần 2: Công tác thay băng bỏng: A. Mục đích: - Loại trừ dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, rửa sạch vết thương bỏng, - Đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán. B. Yêu cầu: - Đảm bảo vô khuẩn, chống lây chéo, nhẹ nhàng tỷ mỷ. - Chống đau đớn, không gây chảy máu hoặc làm bong mảnh da ghép. C. Chỉ định thay băng: 1. Thay băng thường kỳ:
- - Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng cách ngày. a. Đối với vết bỏng đã bôi thuốc tạo màng: - Nếu màng khô thì để tự khỏi. - Nếu nhiễm trùng dưới màng thuốc thì dùng kéo cắt bỏ màng thuốc bị nhiễm trùng, rửa sạch bằng NMSL 0,9% và đắp gạc thuốc vào vùng cắt màng. b. Đối với vết bỏng đã bôi thuốc tạo màng: - Nếu khô thì không sử trí gì. - Nếu ướt thì rửa sạch bằngNMSL 0,9% và tiếp tục bôi thuốc đỏ để hở. c. Đối với vết bỏng để gạc bán hở: - Nếu khô thì không sử trí gì để hở tự khỏi. - Nếu ướt dùng kéo cắt bỏ gạc bị ướt, rửa sạch và đắp một lớp gạc thuốc để bán hở. d. Những qui định về vô khuẩn trong thay băng: - Sau khi thay băng cho một bệnh nhân, phải ngâm rửa lại tay, mỗi bệnh nhân phải dùng khẩu phần thay băng riêng để tránh lây chéo.
- - Khẩu phần thay băng gồm: 2 khay quả đậu, 2 nỉa (1 nỉa có mấu, 1 nỉa không có mấu), 1 kéo cong, bông băng, gạc, thuốc vừa đủ, tất cả đều đ ược hấp sấy vô trùng. * Thứ tự bệnh nhân vào thay băng. - Ưu tiên những bệnh nhân cần sử trí kỳ đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là bệnh nhân có diện tích bỏng hẹp, dịch ít mủ, rồi đến những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là những bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng. - Đưa bệnh nhân tới buồng băng, trừ bệnh nhân bỏng nặng, có b àn và kíp thay bằng di động - Người hữu khuẩn: chuyển bệnh nhân đến buồng băng, và chuyển bệnh nhân về buồng bệnh, dùng nỉa, kéo tháo băng và gạc ngoài. Dội NMSL 0,9% hoặc thuốc tím loãng cho ẩm gạc, giúp việc cho người vô trùng, băng bó vết thương đúng kỹ thuật. * Kỹ thuật thay băng: - Dùng 2 nỉa nhẹ nhàng bóc lớp gạc bên trong ra, sao cho miếng gạc phải song song với mặt da. Dùng nỉa có mấu cặp bông cầu đã vắt nước sao cho thiết diện của bông khi chấm vết thương được nhiều mà mũi nỉa không chạm vào vết thương.
- - Chú ý không để gây chảy máu, ảnh hưởng đến mảnh da ghép, nếu mảnh da ghép bong ra phải đặt lại. - Dùng gạc cầu thấm nhẹ nhàng vết thương, lấy bỏ giả mạc, cắt bỏ hoại tử, rửa lại vết thương cho sạch, nếu thấy chảy máu phải đặt gạc tẩm dung dịch Cacl2 10%, hoặc nước muối ấm hay dunh dịch Adrenalin pha. - Đặt gạc thuốc hoặc bôi thuốc trực tiếp (theo chỉ định của bác sỹ), Sau đó đắp gạc hút nước (nếu là vùng ghép da thêm một gạc Prafin)..Lớp gạc sau chờm lên lớp gạc trước 1cm. Độ dày của gạc tuỳ thuộc vào sự tiết dịch, mủ của vết thương. - Đối với mô hạt chuẩn bị ghép da không đắp dầu mỡ trực tiếp lên ô hạt từ 3-5 ngày trước mổ. 2. Các thuốc thường sử dụng ở buồng băng: a. Dạng dung dịch: - Gồm NMSL 0,9%. Becberin 0,1%. a.Boric 3%, Nitrat bạc 0,25%, 10%, CuSO4 5%, thuốc đỏ, cồn iod, nước nghệ ép, nước muối 5%, Betadin 10%... b. Dạng mỡ, dầu: Mỡ cao vàng, mỡ Vaselin, mỡ kháng sinh, Chitosan... c. Dạng cao bột: sến, soan trà, bột B76, bột a.Boric...
- 3. Thay băng sau mổ: - Ghép da mảnh: thay băng 1 ngày 1 lần, nếu sạch 2 ngày 1 lần. - Ghép da WK: sau 7 ngày thay băng kỳ đầu, 9-12 ngày cắt chỉ. - Chuyển vạt da: sau 5-7 ngày thay băng kỳ đầu. - Ghép vạt da ý: 3-4 ngày thay băng kỳ đầu, nếu nhiều dịch mủ 1-2 ngày thay băng 1 lần. - Trụ Filatop: 3-5 ngày thay băng kỳ đầu sau mổ.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn