YOMEDIA
ADSENSE
Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng
34
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đề tài này đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong việc tổ chức đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI HẢI PHÒNG ThS. Đinh Thị Hồng Tuyết Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Để giải quyết việc làm cho người lao động, một trong những giải pháp hiệu quả đó là xuất khẩu lao động, trong đó xuất khẩu lao động trực tiếp ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động trực tiếp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2016, đề tài đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong việc tổ chức đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ khóa: xuất khẩu lao động (XKLĐ), xuất khẩu lao động trực tiếp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có nguồn lao động lớn như Việt nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình phát triển của nền kinh tế là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào sự hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực thế giới nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm, Đảng đã đề ra chủ trương và đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giải quyết việc làm cho người lao động một trong những giải pháp hiệu quả đó là XKLĐ, trong đó XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng, một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới. 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG 2.1. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nh nƣớc v doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động - Trong công tác xuất khẩu lao động rất cần sự phối hợp chặt chẽ, chủ động giữa các cơ quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công an (quản lý xuất cảnh,nhập cảnh), Y tế, Uỷ ban nhân dân các quận/huyện, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các sở, ngành chức năng, chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp chưa được tốt dẫn tới công tác tham mưu, quán triệt và tổ chức triển khai công tác XKLĐ còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, sâu rộng, còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”. - Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, thông tin báo cáo chưa tốt. 2.2. Công tác đ o tạo nghề tạo nguồn lao động xuất khẩu Bước đầu các doanh nghiệp đã liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để tạo nguồn lao động có chất lượng cao phục vụ cho chiến lược XKLĐ của doanh nghiệp mình, song hiệu quả liên kết thấp, do các cơ sở đào tạo không có các trang thiết bị đáp ứng đúng cho đào tạo loại hình XKLĐ, đồng thời đội ngũ cán bộ giảng dạy ít kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề XKLĐ. Hiện nay, các doanh nghiệp lấy nguồn lao động ở các địa phương đưa về tự đào tạo- giáo dục định hướng để thực hiện các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài. 2.3. Cơ chế vay vốn cho xuất khẩu lao động - Các công ty có chức năng xuất khẩu lao động luôn tạo điều kiện thuận lợi về mặt 282
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG pháp lý, cung cấp hồ sơ, giấy tờ để người lao động được vay vốn tại hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hải Phòng, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện Quyết định số 440/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới cho được gần 300 hộ có người đi lao động nước ngoài vay gần 9 tỷ đồng trong giai đoạn 2012-2016, do có một thực tế là người dân không mặn mà với chương trình cho vay XKLĐ nằm trong chương trình Quốc gia việc làm do thủ tục vay còn phức tạp và mức vay thấp (tối đa là 30 triệu đồng) chỉ đáp ứng được khoảng 40% tổng số chi phí để người lao động được đi XKLĐ ở nước ngoài, do vậy chưa hấp dẫn được người lao động. 2.4. Các doanh nghiệp, đơn vị có chức n ng xuất khẩu lao động Trong giai đoạn 2012-2016, số lượng doanh nghiệp, đơn vị có chức năng XKLĐ trên địa bàn giảm dần. Đến năm 2015 chỉ còn 09 đơn vị, giảm 04 đơn vị so với thời điểm năm 2012 (năm 2012: 13 đơn vị; năm 2013: 11 đơn vị; năm 2014: 10 đơn vị; năm 2015: 09 đơn vị; năm 2016: 09 đơn vị). Các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ trên địa bàn hoạt động còn rời rạc và còn yếu do mỗi doanh nghiệp này thường chuyên XKLĐ sang một vài thị trường quen thuộc, hầu hết các đơn vị đều không có văn phòng đại diện ở nước ngoài do đó việc giải quyết các tranh chấp lao động ở nước ngoài cũng như việc tìm kiếm mở rộng thị trường, quản lý lao động và bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài còn nhiều hạn chế. 2.5. Thị trƣờng xuất khẩu lao động Trong 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016, lao động Hải Phòng xuất khẩu vào 22 thị trường, trong đó tập trung chủ yếu vào các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) (4113 người, chiếm 68,81%), Nhật Bản (1023 người, chiếm 17,12%) và Malaysia (180 người, chiếm 3,01%), 03 thị trường này chiếm 88,94%, còn lại là các thị trường Hàn Quốc, Macao, Ả rập, Lybia, Singapore, Rumani, Quatar, Nga, Đan Mạch, Israel, Úc, Oman,… Thị trường xuất khẩu lao động dao động từ 10 đến 14 thị trường mỗi năm, cụ thể: năm 2012 là 14 thị trường, năm 2013 và năm 2014 là 12 thị trường, năm 2015 là 10 thị trường, năm 2016 là 13 thị trường. 2.6. Số lƣợng lao động của Th nh phố đƣợc xuất khẩu Số lượng lao động của thành phố xuất khẩu trong 5 năm là 5977 lao động, bằng 24,66% số lao động các đơn vị có chức năng XKLĐ trên địa bàn xuất khẩu; trong 3 năm 2014-2016, con số này thấp hơn rất nhiều là 12,80% do cung về XKLĐ của thành phố giảm mạnh vì nhu cầu đi XKLĐ của lao người động thành phố đã bão hòa dù nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đơn vị là rất cao nên họ phải tuyển dụng lao động từ các tỉnh khác. Xuất khẩu lao động của thành phố có xu hướng giảm, Số lượng lao động Hải Phòng được xuất khẩu bình quân mỗi năm vẫn chỉ dừng ở con số gần 1000 lao động, vẫn còn quá nhỏ bé so với lực lượng lao động trên 1 triệu người và càng không xứng tầm với thành phố gần 2 triệu dân. Mặt khác, theo rà soát của Trung tâm Lao động ngoài nước – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại thời điểm tháng 6/2015, có gần 100 lao động là người Hải Phòng xuất khẩu sang Hàn Quốc lao động hết hạn hợp đồng chưa về nước. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng đã cung cấp danh sách những lao động này cho từng quận, huyện để có biện pháp vận động gia đình người lao động kêu gọi con em mình về nước. 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG GIAI ĐOẠN 2012-2016 3.1. Cơ chế chính sách v quản lý Nh nƣớc Các chính sách về XKLĐ có liên quan đến cả hệ thống chính sách khác trong và ngoài nước, song nhìn chung chúng ta chưa xây dựng được đồng bộ, đặc biệt là chính sách về tài chính còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường, do đó chưa được vận dụng thống nhất trong 283
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG các doanh nghiệp, gây khó khăn cho người lao động và cho việc quản lý chung. Việc cấp hộ chiếu xuất cảnh cho lao động đi làm việc ở nước ngoài tuy đã được cải tiến nhưng khâu xét duyệt và làm thủ tục nhân sự ở địa phương nhìn chung còn rất chậm nên có khi chưa giúp doanh nghiệp bảo đảm cung ứng lao động theo đúng thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng lao động. Trách nhiệm quản lý và kiểm tra việc tuyển chọn lao động của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và các địa phương cũng như ở từng doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xây dựng được mô hình quản lý lao động phù hợp với từng nước và từng loại hình công việc. Thủ tục làm hồ sơ XKLĐ, khám sức khoẻ, làm hộ chiếu chưa được thuận lợi, nhanh gọn, chi phí còn cao. Thủ tục cho vay vốn chưa nhanh chóng, kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động khi đã có hợp đồng đi XKLĐ. Chưa có cơ chế cụ thể để cơ sở dạy nghề hợp tác với công ty XKLĐ trong đào tạo, tư vấn, tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương, cơ sở dạy nghề đi XKLĐ. Hiện mới chỉ có một số ít cơ sở dạy nghề và công ty XKLĐ tự tìm đến nhau cùng hợp tác. Chưa có chính sách khuyến khích tạo nguồn lao động của thành phố có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường XKLĐ như: Trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tác phong công nghiệp... Do đó lao động thành phố chưa có nhiều cơ hội tham gia xuất khẩu vào thị trường các nước có thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Austraylia... Nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về của các doanh nghiệp XKLĐ chưa có quy định phải báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương, chỉ tiêu chỉ này thể hiện trong báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp với các cơ quan tài chính địa phương và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (cơ quan cấp giấy phép hoạt động XKLĐ cho doanh nghiệp) do đó không thể nắm được chỉ tiêu này một cách chủ động. Lực lượng cán bộ địa phương có năng lực, uy tín, có khả năng cộng tác phối hợp với doanh nghiệp trong tuyên truyền, triển khai thực hiện nhiệm vụ XKLĐ còn mỏng và yếu. Các doanh nghiệp XKLĐ có khả năng, uy tín chưa đặt văn phòng đại diện tại một số địa phương, một số cơ sở đào tạo nghề để chủ động tư vấn tuyển chọn lao động. 3.2. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nh nƣớc, các cơ sở dạy nghề v doanh nghiệp có chức n ng xuất khẩu lao động Chưa có Ban chỉ đạo XKLĐ thành phố dẫn tới sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa tích cực, thiếu đồng bộ. Việc triển khai thực hiện các quy định như: Chế độ báo cáo, việc hỗ trợ người lao động vay vốn, làm các thủ tục pháp lý, công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người tham gia XKLĐ, cũng như việc phối hợp giám sát, ngăn ngừa tiêu cực, môi giới trong XKLĐ còn nhiều thiếu sót, bất cập. Sự gắn kết trách nhiệm giữa Địa phương - Doanh nghiệp XKLĐ và Trường nghề chưa tốt. Một số địa phương chưa chủ động phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XKLĐ được khai thác tuyển chọn lao động trên địa bàn, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp mà chưa xác định được đó là trách nhiệm của mình trong việc phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp xuất khẩu lao động để cùng thực hiện, đẩy mạnh công tác XKLĐ của địa phương theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đem lại lợi ích cho người lao động và địa phương mình. 3.3. Thông tin, nắm bắt nhu cầu, điều kiện của thị trƣờng lao động xuất khẩu Mặc dù hiện có rất nhiều kênh thông tin để nắm bắt nhu cầu và điều kiện của thị trường lao động xuất khẩu như trang thông tin điện tử của Trung tâm lao động ngoài nước- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trang web như: http://huongnghiepnhatban.com,www.xuatkhaulaodongnhat.vn, www.japan.net.vn,www.xuatkhaulaodongantoan.com, www.nhatban.net.vn,... nhưng ý thức 284
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG tận dụng, khai thác thông tin của doanh nghiệp XKLĐ cũng như bản thân người lao động chưa chủ động và hiệu quả mặc dù các trang web này chứa rất nhiều thông tin liên quan đến XKLĐ, đặc biệt là thông tin về nhu cầu, điều kiện, hồ sơ…của từng loại thị trường. Việc phối hợp thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu lao động chưa được kịp thời và thường xuyên trong việc trao đổi, nắm bắt tình hình nhu cầu lao động của các nước nhận lao động và công tác tuyên truyền các thông tin liên quan đến XKLĐ. 3.4. Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động Việc tuyển chọn lao động thời gian đầu chưa chặt chẽ, còn qua các đầu mối trung gian, thiếu kiểm tra việc thu tiền, gây tốn kém cho người lao động, nên vẫn còn hiện tượng lợi dụng thu tiền của người lao động quá cao. Khâu đào tạo ngoại ngữ, tập huấn cho người lao động còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu giáo viên, thời gian đào tạo ngắn nên chất lượng người lao động chưa đều và chưa cao. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tập trung chấn chỉnh khâu này, hướng là sẽ quy định chương trình và thời gian đào tạo thống nhất trong toàn quốc. Một số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động chưa quan tâm đúng mức, thiếu kinh nghiệm trong khâu ký kết hợp đồng, còn coi nhẹ khâu tổ chức thực hiện và quản lý nên đã xảy ra một số vấn đề đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Nhu cầu xin đi làm việc ở nước ngoài của người lao động rất lớn, nhưng số lượng hợp đồng ký được chỉ có hạn. Do đó một số tổ chức và cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người lao động để lừa đảo, thu tiền một cách bất hợp pháp. 3.5. Ngƣời lao động Những hạn chế cần quan tâm ở người lao động đó là: trình độ ngoại ngữ kém, thể lực còn yếu so với lao động các nước khác, ý thức tôn trọng hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp cũng như nhận thức về quan hệ chủ thợ trong cơ chế thị trường còn rất thấp. Vì vậy đã xảy ra hiện tượng một bộ phận người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng, tìm nơi làm việc mới, gây thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp của ta và bạn, làm ảnh hưởng đến uy tín của người lao động Việt Nam. Lao động của ta tuy có độ khéo tay và nhận thức nhanh, nhưng nhìn chung trình độ tay nghề còn thấp, chưa đáp ứng được với nhiều công việc đòi hỏi phải có kỹ thuật cao; chưa được đào tạo và tiếp cận với máy móc, công nghệ sát với điều kiện làm việc ở nước ngoài và đặc biệt là ít am hiểu luật pháp nước sở tại trước khi đi ra nước ngoài làm việc, nên còn khó khăn trong việc hoà nhập vào đời sống xã hội trong môi trường mới. 4. BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI HẢI PHÒNG 4.1. Biện pháp từ các cơ quan quản lý nh nƣớc về xuất khẩu lao động Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động XKLĐ như: các quy định về thủ tục, quy trình đăng ký hợp đồng, các chính sách như chính sách hỗ trợ XKLĐ, chính sách cho vay vốn, … nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động XKLĐ. Các cấp uỷ Đảng và các cấp, các Ban, Ngành ở địa phương cần có những biện pháp thông tin tuyên truyền một cách sâu rộng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề XKLĐ tới từng người dân để họ nắm vững được pháp luật và hiểu rõ hơn về hoạt động này, tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra. Nhà nước cũng cần phải có một hệ thống các kế hoạch và chủ trương cụ thể và đúng đắn cho công tác XKLĐ của nước ta trong thời gian tới. Riêng đối với thành phố Hải Phòng việc xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác XKLĐ của mình bao gồm: số lượng lao động 285
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG xuất khẩu trong năm là bao nhiêu? Trong đó, số lao động đã qua đào tạo là bao nhiêu người? Chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số? Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở địa phương nào?… Thông qua kê hoạch này tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể của từng tháng, từng quý, và từng năm để từ đó có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Nhà nước cũng cần xây dựng những chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khi họ trở về nước để ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình. Những đối tượng còn có nhu cầu tiếp tục đi XKLĐ thì cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể tiếp tục đi XKLĐ. Những chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ đội xuất ngũ,… cũng phải được hoàn thiện hơn nữa đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nhà nước cũng phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động của ta ngày càng được nâng cao hơn nữa. Quy định các mức phí cần thiết để vừa đảm bảo lợi nhuận cho các cơ sở đào tạo vừa giảm thiểu chi phí một cách tối đa cho người lao động. Tăng cường hiệu quả hoạt động cho các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hơn nữa các công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp XKLĐ theo định hướng, tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác XKLĐ lao động. 4.2. Biện pháp từ phía các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số lượng và chất lượng cho lao động xuất khẩu, cụ thể: Tăng cường các hoạt động marketing để tìm kiếm và mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp phải xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về lao động những thị trường nào đã bão hoà, những thị trưòng nào có tiềm năng,… để từ đó có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế XKLĐ sang từng thị trường. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguồn lao động của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp thu hút người lao động tham gia vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, nắm rõ những đặc điểm của lao động ở từng địa phương để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những đối thủ cạnh tranh của mình ở trong nước cũng như ngoài nước để xem đối thủ nào mạnh, đối thủ nào yếu, đối thủ nào ngang sức để đối phó kịp thời. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch XKLĐ theo đúng yêu cầu của thực tế và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này phải chỉ ra được rằng trong năm này, quý này, tháng này các doanh nghiệp sẽ phải đưa được bao nhiêu lao động đi làm việc có thời hạn tại từng nước cụ thể? Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển những thị trường nào? Yêu cầu của các thị trường ấy ra sao từ đó đề ra các phương hướng tuyển chọn, đào tạo lao động một cách phù hợp nhất. Bản kế hoạch của các doanh nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung lao động chủ yếu của doanh nghiệp tập trung tại đâu? Yêu cầu đối với lao động trên thị trường đó như thế nào? vv… Để nâng cao chất lượng lao động các doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau: - Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho lao động trước khi đưa họ đi xuất khẩu đồng thời gắn kết trách nhiệm đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động của các cơ sở đào tạo với chính quyền địa phương cơ sở nơi lao động cư trú thông qua các hình thức tuyên truyền đường lối, chính sách và những điều lao động cần biết như: quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia vào hoạt động XKLĐ. - Nâng cao chất lượng đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động bằng cách sửa đổi, 286
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG bổ sung thêm những nội dung thiết thực vào trong giáo trình đào tạo, có cơ chế ưu tiên đối với những lao động có tay nghề cao, đã qua đào tạo như cộng thêm điểm khi tuyển chọn,… Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn. Các doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp làm công tác XKLĐ đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ này không những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ quản lý, ngoại ngữ mà còn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của nước ta cũng như các nước tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp và luật pháp quốc tế cũng như về mặt phẩm chất đạo đức, nhân cách. Triển khai tốt hơn nữa mô hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp XKLĐ nhằm giảm thiểu cho người lao động những chi phí không cần thiết như chi phí đi lại, môi giới,… đồng thời đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tuyển chọn và đào tạo giáo dục lao động. Kết hợp với các cơ sở y tế, bệnh viện để tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. Các doanh nghiệp cần thường xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan như Cục quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động tránh tối đa những hiện tượng tiêu cực. Khi lao động làm việc ở nước ngoài các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của lao động bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên hệ với bên chủ sử dụng lao động và trực tiếp với người lao động theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối với những thị trường có ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao động, các doanh nghiệp phải mở văn phòng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước đó để trực tiếp quản lý lao động. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc biến cố xảy ra thì cán bộ phụ trách quản lý đó phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên là chủ sử dụng và đặc biệt là người lao động. Nếu tranh chấp hoặc sự cố xảy ra cán bộ quản lý phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan đại diện phía Việt Nam ở nước sở tại để cùng phối hợp giải quyết. Các doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống những biện pháp trừng phạt đối với những người lao động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động trở về nước, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn,…như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý chặt chẽ chế độ tiền lương để răn đe và ngăn chặn, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do người lao động gây ra cho bản thân doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài. Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu. Cuối cùng, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới mình, đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Tạo lập uy tín và xây dựng cho mình một “thương hiệu” mạnh là một trong những mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay bởi đó là cách thức tốt nhất để họ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong và ngoài nước. 4.3. Biện pháp từ phía ngƣời lao động Thứ nhất, phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học tập rèn luyện trong các nhà trường. Hệ thống giáo dục là nơi không chỉ rèn luyện và trau dồi học vấn, kiến thức cho người lao động mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người lao động, do đó không chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới công tác này mà bản thân người lao động cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến 287
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG việc học tập rèn luyện của bản thân mình. Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thông qua việc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh nghiệp tới tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới bắt đầu đi học mà người lao động cần phải chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề này để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mình, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi lao động xuất khẩu. Thứ ba, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo – giáo dục định hướng của các đơn vị XKLĐ tổ chức. Thứ tư, cần phải nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động XKLĐ, tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để xác định rõ ràng rằng mình đi lao động chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý thức lao động và tuân thủ kỷ luật lao động. Nhận thức rõ hơn nữa những hậu quả mình sẽ phải trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt Nam và nước sở tại. Thứ năm, thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp XKLĐ của mình để khi cần thiết có thể giúp mình giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra. Khi ở nước ngoài, người lao động phải luôn luôn có ý thức làm việc và chấp hành quy định của chủ sử dụng lao động, Ngoài ra, người lao động phải luôn luôn chấp hành tốt pháp luật và quy định của nước sở tại về người lao động nước ngoài cũng như các công ước quốc tế, … Tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần thiết để chuẩn bị tốt tránh tự gây ra cho mình những phiền phức không đáng có và để đảm bảo tính hợp pháp cho việc đi XKLĐ của mình. Khi trở về nước, người lao động phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai báo, làm thủ tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương. Về với gia đình, người lao động cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà bản thân dành dụm được trong thời gian lao động ở nước ngoài. Tích cực tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống chứ không được có tư tưởng có tiền rồi không phải làm gì. Xu hướng phát triển kinh tế thế giới ngày nay chuyển mạnh sang đầu tư chiều sâu, tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá, các quá trình sản xuất, dịch vụ để giảm lao động sống, nhất là lao đông chân tay, giản đơn. Vì vậy nhu cầu nhập khẩu giản đơn sẽ giảm dần mà còn tập trung chủ yếu vào lao động chuyên gia, có tay nghề cao. Mặt khác các nước dư thừa lao động mặc dù đang cố gắng giảm tỷ lệ tăng dân số, song giảm triệt để là không thể được. Nếu cộng với trên 450 triệu người thất nghiệp hiện nay (và còn tăng thêm) thì nhu cầu về XKLĐ còn rất lớn: như 6 nước Vùng Vịnh hàng năm cần khoảng 5,5 triệu lao động nước ngoài, ngoài ra còn một số nước đang phát triển thiếu lao động trầm trọng như Đài Loan (Trung Quốc) hàng năm cần khoảng 11 vạn lao động ( trong đó 9,5 vạn lao động trong công nghiệp, số còn lại trong xây dựng và dịch vụ ), Hàn Quốc khoảng 10 vạn, Nhật Bản đang thiếu khoảng 10 vạn, các nước khác như Malaysia, Singapo, Brunei cũng cần hàng vạn lao động, do đó sẽ có sự cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Nước XKLĐ thắng lợi sẽ là nước có tỷ lệ lao động lành nghề cao, đáp ứng được nhu cầu các ngành nghề mà các nước nhập khẩu lao động có nhu cầu. Bên cạnh đó thì đặc điểm của thị trường lao động quốc tế hiện nay là nhu cầu sử dụng lao động lớn tập trung ở ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ; yêu cầu của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là có văn hoá, có ngoại ngữ, có sức khoẻ và tuổi đời từ 20 - 25; tỷ trọng lao động không nghề và mới vào nghề cao chiếm khoảng 60 - 70%. Người lao động đáp ứng được yêu cầu trên sẽ có một thế mạnh là tiếp thu nhanh kỹ thuật và công nghệ, làm việc có năng suất cao, khả năng làm thêm giờ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sử dụng lao động hoặc các nhà thầu quốc tế cạnh tranh chiến lược thị trường và thu được lợi nhuận cao. 288
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 5. KẾT LUẬN Xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước nói chung cũng như sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng nói riêng, không chỉ thông qua việc góp phần tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước mà còn cả nguồn thu ngoại tệ do người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về. Đồng thời thông qua việc XKLĐ thì nước ta có cơ hội tiếp cận với các nền kinh tế phát triển trên thế giới để quáng bá hình ảnh của Việt Nam, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng khác ra thị trường thế giới. Thị trường ngày càng đòi hỏi và đối tác bao giờ cũng ngưỡng mộ, chào đón doanh nghiệp đi vào các yếu tố chất lượng. Đây chính là chìa khoá cho sự phát triển, thành công của các doanh nghiệp, các địa phương và của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; [2] Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. [3] Nghị định số 88/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 10 năm 2015 về việc “Sửa đồi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”. [4] Thông tư số 21/2007/TT-LĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. [5] Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. [6] Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”. [7] Thị trường lao động và việc làm (tập 1, 2), NXB Thống kê Hà Nội. [8] Báo cáo thống kê hàng năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng giai đoạn 2012- 2016. [9] Báo cáo thống kê hàng năm của Công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng giai đoạn 2012- 2016. ABSTRACT To tackle the issue of employment for workers, one of the effective solutions is labour exporting, in which the direct labour exporting to foreign countries plays an important role. Based upon the practical study of direct labour export activities throughout Haiphong City, during the period of 2012 - 2016, the thesis proposes several solutions to tackle difficulties in organizing, setting up Vietnamese labour exporting abroad at labour exporting businesses in Haiphong City. Keywords: labour exporting, direct labour exporting. 289
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn